Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

tiểu luận cao học tôn giáo ảnh hưởng của mê tín dị đoan đến đời sống người dân miền núi, vùng sâu vùng xa hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.81 KB, 19 trang )

Đề tài: Ảnh hưởng của mê tín dị đoan đến đời sống người dân miền
núi, vùng sâu vùng xa hiện nay
Phần 1: Giới thiệu đề tài
1.Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thời đại mới, thời đại của khoa học- công
nghệ tiên tiến, đời sống vật chất và tinh thần của con người không ngừng
được nâng cao, xã hội loài người ngày một tiến bộ hơn. Trong sự tiến bộ
không ngừng đó, không thể không nhắc đến một lĩnh vực quan trọng trong
đời sống tinh thần của con người, đó là tôn giáo.
Triết học C.Mác cho rằng: “ tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”,
bởi trong cuộc sống đời thường, khi con người rơi vào những khó khăn, bế
tắc thì tôn giáo là nơi để họ gửi gắm niềm tin. Tôn giáo còn giúp khoa học
phần nào lý giải những hiện tượng bí ẩn của tự nhiên và xã hội. Nhưng cũng
chính vì tôn giáo là nơi gửi gắm niềm tin của con người nên không ít kẻ lợi
dụng tôn giáo để trục lợi cá nhân, tạo nên tệ nạn mê tín dị đoan. Làm ảnh
hưởng giá trị của tôn giáo, gây thiệt hại đến đời sống vật chất, tinh thần của
người dân và cản trở sự phát triển của xã hội.
Riêng đối vơi nước ta, đang trong thời kì quá độ lên chủ nghịa xã hội,
thì tệ nạn mê tín dị đoan là vấn đề nhức nhối của Đảng- nhà nước ta trong
tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Và hiện nay những ảnh hưởng xấu của
tệ nạn mê tín dị đoan đã tác động mạnh tới đời sống của người dân.
Đặc biệt tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, đời sống của người dân còn
nghèo, trình độ dân trí hạn chế, cho nên trở thành mảnh đất màu mỡ cho sự
phát triển của tệ nạn mê tín, dị đoan. Khá nhiều hủ tục lạc hậu, man rợ vẫn


tồn tại ở một số bản, làng có nhiều bà con đồng bào dân tộc thiểu số sinh
sống. Không ít nơi, việc tổ chức ma chay, cưới xin vẫn tiến hành theo thủ
tục rườm rà, rắc rối, thậm chí mê muội. .
Đây là vấn đề tôi quan tâm, và muốn tìm hiểu rõ hơn. Thông qua
phân tích báo chí tôi xin đưa ra những ảnh hưởng của tệ nạn mê tín dị đoan


đến đời sống người dân niền núi, vùng sâu vùng xa hiện nay
2. Tổng quan vấn đề
Tôn giáo tín ngưỡng là vấn đề được rất nhiều nhà khoa học quan tâm,
vì nó là một phần quan trọng chị phối cuộc sống con người, chính vì vậy có
nhiều đề tài khoa học nghiên cứu.
Tiểu luận nguyên lý Mác- Lê nin: Vấn đề tôn giáo trong tiến trình
xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam của nhóm sinh viên trường khoa
học xã hội nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh đã tổng hợp tình hình tôn giáo
đang diễn ra ở Việt Nam trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong
công tác tôn giáo thì tuyệt đối không bao giờ đượng dùng vũ lực để giải
quyết các vấn đề đặt ra mà phải dùng tổng hợp các biện pháp chính trị, kinh
tế, xã hội mà nòng cốt là công tác vận động quần chúng. Các nước Xã hội
Chủ nghĩa chưa bao giờ chống lại tôn giáo mà chỉ thực hiện các chính sách
để chống lại những kẻ lợi dụng tôn giáo nhằm mục đích phản động.
Luận văn Một số giải pháp và chính sách đối với vấn đề tôn giáo
trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Đắc Lắc của sinh viên
Nguyễn Thị Lan trường đại học văn hóa Hà Nội đã chỉ ra nhà nước cần quan
tâm đặc biệt tới các tỉnh vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, dân tộc thiểu số
vì những nơi đó có diễn biến về chính trị tôn giáo phúc tạp. Những chính


sách của nhà nước chưa sát thực với tình hình, và chưa được thực hiện hiệu
quả.

Vấn đề mê tín dị đoan ở Việt Nam hiện nay là đề tại của viện
nghiên cứu chiến lược giáo dục Việt Nam. Đề tài nêu ra thực trạng của việc
mê tín dị đoan đang diễn ra rất phức tạp, tôn giáo có một nhánh khác cùng
nguồn gốc là mê tín dị đoan. Mê tín dị đoan mang tính tiêu cực, nó làm đầu
óc con người trở nên mê muội, thiếu ý chí sinh tồn. Đảng và nhà nước ta
luôn nêu tinh thần tự do tín ngưỡng của công dân, đồng thời cương quyết

đẩy lùi tệ nạn mê tín dị đoan ra khỏi đời sống xã hội.
Ảnh hưởng Phật giáo về mặt tư tưởng và đạo lý là đề tài khoa học
nêu lên Dù còn những hạn chế song chúng ta không thể phủ nhận những giá
trị đạo đức to lớn mà Phật giáo đã mang lại. Đặc trưng hướng nội của Phật
giáo giúp con người tự suy ngẫm về bản thân, cân nhắc các hành động của
mình để không gây ra đau khổ bất hạnh cho người khác. Nó giúp con người
sống thân ái, yêu thương nhau, xã hội yên bình phật giáo luôn tồn tại và gắn
liền với cuộc sống của con người Việt Nam. Việc khai thác hạt nhân tích cực
hợp lý của Đạo Phật nhằm xây dựng nhân cách con người Việt Nam, đặc
biệt là thế hệ trẻ, là một mục tiêu chiến lược đòi hỏi sự kết hợp giáo dục tổng
hợp của xã hội - gia đình - nhà trường - bản thân cá nhân.
Đề tài: Mê tín dị đoan và việc bài trừ các hoạt động mê tín dị đoan
tại đền Sòng Sơn - Bỉm Sơn - Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay đã
Phân biệt giữa tự do tín ngưỡng và mê tín dị đoan. Nêu lên thực trạng mê tín
dị đoan tại đền Sòng rất phức tạp, các hình thức xem bói, rút quẻ, những bà


đồng lên đồng xuyên đêm. Những kết quả đã đạt được của thị xã Bỉm Sơn
trong việc bài trừ tệ mê tín dị đoan. Yêu cầu địa phương cần có chính sách
nâng cao trình độ hiểu biết cho nhân dân, vạch trần tính chất bịp bợm của
mê tín dị đoan. Đẩy mạnh công xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn
hoá mới.
Điểm qua các công trình nghiên cứu có thể thấy chưa có đề tài nào đi
sâu phân tích những ảnh hưởng tiêu cực của tệ nạn mê tín dị đoan đến đời
sống người dân niềm núi vùng sâu vùng xa. chính vì vậy đề tài tiểu luận của
em xin được bước đầu tìm hiểu sơ bộ về vấn đề này
3. Mục đích nghiên cứu
 Làm rõ thế nào là mê tín dị đoan.
 Chỉ ra những ảnh hưởng của mê tín dị đoan đến đời sống xã hội
của người dân niềm núi vùng sâu vùng xa.

 Đề xuất những giải pháp bày trừ tệ nạn mê tín dị đoan.
4. Nhiệm vụ:
 Tìm hiểu và làm rõ về mê tín dị đoan, cùng những hình thái, tổ
chức mê tín dị đoan ở nước ta.
 Làm rõ ảnh hưởng của chúng đến đời sống của người dân niềm
núi vùng sâu vùng xa.


Đưa ra những giải pháp bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan

5.Thao tác hóa khái niệm
 Mê tín dị đoan: trong xã hội đang tồn tại một hiện tượng khác với
tôn giáo, nhưng có nhiều đặc trưng tương đồng với tôn giáo; đó chính là mê
tín dị đoan; mê tín là tin tưởng một cách mù quáng, không có cơ sở. Dị
Đoan: Dị là lạ - Đoan là mới. Mê tín dị đoan là tin tưởng một cách quáng mù


vào những việc lạ, thiếu cơ sở, thiếu khoa học. Phần nhiều là những việc về
tinh thần, nhưng cũng ảnh hưởng về vật chất, mê lầm tưởng đó là sự thật. Từ
sự tin sai lầm, đưa tới nói năng sai lầm. Mê tín dị đoan là niềm ti cuồn vọng
của con người vào các thế lực siêu nhiên đến mức mê muội, có những hành
vi cực đoan, thái quá và phản văn hóa. Như tin bà đồng bà cốt, thầy bùa chú,
bói toán…những loại tin này không có một chút căn bản, không thể chứng
minh.
 Đời sống: bao gồm đời sống vật chất và tinh thần, trong đề tài tiểu
luận phạm vi của khái niệm đời sống muốn nói đến mê tín dị đoan ảnh
hưởng đến cuộc sống, suy nghĩ, cách hành xử, hành vi của con người như
thế nào.
6. Phạm vi nghiên cứu



Nghiên cứu các bài báo trên mạng từ tháng 2 năm 2012 đến tháng

2 năm 2013
 Trên các báo mạng: Dân Trí.Vn, Báo Mới. com, giáo dục.net
7. Gỉa thiết nghiên cứu
 Những năm gần đây có một bộ phận người dân niềm núi vùng sâu
vùng xa. tin vào những hình thức mê tín dị đoan như bà đồng, bói toán, bùa
chú… tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, đời sống của người dân còn nghèo,
trình độ dân trí hạn chế, cho nên phát triển tệ nạn mê tín, dị đoan. Khá nhiều
hủ tục lạc hậu, man rợ vẫn tồn tại ở một số bản, làng
 Xảy ra nhiều hiện tượng mê tín dị đoan mới, trá hình để lừa đảo
người dân.
 Nhiều người mù quán tin theo những lời thầy bói, bà đồng gây ra
thiệt hại về vật chất và tinh thần


 Những biện pháp của chính quyền địa phương chưa có hiệu quả và
đi vào cuộc sống nên hiện tượng mê tín dị đoan đang ngày càng khó kiểm
soát
8. Phương pháp nghiên cứu
 Đề tài tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu là phân tích báo
chí, thu thập thông tin từ báo chí.
Vì hiện nay báo chí đề cập đến vấn đề tác hại của mê tín dị đoan
nhiều, do đây là vấn đề nóng gây nhiều chú ý của dư luận. Báo chí cũng có
nhiều thông tin mới, cập nhật về các vấn đề này. Cùng với đó có nhiều bài
phỏng vấn các chuyên gia, ý kiến phản hồi trên báo cũng là nguồn thông tin
quý giá để đánh giá được ảnh hưởng của mê tín dị đoan đến đời sống của
người dân niềm núi vùng sâu vùng xa trong thời gian hiện nay.
Phần 2: Nội dung nghiên cứu

1.

Mê tín dị đoan và các hình thức mê tín dị đoan

1.1 Mê tín dị đoan là gi
trong đời sống thường ngày con người luôn phải đối mặt với rất nhiều
những khó khăn, thử thách, để rồi cũng có lúc vấp ngã, phải rơi vào bước
đường cùng, bế tắc. Khi đó, con người cần lắm một chổ dựa tinh thần, một
nơi gửi gắm niềm tin. Đồng thời con người luôn có khao khát chinh phục
thiên nhiên, mong muốn lí giải những hiện tượng “bí ẩn” mà khoa học chưa
thể giải đáp. Và rồi tôn giáo ra đời đáp ứng những nhu cầu đó. Thực chất,
tôn giáo là sản phẩm sáng tạo của con người, nhưng có khả năng chi phối lại
con người; nó là hiện tượng xã hội phản ánh sự bế tắc, bất lực của con người
trước tự nhiên và xã hội. Đồng thời cũng chứa đựng nhiều giá trị phù với


đạo đức, đạo lí của xã hội loài người. Do đó, tôn giáo không chỉ tồn tại mà
ngay một phát triển hơn.
Tuy nhiên, trong xã hội đang tồn tại một hiện tượng khác với tôn giáo,
nhưng có nhiều đặc trưng tương đồng với tôn giáo; đó chính là mê tín dị
đoan; mê tín là tin tưởng một cách mù quáng, không có cơ sở. Dị Đoan: Dị
là lạ - Đoan là mới. Mê tín dị đoan là tin tưởng một cách quáng mù vào
những việc lạ, thiếu cơ sở, thiếu khoa học. Phần nhiều là những việc về tinh
thần, nhưng cũng ảnh hưởng về vật chất, mê lầm tưởng đó là sự thật. Từ sự
tin sai lầm, đưa tới nói năng sai lầm. Như tin bà đồng bà cốt, thầy bùa chú,
…những loại tin này không có một chút căn bản, không thể chứng minh.
Tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan đều là niềm tin của con người
vào những hiện tượng, những lực lượng siêu nhiên, thần bí, hư ảo và không
có thưc. Nhưng tín ngưỡng, tôn giáo mang tính chất là niềm tin, là lối sống,
là phong tục tập quán, tình cảm của con người qua nhiều thế hệ. Niềm tin

của con người vào tín ngưỡng tôn giáo như là một nhu cầu tinh thần tốt đẹp,
nó mang tính chất bền vững trong đời sống tinh thần của xã hội. Đó còn là
những giá trị đạo đức, văn hóa với tinh thần nhân đạo, hướng thiện làm
trong sáng hơn tâm hồn con người.
Còn mê tín dị đoan là niền tin cuồng vọng của con người vào các thế
lực siêu nhiên đến mức mê muội, có những hành vi cực đoan, thái quá và
phản văn hóa. Một số người đã lợi dụng niềm tin nỳa để tư lợi riêng, buôn
thần bán phật gây ra nhiều hậu quả xấu ảnh hưởng đến xã hội
1.2 Hình thức mê tín dị đoan
Mê tín dị đoan có nhiều hình thái tồn tại, nổi trội là “lên đồng”, bói
toán, hủ tục…


Lên đồng là một cách để nối thông với thần linh. Để thực hiện việc
nối thông đó, các thầy đồng phải có khả năng tự đưa mình vào trạng thái
ngây ngất, trong trạng thái như vậy thì thần linh mới nhập được hồn vào họ.
Khi đó, họ không phải là họ, nhưng có khả năng giúp bản thân họ hoặc giúp
mọi người chuyển tải những ước vọng của con người đến với thần linh.
Liệu có phải tất cả những người đang xưng là “ông đồng, bà đồng”
đều có khả năng đó? Phải phân biệt hai loại, một loại là những người có căn
số, phải “ra đồng”. Thực chất, bản thân những “ông đồng bà đồng” không
muốn vậy, mà họ bị đày, nếu không “ra đồng” thì thành điên loạn, ốm đau
không chữa bệnh được. Còn khi đã “ra đồng” thì họ lại rất sướng, họ thành
những “vị thần, vị thánh”. Nhưng gần đây, có lẽ khoảng từ những năm sau
đổi mới, có thêm một loại nữa là “đồng đú, đồng đua”... những người không
có căn số, nhưng trong xu trào hiện nay thì họ cũng thành những “ông đồng
bà đồng”. “Lên đồng” là cách để họ giải tỏa, dù không phải chuyện sống
chết, bệnh tật nhưng là nhu cầu giải tỏa dồn nén để có cân bằng. Việt Nam là
một điển hình; gần đây, chuyện “lên đồng”, thường ở tầng lớp giàu có, hay
đô thị nhiều “ông đồng bà đồng” hơn nông thôn. Đúng là trong xu hướng xã

hội đang lao đi tìm kiếm những lợi ích vật chất thì cũng có nhiều người lợi
dụng “lên đồng” để kiếm tiền. Chính nhóm những “ông đồng bà đồng”
không có căn này có chuyện biến chất, lợi dụng niềm tin của con người để
thu lợi cho họ.
Một hoạt động nổi trội khác cuả mê tín dị đoan khác đó là “bói toán”,
hoạt động này dựa trên ngành khoa học - Bói toán. Bói toán, có nguồn gốc
từ Trung Quốc và xuất hiện từ thời nhà Tống; nhằm giúp con người thõa
mãn khao khát hiểu biết về tiền - đương - hậu vận của chính mình và người
thân. Trong bói toán, có nhiều ngành nhỏ như xem tướng, xem tử vi, bói
chữ,…


Hủ tục: là những tục lệ cổ xưa tin tưởng vào thần thánh và các vật
linh thiêng tin những vật đấy phép thuật tạo ra sự sống. Các linh vật, hay
thánh thần có quyền năng quyền hành và chi phối hoạt động sống của con
người
2. Mê tín dị đoan ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người dân
miền núi vùng sâu vùng xa.
Nhân dân ta còn có hàng loạt tín ngưỡng khác như tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên, tín ngưỡng việc cưới, việc tang, ngày giỗ, ngày hội, ngày tết,
các điều kiêng kị đều mang ý nghĩa tâm linh được nhân loại chấp nhận.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại rất nhiều những hoạt động mê
tín dị đoan. Hiện tượng này phổ biến ở nhiều nơi, làm con người trở nên mù
quáng, mất đi sức mạnh ý chí, phó mặc số phận vào các thế lực, thần thánh.
Điều này gây nên những hệ quả không tốt trong đời sống xã hội, con người
dễ rơi vào tình trạng trì trệ, mông muội với những hủ tục bảo thủ, lạc hậu.
Mê tín dị đoan là niềm tin cuồng vọng của con người vào các thế lực siêu
nhiên đến mức mê muội, có những hành vi cực đoan, thái quá và phản văn
hóa.
Các hoạt động mê tín dị đoan ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh

thần của người dân miền nùi vùng sâu vùng xa. Tại miền núi, vùng sâu,
vùng xa, đời sống của người dân còn nghèo, trình độ dân trí hạn chế, cho
nên tệ nạn mê tín, dị đoan phát triển khá mạnh. Nhiều hủ tục lạc hậu, man
rợ vẫn tồn tại ở một số bản, làng.
Có nơi, đến nay còn duy trì hủ tục chôn cất người chết ngay trong
nhà. Như thế ông bà tổ tiên mới không bị lẻ loi ( dân trí.vn)
Dân tộc Gia Rai, ở Plei Ley, xã La Chim tin rằng con trai cả phải
trông ma bố mẹ mình ở nghĩa địa 1 tháng thì linh hồn bố mẹ mới siêu thoát


hết. Có nhiều người buổi đêm bị thú rừng đến tấn công, hay như thời tiết
khắc nghiệt làm ảnh hưởng tới sức khỏe, và tính mạng ( Vnexpress).
Ở làng Hrê, Khi một người trong gia đình chết, mọi người vẫn đút
cơm, nước vào miệng cho người chết trong vòng 1 tháng. Sau nhiều ngày ,
thức ăn lên men, thậm chí ruồi nhặng bâu đen quanh mặt người chết, họ vẫn
tiếp tục đút cơm như thế. Vì bà đồng nơi đó truyền dạy, làm như thế người
thân đã chết mới no bụng mà để yên cho gia đình sống tiếp. Những người
sống trong nhà bị ô nhiễm bởi mùi hôi thối và những vi trùng vi khuẩn khi
xác chết thối rữa. ( Vietnamnet).
Nhiều người đã mù quáng quá tin vào lời thầy bà, để rồi làm những
việc dại dột, không có cơ sở khoa học. Như chặt con ra thành nhiều mảnh,
hay cắn đứt ngón tay con thì mới nuôi con được.
Tại Quỳnh Lưu Nghệ An sau khi sinh nở xong, vợ chồng chị bế con ra
khỏi cổng bệnh viện Quỳnh Lưu và thuê một người lái xa ôm đem đứa bé
này đi để thực hiện việc chặt nhỏ và thả trôi sông. Tại cơ quan điều tra, cha
mẹ đứa trẻ xấu số này khai nhận: Sau khi nhiều lần mang thai dị dạng nên
vợ chồng quyết định đem con chặt ra nhiều mảnh và thả xuống sông nước
với hy vọng chấm dứt sự đen đủi, và xem bói được thầy dặn thế thì lần sau
mới đẻ được con khỏe mạnh. (Giaoduc)
Dư luận đang rất khó hiểu trước hành vi của một người mẹ dại dột ở

Đồng Nai. Chỉ vì mê tín dị đoan mà người phụ nữ này đã cắn đứt ngón tay
của con trai mới sinh khiến cháu bé bị nhiễm trùng máu, sức khỏe nguy
kịch. Theo giải thích của vợ chồng chị S, trước đó, bà nội cháu bé gọi điện
vào nói đã đi xem bói và thầy phán rằng phải cắn đứt 2 đốt ngón tay trỏ của
con thì mới nuôi được (Dân trí)


Những tục lệ, mê tín dị đoan vào lời dạy của thần thánh . Có những
tục lệ con phải chết theo mẹ, rồi đốt nhà đánh người đến chết vì cho rằng ma
ám… Nhiều người đã phỉa chết oan, nhiều người hóa điên hóa dồ vì bị hành
hạ đối xử như thú vật chỉ vì “ thần thánh” bảo thế.
Dọ-tơm-amí là hủ tục của người Bana và Jrai ở Tây Nguyên. Theo
tục lệ này, nếu người mẹ chẳng may chết khi vượt cạn thì trẻ sơ sinh phải
chết theo. Hoặc mẹ chết khi con đang bú mẹ cũng bị chon theo hoặc sẽ bị
mang bỏ mặc giữa rừng hoang. Tục lệ này làm nhiều bà mẹ lo ngại, làm
người thân trong gia đình đau khổ, thương xót. ( Vietnamnet)
Chị May phìn bị nhà chồng đối xử như trâu như chó vì không có
màng trinh, có khi còn bị nhốt vào chuồng trâu sống, chị khi được giải
thoát đã trở nên điên dại. Tất cả chỉ tại khi đi xem bói mẹ chồng chị nghe
thầy nói, chị chỉ là con trâu hóa kiếp. (Giaoduc.net)
Ở thôn Xuân Thiên Thượng xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh
Thừa Thiên Huế, có 3,4 người dân bị chết bệnh trong một đợt, họ mời thầy
cúng về giả, thầy bảo tại chỗ nhà ông Lu có mà ám, cần đạp bỏ, ngay hôm
sau người dân làng đến đánh gia đình Lu, phá tan nhà của và đuổi gia đình
ông khỏi làng. . ( Giaoduc.net)
Có những bà đồng bà bói, thánh cậu, thánh cô đặt ra những lễ nghi có
một không hai, làm cho người dân bị ám ảnh, cuồng tín gây nên nhiều hành
vi nguy hiểm. Không những thế những người sống quanh họ cũng phải gánh
chịu hậu quả, có khi đến hoảng loạn mà phải bỏ trốn, hay tự tự.
Khoảng một ngày cuối tháng 10.2012, em H (học sinh lớp 11) bị bố

mẹ trói chân tay, đổ muối vào quần rồi trùm lên đầu H và tưới nước lã để
trừ tà. Sau đó, H tự cởi trói được và chạy trốn ra vườn caosu thì bị Hành


chạy theo bắt lại. Quá hoảng loạn, H đã túm con dao dùng để ghép giống
cây caosu cứa cổ bên phải tự tử. Em H bị thương, phải khâu 12 mũi ở cổ.
Theo lời kể của H, bố mẹ em đã theo một thứ “đạo” quái dị. Và theo đạo
này thì cô con gái H là “vật cản” khiến vợ chồng Thủy không được “lên
tiên”.( Vnexpress)
Dân tộc ít người ở xã Phong Dụ thì người Dao Thanh Phán, rất tin
lời phán của bà đồng Lào Thị Mò, bà chỉ cần bảo đêm lợn đem gà là cả
làng phỉa giết lợn gà mang cúng tế. Nguời nào thắc mắc không làm theo sẽ
bị chặt bớt ngón tay, hoặc ngón chân. Nhiều người dân trong làng đã bở
làng ra đi, không thấy trở lại ( Baomoi)
Chị chồng của Ngọc ở gần đó đi xem bói, nhân tiện nhờ “thầy” xem
giúp cho vợ chồng em trai một quẻ về “gia sự”, đồng thời hỏi em dâu sẽ
sinh con trai hay con gái. Gã thầy bói nghe hỏi liền phán bậy: “Em dâu cô
đi tắm sông bị “bà tổ cô” quở phạt, bắt phải “quan hệ” với một người cõi
âm, nay đã có thai”. bà mẹ mê tín dị đoan “run như cầy sấy”, từ đó ghét
con dâu ra mặt, sẵn sàng buông lời rẻ rúng, bêu xấu nàng dâu khắp làng
trên xóm dưới. Buộc người con dâu phải bỏ về quê mẹ đẻ. ( Giaoduc)
Như các báo đã nêu thì nhiều người quá mê tín kéo theo hệ lụy không
nhỏ, ảnh hưởng tới tâm lý thể trạng của chính mình và của người khác. Vì
khi không thỏa được ước muốn con người dễ bị ức chế túng quẫn, trở nên
điên dại, có những hành động vô ý thức, không còn là chính mình. Không
chỉ ảnh hưởng tới tâm lý, tinh thần của họ, mà cả những người xung quanh
cũng phải chịu đựng, bị liên lụy bởi hành động mê tín của họ.


3. Mê tín dị đoan ảnh hưởng đến tính mạng sức khỏe của người

dân miền núi vùng sâu vùng xa.
Mê tín dị đoan không những ảnh hưởng đến tâm lý con người mà nó
ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như tính mạng con người, vì bắt buộc
phải tuân theo những gì thầy bà răn dạy nên nhiều người ốm đã phải chịu
cảnh đánh đập, phải ngâm mình xuống nước suối…Với người dân tộc
Mông, Giáy, Tày… , có mê tín bắt con ma bệnh”. Do quan niệm người ốm
là do bị ma ám nên người nhà chỉ mời thầy mo về cúng để đuổi con ma
bệnh. Nhiều trường hợp, bệnh không thuyên giảm mà còn dẫn đến những cái
chết oan uổng.
Đến Y Tý (Lào Cai) những ngày này vẫn còn nghe chuyện về cái chết
của chị Vàng Thị Sua do bị đau bụng vì viêm ruột thừa nhưng người nhà
không đưa đi viện mà mời thầy về cúng. (Dântri)
Người ốm, người mắc bệnh không đến trạm y tế, bệnh viện mà phó
mặc số phận cho thầy mo, thầy cúng, thầy tướng số. Đội ngũ thầy lang bốc
thuốc, trị bệnh xuất hiện ở nhiều địa phương. Có thầy lang chữa bệnh bằng
các biện pháp rất thiếu cơ sở, như làm bùa ngải, cho người bệnh ngâm mình
trong dòng nước suối đầu nguồn, giẫm đạp lên người. ( Giaoduc.net)
Ở thôn Khe Vàng, xã Điền Xá, huyện Tiên Yên, Quảng Ninh, có dân
tộc Dao sinh sống, những người thôn này rất tin vào tài chữa bệnh của
thánh cô, chỉ cần cô cầm tay niệm chú là khỏi bệnh. Anh Suy Liu bị bệnh cô
chữa mấy lần không khỏi, cô liền phán anh là ma nhập cần phải giết bỏ.
( Dântri)
Tại xóm Rằng Péc, thị trấn Đông Khê, Thạch An, Cao Bằng, Thầy
lang Khìn đã dùng cán chổi quét nhà đánh vào cơ thể chị Ánh, đốt hương
thổi khói vào mặt mũi để đuổi ma tà, làm bệnh nhân suy sụp sức khỏe, phải


đưa đến bệnh viện huyện cấp cứu và tử vong lúc 5 giờ ngày 8/11.
(Vnexpress)
Theo thống kê sơ bộ của các cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai thì

khoảng 4 năm trở lại đâu, đã có khoảng 10 người người bị đánh chết, hàng
chục căn nhà bị đập phá, xô đổ nghi bị ma O’long ám ( Baomoi)
Những chiêu trò của thầy bà đã làm không ít người dân rơi vào tình
cảnh bệnh tật, có người còn tử vong. Không những thế ê tín dị đoan còn tiêu
đốt nhiều tiền của những người cuồng mộ.

4. Mê tín dị đoan ảnh hưởng đến đời sống vật chất của người dân
miền núi vùng sâu vùng xa.
Núp dưới mác chiêm tinh gia, thầy bói, bà đồng một số đối tượng đã
lừa đảo nhiều tiền của nhiều người nhẹ dạ cả tin qua việc hóa giải bùa, xem
bói... Nhiều nhà quá tin theo lời thầy cúng mà bán nhà bán cửa để cúng lễ
với những lý do hết sức hoang đường là như thế mới không bị bắt, mới sống
hạnh phúc yên ổn…
Lời khai nhận của bị cáo Duyên tại phiên tòa tỉnh Lai Châu cho thấy
do mê tín, dị đoan nên ông N.N.D. nhiều lần đưa tổng cộng 48,9 triệu đồng
để Duyên cúng xin “Ngài” không quở phạt, không bắt vợ ông là bà T.T.L.
chết theo người nhà.
(Dântri)
Cô thầy bói nói chắc như đinh đóng cột: “Năm nay thí chủ có hai kỳ
thi quan trọng, nhờ có các quan phù hộ nên rất hanh thông, sẽ đỗ đạt cao.


Bây giờ chỉ cần về sửa lễ dâng lên các ngài thì không phải lo lắng gì nữa”.
Nghe xong, T. mừng quá, hỏi luôn cô thủ tục làm lễ, cô bảo hết khoảng năm
triệu đồng. T. về nhà gom hết tiền tiết kiệm và phải nói dối mẹ để xin thêm
tiền mua tài liệu ôn thi, mang đủ số tiền lên nộp cho cô. (Baomoi)
Trang phục, đồ lễ, những điệu múa của các thầy đồng thay đổi khi họ
vào vai những vị Thánh, vị quan trong mỗi giá khác nhau (tối đa mỗi buổi
hầu đồng có 36 giá). Nếu không tận mắt chứng kiến một buổi hầu đồng thì
không ai có thể tưởng tượng hay tin được rằng: để có được một buổi hầu

đồng hoàn hảo thì khổ chủ phải bỏ ra bao nhiêu tiền mua mã, sắm lễ, trang
bị quần áo, thuê phường hát văn. Nhẹ nhàng cũng phải đôi ba chục triệu,
nhiều thì lên đến cả trăm triệu chứ chẳng chơi. (Baomoi)
(Hoà Bình) cùng làm công nhân của một công ty, họ gặp và yêu nhau.
Khi quyết định làm đám cưới, nhà gái được bà thầy bói bảo phải thách cưới
một đôi trâu thì con gái mới sống hạnh phúc được. (Baomoi)
Thắm bảo bà Hồng đưa cho Thắm một giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất (sổ đỏ), một sổ hộ khẩu của gia đình và một chứng minh thư của
bà Hồng để mang đi cúng lễ tìm tà ma cho gia đình bà Hồng. Vụ việc diễn
ra ngày 3-4-2011 tại Lạng Sơn. (Giaoduc)
Tại Làng Xa Đông ở Đắk lăk, nhiều nhà bán ruộng, và bán cả nhà để
đi hầu Cô, vì như thế mới sống được, không thì bị mắc bệnh đau khớp mà
nhiều người trong làng mắc phải.( Vnexpress)
Một cách vô thức, những người đang sống luôn tin rằng “trần sao âm
vậy” và đồ vàng mã khi đốt đi, nó sẽ trở thành đồ thật để người cõi âm có
thể sử dụng. Vậy nên những dịp giỗ chạp, lễ tết, hội hè, đình đám, người ta
đốt đủ thứ, từ quần áo giày dép cho đến siêu xe, nhà lầu, thậm chí còn gửi
cả… osin, thư ký cho người cõi âm. (Giaoduc)


Tục đốt vàng mã đang bị biến tướng, lạm dụng một cách quá đà.
Nhiều người vì khoe mẽ, hoặc vì tin rằng “tốt lễ dễ kêu”, “mã lớn lộc
nhiều”, nên đã không ngần ngại bỏ ra hàng trăm triệu đồng để sắm hàng tấn
vàng mã cúng người âm.
Cũng bởi tâm lý “trần sao âm vậy” nên họ tin rằng, khi nhận nhận
những “siêu xe”, “biệt thự” và cả vài chục bao tải “đô-la”, không có lý gì
người âm lại thờ ơ không giúp mình. Người ta tin rằng, khi đốt hàng núi tiền
cho người thân đã khuất, họ sẽ rộng lòng tha thứ cho những lỗi lầm, tệ bạc,
hỗn láo mà con cháu đã đối xử với mình khi còn sống trên dương thế
Vụ cháy lớn khiến 4 căn nhà và 6 chiếc xe máy bị thiêu rụi tại

huyện Lai Vung Đồng Tháp nhằm đúng ngày 23 tháng Chạp vừa qua, mà
nguyên nhân là do đốt vàng mã, có thể coi là một hồi chuông cảnh báo về
sự “đi quá giới hạn” trong việc đốt vàng mã. (Dântri)
Tôi phải mất gần 2 triệu đồng để làm lễ cầu siêu. Trong đó tiền mua
quần áo, vàng bạc cho ba người thân cũng mất hơn 500.000 đồng. Tôi mong
vong linh người thân dưới suối vàng có tiền để dùng, có đủ quần áo để mặc.
(Vietnamnet)
Cô Mai tại Kon Tum đã được thầy dặn phải mua 10 con ngựa
màu vàng, 1 nhà lầu, và quần áo vài chục bộ, để cúng ông cô là bộ đội đi
chiến trường ngày xưa, với lý do phải bù đắp cho ông. (Baomoi)
Trong lễ cúng có cả nhà lầu, xe hơi, những bao tiền đô la to đùng, để
mong cho ông bà phù hộ năm nay gia đình nhà chị lời lãi gấp đôi gấp ba
( Vietnamnet)
Không chỉ ảnh hướng tới sức khỏe thể chất và tinh thần, mê tín dị
đoan còn gây những tai hại cụ thể cho mỗi người về mặt kinh tế. Biểu hiện
rõ nhất là việc đi cúng bái, hầu đồng, rồi đốt vàng. Những việc làm đó gây


hoang phí và làm mất đi văn minh, ảnh hưởng tới văn hóa tín ngưỡng của
dân tộc

5.Giải pháp cho vấn đề
-Nâng cao trình độ hiểu biết của nhân dân, vạch trần bộ mặt bịp bợm
của bọn hoạt động mê tín dị đoan. Thủ đoạn của bọn tổ chức hoạt động mê
tín dị đoan ngày càng trở nên tinh vi xảo quyệt. Do đo, nâng cao trình độ
nhận thức người dân, vạch trần bộ mặt bịp bợm của bọn hoạt động mê tín dị
đoan, là vấn đề cần được quan tâm. Vận động nhân dân bảo tồn và phát huy
những giá trị truyền thống về văn hóa, đạo đức, lối sống tốt đẹp, xây dựng
nếp sống văn minh, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan.
-Đề cao pháp luật nhà nước, tăng cường quản lí xã hội. Nhiều người

chưa có hiểu biết rõ ràng về pháp luật, dẫn đến không chấp hành hoặc xem
thường những quy định của pháp luật. Đặc biệt là vấn đề tự do tín ngưỡng
và mê tín dị đoan. Trong xã hội nước ta, vẫn còn tồn tại một số thành phần
bất hảo, những thế lực thù địch trong và ngoài nước luôn tìm cách chống phá
nhà nước ta. Chúng tìm mọi cách, lợi dụng những “kẻ hở” của pháp luật nhà
nước ta để gây rối. Do đó, đề cao pháp luật tăng cường quản lí xã hội là một
vấn đề cấp bách cần được thực hiện, để bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan ra khỏi
xã hội nước ta.
- Cần có những hình thức xử phạt với những người hành nghề mê tín
dị đoan, tàng trữ mua bán các ấn phẩm mê tín dị đoan. Công an và cơ quan
văn hóa cần làm tốt nhiệm vụ quản lí của mình để giảm thiểu các hoạt động
mê tín dị đoan. Ngoài ra ngành văn hóa thông tin cần có trách nhiệm xây


dựng và hướng dẫn nhân dân những nghi thức phù hợp trong tín ngưỡng.
Phát động phong trào quần chúng rộng rãi, nêu cao vai trò làm chủ, ý thức tự
giác của nhân dân, xây dựng các tiêu chuẩn về nếp sống văn minh, gia đình
văn hóa trong đó có bài trừ mê tín dị đoan.

Phần 3: Kết luận
Qua bài tiểu luận trên, ta thấy được, yếu tố tâm linh có vai trò quan
trọng trong cuộc sống của mỗi người, cũng như toàn xã hội, tín ngưỡng, tôn
giáo mang tính chất là niềm tin, là lối sống, là phong tục tập quán, tình cảm
của con người qua nhiều thế hệ. Niềm tin của con người vào tín ngưỡng, tôn
giáo như là một nhu cầu, nó mang tính bền vững trong đời sống tinh thần
của xã hội. Đó còn là những giá trị đạo đức, văn hóa với tinh thần nhân đạo,
hướng thiện làm trong sáng hơn tâm hồn con người, tôn giáo cùng các giá trị
của tôn giáo luôn được tôn trọng, giữ gìn và phát triển. Ngoài ra, tôn giáo có
một nhánh khác cùng nguồn gốc là mê tín dị đoan. Mê tín dị đoan mang tính
tiêu cực, nó làm đầu óc con người trở nên mê muội, thiếu ý chí sinh tồn, có

khi làm tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của con người. Nhiều thủ đoạn của
bọn tổ chức hoạt động mê tín dị đoan ngày càng trở nên tinh vi xảo quyệt để
lừa lọc moi tiền của những tín chủ nhẹ dạ cả tin, không ít người đã mất rất
nhiều tiền oan vào mê tín dị đoan. …
Đảng và nhà nước ta luôn nêu tinh thần tự do tín ngưỡng của công
dân, đồng thời cương quyết đẩy lùi tệ nạn mê tín dị đoan ra khỏi đời sống xã
hội. Tuy nhiên, dể bải trừ triệt để tệ nạn dị đoan, không phải đơn giản; mà nó
là quá trình lâu dài, với nhiều khó khăn, đòi hỏi sự đồng lòng của toàn xã


hội. Nên cùng lúc kết hợp nhiều giải pháp, như: Phân biệt rõ giữa tự do tín
ngưỡng và mê tín dị đoan, nâng cao trình độ hiểu biết của nhân dân, vạch
trần bộ mặt bịp bọm của bọn hoạt động mê tín dị đoan, đề cao pháp luật nhà
nước, tăng cường quản lí xã hội,…



×