Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hỏi và Đáp về Thuế - Hướng dẫn từ Tổng cục thuế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.39 KB, 4 trang )

Hỏi và Đáp về Thuế – Hướng dẫn từ Tổng cục thuế
Sau đây sẽ là một số câu hỏi thường gặp về thuế trong doanh nghiệp, mời các bạn tham
khảo:

1. Các khoản chi phí điện, nước Công ty chi trả nhưng hóa đơn lại mang tên cá nhân
đó thì có được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN
không?
Hỏi:
Công ty tôi có thuê nhà của 1 cá nhân làm trụ sở văn phòng. Xin hỏi các khoản chi phí
điện, nước Công ty chi trả nhưng hóa đơn lại mang tên cá nhân đó thì có được tính vào
chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN không?
Trả lời:
Tại điểm 15, khoản 2, Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính có quy định
khoản chi trả tiền điện, tiền nước đối với những hợp đồng điện nước do chủ sở hữu là cá
nhân cho thuê địa điểm sản xuất, kinh doanh ký trực tiếp với đơn vị cung cấp điện, nước.
Nếu Công ty bạn có chứng từ thanh toán cho cá nhân phù hợp với số lượng điện, nước
thực tế tiêu thụ và hợp đồng thuê thì được chấp nhận vào chi phí được trừ khi xác
định thu nhập chịu thuế TNDN.
2. Giá tính thuế giá trị gia tăng?
Hỏi:
Công ty tôi kinh doanh điện thoại di động, để khuyến khích khách hàng mua loại điện


thoại mới, công ty có chính sách bán hàng trả góp, giá bán máy trả góp là 20,3 triệu đồng
(trong đó lãi trả góp là 0,3 triệu đồng). Vậy cho tôi hỏi giá tính thuế giá trị gia tăng trong
trường hợp này là 20,3 triệu đồng có đúng không?
Trả lời:
Vấn đề bạn hỏi, chúng tôi xin trả lời bạn như sau, căn cứ khoản 7, điều 7, thông tư số 129
quy định đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm thì giá tính thuế giá trị
gia tăng là giá bán trả một lần chưa có thuế giá trị gia tăng, không bao gồm khoản lãi trả
góp, lãi trả chậm. Như vậy, công ty bạn bán điện thoại trả góp áp dụng giá tính thuế giá trị


gia tăng 20,3 triệu đồng là không đúng. Trường hợp này giá tính thuế giá trị gia tăng
tính trên giá bán trả một lần là 20 triệu đồng, không bao gồm 0,3 triệu đồng lãi trả
góp.
3. Phát hiện hóa đơn có sai sót về số lượng hàng hóa và số tiền thuế GTGT. Xin hỏi
Công ty phải làm những thủ tục gì để xử lý sai sót trên?
Hỏi:
Tháng 3/2016, khi bán hàng cho khách, Công ty đã lập hoá đơn GTGT, hàng hoá đã giao
cho người mua, hoá đơn này đã được bên mua và bên bán khai thuế trong quý 1. Đến nay
là tháng 6 mới phát hiện hoá đơn có sai sót về số lượng hàng hoá và số tiền thuế GTGT.
Xin hỏi Công ty phải làm những thủ tục gì để xử lý sai sót trên?
Trả lời:
Tại khoản 3, Điều 20 VBHN 16 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về việc xử lý đối
với hoá đơn đã lập và giao cho người mua,hàng hóa đã giao cho bên mua, hai bên đã kê
khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có
thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.
Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh tăng hoặc giảm số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá
trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số, ký hiệu. Hóa đơn điều chỉnh
không được ghi số âm. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai
điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
4. Xin hỏi Công ty tôi có phải kê khai điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị
hàng hoá này không vì khoản này đã được tính vào chi phí năm 2015 rồi?
Hỏi:
Tháng 10 năm 2015 Công ty tôi mua hàng đã có hóa đơn và giá trị ghi trên hóa đơn là 50
triệu đồng nhưng chưa thanh toán do chưa đến thời hạn. Công ty đã tính vào chi phí được


trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế năm 2015. Đến tháng 1 năm 2016
Công ty đã thanh toán số tiền của hóa đơn trên bằng tiền mặt. Xin hỏi Công ty tôi có phải
kê khai điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hoá này không vì khoản này đã
được tính vào chi phí năm 2015 rồi?

Trả lời:
Chúng tôi xin trả lời bạn như sau, căn cứ khoản 1, Điều 4, Thông tư số 96/2015/TT-BTC
của Bộ Tài chính thì trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi
triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa
thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập
chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không
dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá
trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ
tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt.
Như vậy trường hợp của Công ty bạn phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với
phần giá trị hàng hóa vào kỳ tính thuế năm 2016.
5. Xin hỏi Công ty tôi có phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn không và thời
hạn nộp là khi nào?
Hỏi:
Công ty tôi mới thành lập tháng 5 năm 2016, được cơ quan thuế chấp thuận nộp thuế theo
phương pháp khấu trừ và sử dụng hoá đơn đặt in. Do chưa phát sinh doanh thu nên Công
ty tôi chưa sử dụng đến hoá đơn. Xin hỏi Công ty tôi có phải nộp báo cáo tình hình sử
dụng hoá đơn không và thời hạn nộp là khi nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 27 VBHN 16 năm 2015 của Bộ Tài chính thì hàng quý các doanh
nghiệp có trách nhiệm nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý
trực tiếp, kể cả trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn.
Thời hạn nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn:
- Quý I chậm nhất là ngày 30/4,
- Quý II nộp chậm nhất là ngày 30/7,
- Quý III nộp chậm nhất là ngày 30/10,
- Quý IV nộp chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau.


Trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn, tại Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ghi

số lượng hóa đơn sử dụng bằng không.



×