Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề cương ôn tập môn ngữ văn lớp 7 năm học 2014 2015 theo CKTKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.11 KB, 6 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 NĂM 2014-215 THEO
CKTKN
I. Ca dao, dân ca.
- Những câu hát về tình cảm gia đình
* Nội dung: Tình yêu thương, lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ.
* Ý nghĩa: Tình cảm của con cái đối với cha mẹ, tình cảm của cha mẹ đối với con cái và tình cảm
của anh em đối với nhau luôn là những tình cảm sâu nặng, thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi
con người
- Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người
* Nội dung: Tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, văn hóa
của từng địa danh.Tình yêu chân chất, tinh tế, niềm tự hào đối với con người, lịch sử, truyền thống
văn hóa của quê hương đất nước.
* Ý nghĩa:- Ca dao bồi đắp thêm tình cảm cao đẹp của con người đối với quê hương đất nước.
- Những câu hát than thân
* Nội dung:Nỗi niềm cơ cực buồn tủi cô đơn chua xót của con người trong nhiều cảnh ngộ
-Nỗi niềm cảm thông với những người bất hạnh buồn đau.
* Ý nghĩa: - Một khía cạnh làm nên giá trị của ca dao là thể hiện tinh thần nhân đạo, cảm thông,
chia sẻ với những con người gặp cảnh ngộ đắng cay, khổ cực.
- Những câu hát châm biếm
* ND: Ghi lại một số hiện tượng thực tế trong đời sống xã hội như lười nhác, khoe khoang, dốt
nát, mê tín...Thể hiện thái độ mỉa mai châm biêm đối với những người có thói hư tật xấu, những
thủ tục lạc hậu...
*Ý nghĩa: Ca dao châm biến thể hiện tinh thần phê phán mang tính dân chủ của những con người
thuộc tầng lớp vình dân.
II.
Thơ trữ tình trung đại
1. Nam quốc sơn hà ( Sông núi nước Nam)- chưa rõ tác giả* Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
ĐL
* Nội dung: Lời khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước: Nước Nam là của người Nam.
> Sự phân định địa phận, lãnh thổ nước Nam trong Thiên thư.
* Ý chí kiên quyết bảo vệ Tổ quốc:Thái độ rõ ràng, quyết liệt: coi kẻ xâm lược là nghịch lỗ.


Chỉ rõ: bọn giặc sẽ thất bại thảm hại trước sức mạnh của dân tộc quyết tâm bảo vệ chủ quyền của
đất nước.
* Ý nghĩa: Bài thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta.
- Bài thơ có thể xem như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.
2. Phò giá về kinh ( Tụng giá hoàn kinh sư) – tác giả Trần Quang Khải
* Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
* Nội dung: Hào khí của dân tộc ta ở thời Trần được tái hiện qua những sự kiện lịch sử chống giặc
Mông- Nguyên chiến thắng Hàm Tử, Chương Dương.
* Phương châm giữ nước vững bền:Thể hiện khát vọng về đất nước thái bình thịnh trị. Thể hiện sự
sáng suốt của vị tướng cầm quân lo việc lớn, thấy rõ ý nghĩa của việc dốc hết sức lực, giữ vững
hòa bình, bảo vệ đất nước.
* Ý nghĩa:Hào khí chiến thắng và khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở
thời Trần.
3. Bánh trôi nước – tác giả Hồ Xuân Hương
* Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.


* Nội dung: Ý nghĩa tả thực: Hình ảnh bánh trôi nước trắng tròn, chìm, nổi
Ngụ ý sâu sắc: Trân trọng ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất trong sáng, nghĩa tình sắt son của người phụ
nữ.Cảm thông xót xa cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ
* Ý nghĩa: Bánh trôi nước là bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học Việt Nam dưới
thời phong kiến, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng cảm thương
sâu sắc đối thân phận chìm nổi của họ.
4. Qua Đèo Ngang – tác giả Bà Huyện Thanh Quan* Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường
luật.
* Nội dung* Bức tranh cảnh vật:Thời gian: buổi chiều tà. - Không gian: trời, non, nước cao rộng,
bát ngát.
Cảnh vật: Có cỏ cây, đá, lá, hoa, tiếng chim kêu nhà, chợ bên sông, hiện lên tiêu điều hoang sơ.
Tâm trạng của con người:Hoài cổ nhớ nước, thương nhà., buồn, cô đơn
* Ý nghĩa Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh

vật Đèo Ngang
5. Bạn đến chơi nhà – tác giả Nguyễn Khuyến- * Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.
* Nội dung Lời chào bạn đến thăm. Giãi bày hoàn cảnh sống nghèo với bạn.
=> Lời kết thể hiện cái nhìn thông thái, niềm vui của tác giả khi đón bạn vào nhà.
* Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện một quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẵn còn có ý nghĩa, giá
trị lớn trong cuộc sống con người hôm nay.
III.Thơ Đường
1. Tĩnh dạ tứ ( Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh). – tác giả Lí Bạch
* Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
* Nội dung
2 câu đầu chủ yếu tả cảnh:Cảnh đêm trăng thanh tĩnh, ánh trăng như sương mờ,
tràn ngập khắp phòng. Cảm nhận về ánh trăng: Ngỡ là sương trên mặt đất
2 câu cuối nghiêng về tả tình:Tâm trạng nhớ cố hương được thể hiện qua tư thế cử
chỉ
Cảm xúc của nhà thơ - chủ đề tác phẩm được dồn nén thể hiện rõ nhất ở câu thơ cuối
* Ý nghĩaNỗi lòng đối với QH da diết, sâu nặng trong tâm hồn, tình cảm của người xa quê.
2. Hồi hương ngẫu thư ( Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê). – tác giả Hạ Tri Chương.
* Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. * Bản dịch thơ theo thể lục bát
* Nội dung Lời kể của tác giả về quãng đời xa quê làm quan, giọng nói không hề thay đổi dù
tóc mai đã rụng.Tình huống bất ngờ. Cảm giác buồn, ngậm ngùi, xót xa của tác giả khi chợt thấy
mình thành người xa lạ ngay trên mảnh đất quê hương.
* Ý nghĩa Tình quê hương là một trong những tình cảm lâu bền thiêng liêng nhất của con người
IV.Thơ hiện đại Việt Nam
1. Cảnh khuya. – tác giả Hồ Chí Minh
* Nội dung: Cảnh núi rừng Việt Bắc trong một đêm trăng: âm thanh tiếng suối trong như tiếng
hát, ánh trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa... Cảnh vật sống động, có đườn nét, hình khối đa dạng
với hai mảng màu sáng tối.
- Con người: tinh tế, cảm nhận vẻ đẹp của đêm trăng trong rừng Việt Bắc bằng cả tâm hồn, đồng
thời vẫn canh cánh bên lòng một nỗi niềm lo cho nước, cho cách mạng.
* Nghệ thuật:Viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Có nhiều hình ảnh thơ lung linh kì

diệu. Sử dụng các phép tu từ so sánh, điệp từ (tiếng...tiếng, lồng...lồng chưa ngủ - chưa ngủ) có tác
dụng miêu tả chân thực âm thanh, hình ảnh trong rừng đêm.Sáng tạo về nhịp điệu ở câu 1,4.


*Ý nghĩa. Bài thơ thể hiện một đặc điểm nổi bật của thơ HCM sự gắn bó, hòa hợp giữa thiên
nhiên và con người
2. Rằm tháng giêng– tác giả HCM* Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Bản dịch thơ
theo thể lục bát
* Nội dung Cảnh bầu trời, dòng sông hiện lê lồng lộng, sáng tỏ, tràn ngập ánh trăng đêm rằm
tháng giêng. Không gian bát ngát cao rộng và sắc xuân hòa quyện trong từng sự vật, trong dòng
nước, trong màu trời.
=> Hiện thực về cuộc kháng chiến chống Pháp: Bác Hồ và các vị lãnh đạo Đảng và nhà nước ta
‘bàn việc quân” tại chiến khu Việt Bắc.
* Nghệ thuật:- Rằm tháng giêng là bài thơ chữ Hán theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, bản dịch của
Xuân Thủy dịch theo thể thơ lục bát. Sử dụng điệp từ có hiệu quả- Lựa chọn từ ngữ gợi hình, biểu
cảm.
* Ý nghĩa.Rằm tháng giêng toát lên vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí Minh trước vẻ đẹp
của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn nhiều
gian khổ
2. Tiếng gà trưa. – tác giả Xuân Quỳnh * Thể thơ 5 tiếng ( ngũ ngôn)
* Nội dung: Tiếng gà trưa gợi kỷ niệm tuổi thơ không thể nào quên của người chiến sĩ.
=> Kỷ niệm về người bà được tái hiện qua nhiều sự việc (Bà soi trứng, dành dụm chắt chiu mua
áo mới cho cháu khi tết đến xuân về)
Tâm niệm của người chiến sĩ trẻ trên đường ra trận về nghĩa vụ, trách nhiệm chiến đấu cao cả
1. nt: Sử dụng hiệu quả điệp ngữ Tiếng gà trưa, có tác dụng nối mạch cảm xúc, gợi nhắc kỉ niệm
lần lượt hiện về
- Viết theo thể thơ 5 tiếng phù hợp với việc vừa kể chuyện vừa bộc lộ tâm tình.
3.Ý n Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước
trên đường ra trận
V.Tùy bút.

1. Một thứ quà của lúa non: Cốm. – tác giả Thạch Lam
* ND : sản vật của tự nhiên, đất trời là chất quý sạch của trời đất trong vỏ xanh của hạt cốm non
trên những cánh đồng.Gắn liền với kinh nghiệm quý về quy trình, cách thức làm cốm được truyền
từ đời này sang đời khác.
Cốm – sản vật mang đậm nét văn hóa.: Cốm gắn liền với phong tục lễ tết thiêng liêng của dân tộc,
với ước mong hạnh phúc của con ngườiCốm gắn liền với nếp sống thanh lịch của người Hà Nội:
cách thưởng thức ẩm thực thanh nhã, cao sang
- Những cảm giác lắng đọng tinh tế sâu sắc của Thạch Lam về văn hóa và lối sống của người HN
1. Nghệ thuật:- Lời văn trang trọng, tinh tế đầy cảm xúc, giàu chất thơ.
- Chọn lọc chi tiết gợi nhiều liên tưởng, kỉ niệm. - Sáng tạo lời văn sen kể và tả chậm rãi, ngẫm
nghĩ, mang nặng tính chất tâm tình, nhắc nhở nhẹ nhàng.
2.Ý nghĩa.- Bài văn là sự thể hiện thành công những cảm giác lắng đọng, tinh tế mà sâu sắc của
Thạch Lam về văn hóa và lối sống của người Hà Nội.
VI. Văn bản nhật dụng:
1. Cổng trường mở ra – tác giả: Lý Lan
* Nội dungNhững tình cảm dịu ngọt của mẹ dành cho con: trìu mến quan sát những việc làm của
cậu học trò ngày mai vào lớp một ( giúp mẹ thu dọn
Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học thật sự có ý nghĩa.
Hồi tưởng lại kỉ niệm sâu đậm, không thể nào quên của bản thân về ngày đầu tiên đi học.
Vỗ về để con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con ngày đầu tiên đến trường.


Từ câu chuyện về ngày khai trường ở Nhật, suy nghĩ về vai trò của giáo dục đối với thế hệ tương
lai.
* Ý nghĩaVăn bản thể hiện tấm lòng tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò
to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.
2. Mẹ tôi
* Nội dung En-ri-cô nhỡ thốt ra lời thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến nhà. Để giúp con suy nghĩ
kĩ, nhận ra và sửa lỗi lầm, bố đã viết thư cho En-ri-cô.
Gợi lại hình ảnh lớn lao của người mẹ và làm nổi bật vai trò của người mẹ trong gia đình.

Phần lớn câu chuyện dưới hình thức là một bức thư khiến En-ri-cô xúc động vô cùng mỗi dòng
thư là những lời của người cha:Yêu cầu con sửa chữa lỗi lầm.Cảnh cáo nghiêm khắc lỗi lầm của
En-ri-cô.
*Ý nghĩa- Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình.
- Tình thương yêu kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi on người
3. Cuộc chia tay của những con búp bê
* Nội dung: Những giọt nước mắt xót xa, ngậm ngùi của hai anh em trong đêm.
Kỉ niệm về người em trong trí nhớ của người anh.
=> Hai anh em chia nhau đồ chơi.Tình cảm gắn bó của hai anh em Thành và Thủy.
Thành đưa thủy đi chào cô giáo và các bạn. Thủy lên xe theo mẹ, Thủy xuống xe để đặt búp bê
Em nhỏ bên cạnh Vệ sĩ. Tình cảm gắn bó của hai anh em Thành và Thủy.
Ý nghĩa: Là câu chuyện của những đứa con nhưng lại gợi cho người làm cha, mẹ phải suy nghĩ.
Trẻ em cần được sống trong mái ấm gia đình. Mỗi người cần phải biết giữ gìn gia đình hạnh phúc.

1/Có mấy loại từ ghép? - Có 2 loại từ ghép:
- Từ ghép chính phụ là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ (một hoặc nhiều tiếng) bổ sung ý
nghĩa cho tiếng chính
VD:
- Từ ghép đẳng lập là từ ghép có các tiếng bình đẳng với nhau về ngữ pháp VD:
* Nghĩa của từ ghép chính phụ
- Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa: nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của
tiếng chính.
- Từ ghép ĐL có tính chất hợp nghĩa: Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các
tiếng tạo nên nó.
2/Có mấy loại từ láy?-Có 2 loại từ láy:
+Từ láy toµn bộ: Các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn (nho nhỏ, xiêu xiếu…), nhưng cũng có trường
hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối để tạo ra một sự hài hòa về âm thanh
( nho nhỏ, đèm đẹp…)
+Từ láy bộ phận: Giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu ( long lanh…) hoặc phần vần
( lác đác…)

3/Đại từ: -Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,… được nói đến trong một ngữ
cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi
- Trong câu đại từ có thể đảm nhiệm vai trò chủ ngữ, vị ngữ, trong cụm từ đại từ có thể đảm nhiệm
vai trò phụ ngưc của danh từ, động từ, tính từ.


* Các loại loại đại từ:
+ Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, số lượng, hoạt động tính chất sự việc. Đại từ troe người, sự vật
gọi là đại từ xưng hô. VD:
+ Đại từ để hỏi dùng để hỏi về người, sự vật, số lượng, hoạt động tính chất sự việc. VD:
4/Như thế nào gọi là yếu tố Hán Việt?
- Trong Tiếng Việt cã một khối lượng lớn từ Hán Việt. Tiếng để cấu taọ từ Hán Việt gọi là yếu tố
Hán Việt
5/Người ta sử dụng từ Hán Việt để làm gì?
-Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính
-Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ
-Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xưa
6/Thế nào là quan hệ từ? -Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh,
nhân quả,… giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn
7/Khi sử dụng quan hệ từ cần tránh các lỗi gì?
-Thiếu quan hệ từ; Dùng quan hệ từ kh«ng thích hợp về nghĩa; Thừa quan hệ từ; Dïng quan hÖ tõ
kh«ng cã t¸c dông liªn kÕt
8/Thế nào là từ đồng nghĩa? Từ đồng nghĩa là những từ cã nghĩa giống nhau hoặc gần giống
nhau. Một từ nhiều nghĩa cã thể thuộc vào nhiều nhãm từ đồng nghĩa khác nhau
9/Có mấy loại từ đồng nghĩa? Có 2 loại từ đồng nghĩa
+Đồng nghĩa hoµn toµn: Không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa
+Đồng nghĩa không hoµn toµn: Có sắc thái nghĩa khác nhau
10/Thế nào là từ trái nghĩa? Từ trái nghĩa là những từ cã nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều
nghĩa cã thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau
- Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh,

làm cho lời nói thêm sinh động.
11/ Thế nào là từ đồng âm? -Từ đồng âm là những từ giống nhau về ©m thanh nhưng nghĩa khác
xa nhau, kh«ng liên quan gì đến nhau
12/ Thế nào là thành ngữ? Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoµn
chỉnh
- Nghĩa của thành ngữ có thể được trực tiếp suy ra từ nghĩa của các yếu tố tham gia cấu tạo nên
thành ngữ đó ( vd tham sống sợ chết) nhưng đa số nghĩa hàm ẩn, trừu tượng ( vd Rán sành ra mỡ)
- Trong câu thành ngữ có thể đảm nhiệm các chức vụ cú pháp: làm chủ ngữ, vị ngữ, trong cụm từ
thành ngữ có thể làm phụ ngữ.
- Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tựng, tính biểu cảm cao.
13/Thế nào là điệp ngữ: Khi nói hoặc viết người ta có thể dung biện phâp lặp lại từ ngữ (hoặc
câu) nhằm làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ
được lặp lại gọi là điệp ngữ.
- Cần phân biệt phép điệp ngữ với hiện tượng lặp từ do vốn từ nghèo nàn – một loại lỗi học sinh
thường mắc.
Có mấy dạng điệp ngữ? - điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ
vòng)
14. Để đạt được chuẩn mực sử dụng từ cần chú ý điều gì?
- Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả; Sử dụng từ đúng nghĩa ;Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp
của từ
Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách; Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt




×