Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Quy trình thâm canh cây ngô nguyên liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.83 KB, 11 trang )

TRUNG TÂM ỨNG DỤNG KHKT VÀ BẢO VỆ CÂY TRỒNG VẬT NUÔI

TÀI LIỆU
KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH
CHO CÂY NGÔ

Tác giả: Phan Anh Toản
Phan Thị Như Trang

Hà Tĩnh, năm 2016
1


KỸ THUẬT THÂM CANH NGÔ.
Ngô là cây lương thực có hạt quan trọng đứng thứ hai sau cây Lúa. Ngoài làm
lương thực cho người, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (bánh kẹo, bia rợu, ...)
Ngô còn là nguồn thức ăn rất tốt cho gia súc, gia cầm ..
Trong tài liệu này chúng tôi xin giới thiệu một số giống ngô lai đang sản
xuất hiện nay và biện pháp kỹ thuật thâm canh ngô trên đất hai Lúa.
I/ GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG NGÔ MỚI:
1. Giống NK66
- Thời gian sinh trưởng ngắn từ 110 -115 ngày trong vụ thu đông
- Chống chịu sâu bệnh tốt đặc biệt bệnh ghỉ sắt.
- Bộ lá xanh Chống chịu sâu bệnh tốt đặc biệt bệnh ghỉ sắt.
- Bộ lá xanh bền lúc thu hoạch
- Năng suất cao có thể đạt 8-9 tấn/ha
2. Giống NK54
- Giống có cây khỏe, dạng cây cao trung bình
- Thời gian sinh trưởng dạng trung ngày vụ xuân từ 95 -100 ngày
- Có ưu thế Chống đổ và chịu hạn cực tốt
- Bắp to, màu sắc hạt đẹp, tỷ lệ tách hạt cao, hạt bán răng ngựa, màu đẹp


- Chịu thâm canh. Tiềm năng năng suất 8-10 tấn/ha.
3. Giống NK4300
- Vụ xuân thời gian sinh trưởng từ 95 – 100 ngày
- Cây con phát triển nhanh, bộ rễ chân kiềng rất khoẻ.
- Khả năng chịu hạn và chống đổ cực tốt.
- Lá bi bao kín bắp nên hạn chế được nấm mốc và sâu đục bắp
- Tỷ lệ tách hạt cao trên 80%, hạt màu vàng cam đẹp.
- Năng suất ổn định từ 8-11 tấn/ha
- Khi thu hoạch bắp có màu đặc trưng.
4. Giống 30Y87
- Giống ngô này thích nghi rộng có thể trồng được quanh năm, có thời gian
sinh trưởng từ 93-105 ngày.
- Năng suất trung bình 6-8 tấn/ha (cao nhất đạt 11 tấn/ha).
- Chiều cao cây trung bình khoảng 230,2 cm, 1 bắp có từ 14-16 hàng hạt/bắp,
hạt có dạng bán răng ngựa, màu vàng cam, tỷ lệ hạt/bắp là 72,7%.
- Cây ngô ít nhiễm bệnh khô vằn, bệnh rỉ sắt; đặc biệt là chống đổ và chịu hạn
tốt.
2


5. Giống P4199
- Thời gian sinh trưởng: vụ đông 105 - 110 ngày, vụ xuân 115 - 125 ngày.
- Cây có góc lá hẹp và rất sạch bệnh.
- Thu hoạch ngô lá vẫn còn xanh.
- Độ đồng đều cao.
- Bắp to và đều, lá bi mỏng, lõi nhỏ, hạt to và sâu cay.
- Năng suất trung bình 6-8 tấn/ha.
- Phù hợp thâm canh trên chân đất bãi.
6. Nhóm giống CP
- Là giống có thời gian sinh trưởng trung bình, 112 - 115 ngày (vụ đông),

115-120 ngày (vụ xuân);
- Chiều cao cây trung bình 200-220 cm, cao đóng bắp 100-120 cm; Bộ lá gọn
thoáng;
- Khả năng chống đổ, hạn, bệnh khô vằn khá.
- Bắp to dài, có 14-16 hàng hạt. Màu hạt vàng cam, dạng hạt bán đá.
- Tiềm năng năng suất từ 8-10 tấn/ha
7. Các giống LVN10, LVN14, LVN20, ...
+ Đặc điểm : Cây cao trung bình: 175-190cm
Chiều cao đóng bắp: 65-75cm
Số lá : 16-18 lá
+ Thời gian sinh trưởng : Vụ Hè Thu:

90 - 95 ngày

Vụ Thu Đông: 105 -115 ngày
Vụ Xuân:

110 -115 ngày

+ Năng suất trung bình 4-6 tấn/ha, thâm canh tốt đạt 55-60 tạ/ha.
+ Chịu hạn, chống đổ tốt, chú ý phòng bệnh Khô vằn.
8. Giống VN2, MX2, MX4, …:
Là giống Ngô nếp thuần, thời gian sinh trưởng 90-100 ngày, năng suất cao hơn
nếp địa phương, chất lượng thơm ngon và giẻo có thể gieo thuần hoặc gieo xen
trong Lạc, Đậu, Khoai lang .
II/ KỶ THUẬT THÂM CANH NGÔ :
1. Chọn giống ngô:
Trên cơ sở các giống ngô tốt như đã khuyến cáo theo kế hoạch, đề án sản xuất
để chọn giống ngô thích hợp trong từng mùa vụ, phù hợp với cơ cấu cây trồng, hạn
chế sự thiệt hại do điều kiện thời tiết bất lợi gây ra, tận dụng tối đa những thuận lợi

về đất đai, khí hậu. Như các giống ngô lai: Nhóm giống NK, nhóm giống CP,
30Y87, P4199, LVN, …
3


2. Làm đất:
Đất được cày bừa kỹ có độ sâu 20-25 cm, đủ độ ẩm, sạch cỏ, thích hợp nhất là
đất cát pha thịt nhẹ, có tầng canh tác dày, độ phì nhiêu khá, PH trung tính đến hơi
chua, thoát nước tốt. Nhất là đất được cày vỡ trước và để ải, trước khi gieo phải cày
bừa lại, dọn sạch cỏ dại. Lên luống rộng hay hẹp tuỳ vào thời vụ trồng và khả năng
thoát nước của ruộng. Đất thoát nước tốt trồng vụ Xuân hoặc Xuân Hè, chỉ cần rạch
hàng gieo mà không cần lên luống. Nhưng gieo vụ Thu đông bắt buộc phải lên
luống vì Ngô chịu úng ngập rất kém.
3. Thời vụ:
* Đông xuân: Chia làm 2 trà
+ Đông muộn - Xuân sớm : Gieo trong khoảng 15-25/12
+ Ngô Xuân : gieo từ 15/1-15/2
* Hè Thu: gieo trỉa từ 20/6 – 15/7
* Thu Đông: Gieo trong tháng 9 đến 5/10, trong khoảng thời gian này gieo
càng sớm càng tốt nhưng phải tránh được bão lũ lớn.
4. Mật độ, khoảng cách gieo:
- Mật độ 45-55 ngàn cây/ha (tùy giống, thời vụ, đất đai)
- Khoảng cách hàng 65-70cm, khoảng cách cây 25-30 cm
- Lượng giống gieo 15-16kg/ha (0.75-0.8 kg/sào )
5. Phân bón :
Lượng bón/ha: Phân chuồng 8-10 tấn

Urê: 300 - 400kg

Lân Suppe: 350-400kg


Kali: 100 -120kg

Lượng bón/sào: Phân chuồng: 400 - 500kg
Lân Supe: 17 - 20kg

Urê: 15 - 20kg
Kali: 5 - 6kg

Tuỳ theo đất tốt, xấu để điều chỉnh lượng phân trong phạm vi trên, nếu vùng
đất chua nhiều thì bón thêm 400-500 kg vôi/ ha.
* Cách bón :
- Bón lót toàn bộ phân chuồng + phân lân +1/4 Urê và vôi nếu có.
- Thúc lần 1(lúc ngô 3-4 lá ): Bón 1/4 Urê + 1/2 Kali
- Thúc lần 2 (lúc ngô 7-9 lá ) ; Bón 1/4 Urê +1/2 kali
- Thúc lần3: Trước trổ cờ (Ngô xoáy nõn): 1/4 Urê còn lại.
6. Chăm sóc:
- Cần dặm cây sớm, tỉa định cây, tốt nhất để 1 cây/1hốc
- Làm cỏ vun gốc nhẹ vào 2 lần bón thúc trước và vun cao cùng với bón thúc
phân lần 3
- Kiểm tra tháo thật cạn nước sau các trận mưa, khi gặp hạn nên tìm cách tưới
nước cho Ngô, nhất là trước và sau khi trổ cờ 15-20 ngày sẽ cho năng suất cao.
4


III. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH:
1. Sâu hại.
1.1. Sâu xám
Đặc điểm gây hại
Sâu xám là loại sâu đa thực, chúng không chỉ hại nặng trên ngô mà còn hại cả

đậu tương. Bướm trưởng thành đẻ trứng trên lá cây, thân cây, hoặc trên cây cỏ trên
mặt đất. Sâu non tuổi nhỏ sống ở trên lá, tuổi lớn ban ngày ẩn nấp dưới mặt đất, ban
đêm chui lên phá hại. Sâu non hoá nhộng trong đất.
Sâu xám thường hại ngô ở tất cả các vùng vào giai đoạn cây con. Ở các tỉnh
phía Bắc sâu xám hại nặng trên ngô trồng trong vụ đông xuân và vụ xuân. Ngô đông
xuân gieo sớm đầu tháng 10 – giữa tháng 10 bị hại nhẹ hơn so với ngô gieo vào cuối
tháng 10 – giữa tháng 11. Sâu thường gây hại vào ban đêm, sâu tuổi 1- 3 ăn lá ngô
non hoặc gặm xung quanh thân ngô. Tuổi 4 trở đi sâu phá mạnh, cắn đứt ngang thân
ngô non kéo xuống đất. Sâu tuổi 6 mỗi đêm có thể cắn đứt 3 – 4 cây ngô non. Khi
cây ngô có 7 – 8 lá, thân cây đã cứng, sâu thường đục vào thân gần sát gốc ăn phần
non mềm ở giữa làm thân cây ngô bị héo và chết. Ruộng ngô bị sâu xám gây hại
trông mất khoảng lỗ chỗ, mật độ cây giảm, thiệt hại về năng suất. Sâu xám thường
hại nặng trên ngô trồng trên đất cát pha và đất thịt nhẹ.
Đặc điểm hình thái
Trứng hình cầu dẹt, lúc mới đẻ có màu trắng sữa, khi gần nở có màu tím sẫm.
Sâu non màu xám hay đen bóng, đầu màu nâu sẫm, dài 37 – 47 mm. Nhộng màu
cánh gián, dài18 – 24 mm. Bướm màu nâu tối, thân dài 16 – 23mm, cánh trước
màu xám có 6 chấm, giữa cánh có vân hình quả thận, hình tròn, hình gậy.
Biện pháp phòng trừ
- Cày đất phơi ải để tiêu diệt trứng và nhộng.
- Làm đất kỹ, sạch cỏ trước khi trồng, làm sạch cỏ quanh bờ để hạn chế nguồn
ký chủ phụ của sâu.
- Bắt sâu bằng tay vào buổi sáng sớm hay chiều tối bằng cách bới đất quanh
gốc cây bị sâu cắn để bắt sâu.
- Bẫy bướm trưởng thành bằng bả chua ngọt ( ở các tỉnh miền Bắc thường từ
cuối tháng 2 đến giữa tháng 3 và từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 10). Mỗi ha đặt 3
bẫy , mỗi bẫy cách nhau 400 – 500m.
Cách làm bẫy bả chua ngọt: 4 phần đường + 4 phần dấm + 1 phần rượu + 1
phần nước. Cho vào trong bình đậy kín sau 3 – 4 ngày khi thấy mùi chua ngọt thì
thêm vào 1% thuốc trừ sâu. Quấn giẻ hay bùi nhùi rơm rạ vào đầu gậy nhúng vào

bả cắm trên bờ ruộng. Sau 2 – 3 ngày nhúng lại 1 lần. Bướm trưởng thành sẽ bay
vào ăn bả chua ngọt và bị chết.
1.2. Sâu xanh
Đặc điểm gây hại:
Sâu xanh cũng là một loại sâu đa thực, có phổ ký chủ tương đối rộng, hại ngô
và một số loại cây màu. Sâu xanh gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng của cây
5


ngô. Khi cây ngô còn non, sâu ăn các bộ phận non của ngô như ngọn, lá non làm
thủng lá, làm cây ngô sinh truởng chậm. Lúc ngô trỗ cờ sâu đục vào lá bao cờ, gây
hại cho bao phấn, bông cờ. Khi cây có bắp, sâu ăn hạt non hoặc đục vào trong bắp.
Chất thải do sâu non bài tiết làm kết dính lá bao cờ, cản trở việc trổ cờ và tung phấn.
Trên cây ngô, sâu non cắn phá râu ngô, làm giảm tỉ lệ đậu hạt. Nhiều khi sâu còn
đục và ăn phần đầu bắp ngô, gây thối bắp ngô khi gặp mưa.
Đặc điểm hình thái:
Trứng hình cầu dẹt. Sâu non hình ống, đẫy sức có thể dài tới 35 – 50mm, có
nhiều màu khác nhau.Trên mỗi đốt thân sâu non có 4 u lông xếp thành hình thang.
Sâu non hoá nhộng trong đất. Nhộng màu nâu, dài khoảng 17 -20 mm. Bướm
trưởng thành màu vàng nâu hay vàng nhạt, dài khoảng 15 – 17mm,.
Biện pháp phòng trừ :
– Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ quanh bờ để hạn chế nguồn ký chủ phụ của
sâu.
– Cày bừa phơi ải, làm đất kỹ trước khi gieo hạt để tiêu diệt nhộng sâu xanh
trong đất.
– Khi phát hiện sâu xanh, có thể phun phòng lúc ngô 3-4 lá, 7-9 lá và trước trỗ
cờ 5-7 ngày.
– Dùng ong mắt đỏ Trichogramma để diệt sâu non
– Dùng các loại thuốc trừ sâu sinh học như NPV, Bt, VBt phun khi sâu mới nở
phun để trừ sâu non.

– Có thể phun các loại thuốc hóa học như Cartap 95 SP, Etofenprox, Sherpa 10
EC hoặc Supracide 40 EC …để trừ sâu xanh. Liều lượng phun theo chỉ dẫn ghi trên
nhãn thuốc.
1.3. Sâu đục thân ngô
Đặc điểm gây hại
Bướm trưởng thành sống ẩn nấp trong bẹ lá, đẻ trứng trên lá, sâu non nở ra ăn
thủng lá nõn, hay ăn vào bao cờ, cuống cờ làm cờ gãy gục, hoa phấn khô héo,
không tung phấn được. Sâu từ tuổi 3 trở lên đục phá vào thân làm cây chậm phát
triển, thậm chí ngừng phát triển. Khi cây lớn, sâu đục trong thân để lại phân ở
đường đục. Thân ngô bị đục ít khi chết. Nếu gặp gió to có thể bị gẫy ngang. Bắp bị
sâu đục lúc còn nhỏ bị gẫy non, không lớn lên được. Bắp ngô non có thể bị đục từ
cuống bắp vào thân bắp, nếu bắp đã cứng thì sâu đục từ đầu bắp đến giữa bắp.
Sâu xuất hiện quanh năm nhưng phá hại mạnh nhất ở giai đoạn trỗ cờ phun râu,
đóng bắp. Ở các tỉnh phía Bắc, vụ đông xuân thường có 3 lứa. Vùng trồng liên tiếp
nhiều vụ có 7 – 8 lứa/năm. Từ lứa thứ 4 sâu phá hại ngô hè và ngô vụ thu.
Đặc điểm hình thái
Trứng đẻ thành ổ xếp dạng vẩy cá. Trứng hình bầu dục dẹt, mới đẻ màu trắng
sữa, trên mặt trơn bóng, sau có một chấm đen rõ dần lên. Sâu non màu nâu vàng, có
những vạch nâu mờ chạy dọc trên lưng từ đầu đến cuối mình sâu. Nhộng cái lớn
hơn nhộng đực. Bướm trưởng thành thân dài, cánh trước màu vàng tươi đến vàng
6


nhạt, có 2 đường vân màu thẫm chạy trên cánh theo hình gấp khúc. Mép trước và
mép ngoài màu đậm hơn giữa cánh trở về mép sau. Cánh sau có màu sáng hơn và
các đường vân màu nhạt hơn cánh trước.
Biện pháp phòng trừ
– Chọn và trồng giống ngô chống chịu sâu đục thân.
– Luân canh cây trồng để tránh sâu tồn tại từ vụ này sang vụ khác.
– Vệ sinh đồng ruộng, diệt sạch cỏ sau khi thu hoạch, cày ải sau khi thu hoạch

ngô vụ thu để giết sâu non và nhộng.
– Gieo trồng đúng thời vụ. Không trồng rải rác tạo nguồn thức ăn cho sâu tồn
tại từ vụ này sang vụ khác.
– Bắt sâu bằng tay, ngắt ổ trứng.
– Bảo vệ và lợi dụng ong ký sinh, quan trọng nhất là ong mắt đỏ ký sinh
trứng Trichogramma.
– Dùng các loại thuốc Padan 95SP, Regent 800WG hoặc thuốc Basudin …. để
phun hoặc rắc vào gốc cây ngô khi cần thiết.
1.4. Sâu cắn lá ngô
Đặc điểm gây hại
Sâu phá hại nặng nhất ở các vùng đất bãi ven sông. Sâu non tuổi nhỏ cắn phá
phần non như nõn ngô, hoa đực. Sâu tuổi lớn gặm khuyết phiến lá, ăn trụi phần thân
non tới đỉnh sinh trưởng. Sâu có thể ăn hết phần thân ngô non trên mặt đất. Khi ngô
trỗ cờ, sâu phá hại lá, chui vào bắp ăn hạt non, râu ngô làm tỷ lệ kết hạt ở bắp giảm
đi. Sâu non từ khi nở đến khi hoá nhộng không rời cây ngô, nhưng khi thành dịch
thì sâu có thể tràn từ ruộng này sang ruộng khác để phá hại. Sâu non hoạt động ban
đêm, ban ngày ẩn nấp trong nõn ngô, bẹ lá hoặc chui xuống đất ở gần gốc.
Sâu cắn lá ngô có 7 – 8 lứa 1 năm. Hàng năm sâu xuất hiện trên ngô sớm vào
tháng 10 – 11, gây hại vào tháng 1 – 2, phá hại mạnh nhất trong khoảng từ tiểu hàn
đến vũ thuỷ. Sâu phá hại mạnh trà ngô đông xuân gieo muộn trong tháng 12 (5 – 8
lá). Từ đầu tháng 3 mật độ sâu giảm dần. Mùa hè và mùa thu, sâu thường chỉ tồn tại
lẻ tẻ. Những năm có mùa đông mưa ẩm sâu phát sinh nhiều.
Đặc điểm hình thái
Trứng hình cầu, đẻ thành ổ xếp với nhau như dạng vẩy cá. Trứng mới đẻ màu
trắng sữa, sau chuyển sang màu nâu. Sâu non màu nâu nhạt, đầu màu nâu vàng, có
vân mạng lưới không theo quy luật. Trên lưng dọc theo cơ thể có 4 vạch nâu thẫm.
Khi cây ngô còn nhỏ sâu thường hoá nhộng trong đất ở độ sâu 2- 5 cm, khi cây ngô
đã trỗ cờ thì sâu hoá nhộng ngay trên bẹ lá, lá bi hoặc trong bắp. Nhộng dài 18 –
19mm, màu cánh gián nhạt hoặc sẫm. Bướm trưởng thành thân dài 14 – 18mm, sải
cánh 25 – 30mm. Đầu ngực màu nâu tro. Cánh trước nâu nhạt hoặc nâu vàng. Cánh

sau màu trắng, mạch cánh và mép ngoài màu nâu.
Biện pháp phòng trừ
– Luân canh cây trồng để tránh sâu tồn tại từ vụ này sang vụ khác.
7


– Vệ sinh đồng ruộng, diệt sạch cỏ sau khi thu hoạch. Làm sạch cỏ trong ruộng
và quanh bờ để hạn chế nơi trú ngụ của sâu.
– Gieo trồng đúng thời vụ. Không trồng rải rác tạo nguồn thức ăn cho sâu tồn
tại từ vụ này sang vụ khác.
– Bắt sâu bằng tay, ngắt ổ trứng.
Bẫy diệt bướm trưởng thành bằng mồi bả chua ngọt vào tháng 12 đến đầu
tháng 2.
Dùng thuốc vị độc, tiếp xúc hoặc thuốc lưu dẫn trong cây như Basa 50EC,
Padan 95SP, Ababetter 1.8 EC, 3.6EC, 5EC, Regent 1.8EC, 2WG, 3.6EC, 5EC,
5WG….Phun theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc
1.5. Châu chấu hại ngô
Đặc điểm gây hại
Có rất nhiều loại châu chấu gây hại ngô như châu chấu lúa, châu chấu sống
lưng vàng, châu chấu ngô, châu chấu mía…. Châu chấu di chuyển thành đàn, cả
trưởng thành và châu chấu non đều gây hại, chúng gặm cả lá non và lá già, làm
khuyết từng mảng hoặc thủng lá, lá bị hại nặng còn trơ lại gân lá. Khi di chuyển
thành đàn lớn chúng gây thành dịch, có thể phá hại toàn bộ ruộng ngô hoặc cả vùng.
Châu chấu xuất hiện quanh năm và cũng tùy thuộc vào số lượng mà có thể gây tác
hại lớn hay nhỏ. Chúng hoạt động mạnh vào lúc trời mát mẻ thường từ 7 – 10 giờ
sáng và 3 – 5 giờ chiều.
1.6. Sâu gai
Đặc điểm gây hại
Sâu non đục vào giữa 2 lớp biểu bì và ăn chất xanh, làm giảm diện tích quang
hợp của lá ảnh hưởng tới năng suất cây ngô. Sâu trưởng thành gặm ăn mô của lá

tạo thành những đường thẳng ngắn theo chiều dọc lá. Khi sâu trưởng thành xuất
hiện mật độ cao thì vết ăn của chúng sát liền nhau, lá ngô chỉ còn trơ lại lớp biểu bì
bạc trắng.
Khoảng giữa tháng 3 đến cuối tháng 3 khi ngô xuân đã mọc và ở giai đoạn 2 –
3 lá trưởng thành sâu gai di chuyển từ cỏ dại lên ngô. Sau đó, chúng đẻ trứng và tồn
tại ở đó cho đến cuối vụ ngô xuân. Những năm nhiệt độ thấp thì thời gian phát sinh
sâu gai muộn. Mật độ sâu gai trên ngô vụ sớm cao hơn trên ngô vụ muộn.
Đặc điểm hình thái
Trứng được đẻ thành ổ từ 1 – 3 quả trong mô lá ngô. Sâu non màu trắng đục,
đầu màu nâu nhạt. Cơ thể dẹt, hình ô van dài. Sâu non đẫy sức hoá nhộng ngay
trong vết hại trên lá ngô. Nhộng màu nâu cánh gián, hình ovan dài, phía đầu hẹp,
phía sau nở rộng hơn. Trưởng thành dài khoảng 55 -60 mm, đầu màu vàng nhạt đến
vàng nâu. Hai mắt kép to đen nằm ở hai bên đầu. Cánh cứng, màu xanh đen bóng.
Mặt lưng cánh cứng và mép bên có nhiều gai màu xanh đen Mặt bụng, chân có
màu vàng nâu.
Biện pháp phòng trừ

8


Ở những vùng bị hại nặng điều chỉnh thời vụ từ thời vụ sớm sang thời vụ
muộn.
Trồng sớm một diện tích nhỏ để làm bẫy dẫn dụ trưởng thành sâu gai đến hại và
dùng thuốc hoá học phun diệt sâu.
Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại là chỗ trú ngụ của sâu gai trong mùa
không có ngô.
Bắt sâu bằng tay khi chúng xuất hiện đẻ trứng trên ngô xuân. Khi mật độ trứng
cao có thể tiến hành ngắt phần ngọn lá ngô có nhiều trứng đem tiêu hủy.
Theo dõi đồng ruộng, khi phát hiện thấy sâu gai đẻ trứng rộ vào lúc ngô 4 – 5
lá thì dùng các loại thuốc trừ sâu tiếp xúc hoặc nội hấp như Basa 50EC, Padan

95SP, Ababetter 1.8 EC, 3.6EC, 5EC, Reasgant 1.8EC, 2WG, 3.6EC, 5EC, 5WG,
Ofatox 40EC ….Phun theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc. Phun vào buổi sáng
hoặc chiều tối khi trưởng thành sâu gai ít hoạt động.
1.7. Rệp hại ngô
Đặc điểm gây hại
Rệp ngô là một trong những loại sâu hại quan trọng. Chúng thường gây hại từ
khi cây ngô 8, 9 lá đến khi thu hoạch. Rệp bám trên lá, trong nõn, bẹ lá, lá bi, hoa cờ
v.v… chích hút nhựa các bộ phận làm cho cây còi cọc, bắp nhỏ, năng suất và chất
lượng ngô giảm. Rệp phát triển nhanh và gây hại mạnh khi nguồn thức ăn đầy đủ,
nhất là những ruộng ngô gieo dày, ẩm độ không khí trong ruộng cao hoặc ruộng ngô
bị hạn.
Rệp ngô còn là môi giới truyền virut gây bệnh khảm lá, đốm lá ngô.
Đặc điểm hình thái
Rệp ngô sinh sản theo lối đơn tính và đẻ con. Trong quần thể rệp thường thấy
nhiều loại hình: Rệp cái không cánh, rệp cái có cánh và rệp con.
Rệp trưởng thành có hai loại hình, rệp có cánh và rệp không cánh dài 1,5 – 2,3
mm, màu vàng nhạt hoặc xanh xám, cơ thể hình bầu dục, thân mềm. Chân và tuyến
tiết sáp ngắn, màu xanh đen. Rệp cái có cánh có đầu, ngực màu đen và bụng màu
xanh.
Rệp non màu xanh sáng, chân và tuyến tiết sáp giống như trưởng thành có màu
đen. Rệp non trải qua 7 – 10 lần lột xác mới thành rệp trưởng thành.
Một năm có từ 7 – 10 lứa. Rệp là loài ưa ẩm, xuất hiện trên đồng ruộng vào
khoảng tháng 10, 11 phát triển nhiều trong tháng 1, tháng 2 lúc ẩm độ không khí
cao. Từ tháng 4 trở đi số lượng rệp giảm dần. Trong mùa hè chỉ thấy rệp xuất hiện
lẻ tẻ. Những ruộng gieo dầy, ẩm độ không khí cao rệp phát triển mạnh. Thiên địch
của rệp là một số loài bọ rùa và ấu trùng ruồi Sirphus sp.
Biện pháp phòng trừ
– Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ trong ruộng và xung
quanh bờ để không bị rệp bay sang phá hại từ các ký chủ phụ. Không nên trồng ngô
mật độ quá dầy, khi cây ngô cao 25 – 30 cm thì tiến hành tỉa định cây, loại bỏ

những cây gầy yếu cho ruộng thông thoáng hạn chế rệp phát triển.
9


– Biện pháp sinh học: Bảo vệ các loài thiên địch trên ruộng ngô.
– Biện pháp hóa học: Khi mật độ rệp cao dùng các loại thuốc vị độc, tiếp xúc,
thuốc lưu dẫn như Sherpa 25EC, Trebon 10EC, Sherzol 50EC, Reasgant 1.8EC,
2WG, 3.6EC, 5EC, 5WG, Confitin 18 EC, 36EC, Emalusa 10.2EC, 20.5EC,
50.5WSG… Phun theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc. Chú ý thời gian các ly đối
với ngô ngọt, ngô rau bao tử và ngô thu bắp non trước khi thu hoạch 15 – 20 ngày
để tránh ngộ độc thực phẩm cho người và gia súc.
2. Bệnh hại ngô
2.1. Bệnh khô vằn:
+ Gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng của cây ngô, biểu hiện rõ và nặng
khi cây ngô trỗ cờ đến làm hạt. Bệnh lan truyền từ gốc lên, biểu hiện bằng các vết
loang hình đám mây ở bẹ lá và phiến lá. Thiệt hại lớn khi vết loang đến bắp gây lép
hạt.
+ Biện pháp phòng trừ
- Sự xâm nhiễm và lây lan chủ yếu nhờ các hạch nấm tồn tại trên các tàn dư
cây trồng và trong đất nên vệ sinh đồng ruộng và luân canh là các biện pháp hữu
hiệu.
- Bóc sạch bẹ và lá bị bệnh, làm sạch cỏ, thông thoáng đồng ruộng
- Gieo trồng các giống chống bệnh
- Sử dụng các loại thuốc để phòng trừ như: Tilt super 300EC, Anvil 5SC,
Champion 57,6DP, Hecwin 50SC, Cavil 50SC, Valdacin 3SC, Vida 5WP, ...
- Phun Validacin 3SC với nồng độ 0,2-0,25% vào thân ngô chỗ bị bệnh. Hiệu
quả hơn, phun sau khi bóc bẹ lá.
2.2. Bệnh đốm lá:
có 2 loại đốm lá lớn và đốm lá nhỏ
+ Vết bệnh hình bầu dục, khi bệnh nặng, các vết liên kết lại làm toàn bộ mặt lá

bị khô. Bệnh phát triển mạnh khi độ ẩm không khí cao và buổi sáng có sương
+ Biện pháp phòng trừ:
- Vệ sinh đồng ruộng
- Thâm canh cho ngô sinh trưởng nhanh sẽ hạn chế sự phát triển của bệnh
- Dùng hạt giống đã xử lý thuốc nấm như Metalaxyl, Daconil, Zinep, …
- Sử dụng một trong các loại thuốc sau để phòng trừ: Cavil 50SC, Anvil 5SC,
Benlate 50WP; Aliette 800WG; Tilt 250EC, …
2.3. Bệnh bạch tạng:
+ Bệnh hại khi cây còn non đến khi có bắp. Bệnh thể hiện bằng các vết sọc dài
theo phiến lá màu trắng nhợt, phiến lá nhỏ, cây kém phát triển. Khi cây đã bị bệnh
hoặc chết hoặc không cho bắp.
+ Biện pháp phòng trừ:
10


- Vệ sinh đồng ruộng
- Luân canh ngô với cây trồng khác
- Chọn giống chống bệnh và hạt giống sạch bệnh (đã qua xử lí hạt)
- Khi xuất hiện cây bệnh, nhổ và tiêu huỷ ngay để tránh lây lan đồng thời có
thể phun Boocđo 1% và 1 số thuốc nấm khác.
- Sử dụng một trong các loại thuốc sau để phòng trừ: Aliette 800WG; Tilt
250EC, Ridomil 68WG, …
2.4. Bệnh gi sắt:
+ Xuất hiện nhiều ở những vụ ngô phụ. Vết bệnh ban đầu chỉ là những chấm
màu vàng, sau to dần và tạo thành các vết có bờ nổi chứa các bào tử màu nâu như gỉ
sắt. Bệnh nặng làm lá bị cháy khô.
+ Biện pháp phòng trừ:
- Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư thân lá, cày bữa kỹ nhằm hạn chế nguồn
bệnh trong đất
- Xử lý hạt giống trước khi gieo

- Chọn các giống ngô chống bệnh
- Khi bệnh xuất hiện, phun các loại thuốc như Champion 57,6DP, Anvil 55SC,
Bayfidan 25 EC nồng độ 0,01-0,02%.
2.5. Các bệnh khác:
Ngoài các bệnh chính hại ngô trình bày ở trên, cây ngô còn nhiễm một số bệnh
khác do nấm (than đen, mốc hồng), vi khuẩn và vi rút (khảm lá ngô, khảm lùn cây
ngô….) gây ra

11



×