Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Sự phát triển của thai kỳ: tuần thứ 35

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.69 KB, 3 trang )

Sự phát triển của thai kỳ: tuần thứ 35
Mang thai tuần thứ 35 là khoảng thời gian mẹ cận kề nhất với ngày sinh nở vì
chỉ còn khoảng hơn 1 tháng nữa là em bé đã chào đời. Đây cũng là lúc cả mẹ
và thai nhi có nhiều thay đổi nhất cả về thể chất lẫn tinh thần. Hãy cùng
chúng tôi quan sát kỹ xem những thay đổi ấy là gì nhé!
Tuần thứ 35, bé đã nặng khoảng 2,7kg, bé đang rụng dần lớp lông tơ và lớp sáp
bao phủ và thường sẽ nằm ở tư thế chúc đầu xuống. Mẹ di chuyển nặng nề hơn và
bắt đầu có thể cảm nhận các cơn co thắt thường xuyên.
1. Sự phát triển của thai nhi
Ở tuần thứ 35 của thai kỳ, bé đang tăng cân đều đặn khoảng gần 30g mỗi ngày.
Giờ bé đã nặng khoảng 2.7kg và dài hơn 47cm, như một quả dừa. Bé đang “rụng”
dần phần lớn lớp lông tơ bao phủ cơ thể và lớp sáp bao phủ làn da của bé trong
suốt chín tháng nằm trong túi nước ối. Bé nuốt vào các chất này cùng các chất bài
tiết khác, và cho kết quả là một hỗn hợp màu đen, gọi là phân su, “thành phẩm”
của lần bài tiết đầu tiên của bé sau khi chào đời.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Vào cuối tuần này, bé sẽ được coi là đủ ngày đủ tháng. Các bé sinh trước 36 tuần
được coi là sinh non và những bé sinh ra sau 40 tuần được coi là sinh muộn).
Thường bé sẽ nằm ở tư thế đầu chúc xuống. Nếu không, bác sĩ có thể đề nghị thực
hiện“xoay thai từ bên ngoài” để dỗ bé vào vị trí quay đầu xuống bằng cách thao
tác từ bên ngoài bụng của mẹ.
2. Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao ở tuần thai thứ 35?
Giờ bé đã chiếm rất nhiều chỗ khiến mẹ có thể gặp khó khăn trong việc ăn uống
thông thường. Chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều bữa sẽ giúp ích hơn cho mẹ vào thời
điểm này.
Mặt khác, mẹ có thể bị ợ nóng ít hơn và dễ thở hơn khi bé bắt đầu lọt xuống vùng
chậu. Quá trình này gọi là sa bụng thường diễn ra vài tuần trước khi mẹ chuyển dạ
nếu đây là bé đầu lòng. Nếu mẹ đã từng sinh, quá trình này có thể sẽ không xảy ra


trước khi chuyển dạ.
Nếu bé đã lọt xuống, có thể mẹ sẽ thấy áp lực tăng lên ở vùng bụng dưới của mình,
khiến việc đi lại thêm nặng nề, phải đi tiểu thường xuyên hơn. Nếu bé ở vị trí rất
thấp, mẹ có thể cảm thấy nhiều áp lực ở vùng âm đạo và khá khó chịu. Một số phụ
nữ có cảm giác như họ đang phải mang một quả bóng bowling giữa hai chân mình
vậy!

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Mẹ cũng có thể nhận thấy những cơn co thắt xảy ra thường xuyên hơn. Cần báo
với bác sĩ về những dấu hiệu chuyển dạ của mình. Như một quy luật chung, nếu
mẹ mang thai đủ tháng, thai không có biến chứng và ối vẫn chưa vỡ, bác sĩ có thể
sẽ bảo mẹ chờ cho tới khi có những cơn co thắt kéo dài khoảng 1 phút mỗi cơn,
diễn ra mỗi đợt 5 phút trong vòng 1 giờ.
Lưu ý gọi bác sĩ ngay nếu nhận thấy bé giảm hoạt động hay có dấu hiệu bị rỉ nước
ối, hoặc nếu mẹ thấy có chảy máu âm đạo, bị sốt, nhức đầu nặng hoặc kéo dài, đau
bụng liên tục hoặc thị lực thay đổi.
Ngay cả khi mẹ đang tận hưởng một thai kỳ không biến chứng thì tốt nhất cũng
hãy tránh đi máy bay hoặc đi du lịch xa nhà trong tháng cuối cùng này bởi vì mẹ
có thể chuyển dạ vào bất cứ lúc nào. Thực tế là một số hãng hàng không sẽ không
cho phép phụ nữ trong vòng 30 ngày trước ngày dự sinh lên máy bay.
Gợi ý cho tuần này:
Thông báo sinh.Tạo một danh sách tất cả những người mẹ muốn thông báo về sự
kiện bé chào đời cùng số điện thoại và địa chỉ của họ sau đó đưa cho một người
mẹ có thể giúp loan tin.
Như vậy, khi sẵn sàng cho mọi người biết, mẹ chỉ cần thực hiện một cuộc gọi. Hãy
nhờ ít nhất một đồng nghiệp của mẹ trong danh sách, để người đó có thể loan tin
giúp mẹ trong công ty.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×