Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

tiểu luận cao học QUAN điểm của NGƯỜI CAO TUỔI về tang ma của dân tộc mường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.71 KB, 22 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN
Đề tài:

QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI CAO TUỔI VỀ ĐÁM MA
CỦA NGƯỜI DÂN TỘC MƯỜNG HIỆN NAY
( Nghiên cứu trường hợp tại Xóm Rú 6, Xã Xuân Phong,
Huyện Cao Phong, Tỉnh Hòa Bình.)

Hà Nội- 2013
1


I.

Phần mở đầu

Dân tộc Mường là một trong những dân tộc có số lượng người đông trong
54 dân tộc anh em của Việt Nam. Người Mường phân bố chủ yếu ở tỉnh Hòa Bình,
trong có 4 mường nổi tiếng : Bi, Vang, Thàng, Động ; một số phân bố ở các tỉnh
Thanh Hóa, Phú Thọ, Sơn La...Người Mường làm ruộng nước trong các thung lũng
với trình độ canh tác khá cao. Ngoài ra, họ còn chăn nuôi gia súc, gia cầm, săn bắn,
đánh cá, hái lượm và thủ công nghiệp. Làng xóm định cư ở chân núi, bên sườn đồi,
gần sông suối.
Người Mường có kho tàng văn hóa riêng biệt rất phong phú. Nghi thức ma
chay là một trong những nghi thức tôn giáo " đậm đặc" của người Mường, đã thể
hiện được những tập tục cổ truyền, những quan niệm về vũ trụ, thế giới nhân sinh
quan dân tộc. Các phong tục này đã bắt rễ lâu đời, ăn sâu vào tâm khảm của người
dân, là chất liệu góp phần xây dựng nên cái bản sắc- bản ngã của dân tộc Mường.
Với người Mường tang lễ được tổ chức rất long trọng.
Các nghi thức tang ma được quy định rất nghiêm ngặt: từ trang phục của


người chết, con cháu, anh em, họ hàng... cho đến việc xem ngày giờ nhập quan,
cách bầy trí các đồ cúng lễ, áo quan; các nghi lễ, nghi thức: đưa ma, quạt ma, lễ
nhạc, đặc biệt là những đêm mo. Người Mường ở Hoà Bình với nghi lễ tang ma
của họ có đặc điểm chung là những đêm Mo . Một lễ tang có thể kéo dài từ một
đêm, hai đêm, hoặc mười đêm, mười hai đêm hoặc lâu hơn nữa. Điều này phụ
thuộc vào tuổi tác và địa vị xã hội làng, bản của người chết.Trước năm 1954 người
xứ Mường ở một số vùng có tục làm ma khô. Với người giàu việc lưu giữ xác chết
trong nhà để bày tỏ sự giàu có, vì phong tục đó đòi hỏi những nghi lễ tốn kém
trong suốt thời gian lưu quan tài ở trong nhà. Ngược lại với người nghèo đó là dấu
hiệu tủi nhục, vì việc chôn cất người chết chỉ được thực hiện sau khi đã làm đủ các
nghi lễ rất tốn kém theo hủ tục cổ truyền.
Tuy nhiên sự thay đổi về không gian sống và thời gian đã làm thay đổi những
nét văn hóa đạc trưng của người Mường, trong đó có sự thay đổi của nghi thức ma
2


chay. Nghiên cứu những nét đặc trưng trong văn hóa người Mường sẽ cho thấy sự
tiến bộ trong quan niệm tâm linh của họ. Người Mường cũng như các dân tộc khác
của Việt Nam rất quan trọng việc con người rời khỏi thế giới sống như thế nào. Nghi
thức ma chay còn thể hiện cách báo hiếu của người sống đối với người chết.
Vậy phong tục ma chay của người Mường như thế nào ?. Những nghi thức
chủ yếu nào còn được giữ lại và những nghi thức nào đã không còn ?. Dựa trên kết
quả phỏng vấn sâu về “ quan điểm của người cao tuổi về đám ma của người
Mường hiện nay ” tại xóm rú 6, xã Xuân phong, huyện Cao phong, Hòa Bình sẽ đi
tìm hiểu những khía cạnh trong phong tục ma chay của họ. Ở bất cứ tộc người nào,
khi tiễn người qua thế giới bên kia cũng đều có những nghi lễ, bài lễ ca nhất định.
Toàn bộ những nghi lễ và các bài ca phản ánh quan niệm về cái chết và cái sống
mà ta thường gọi là nhân sinh quan của một tộc người. Ở đó thể hiện cách ứng xử
với con người khi từ biệt thế giới này. Đó là thể hiện nét văn hóa tâm linh của một
tộc người. Mo của người Mường cũng nằm trong quỹ đạo đó. Có điều ở người

Mường trong tang lễ được thực hiện có quy mô, thống nhất và hệ thống hơn với
một triết luận đáng chú ý.
Nghiên cứu được thực hiện với 8 trường hợp ( 4 cụ ông và 4 cụ bà) là
những người cao tuổi vẫn còn có sức khỏe và nhận thức tốt về cuộc sống cũng như
những thay đổi trong làng xóm theo không gian và thời gian. Công việc hằng ngày
của người cao tuổi tại đây thường là ở nhà trông nhà của cho con cháu, các cụ còn
khỏa mạnh thì vẫn đi làm cỏ đồng áng, và khi có người hỏi họ thường rất mở lòng
khi nói về các phong tục trong văn hóa của người dân tộc họ. Những người cao
tuổi ở đây họ đã sống từ khi sinh ra cho đến giờ ở làng, cả cuộc đời họ đã chứng
kiến sự thay đổi về mọi mặt của văn hóa làng. Những quan điểm của họ sẽ cho
chúng ta hiểu thêm về nghi thức đám ma của người dân tộc Mường về các khía
cạnh trang phục trong đám ma, thời gian cử hành nghi lễ, các nghi thức chính trong
đám ma, những vật cúng trong từng nghi thức, và đặc biệt là những “đêm mo”.
Cùng với những tài liệu liên quan đến văn hóa tang lễ của người Mường sẽ cung
cấp cho chúng ta cái nhìn tổng thể và hiểu biết sâu sắc hơn về nét văn hóa đặc sắc
riêng của người dân tộc Mường.
3


II. Phần nội dung.
1. Quan điểm của người cao tuổi về những đêm Mo trong đám ma hiện nay.
Mo là toàn bộ nghi lễ và lời ca trong đám tang Mường do ông mo điều
khiển. Như vậy Mo có hai bộ phận: Các nghi lễ và lời ca (lễ ca) đều do ông mo
điều khiển.
Mo có cái gì khác với các nghi lễ khác? Lâu nay nhiều người đã nhầm, coi tất
cả các lễ đơm, cúng làm vía đều là mo. Điều đó là sự ngộ nhận. Mo, đứng về lễ ca
là một thể loại đặc biệt được cử hành trong đám tang với những giai điệu riêng. Nó
không lẫn với các loại như đơm ma (cúng) khấn (khần), lởi, làm vía, cầu mát
(khống nhá).
Mục đích của nó? Hay mo để làm gì? Vì sao xưa và cả nay khi có người

quá cố, người Mường lại mo? Nội dung Mo có những điều gì?.
Đây là những vấn đề cơ bản và quan trọng. Muốn trả lời các câu hỏi trên đây
phải tìm đến quan điểm lẽ sống chết của người Mường được hình thành cùng với
tộc người này từ xưa cho tới nay. Đây là điều quan trọng: Muốn giữ, muốn xóa
phải hiểu “cho đến ngọn nguồn lạch sông”.
“ Người Mường có quan điểm: sống cho ra kiếp người, chết cho ra kiếp ma
và: Chết không thẹn với ma trong đống, sống không xấu hổ với người trần gian.
Người Mường cho rằng chết không phải là hết, chết là tiếp tục “sống” ở một cõi,
kiếp khác”.(Cụ ông N, 78 tuổi, xóm rú 6 – hội trưởng người cao tuổi xã Xuân
Phong). Điều này rất đáng chú ý: Nếu chết là hết tất cả, thì nhân loại không có tín
ngưỡng và cũng không có tôn giáo.Đó là một quan điểm về lẽ sống, chết có tầm
đáng quan tâm. Vì trước đây, bây giờ tín ngưỡng, tôn giáo vẫn là một thực thể tồn
tại trong đời sống nhân loại.
Cũng theo cụ ông N: “Người Mường quan niệm người chết thì không còn là
con người, nhưng chưa thành ma, chỉ khi có được mo lên trời để chuộc số, tức là
đổi số sống sang số chết và xin đuông trở thành một kiếp khác mới thành ma thực
sự. Lúc bấy giờ mới có thể đi mây về gió phù hộ con cháu”. Nhưng muốn chuộc
được số, xin được đuông (tuông) phải qua cầu Lim La, qua thần xử kiện trên trời
xem lúc sống có là người hiền lành không?.
4


“ Nếu lúc sống gây ra tội ác thì sẽ rơi xuống dưới cầu. Ở đó bị cá sấu, rắn ăn
thịt, chông gai xăm xỉa.” –( Cụ bà T, 72 tuổi)
Khi được nổ Mo đưa lên trời, người chết còn được ngắm nhìn lại đất mường
quê hương “biết đường đi lối về”. Mo còn là để hồn người thăm lại, nhìn nhận lại
họ hàng nội ngoại bên ma và “tìm đất ở, làm ăn” chốn bên kia thế giới. Mo còn là
để qua lời ông mo, người quá cố nhắn nhủ lại con cháu anh em ở lại thương yêu
nhau, sống với nhau cho thiện, cho đẹp.
Đó là toàn bộ vắn tắt về mục đích và nội dung mo Mường. Như vậy ta thấy

người Mường xưa đã tạo dựng được cơ sở triết luận cho mo và điều này đi vào
tiềm thức của mỗi người Mường xưa. Đó chưa nói đến mo còn là để đền ơn đáp
nghĩa với bố mẹ để không phải hổ thẹn với anh em làng xóm xa gần.
Theo Vũ Ngọc Khánh trong cuốn Truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số
Việt Nam ( tập I)- NXB Thanh Niên, Mo là tiếng chỉ chung các bài ca nghi lễ mà
những pháp sư ( thầy cúng) đọc ở những đám tang hay đám lễ cảu các dân tộc
thiểu số khác. Đầu tiên chữ mo nà dùng trong phạm vi dân tộc Mường, nhưng sau
đó những bài hát nghi lễ, những người thực hiện nghi lễ này ở các dân rộc khác
đều gọi là ông Mo. Các bài mo đã được phát hiện cũng giống như những bản
trường ca được thấy ở các dân tộc ( then ở Tày-Nùng), khan ở Tây Nguyên).Dân
tộc Mường có tác phẩm Đẻ đất đẻ nước, người Mường gọi đây là mo tiêu. Mo tiêu
như một bản sử thi thuật lại con người từ khi có đât trời, bản mường biết chăn
nuôi, làm nhà cửa... cho đến khi thành cơ nghiệp đàng hoàng. Cùng với mo tiêu
còn có mo vái , tức là mo lên trời. tường thuật rõ về cõi sống và cõi thiêng, là
những mường trần gian, mường trời, với tất cả những huyền thoại ly kỳ, Trên
mường trời có các vị thần coi việc sinh đẻ, việc giữ gìn lửa, ruộng nương, gia
súc....v.v..Người chết sẽ được các thầy mo dẫn lên cõi siêu phàm ấy, qua những
sông Ly, cầu Liêm La, đến nơi đổ các tội lỗi ở trần gian, xóa hết nợ nần kiện tụng
để được gặp Vua Trời, được “xin tuông chuộc thổ”. Sự tưởng tượng của người
Mường cũng phong phú không kém gì những mơ ước trong các huyền thoại ở
Phương Đông và Phương Tây.
5


Dân tộc Mường Khi có các đám tang, thường mời thầy cúng về đọc các bài
mo trên( mo tiêu, mo vái). Có thể đọc cả hoặc có thể đọc từng đoạn, gọi là mo nhìn
mường, mo tuông...v.v..
“ Người ta tin rằng, nhờ có thầy mo, hồn người chết có thể đươc dẫn dắt đi
vào cõi siêu trần để nhìn lại” ( cụ bà D, 68 tuổi) - theo cách nói ngày nay- cả một
bước đường về lịch sử tiến hóa nhân loại. Và hồn người chết cũng được đi về

mường trời mộtt cách thanh thản, trút hết ưu phiền trong ước vọng tâm linh sâu
sắc. Nói là đưa hồn đi, song thực tế nói với những người đang sống.
“ Ngày xưa các đám tang đám tang đầy đủ của các gia đình có điểu kiện cuộc
mo kéo dài đến những 12 ngày, nhưng bây giờ theo quy định thì đám ma chỉ đươc
phép diễn ra trong vòng 48 giờ (2 ngày), nên những cuộc mo chỉ vắn tắt theo từng
trích đoạn” –( cụ ông G, 70 tuổi)
Các loại mo – trình tự tiến hành các loại mo:
Xét cho kỹ mo chỉ có bốn loại. Đây là bốn loại lớn. “ Còn trước khi vào mo, hay
giữa hai đêm mo, ông mo có thể có mo đánh thức khót khánh, đánh thức nổ (tổ sư
của ông mo), kể cuông nổ, cuông đèn dầu, lễ vải cho cố ngài ăn. Tất cả các loại này





có thể tính như khúc dạo đầu các loại mo chính thức mà thôi”- (Cụ ông N, 78 tuổi.)
Các loại mo chính thức có:
Mo chuộc số, xin đuông (tuông)
Mo nhìn (nhìn nhận)
Mo t’lêu
Mo nhắn (nhắn nhủ)
“ Bốn loại mo trên đây thực ra chỉ có ba loại (chuộc số, còn gọi mo nhòm,
mo nhìn, mo nhắn) là nằm trong hệ thống chặt chẽ, bắt buộc phải dùng. Còn mo
t’lêu: có nghĩa t’lêu trồng dống chơi”- (Cụ ông B, 71 tuổi). Nghĩa là để chơi bời
cho biết, giải trí và nâng trí. Nhưng trên thực tế các ông mo đã đưa mot’lêu: Đẻ đất
Đẻ nước là một thể loại sử thi sáng thế. Nhưng lâu nay không ít người ngộ nhận hễ
nói đến mo là nói Đẻ đất Đẻ nước và ngược lại.

6



( Ảnh minh họa : Hình ảnh ông Mo trong một đám tang người Mường)
Thứ tự thực hiện các loại mo:
Nghiên cứu về các loại mo và tiến trình thực hiện các loại mo trong các đám
mo xưa ta thấy người xưa đặt ra các loại mo và tiến trình thực hiện khá lô gíc.
Ngày nay nhiều ông mo mới ít suy nghĩ và không chịu theo cách người xưa. Đến
như các nhà sưu tầm nghiên cứu đời nay phân loại cũng rất tùy tiện lộn xộn không
theo một hệ thống nào hoặc khi sưu tầm từng “rằng” chương khúc rồi thấy nội
dung được cứ công bố không có đối chiếu trên thực tế nên không biết rằng mo đó
các ông mo ngày xưa xếp vào loại mo nào, sử dụng nó vào lúc nào trong mo.
Người cao tuổi trong xóm nhận thấy có sự thay đổi trong các đám ma về chất
lượng và thời gian Mo “ vì thời gian diễn ra đám ma không được tùy ý như ngày
xưa và ngày nay thì các Ông mo không còn thuộc hết được các bài Mo cổ nữa” –
(Cụ ông P, 70 tuổi).
Theo cụ ông N, 78 tuổi thì “ ngày xưa mỗi đêm mo thường kéo dài một ngày,
hoặc nhiều hơn tùy thuộc và hoàn cảnh của gia chủ, có thời gian nghỉ ngơi để ông
Mo đọc theo từng trích khúc, nhưng ngày nay mỗi lần mo( đọc khúc ca) hay còn
gọi đêm mo chỉ cách nhau một giờ để ông mo ăn cơm và nghỉ ngơi để tiếp tục mo.
Và chỉ đọc vắn tắt các khúc mo để căn đúng với thời gian cho phép diễn ra đám
7


ma”. Theo truyền thống và căn cứ vào tính lô gíc của mo, tiến trình thực hiện các
đêm mo như sau:
Mo chuộc số, xin đuông.
Loại mo và đêm mo này có nơi còn gọi là mo lên, mo lên trời, mo nhòm…
Đây là đêm mo thứ nhất. Mục đích của đêm mo này là nổ mo đưa cố ngài lên nhà
Trời xin chuộc số và xin đuông, cũng là dịp được ngắm nhòm quê hương đất nước,
biết đường đi lối về.
“ Đêm mo này nổ nhà mo đưa cố ngài đi qua những mường, những cánh

rừng sông suối dưới đất cho đến núi Hang Hao là nơi sinh ra Trứng Tiếng, Trứng
Tiếng nở ra con người. Từ đó qua các chặng đường lên trời. Đáng chú ý là cố ngài
phải qua cầu Lim La, vào nhà cun xử kiện. Ngài có là người hiền lành khi còn
sống mới qua được cầu và pháp trường nhà cun xử kiện. Qua được ở đây lên được
nhà Tà Keo Renh, mới nhòm đất nhòm mường. Rồi nhớ lòng thân thiện của Tà
Keo Renh mới vào chuộc được số và xin đuông (Tuông). Ngài được đuông chim có
thể bay lượn đi về. Ở đây ta thấy người Mường sinh ra từ trứng chim, khi qua đời
lại trở về với kiếp chim. Đó là sự nhất quán trong mo Mường. Chuộc được số, xin
được đuông, cố ngài trở lại quê nhà vì đã có cánh nên đi lướt nhanh qua các nơi ở
trên trời từng qua lúc lên”. ( Cụ bà A, 79 tuổi)
Đêm mo thứ hai: Mo nhìn.
Nhìn ở đây là nhìn nhận. Ở loại mo và đêm mo có nơi gọi là: Mo Zống tồng
(qua các nghĩa địa) mo xin đất…
Mục đích chủ yếu của loại mo hay đêm mo này là “ sau khi người chết đã
thành ma thực sự, ngài phải về bên ma để tìm họ hàng anh em nội ngoại và xin
“đất ở, đất làm ăn” với chúa đống” –(cụ bà B, 66 tuổi). Vì có tìm họ, anh em nội
ngoại bên ma nên gọi là mo nhìn (nhìn nhận) và hồn phải qua các đống, nghĩa địa
bên ngoại, bên nội và gặp chúa đống nên gọi là mo Zống tồng. Đáng chú ý tính lô
gíc của nó là chỉ khi nào qua chuộc số xin đuông mới thành ma thực sự, mới nhận
họ hàng bên ma và mới “có quyền” xin đất ở (chôn) bên ma.
Loại mo thứ ba là mo t’lêu.

8


“Mo t’lêu còn gọi là mo Kinh pỏ rỏ trờng hay có nơi gọi là Rếch pỏ rỏ trờng.
Từ tiếng Mường cổ này chỉ có nghĩa là gốc tích. Truyện gốc tích khởi nguồn của
trời đất, ngày tháng, con người và muôn vật trên đời”- ( Cụ bà T, 72 tuổi). Còn cái
tên Đẻ đất Đẻ nước mới được một số nhà sưu tầm gán cho tác phẩm này vào
những năm 70 của thế kỷ qua. Cái tên này không khái quát. Truyện này đâu chỉ có

Đẻ đất Đẻ nước mà nó còn đẻ người, lửa, nhà cửa, tìm ra khí cụ mới, sự giàu
nghèo, sự di chuyển…
Như trên đã nói, mot’lêu là mo chơi bời có tính giải trí và nâng trí. Thể hiện
sự khát vọng, mong muốn tìm biết của người Mường xưa đối với thế giới xung
quanh. Loại mo này không dành cho nhà nghèo vì nó dài phải vài ba đêm. Nên xưa
chỉ dành cho nhà giàu. Mục đích của loại mo này là trong những ngày đau buồn,
tang tóc, con người như trầm tư và có nhiều sâu lắng để tư duy về vũ trụ, con
người và những việc những vật xung và lý giải nó theo tư duy còn non nớt của
mình để đỡ u trầm. Mo cho cố ngài mà thực ra là để cho người sống.
Loại mo thứ tư: Mo nhắn.
Cái tên mo này và đêm mo này thống nhất tên gọi và đều mo vào đêm cuối
của đám mo.
Mo nhắn, đó là lời nhắn gửi của người quá cố với con cái, anh em còn sống.
Khuyên con, anh em ăn ở với nhau cho tốt, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Đây là
bản di chúc của người quá cố gửi người dương thế.
Trên đây là các loại mo và trình tự của mo ngày xưa.
“ Ngày nay ở nhiều làng người Mường khi có bố mẹ qua đời, họ vẫn còn tổ
chức mo. Nhưng do thời gian eo hẹp, cuộc sống đổi thay nên chỉ mo quấy quả. Có
nhiều ông mo, mo theo yêu cầu của gia chủ. Thứ tự mo cũng đảo lộn, loại mo
trước lại để sau…”- ( Cụ ông B, 71 tuổi).
“ Nhưng chưa thấy ở đâu còn có mo t’lêu. Hay là nó đã bị lọi bỏ trong nghi
thức đám tang của người dân ở đây. Thực tế cho thấy ở vùng người Mường vẫn
còn mo, nhưng không ai hướng dẫn quản lý nên mo như thế nào ở một đêm? Vì
không ai với tới chỗ này nên người ta làm quấy quá, qua loa.” ( cụ ông N, 78 tuổi).
9


( Ảnh minh họa: Một cảnh trong nghi thức đưa tang người Mường)
Sau mo nhắn là lễ mai táng. Người Mường theo luật tục đoạn tang sau 1 năm.
Từ đó không có bốc mộ, không có giỗ, không phải lo đốt vàng mã quần áo, vì

trong mo có tục chia của cho người quá cố, từ đây đường ai nấy bước, duộc ai nấy
đi. Đống yên ma, nhà lành người. Khi con cháu có mời mới về, không quấy quả
người sống.
Mo là thực hiện một nghi thức với người quá cố của người Mường. Riêng ca
từ của mo là một hệ thống tác phẩm văn học dân gian mà ở đó có nhiều giá trị: Trí
tưởng tượng phong phú của người xưa, vạch ra được lộ trình lên trời, ngôn ngữ
Mường trong mo khá cổ mà diễn tả được ý tình rõ ràng, khúc chiết. Tính chất nhân
văn của các loại mo thấm đẫm tình người. Lời buồn đau mà không làm con người
quỵ xuống. Đặc biệt tính minh triết của mo t’lêu. Đây là bộ sử thi được đưa vào
mo. Đó là một thiên sử thi đồ sộ, đầy đủ gần như toàn bộ những gì mà con người
cần biết. Bộ sử thi không chỉ miêu tả nó sáng tạo ra cái gì mà còn là nó được sáng
tạo ra bằng phương pháp nào? Lễ nghi với những người quá cố có thể thay đổi,
nhưng ca từ mo và nhất là bộ sử thi là một tài sản vô cùng quý giá phải được giữ
gìn, phát huy trong cuộc sống ngày hôm nay.
2. Quan điểm của người cao tuổi về trang phục trong đám ma hiện nay.
Trang phục là nét đặc trưng riêng biệt không thể lẫn của mỗi dân tộc trên đất
nước Việt Nam hình chữ S. Trải dài trên dải đất, mỗi nơi, mỗi vùng, mỗi dân tộc
10


đều có trang phục riêng. Trang phục ngày thường và ngày lễ hội, lễ nghi cuả từng
vùng thường khác nhau.
Đối với người Mường thì bộ y phục nữ đa dạng hơn nam giới và còn giữ được
nét độc đáo. Trang phục thường ngày của phụ nữa Mường có khăn đội đầu là một
mảnh vải trắng hình chữ nhật không thêu thùa, yếm, áo cánh (phổ biến là màu
trắng) thân rất ngắn thường xẻ ở ngực và váy dài đến mắt cá chân gồm hai phần
chính là thân váy và cạp váy. Cạp váy nổi tiếng bởi các hoa văn được dệt kỳ công.
Trang sức gồm vòng tay, chuỗi hạt và bộ xà tích 2 hoặc 4 giây bạc có treo hộp quả
đào và móng vuốt hổ, gấu bịt bạc.


( Ảnh minh họa: Bộ Y phục của
phụ nữ Mường thanh lịch và kín đáo
gồm: khăn trắng hình chữ nhật, áo
ngắn váy dài đến mắt cá chân, yếm;
đồ trang sức thường là dây đeo
bằng bạc có gắn hộp trầu hình quả
đào, móng vuốt hổi, gấu...)

11


12


Khi được hỏi về trang phục thường ngày thì các cụ đều cho rằng ngày nay đơn
giản hơn rất nhiều, những phụ kiện, trang sức vòng bạc thường chỉ ngày hội, ngày Tết
mới mặc. “ Ngày thường ăn mặc thế nào cũng được, màu sắc như thế nào để phù hợp
với hoàn cảnh thôi, chứ không ăn mặc màu sắc kiểu lèo lẹt đâu”- ( Cụ bà A, 79 tuổi).

( Ảnh : Trang phục thường ngày khi trả lời phỏng vấn của Cụ bà A, 79 tuổi ).
Trong bất cứ một nghi thức hay nghi lễ nào trang phục là yếu tố màu sắc thể hiện
bản chất của nghi lễ đó. Cũng giống như đám tang của các dân tộc khác, con cháu, họ
hàng đều phải mặc màu trắng.
Khác với trang phục thường ngày, trang phục trong đám tang người Mường con
cháu mặc chỉ là màu trắng, ông mo thì mặc gam màu tối.
“ Ngày có tang lễ thì trang phục cũng có hình dáng như trang phục ngày thường
mặc, nhưng đổi lại là màu trắng hết, màu trắng thể hiện sự thương tiếc đối với người
đã khuất, màu trắng là để người đã khuất không phải chú ý gì hay vướng bận gì khi
ra đi...”- ( Cụ bà T, 72 tuổi).
Thầy mo khi hành lễ mặc y phục riêng. Ðó là chiếc áo dài 5 thân cài khuy bên

nách phải, nhuộm màu xanh hoặc đen, thắt dây lưng trắng, đội mũ vải nhọn đầu
13


(ảnh minh họa : Một góc tang lễ của người mường tại Bảo tàng dân tộc
học( màu đỏ con dâu mặc, màu trắng con trai, màu đen ông Mo)).
“ Ngày xưa, con dâu của người quá cố thường mặc một bộ đồ sặc sỡ màu đỏ để
tỏ lòng hiếu thuận nhưng bây giờ đơn giản hơn người ta chỉ mặc bộ trang phục dân
tộc màu trắng thôi ”- ( Cụ bà B, 66 tuổi).
Hình thức chịu tang của con cái trong nhà không khác so với người Kinh, tuy
nhiên con dâu, cháu dâu chịu tang ông bà, cha mẹ còn có bộ trang phục riêng gọi là
bộ quạt ma.
“ Tế quạt ma là một nghi lễ độc đáo trong đám ma người Mường. Khi tế quạt
ma, những người là dâu trong nhà trong họ của người quá cố phải mặc bộ đồ quạt ma
rất đẹp, gồm: váy đen, cạp mới, áo ngắn, áo chùng trắng, yếm đỏ, hai tay đeo vòng hạt
cườm, tay phải cầm quạt cọ múa, tay trái cầm que gậy, đầu đội mũ quạt trong trí tua
hạt cườm; phía trước đặt một chiếc ghế mây.” - ( Nguyễn Quang Huy, Lê Duy Đại.

14


Nguyễn Quý Thao, Vũ Xuân Thảo: Đại gia đình các dân tộc Việt Nam – NXB Giáo
Dục).

( Ảnh minh họa : Cảnh trang phục trong lễ đưa tang trong đám ma của người
dân tộc Mường hiện nay ).
“ Ngày nay đại khái lắm, không cầu kỳ về trang phục nghi lễ kiểu cách như xưa
nữa đâu”- (Cụ bà B, 66 tuổi)
“ Cái bộ quạt ma là ngày xưa còn có thôi, chứ bây giờ không có nữa đâu, mặc
thế nào cũng được, có khi phụ nữ không cần mặc váy nữa, cứ đồ trắng mà mặc là

được rồi”- ( Cụ ông ông G, 70 tuổi).
Những người cao tuổi trong xóm đều cho rằng người Mường ngày nay về màu
sắc trang phục thì đã không còn cầu kỳ như trước nữa. Chỉ cần trong tang lễ vẫn mặc
màu trắng là đã thể hiện sự đau buồn đối với người quá cố.
Khi được hỏi về chất liệu trang phục thì phần lớn các cụ bà là người am hiểu và
biết rõ nhất, vì trong đám tang phụ nữ là người lo về trang phục và vải bóc.

15


( Ảnh : Khung dệt vải của nhà bà cụ D, 68 tuổi ngày xưa dệt vải để may trang phục .)
Tự dệt vải để may thành trang phục là nét văn hóa của người Mường xưa, nhưng
ngày nay người ta sẽ mua vải có sẵn ở chợ để may cho tiện, rẻ và đỡ tốn công.
“ Ngày xưa bà phải ngồi dệt nhiều lắm, để may quần áo cho người thường thì có
dệt thổ cẩm để làm cạp váy cho phụ nữ, thân váy áo và quần áo của người nam thì từ
vải trắng nhuộm lá cây cho thành màu nâu hoặc màu đen. Nếu vải để làm quần áo
tang thì sợi bông loại xấu, dệt xấu thôi. Vì người Mường cho rằng quần áo trong tang
lễ càng đơn giản, càng xấu thì mới tỏ lòng hiếu thuận với người đã khuất, nó thể hiện
sự đau buồn không còn chú ý tới việc gì cầu kỳ nữa” -( bà cụ D, 68 tuổi).
“ Bây giờ thời đại các cháu có con dâu, con gái nào ngồi thức khuya, thức hôm
mà dệt vải, quay bông nữa đâu. Ngày thường thì mặc đồ như người Kinh. Còn ngày
có tang chỉ có vợ, con dâu, con gái của người đã khuất thì còn mặc váy, chứ thanh
niên bây giờ mặc quần hết. Vải thì tự mua ở chợ về cắt may cho phù hợp với phong

16


tục thôi. Mọi thứ thay đổi hết, dù vẫn giữ nét đặc sắc và văn hóa ở đây, nhưng chỉ là
đại khái thôi. Chứ ai đâu mà làm như xưa được”- ( Bà cụ A. 79 tuổi).
Cùng với sự phát triển của xã hội, ít nhiều trong cách chuẩn bị trang phục tang lễ

của người Mường có sự thay đổi nhưng không vì thế mà người ta làm mất đi cái cốt
của nó. Người ta chỉ là làm đơn giản mọi việc cho nhanh mà vẫn giữ nét văn hóa của
dân tộc.
3. Quan điểm của người cao tuổi về các lễ vật, nghi thức trong đám ma hiện nay.
Ngày nay thường không giữ tử thi quá 48 giờ, nhiều nghi thức được giảm bớt,
các áng mo cũng rút ngắn đi, những lễ thức quan trọng trong tập tục vẫn được tuân
thủ.
Trong hai ngày đêm của nghi lễ, sẽ chia ra thành 3 bữa chính ứng với 3 áng Mo
quan trọng, mỗi một bữa trưa và bữa chiều của từng ngày đều có lễ dâng ăn uống.
“ Ngày xưa người ta thường mổ trâu, mổ bò, nhưng ngày nay trong mỗi bữa
Mo( bữa ăn) thì người ta sẽ phải mổ một con lợn, xôi, rượu để thực hiện việc cúng
ma”- ( cụ ông N 78 tuổi).
“ Bắt buộc có thịt lợn dù to hay nhỏ, nhưng việc phải có thủ lợn để cúng là
quan trọng nhất. Việc số lượng lễ vật được chuẩn bị có to hay không, nhiều hay
không là để thể hiện việc báo hiếu với người đã khuất”- ( Cụ ông P, 70 tuổi).
Người Mường rất quan trọng việc các lễ vật phải có trong các bữa cúng ma,
không thể không có.
“ Ngoài ra việc mổ lợn to hay không còn là để làng xóm cùng ăn, như thế đám
ma mới thể hiện sự hoàn tất. Vì làng xóm chính là người giúp cho gia đình có tang đó
việc tổ chức thăm viếng, việc đào huyệt và chôn cất. Đó còn là cách để báo hiếu với
dân làng thay cho người đã khuất”- ( Cụ ông G, 70 tuổi).
Ngoài ra trong đám ma không thể thiếu đó là đội nhạc lễ. Khác với người Kinh,
nhạc lễ người Mường do một đội nhạc hiếu thổi suốt trong đám ma. Ngoài Ông mo
17


phải thâu ngày thâu đêm mo, thì cùng với đó là đội nhạc hiếu thổi những khúc nhạc
đau buồn làm cho không khí đám tang thêm phần não nề.

( Ảnh chụp tại bảo tàng Dân tộc học : Cảnh những người trong đội nhạc hiếu

trong đám ma).
Việc mo trong tang lễ thực chất là nhằm thuyết phục, hướng dẫn linh hồn người
chết "thực thi" các nghi lễ như vừa kể trên hoàn toàn bằng lời mo. Nếu như mo sai, thì
hồn không thể "thực thi" được nghi lễ, như thế sẽ không hoàn tất được các thủ tục, sẽ
rơi vào tình trạng luẩn quẩn. Hồn không thể đoạn tuyệt với thế giới người sống mà
cũng không thể gia nhập vào thế giới người chết. Người ta sợ trong hoàn cảnh dở
dang ấy linh hồn người chết sẽ quay về quấy phá hành tội con cháu trong nhà.
Khác với người Kinh, việc con cháu khóc tiễn đưa người đã khuất theo lời dẫn
của ông Mo là rất quan trọng. Người Kinh thường có mở những bài nhạc hiếu trong
đám tang, hoặc thêu người khóc thay. Nhưng đối với người Mường thì con cháu, gia
đình, họ hàng sẽ thành tâm khóc đến tột cùng nỗi đau mất người thân, như vậy người
đã khuất sẽ không cô đơn trên con đường sang thế giới bên kia.

18


“ Con cháu, họ hàng ai mà không khóc, hay giả vờ khóc thì hồn ma sẽ không
thể yên tâm mà ra đi được, và buổi mo coi như không thành và phải mo lại từ đầu.
Nên nếu ai ở gần quan tài người chết mà khóc giả vờ thì không được. Nếu trong lòng
không cảm thấy thương tiếc và không rơi giọt lệ thì nên rời khỏi khu nhà cử hành
đám ma” - ( Cụ ông B, 71 tuổi)
Và điểm nổi bật nhất trong nghi thức tang ma người Mường là qua những nghi
thức đó, người Mường muốn những thế hệ tiếp nối của cộng đồng vượt qua những tổn
thất do một thành viên của cộng đồng đã phải ra đi vĩnh viễn thêm gắn bó với quê
hương đất nước và gìn giữ những kỉ cương, tập tục đã giúp cộng đồng trường tồn và
phát triển.
4. Quan điểm và sự mong muốn của người cao tuổi về văn hóa tang lễ trong cộng
đồng người dân tộc Mường hiện nay.
Ngày nay khi những hủ tục đã không còn tồn tại trong cuộc sống của người dân
tộc Mường thì những giá trị đặc sắc xen lẫn trong cái gọi là hủ tục đó đã mai một

cùng với thời gian. Những bản trường ca Đẻ đất đẻ nước trong bài Mo đến những
trang phục hay nghi thức, lễ vật trong tang lễ dường như đã không còn đặc sắc như
xưa nữa. Cuộc sống ngày càng trở nên nhanh chóng hơn, con người ta chạy theo với
cơm áo gạo tiền và kiếm kế sinh nhai, ít ai còn nhớ hay ít ai có thời gian để chuẩn bị
cho việc rời khỏi thế giới này đến sống ở thế giới bên kia cho những người đến tuổi
xưa kia hiếm có. Ví dụ như khi có người mất, người ta sẽ bắt đầu sửa quan tài, chứ
ngày xưa gỗ tốt người ta sẽ coi số mà đoán tuổi thọ và chuẩn bị trước vài năm.
“ Ngày xưa quan tài còn được đẽo bằng thân gỗ to, nhưng giờ hiếm lắm. Tìm
được cây to cây chắc mà làm áo quan thì vất vả. Mua cây thì hiếm. Ông chỉ mong sau
con cháu cố có cái áo quan theo đúng phong tục mình. Chứ mua bằng gỗ ghép như
người Kinh làm thì không thích. Phải là cây gỗ chắc, hình tròn mà khéo hết lõi thì
mới đúng là của người Mường”.- ( Cụ ông P, 70 tuổi).
19


Người cao tuổi ở đây nói đến việc sang thế giới bên kia một cách nhẹ nhàng.
Khi đề cập đến việc tang ma là một vấn đề khó nói, nhạy cảm nhưng các cụ thì vô tư
kể như thường. Vì theo người Mường, người chết không phải là hết, mà chỉ là họ sang
một thế giới khác để đoàn viên cùng những người thân đã khuất trước.
“ Giờ nếu có nói đến cái chết thì ông cũng chẳng lo lắng gì đâu. Chỉ mong sau
này con cháu khi tiến hành tang lễ cho đúng phong tục để họ hàng, bạn bè gần xa đến
phúng viếng khỏi chê cười con cháu thôi. Sau này hi vọng có người học làm thầy Mo
phải học cho đúng, cho đủ câu để dẫn dắt linh hồn người đã khuất đi đúng đường, đi
cho thanh thản”. - ( Cụ ông N, 78 tuổi).
Ngày nay quả thật là những áng Mo ngày càng bị mai một, những người học
sau hoặc là do tang lễ đã rút ngắn thời gian, hoặc là do không thuộc hết, do trí tưởng
tưởng không phong phú mà làm cho Mo bị rút ngắn hơn so với ngày xưa rất nhiều.
Trong tang lễ thì các lễ thức trong đám ma chủ yếu là phục vụ cho mâm cỗ để
ông thầy Mo cúng. Còn lại là để thiết đãi cho người làng vì họ đã tới giúp thực hiện
tang lễ đó. Và phải có mâm cỗ cho họ hàng , bạn bè ở xa đến dự tang lễ ăn uống còn

đợi đến giờ đưa tang người mất.
“ Ngày nay mọi thứ đơn giản đi nhiều quá, chứ không phải nói là thay đổi đi
nhiều, chứ ngày xưa đám ma thì kéo dài ngày, giờ cái gì cũng nhanh gọn đi cho đỡ
phí của, phí thời gian, miễn là vẫn đủ nghi thức chính thôi”- (Cụ bà D, 68 tuổi).

20


Bà cụ T. 72 tuổi vẫn còn rất
khỏe mạnh và minh mẫn khi nói về
những suy tư của mình về văn hóa
của người Mường nói chung và văn
hóa trong tang lễ của người Mường
nói riêng đã chia sẻ khi nghĩ đến
việc sẽ đến lúc nào đó mình cũng sẽ
ra đi : “ Chỉ mong khi bà khuất núi
thì con cháu đừng có làm điều gì
không phải mà linh hồn bà ra đi
không thanh thản, rồi thì mâm cỗ
cúng hồn ma sao cho khỏi làng xóm
chê cười. Nói thế thôi, chứ lúc chết
thì ai biết gì, người ta vẫn có câu
“ngày xưa người ta thường nói
người chết làm tết cho làng mà”.

Phần lớn người cao tuổi khi trả lời những câu hỏi liên quan đến tang ma của
người Mường đều chia sẻ một cách rất thoải mái mà không hề kiêng kỵ điều gì, vì
người Mường được biết đến là dân tộc rất thân thiện, và họ cũng là dân tộc coi việc
tang ma là rất quan trọng nhưng không phải là việc nuối tiếc. Mong muốn chỉ là sao
cho con cháu sẽ vẫn giữa được những nét đặc sắc của dân tộc mà không làm mai một

những phong tục vốn có. Họ vui vẻ cho rằng đó là việc tất yếu xảy ra và đó chỉ là
bước tiếp theo cho cuộc sống hạnh phúc khi về với người thân đã khuất và về với
“Mường Trời”.

III. Phần kết luận.
21


Những năm gần đây, sự du nhập, tiếp thu chọn lọc các giá trị văn hóa, khiến
việc quản lý văn hóa trở nên đúng với chủ trương của nhà nước. Mặt khác, do đời
sống được nâng cao, tiếp xúc nhiều với phong tục người miền xuôi , thì ngày càng
nhiều những tiểu tiết văn hóa bị mai một. Một số tín ngưỡng, phong tục dân gian của
người Mường mất dần đi, thay vào đó là những tín ngưỡng mới, pha trộn và không
còn nguyên bản. Đặc biệt nhiều tập tục đã phai nhạt và chỉ đọng lại trong ký ức của
người già.
Tang lễ ngày nay đã không còn nguyên vẹn như xưa, nhưng vẫn giữ được nét
đặc sắc riêng biệt của người Mường.
Kết quả nghiên cứu “ quan điểm của người cao tuổi về đám ma của người dân
tộc Mường hiện nay” tại xóm Rú 6, xã Xuân Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa
Bình có thể thấy đôi nét về sự thay đổi phong tục ma chay ở đây. Đồng thời qua đó đã
cho chúng ta thấy được nét đặc sắc và sự am hiểu về văn hóa của người Mường. Nếu
như trước đây với các áng Mo kéo dài 12 ngày đêm thì nay chỉ còn lại hai ngày thì dù
giản lược thì những ý chính trong các phần Mo của người Mường vẫn còn được lưu
giữ.
Bên cạnh các trang phục và các lễ vật, nghi thức đã có sự thay đổi để đơn giản
hơn thì đám ma vẫn giữ nguyên giá trị và có ý nghĩa sâu sắc đối với tâm linh trong
văn hóa Mường.
Cần duy trì, bảo vệ và phát triển văn hóa người Mường một cách vững chắc.
Cần có quan điểm nhìn nhận khoa học và thiết thực hơn đối với đời sống văn hóa của
người Mường thì mới phát huy được những mặt tích cực cũng như hạn chế các mặt

tiêu cực của văn hóa hội nhập trong giai đoạn hiện nay.Cần chú trọng hơn nữa việc
xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật quy định cụ thể về các hoạt động
văn hóa.
Gắn văn hóa vào việc xây dựng nếp sống văn hóa gia đình, mường bản. Kế thừa
có chọn lọc những phong tục tập quán, những hình thức văn hóa, tập tục truyền thống
với việc xây dựng một nếp sống văn minh hiện đại đảm bảo được tính tiên tiến và giữ
gìn được bản sắc văn hóa dân tộc.
MỤC LỤC
22


23



×