Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

tiểu luận nhập môn truyền hình chọn một chương trình trò chơi đang phát sóng trên truyền hình, chỉ ra đặc điểm của chương trình đó, phân tích tính hấp dẫn của chương trình đang xem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142 KB, 14 trang )

Nhập môn truyền hình
Bài tập cá nhân

Hà Nội, tháng 5 năm 2013


MỞ ĐẦU
II.
Lí do chọn chọn chương trình: Chương trình mà nhóm thực hiện có tên là
I.

-

“Gương mặt thân quen” là một gameshow, một chương trình trò chơi truyền hình
dành cho các bạn sinh viên. Chương trình của chúng tôi được lấy ý tưởng từ
chương trình gameshow “Gương mặt thân quen” đang được phát sóng trên VTV3
và nhận được nhiều tình cảm của khán giả, và trên những cơ sở đó kế thừa và phát
triển thành chương trình của mình với những điểm mới mẻ, hấp dẫn sao cho mang
những đặc trưng và phù hợp với đối tượng hướng tới là các bạn sinh viên. Vì thế,
nên chương trình mà nhóm chúng tôi thực hiện sẽ có những điểm tương đồng và
những điểm sáng tạo mới mẻ so với chương trình “Gương mặt than quen”. Thêm
vào đó, gameshow “Gương mặt thân quen” hiện vẫn đang là chương trình gây
được nhiều sự chú ý của người xem và nó không chỉ là gameshow hấp dẫn ở Việt
Nam mà còn được nhiều nước trên thế giới yêu thích (bản quyền chương trình
thuộc về Ademol (Hà Lan), tuy mới phát sóng được một mùa nhưng đã được
nhiều nước trên thế giới mua bản quyền và phát sóng trên truyền hình như Tây Ban
Nha (kênh Atena 3), Bồ Đào Nha (TVI), Ý (RAI 1), Rumani (Atena 1)…), nên khi
phân tích chương trình sẽ đem lại những góc nhìn sâu sắc, mới mẻ hơn cho những
người làm chương trình để từ đó rút kinh nghiệm khi thực hiên chương trình cũng
như làm một chương trình khác. Lại nữa do sự hạn định về thời gian, và quy mô
thực hiện nghiên cứu, nên tôi chỉ lựa chọn một chương trình để phân tích sâu kĩ.


Đây chính là những lí do, để tôi chọn chương trình gameshow “Gương
mặt thân quen” để phân tích, đánh giá, rồi từ đó liên hệ, rút kinh nghiệm cho việc
thực hiện chương trình của nhóm mình.
-

Nhiệm vụ đặt ra: Để làm được yêu cầu phân tích và liên hệ trên là phải tìm hiểu,
nghiên cứu kĩ lưỡng đặc điểm của chương trình, quy trình cũng như cách thức thực
hiện, rồi hình thức và nội dung của chương trình ra sao, từ đó chỉ ra những ưu


điểm, hạn chế của chương trình và những khó khăn, thách thức đòi hỏi chương
trình phải làm thế nào để vận động thích nghi. Trên cơ sở đó, nhìn lại chương trình
đã thực hiện được một số của mình để thấy được điểm yếu, điểm mạnh của mình
để khắc phục và phát huy tốt hơn giúp cho chương trình không bị chết non, chết
yểu mà có sức sống lâu bền.
-

Cơ sở và phương pháp nghiên cứu: dựa trên những kiến thức đã được học và tìm
hiểu về chương trình truyền hình trong Giaó trình Nhập môn truyền hình, Báo chí
truyền hình, Sản xuất chương trình truyền hình…; rồi dựa trên đúc rút từ những
chương trình trò chơi truyền hình mà trên thực tế đã xem khá nhiều để đi vào phân
tích chương trình.
Việc phân tích chương trình, rồi liên hệ được thực hiện qua việc nghiên cứu
tài liệu, xem xét chương trình, quan sát thực tế quy trình làm chương trình, các
phương pháp phân tích, chứng minh, đưa dẫn chứng, so sánh đối chiếu, đánh giá,
nhận xét…

-

Nội dung được triển khai: nội dung được chia làm hai phần chính: phần 1 là phân

tích, chỉ ra những đặc điểm của chương trình “Gương mặt thân quen”. Trong phần
này, thì ta đi vào phân tích nội dung và hình thức của chương trình với những ưu
điểm, hạn chế của nó. Phần 2 là liên hệ thực tế với chương trình “Bản sao hoàn
hảo” mà nhóm đã thực hiện: phân tích chương trình “Bản sao hoàn hảo” mà nhóm
đã thực hiên. Dựa trên những cơ sở đó, ta chỉ ra chương trình của mình có những
nét gì tương đồng với chương trình “Gương mặt thân quen”, và có những điểm gì
mới mẻ, thú vị mà được coi là thế mạnh của mình cần chú trọng cần được khai thác
và phát huy một cách triệt để, bên cạnh đó cũng cần học tập cách thức làm việc
chuyên nghiệp hiệu quả của êkip chương trình truyền hình chuyên nghiệp, vận
dụng tốt những bài học kinh nghiệm để tăng tính hiệu quả cho chương trình của
mình.


III.
1.
-

NỘI DUNG
Phân tích chương trình “Gương mặt thân quen”
Những nét chung nhất về chương trình: "Gương mặt thân quen" có tên gọi gốc
"Your face sounds familiar", được mua bản quyền từ Hà Lan, là sự kết hợp giữa
âm nhạc và hài kịch. Trong suốt 10 tuần diễn ra cuộc thi, vào mỗi tuần, các thí sinh
phải hóa thân thành các nghệ sĩ nổi tiếng. Yêu cầu bắt buộc là phải bắt chước nhân
vật từ hình thức đến phong cách biểu diễn, cốt để ngừơi xem liên tưởng đến nhân
vật mà họ hóa thân.
Đây là một format chương trình khá mới và chỉ mới bắt đầu bước vào mùa
đầu tiên nhưng đã và đang được nhiều nước mua bản quyền sản xuất và phát sóng
trên các kênh truyền hình như: Tây Ban Nha (kênh Antena 3), Bồ Đào Nha (kênh
TVI), Ý (kênh RAI 1), Chi Lê (kênh Canal 9), Rumani (kênh Antena 1), Thổ Nhĩ
Kỳ (kênh Star TV), Mỹ (kênh ABC), Anh …

Chương trình “Gương mặt thân quen” bao gồm sáu nghệ sĩ tham gia hoá
trang, bắt chước các nghệ sĩ Việt Nam hoặc quốc tế qua mười buổi diễn. Sau mỗi
buổi, thí sinh sẽ được ban giám khảo gồm ba người cho điểm từ 7 đến 12. Sau đó,
các thí sinh sẽ có thể chọn một thí sinh khác và đánh giá 5 điểm. Thí sinh có điểm
cao nhất trong buổi diễn đó sẽ nhận được phần thưởng 100 triệu đồng Việt Nam,
nhưng thí sinh sẽ dành 50% phần thưởng để làm từ thiện. Thí sinh cũng có thể
giành phần thưởng 100 triệu đồng từ tin nhắn của khán giả.
Mùa đầu tiên của chương trình này khởi chiếu từ ngày 5 tháng 1 năm 2013
với sự tham gia của MC Thanh Bạch và ba vị giám khảo là Mỹ Linh, Đức Huy,
Hoài Linh, cùng sự góp mặt của những người chơi là Khởi My, Thúy Uyên, Kyo
York, Đại Nghĩa, Phương Thanh, Chí Thiện.
Đây là một chương trình giải trí truyền hình gây được tiếng vang lớn, vì là
một sân chơi dành cho những người nổi tiếng: ca sĩ trẻ Khởi My, Chí Thiện được
giới trẻ biết đến rất nhiều, hay Kyo York một người Mỹ đặt chân tới Việt Nam, hát
nhạc Việt và được mệnh danh là “ca sĩ “tiền kiếp là ngừơi Việt”; cùng với Thúy
Uyên nổi tiếng một thời trong nhóm Techno đình đám; và Phương Thanh và Đại


Nghĩa thì chắc hẳn chẳng xa lạ gì với khán giả trong cả nước rồi.... chính họ đã là
một sức hút đối với người xem truyền hình, mà trước hết là các fan của họ. Thêm
vào đó, họ cũng hóa trang và bắt chước những nhân vật cũng nổi tiếng không kém
trong làng ca Việt Nam và trên thế giới. Họ hát lại, thể hiện lại, diễn lại những ca
khúc bất hủ của thời đại – những ca khúc mà được thể hiện cũng bởi nhân vật bất
hủ, hay ít nhất là thể hiện thành công nhất ca khúc đó. Những nhân vật mà họ bắt
chước là những người mà công chúng đã quen từ lâu, với những nét phong cách
đặc trưng, mang màu sắc riêng biệt và đẳng cấp đã được khẳng định ở một mức độ
nào đó trong một chừng mực thời gian nhất định. Chẳng hạn như những nhân vật
mà người chơi phải hóa thân thể hiện, trong nước thì có Mỹ Linh với “Thì thầm
mùa xuân”, Vân Khánh với “Người ngoài phố”, Mỹ Tâm với “Nụ hôn bất ngờ”, Y
Moan với “Giấc mơ chapi”, SiuBlack với “Ly cà phê ban mê”, Hồ Ngọc Hà với

“Xin hãy thứ tha”, hay Thu Minh với “Đường cong”; nam ca sĩ thì có Ưng Hoàng
Phúc với “Người ta nói”, Đan Trường với “Dòng máu Lạc Hồng”, Tùng Dương
với “Sen hồng hư không”, Ngọc Sơn với “Giận hờn”, Lam Trường với “Mưa phi
trường”, Hà Anh Tuấn với “12 giờ”.... Trên thế giới, các nhân vật mà người chơi
phải hóa thân là Britney Spears với “Baby one more time”, Rihana với “Umbrella”,
Backstreet boys với “As long as time love you”, Lionel Richie với “Hello”, Toni
Braxton với “Unbreak my heart”, PSY với “Gangnam style”... Đó là những ca sĩ
tên tuổi với những ca khúc có được tiếng vang lớn và được nhiều người biết đến.
Việc những người chơi hát ca khúc nào đó, bắt chước một nhân vật nào đó
từ giọng hát, đến cách ăn mặc, đến phong cách biểu diễn của một nhân vật nổi
tiếng nào đó mang lại sự tò mò, thích thú cho người xem. Và cũng bởi là bắt chước
lại nhân vật nên yếu tố hài kịch của chương trình là rất cao, mang lại tiếng cười
sảng khoái cho khán giả xem truyền hình. Như trong số thứ 2, Đại nghĩa phải đóng
vai Thu Hiền thể hiện ca khúc “Hoa cau vườn trầu”, nam nhưng phải đóng giả nữ,
mặc áo tứ thân mớ ba mớ bảy, khăn mỏ quả...; hay Kyo York phải hóa thân thành


ca sĩ Siu Black hát ca khúc “Ly cà phê ban mê”, nam, lại là người nước ngoài, cao
gầy, nhưng lại phải hóa trang thành một Siu Black rực lửa với bộ váy đỏ chớm gót
và thân hình đồ sộ, quan trọng nhất là làm sao toát lên được vẻ hoang dại, phóng
khoáng của người con núi rừng Tây Nguyên trong chị Siu, và bắt chước được
giọng hát khỏe khoắn, đầy ma lực của Siu Black thật không dễ chút nào. Như vậy
làm sao tránh được độ vênh giữa Kyo và chị Siu, và chính giữa độ vênh đó là tiếng
cười sảng khoái của người xem. Ngược lại với những người chơi là nữ mà phải
nhập vai nam, việc hóa thân thành một người khác mà cùng giới đã khó thì khác
giới càng khó, như trường hợp của Thúy Uyên ba lần hóa thân thành nam ca sĩ mà
lại là ca sĩ nước ngoài nữa: Elvis Presley với “Its now or never”, Micheal Jackson
với “Bad” và PSY với “Gangnam style”.
Nhưng nếu tính hài kịch quá nhiều thì chưa chắc đã là cái hay, tính chuyên
nghiệp mà trước hết thể hiên ở điểm bắt chước phải giống, hay kha khá giống nhân

vật mình phải hóa thân cũng là một điểm hấp dẫn của chương trình. Mỗi thí sinh
dự thi khi bốc thăm được vào một nhân vật nào đó, với phần thể hiện một nhạc
phầm nào đó thì đều có một khoảng thời gian luyện tập với những người hướng
dẫn chuyên nghiệp, mà ở đây ta thấy có 2 người hướng dẫn 2 phần cơ bản là: một
chuyên gia hướng dẫn các thi sinh hát sao cho chuẩn, sao cho giống giọng hát với
nhân vật mà mình hóa thân; một chuyên gia khác lại hướng dẫn các thí sinh phần
vũ đạo, các động tác hình thể, phong cách biểu diễn sao cho cũng giống nhân vật
mình thể hiện nhất có thể. Ngoài ra thì các thí sinh chơi còn có một đội ngũ hóa
trang riêng biệt để biến họ thành những bản sao của nhân vật hóa thân từ đầu tóc,
cách ăn mặc,các đạo cụ... Có thể kể đến những ca sĩ sau một thời gian luyện tập, và
trang điểm thì đã xuất hiện trên sân khấu rất giống nhân vật mình phải hóa thân,
điển hình như Thúy Uyên hóa thân rất thành công thành Jenifer Lopzer với ca khúc
“On the floor”, hay ca sĩ Khởi My bỗng thành Đặng Lệ Quân với “Ánh trăng nói
hộ long tôi”, hay Đại Nghĩa thành Thu Hiền với “Hoa cau vườn trầu”....


Bên cạnh những thí sinh thi tạo được tiếng vang cho chương trình, thì đội
ngũ ban giám khảo và MC cũng đã tạo nhiều thiện cảm trong lòng người xem. Về
ban giám khảo thì có Mỹ Linh – một trong người được giới truyền thông đánh giá
là một trong bộ ba quyền lực, một người khá kĩ tính, thậm chí là khó tính trong
việc đánh giá cho điểm thí sinh. Đức Huy cũng là một người đặc biệt với những
câu nhận xét mới lạ, độc đáo, nghiêm khắc từ một góc nhìn riêng biệt. Còn Hoài
Linh thì chắc rất ít người là không biết đến nhân vật đình đám trong làng hài kịch
này. Ban giám khảo Hoài Linh chưa bao giờ hết hài hước tạo sự thoải mái cho sân
chơi, đặc biệt xóa nhòa đi cái ranh giới ban giám khảo với thí sinh, tạo một môi
trường dễ chịu cho cuộc chơi diễn ra. Nhìn chung với ba vị giám khảo này, chương
trình cũng phần nào khẳng định sự tin tưởng trong lòng người xem, hứa hẹn những
lời nhận xét có giá trị và một sự công tâm khi cho điểm các thí sinh.
Chương trình “Gương mặt thân quen” thu hút người xem, một phần không
nhỏ phải kể đến vai trò của MC Thanh Bạch – môt người gạo cội trong làng những

người dẫn chương trình – những người tạo nên tâm hồn của mỗi chương trình. Đặc
biệt là với một chương trình trò chơi truyền hình thì vai trò của ngừơi dẫn là rất
quan trọng: chương trình ấy có vui tươi, sôi nổi hay không, hay chương trình đó
nhàn nhạt, nhàm chán...điều này phụ thuộc rất nhiều vào người dẫn. Người dẫn
chương trình Thanh Bạch với kinh nghiệm nhiều năm dẫn gameshow và đẳng cấp
đã được khẳng định qua thời gian thì trong chương trình “Gương mặt thân quen”
anh vẫn thể hiện được những ưu thế và khẳng định được thương hiệu của mình với
lối dẫn dí dỏm, hài hước, tự nhiên, cách xử lí tình huống thông minh...giúp chương
trình luôn diễn ra sôi nổi, hào hứng...
Một phần ý nghĩa của chương trình nằm ở luật chơi phần giải thưởng (trích
50% giải thưởng để làm từ thiện). Đây có thể coi là một điều hết sức ý nghĩa đối
với cộng đồng và luôn được mọi người quan tâm, ủng hộ, đề cao. Điều này giúp


chương trình trở nên có ý nghĩa và mang tính nhân văn hơn khi chỉ là đơn thuần
một trò chơi truyền hình chỉ để mua vui.
Nội dung thì vậy, còn về hình thức của chương trình cũng là phần quan trọng
không kém tạo nên thành công của một chương trình truyền hình nói chung và đặc
biệt là chương trình trò chơi truyền hình nói riêng. Vì là một chương trình
gameshow trò chơi nên cách bài trí cũng phải thật phù hợp sao cho tạo được một
không gian sân chơi vui nhộn, gây được sự chú ý cho người xem bởi các hình khối
màu sắc đa dạng, phong phú và bắt mắt, từ trailler, logo, nhạc hiệu chương trình
cho đến cách trang trí sân khấu, sắp xếp các vị trí trên sân khấu, ban giám khảo
ngồi ở vị trí nào, thí sinh đi ra ở đâu, thi xong thì trở về vị trí nào...tất cả đã được
sắp xếp hợp lí sao cho góc quay đệp nhất có thể, rồi cả màu sắc trên khu vực sân
khấu và trong trường quay sặc sỡ, biến ảo linh hoạt nhờ hệ thống đèn chiếu hoạt
động chuyên nghiệp. Có thể thấy được vai trò to lớn của hình thức của chương
trình, tuy nhiên phần ánh sáng, âm thanh đã có phần kịch bản riêng của nó, mà ở
đây tôi chỉ xin nêu ra ngắn gọn như vậy chứ không đào sâu vấn đề, mà tôi chú
trọng tới nội dung của chương trình nhiều hơn vì nó gắn với thực tiễn chương trình

của chúng tôi trình bày ở phần thứ 2.
Nhìn vào nội dung và hình thức của chương trình ta có thể biêt được đối
tượng chính mà chương trình hướng tới, đó chính là những người trẻ tuổi, mà ở
đây là rất nhiều fan hâm mộ của các thí sinh tham gia thi và các fan của những ca
sĩ nổi tiếng với những ca khúc nổi tiếng của họ mà các thí sinh sẽ hóa thân. Nhiều
bạn trẻ thích chương trình vì chương trình trẻ trung, có tính chất giải trí, cũng như
tính chuyên nghiệp cao...
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế như kể trên, chương trình trò chơi truyền
hình “Gương mặt thân quen” cũng gặp phải không ít những khó khăn thách thức
mang tính thời cuộc. Chương trình ra đời sau khá nhiều gameshow mà được coi là
khá đình đám như Sao mai, Giọng hát Việt, Tiếng hát truyền hình, và gần đây là
Việt Nam Idol, VietNam’s gottalent, Cặp đôi hoàn hảo, Bước nhảy hoàn vũ, The


voice..., thậm chí “Gương mặt thân quen” xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam nhưng
trên thế giới thì chương trình đã diễn ra rất nhiều mùa ở nhiều nước và đạt được
thành công nhất định. Và cũng chính vì xuất hiện muộn hơn như thế, khi mà khán
giả xem truyền hình đã bắt đầu thấy “no sôi chán chè” rồi, rồi cũng mệt mỏi vì có
quá nhiều vụ scandal quanh những chương trình gameshow... nên đây cũng là
thách thức không nhỏ với chương trình để có thể thu hút được sự chú ý của độc giả
ban đầu và khó khăn hơn là duy trì được chương trình, sản xuất được nhiều số hấp
dẫn.
2. Liên hệ thực tế với chương trình “Bản sao hoàn hảo” của nhóm
2.1 Khái quát về chương trình “Bản sao hoàn hảo”
- ý tưởng của chương trình “Bản sao hoàn hảo” được khởi nguyên từ chương
trình “Gương mặt thân quen”. Các thí sinh dự thi và sẽ bắt chước một nhân vật nào
đó từ giọng hát đến hình thể, cách ăn mặc và phong cách biểu diễn...
- Mục đích của chương trình “Bản sao hoàn hảo” nhằm tạo ra một sân chơi
mới, vui tươi và hài hước cho các bạn sinh viên, mà trước hết là các bạn sinh viên
của Học viện báo chí và tuyên truyền với những tố chất vốn có năng động, thích

thể hiện và nhiều tài năng có thể tỏa sáng...
Đây là một chương trình dành cho các bạn sinh viên, tạo một sân chơi giải
trí đem lại tiếng cười và giây phút thư giãn cho người xem.
Thêm vào đó ekip chương trình cũng là do các bạn sinh viên thực hiện thì
-

đây còn là môi trường cho các bạn thả sức sáng tạo và rèn nghề.
Đối tượng khán giả chính mà chương trình hướng tới là các bạn sinh viên và rộng
hơn là những người trẻ tuổi hoặc cũng có thể là những người yêu mến sinh viên,
tò mò về sinh viên ngày nay và muốn biết được xu hướng cũng như cách sống của

-

sinh viên.
Luật chơi: mỗi chương trình sẽ được phát sóng 45 phút với sự tham gia của ba
người chơi là ba sinh viên, họ sẽ thể hiện 3 tiết mục mà họ tâm đắc và chọn lựa
thuộc các lĩnh vực khác nhau như hát, nhảy, múa, đóng kịch...để bắt chước, thể
hiện lại. Sau khi thể hiện xong sẽ được ban giám khảo cho điểm với thang điểm từ


8 – 10 điểm. Căn cứ vào số điểm của ban giám khảo, điểm sẽ được cộng tổng lại
xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp và được đánh giá theo cơ cấu giải thưởng nhất,
nhì, ba.
2.2

Nhận xét, đánh giá
Với nét tương đồng cơ bản về ý tưởng với chương trình “Gương mặt thân
quen” là các thí sinh dự thi sẽ bắt chước thể hiện một nhân vật nào đó trong một
hoàn cảnh cụ thể nào đó như thể hiện một ca khúc, diễn một đoạn kịch... một yếu
tố cơ bản của chương trình là sự kết hợp giữa yếu tố âm nhạc và hài kịch tạo nên

sự khác biệt, nét độc đáo cho chương trình. Tuy nhiên dựa trên ý tưởng của
chương trình “Gương mặt thân quen”, chương trình “Bản sao hoàn hảo” có những
nét khác biệt mang tính đặc trưng của mình.
Nếu như đối tượng tham gia chương trình của “Gương mặt thân quen” là
những người nổi tiếng gây được tiếng vang lớn đối với công chúng thì đối tượng,
người chơi mà “ Bản sao hoàn hảo” hướng tới là các bạn sinh viên trong các
trường đại học, cao đẳng...mà trước hết ở đây là các bạn sinh viên tại Học viên báo
chí và tuyên truyền. Tuy các bạn sinh viên thì chưa nổi tiếng và tất nhiên ít người
biết đến, nhưng đó cũng chính là một lợi thế của các bạn, các bạn hoàn toàn là
nhân vật mới mẻ trong cuộc chơi, gây được sự hứng thú, tò mò cho người xem với
những tài năng đang khát khao được thể hiện và công nhận. Thêm vào đó, các bạn
sinh viên trẻ trung, năng động sẽ mang những nét cá tính và sự sáng tạo đôi khi
mang đến cho người xem những điều không ngờ tới. Còn về sự chưa chuyên
nghiệp là một bất lợi (các bạn hoàn toàn phải tự mình nghiên cứu nhân vật và tự
mình tập luyện một cách khó khăn) , nhưng nếu xét ở góc độ nào đó thì cũng lại
mang đến cái hay cho chương trình, bởi độ hài kịch sẽ càng tăng cao, làm cho
chương trình tự nhiên hơn và nhiều tiếng cười hơn. Thiếu chuyên môn, và không
có đội ngũ hướng dẫn tỉ mỉ, chu đáo như trong chương trình “Gương mặt thân
quen”, thậm chí cũng không có sẵn đội ngũ hóa trang, trang phục cần thiết, điều


này một lần nữa sẽ khẳng định được sự sáng tạo của các bạn sinh viên, sáng tạo và
tận dụng những gì có thể quanh mình để sáng tạo. Đây cũng chính là yếu tố tạo nên
màu sắc sinh viên cho chương trình. Chẳng hạn như, trong chương trình “Bản sao
hoàn hảo” số vừa rồi, ba thí sinh dự thi đều là sinh viên Học viện báo chí và tuyên
truyền, các bạn đều rất năng động, sáng tạo. Tham gia cuộc thi các bạn hóa thân
vào nhân vật của mình, các bạn hoàn toàn tự mình luyện tập, những đoạn clip ghi
lại rất đáng yêu, các bạn tranh thủ tập luyện lúc chiều học về tại một góc sân
trường, hay sảnh lớn thư viện, các bạn cũng tự hóa trang cho mình bằng những gì
sẵn có, thậm chí còn tự tạo ra những kiểu cách quần áo sáng tạo phù hợp cho tiết

mục của mình...
Một yếu tố trong luật chơi của chương trình “ Bản sao hoàn hảo” cũng tạo
điều kiện sáng tạo và dễ dàng hơn cho các bạn sinh viên là các bạn có thể tự chọn
tiết mục thể hiện cho mình, chọn nhân vật mà mình thích, thể hiện điều gì mà bạn
muốn, hay cho là dễ dàng... ví dụ trong chương trình “Bản sao hoàn hảo” bạn Quốc
Phong rất thích ca sĩ Quang Dũng thể hiện bài “Hạ trắng”, bạn cũng rất thích ca sĩ
Hà Anh Tuấn với giọng hát tự nhiên, trong sáng trong bài “12 giờ” nhưng cuối
cùng bạ đã chọn bài hát “12 giờ” với sự thể hiện của Hà Anh Tuấn vì bạn có một
lợi thế là vẻ bề ngoài rất giống với Hà Anh Tuấn, điều này giúp cho bạn dễ dàng
hơn với công đoạn hóa trang nhana vật. Hay bạn Đức lại lựa chọn một tiết mục
nhảy khá thành công mà không cần hát hò... Điểm này chính là điểm khác nữa với
chương trình “Gương mặt thân quen” các thí sinh phải bốc thăm nhân vật mà mình
phải thể hiện, bắt chước theo.
Về phần ban giám khảo thì bạn giám khảo cũng là sinh viên đóng, đây là
điểm khác biệt và tạo nên cái hay của sân chơi. Những tiết mục biểu diễn cũng
được đánh giá qua lăng kính của sinh viên nên ít nhiều phù hợp với những người
chơi là sinh viên vì trong môi trường thoải mái đó, sự sáng tạo, tính dí dỏm, hài
hước, sức năng động và mong muốn tỏa sáng...của sinh viên sẽ được đánh giá cao.


Về phần người dẫn chương trình, trong khi chương trình “Gương mặt thân
quen” là MC gạo cội Thanh Bạch, nổi tiếng trong làng giải trí, thì Mc của chương
trình “Bản sao hoàn hảo” là một sinh viên non trẻ, chưa nhiều kinh nghiệm. Nhưng
bên cạnh sự thiếu kinh nghiệm đó, lại cũng là một điểm nhấn của sân chơi sinh
viên với người dẫn trẻ trung, năng động, nhiệt tình, hòa nhịp với sinh viên...
Còn xét về phần kĩ thuật, hay hình thức của chương trình thì chương trình
“Bản sao hoàn hảo” của nhóm thực hiện thực sự là vẫn còn khá đơn giản, thậm chí
là sơ sài, vì điều kiện có hạn, sự thiếu thốn về cơ sở vật chất kĩ thuật là khó tránh
khỏi: trailler, logo, nhạc hiệu còn đơn điệu, thiếu sự đa âm, đa sắc; đặc biệt về phần
trang trí cho sân khấu còn hết sức giản lược bởi chi phí: sân khấu quá hẹp nên

không thể bố trí bàn ghế riêng biệt hay những vị trí cần thiết cho người chơi, hệ
thống đèn cũng thiếu đi sự linh biến, không tạo được những hiệu ứng ánh sáng rực
rỡ, vui nhộn, sôi động cho một sân chơi truyền hình nên những góc quay thực sự
chưa đẹp mắt, chưa gây được ấn tượng cho người xem chương trình. Tuy nhiên,
2.3

những yếu tố này có thể khắc phục dần dần.
Bài học kinh nghiệm trong sản xuất một chương trình truyền hình
Sau khi nhóm bắt tay vào thực hiện sản xuất một chương trình truyền hình,
mà cụ thể là chương trình trò chơi truyền hình “Bản sao hoàn hảo” thì mới thấy
được quy trình sản xuất một chương trình truyền hình: từ khi hình thành ý tưởng,
bắt tay vào thực hiện ý tưởng và cho ra sản phẩm, đưa sản phẩm đến với những
người xem truyền hình, là rất khó khăn, và gặp rất nhiều gian nan thách thức. Bắt
đầu một chương trình truyền hình thì ta cần phải xác định được đối tượng chính mà
ta muốn hướng đến là ai, mục đích chương trình là để làm gì, và cách thức thực
hiện nó như thế nào cho phù hợp nhất...
Vì một chương trình truyền hình là sản phẩm của cả một tập thể lao động,
sáng tạo, nó là thành quả của cả êkip chứ không riêng gì một ai, bởi nó phải trải
qua nhiều khâu, nhiều công đoạn mà mỗi người phụ trách một công đoạn riêng mà
thiếu đi là không thành được một chương trình. Và cũng chính bởi tính tập thể mà


ngay từ khâu đầu tiên để hình thành và thống nhất được ý tưởng là vấn đề không
dễ, chẳng hạn như nhóm 3 đã phải họp bàn rất nhiều lần mới đi đến sự thống nhất,
để có thể phân chia công việc, bắt tay vào làm, kinh nghiệm ở đây là phải có ý
tưởng độc lập, nhưng một khi đã thống nhất là cùng làm chứ không được một mình
một ý.
Sau khi thống nhất ý tưởng thì lập kế hoach sản xuất cụ thể để thực hiện.
Đến khâu sản xuất này cũng gặp không ít những khó khăn, làm việc tập thể dẫn tới
nhiều việc không khớp nhau, lệch pha nhau, nhiều người phải ôm quá nhiều việc,

còn một số lại chẳng có việc để làm; cũng có khi là sự phân chia không rõ ràng nên
là một vài việc bị trùng lặp trong khi việc cần kíp lại chưa có người làm. Bài học ở
đây là sự phân công, phân chia công việc hợp lí, làm sao để mọi người đều có phần
việc của mình và nắm được cụ thể phần việc của mình thuộc công đoạn nào, phải
hoàn thành khi nào là hợp lí, cần phối kết hợp với ai, ở giai đoạn sản xuất nào...và
luôn luôn dựa trên tinh thần đoàn kết hợp tác và có trách nhiệm với sản phẩm của
nhóm. Trách nhiệm lớn nhất về vấn đề phân chia công việc này thuộc về người
trưởng nhóm, hay người chỉ đạo sản xuất chương trình.
Khi làm chương trình thì cũng cần chú ý khảo sát địa hình, không gian
studio mà hình dung cách bày trí cũng như các bước mà chương trình sẽ diễn ra.
Thêm vào đó, đặc biệt với các chương trình gameshow cần chú ý nhiều hơn đến
việc nghiên cứu tâm lí, thị hiếu của người xem chương trình để việc kết hợp âm
thanh và hình ảnh, âm thanh và hiệu ứng ánh sáng làm cho chương trình phù hợp
với tâm lí ngừi đón nhận, gây được ấn tượng tốt, chứ không bị nhạt nhòa, thiếu sức
sống, không ai để ý.

IV.

KẾT LUẬN
Từ việc khảo sát, phân tích một chương trình truyền hình để thấy được
những ưu điểm và hạn chế của nó, từ đó, lấy nó để tham chiếu vào chương trình


thực tế của mình để nhận ra những điểm mình đã làm được và chưa làm được, từ
đó rút ra kinh nghiệm sản xuất chương trình sau tốt hơn: những điểm mạnh của
mình thì mình cần phát huy triệt để, giữ vững được màu sắc, bản sắc riêng của
mình, không để nó bị hòa tan hay bão hòa với các chương trình khác; đồng thời
khắc phục ngay những điểm còn chưa được, những điểm còn yếu kém trong khi
làm chương trình. Với việc lựa chọn và phân tích, so sánh một chương trình có
nhiều điểm tương đồng với chương trình của mình và đã phát triển có thể coi là

thành công trong thời gian qua thì giúp ta có những định hướng đúng đắn cho
hướng phát triển chương trình của mình. Với những bài học kinh nghiệm đã thu
được chúng ta cần vận dụng linh động sáng tạo vào tác phẩm của mình để đạt được
thành công, sao cho chương trình của mình có chỗ đứng trong lòng công chúng.



×