Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP Chương 08 rào cản kỹ thuật đối với thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.38 KB, 14 trang )

CHƯƠNG 8
RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI
Điều 8.1: Giải thích từ ngữ
1.

Trong phạm vi của Chương này:

Định nghĩa của các thuật ngữ sử dụng trong Chương này nêu trong Phụ lục 1 của
Hiệp định TBT, bao gồm các chapeau và thuyết minh của Phụ lục 1, được đưa vào
Chương này và là một phần của Chương này với những sửa đổi.
giao dịch lãnh sự là các yêu cầu trong đó sản phẩm của một Bên dành cho xuất
khẩu vào lãnh thổ của một Bên khác đầu tiên phải chịu sự giám sát của lãnh sự Bên
nhập khẩu trong lãnh thổ của Bên xuất khẩu nhằm có được hoá đơn lãnh sự hoặc
thị thực lãnh sự cho các tài liệu hướng dẫn đánh giá hợp quy;
cho phép lưu hành là một hoặc nhiều quá trình mà một Bên phê duyệt hoặc đăng ký
một sản phẩm để cho phép việc tiếp thị, phân phối hoặc bán hàng của sản phẩm đó
trong lãnh thổ của Bên đó. Quá trình hoặc các quá trình có thể được mô tả trong
pháp luật hoặc quy định trong nước theo nhiều cách khác nhau, bao gồm
“marketing authorisation” (“cho phép lưu hành”), “authorisation” (“cho phép”),
“approval” (“chấp thuận”), “registration” (“đăng ký”), “sanitary authorisation”,
“sanitary registration” và “sanitary approval” (đăng ký, cấp phép, chấp thuận về vệ
sinh đối với một sản phẩm). Cho phép lưu hành không bao gồm thủ tục thông báo;
hiệp định công nhận lẫn nhau là một thỏa thuận có tính ràng buộc giữa các chính
phủ nhằm công nhận kết quả đánh giá hợp quy được tiến hành không tuân theo các
quy định hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp trong một hoặc nhiều lĩnh vực, bao gồm
thỏa thuận giữa các chính phủ trong việc thực hiện Thỏa thuận APEC về công nhận
lẫn nhau trong việc đánh giá hợp quy của thiết bị viễn thông và Thỏa thuận công
nhận lẫn nhau về thiết bị điện và điện tử và các thoả thuận khác có thể được gọi là
"thỏa thuận công nhận lẫn nhau", nhưng có quy định công nhận việc đánh giá hợp
quy không tuân theo quy định hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp trong một hoặc
nhiều lĩnh vực;


thỏa thuận công nhận lẫn nhau là một thỏa thuận quốc tế hoặc khu vực (bao gồm
thỏa thuận công nhận đa phương) giữa các cơ quan chứng nhận công nhận sự tương
đương của các hệ thống chứng nhận (dựa trên đánh giá ngang hàng) hoặc giữa các
cơ quan đánh giá hợp quy công nhận kết quả đánh giá hợp quy;
giám sát sau thị trường là thủ tục một Bên thực hiện sau khi sản phẩm đã được
đưa vào thị trường của mình để Bên đó giám sát hoặc đánh giá sự tuân thủ các
yêu cầu của Bên mình đối với sản phẩm;


Hiệp định TBT là Hiệp định WTO về rào cản kỹ thuật đối với thương mại; và
xác minh là hành động để khẳng định tính xác thực của từng kết quả đánh giá hợp
quy, như yêu cầu cung cấp thông tin từ tổ chức đánh giá hợp quy, tổ chức đã
chứng nhận nhận, phê duyệt, cấp phép tổ chức đánh giá hợp quy, hoặc công nhận
dưới hình thức khác, nhưng không bao gồm các yêu cầu theo đó một sản phẩm
phải được đánh giá hợp quy trong lãnh thổ của Bên nhập khẩu nếu sản phẩm đó
đã được đánh giá hợp quy trong lãnh thổ của Bên xuất khẩu hoặc một bên thứ ba,
ngoại trừ các trường hợp ngẫu nhiên hoặc không thường xuyên với mục đích giám
sát hoặc phản hồi thông tin về việc không tuân thủ.

Điều 8.2: Mục tiêu
Mục tiêu của Chương này, bao gồm các Phụ lục, là tạo thuận lợi cho thương mại,
bao gồm loại bỏ các rào cản kỹ thuật không cần thiết đối với thương mại, tăng
cường tính minh bạch, và đẩy mạnh hợp tác và quản lý hành chính tốt.

Điều 8.3: Phạm vi áp dụng
1.
1. Chương này áp dụng cho việc chuẩn bị, thông qua và áp dụng các quy
định, tiêu chuẩn kỹ thuật, và quy trình đánh giá hợp quy của các cơ quan trung
ương của chính phủ (và quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật, và quy trình đánh giá hợp
quy của chính quyền cấp dưới trực tiếp của các cơ quan trung ương, nếu có) có thể

ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa giữa các Bên, trừ trường hợp quy định tại các
khoản 3 và 4.
1bis. Mỗi Bên phải thực hiện các biện pháp hợp lý trong thẩm quyền của mình để
khuyến khích sự tuân thủ của chính quyền địa phương cấp dưới trực tiếp của các cơ
quan trung ương trong phạm vi lãnh thổ của mình trong việc chuẩn bị, thông qua
và áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, và thủ tục đánh giá hợp quy với các
Điều 8.5 (Tiêu chuẩn quốc tế, Hướng dẫn và khuyến nghị), 8.6 (Thủ tục đánh giá
hợp quy), 8.7 (Giai đoạn tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá hợp quy),
và các Phụ lục của Chương này.
2.
Tất cả quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, và quy trình đánh giá hợp quy được
nêu trong Chương này bao gồm cả các bản sửa đổi và bổ sung về quy định hoặc
phạm vi áp dụng, trừ những sửa đổi và bổ sung không đáng kể.
3.
Chương này không áp dụng đối với thông số kỹ thuật do các tổ chức/cá
nhân thuộc chính phủ cung cấp phục vụ các yêu cầu sản xuất, tiêu thụ của các tổ
chức/cá nhân này. Các thông số kỹ thuật này được quy định trong chương 15 (Mua
sắm Chính phủ).
4.
Chương này không áp dụng đối với các biện pháp vệ sinh dịch tễ. Các biện
pháp này được quy định trong Chương 7 (Biện pháp vệ sinh dịch tễ).
5.

Để giải thích rõ hơn, Chương này không ngăn cản một Bên áp dụng hoặc


duy trì quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với quyền và nghĩa vụ của mình theo
Hiệp định này, Hiệp định TBT và các nghĩa vụ quốc tế khác có liên quan.

Điều 8.4: Áp dụng một số quy định của Hiệp định TBT

1.
Các quy định sau của Hiệp định TBT được đưa vào và trở thành một phần
của Hiệp định này, với những sửa đổi:
(a)

Đ i ề u 2.1, 2.2, 2.4, 2.5, 2.9, 2.10, 2.11, 2.12;

(b)

Điều 5.1, 5.2, 5.3, 5.4, 5.6, 5.7, 5.8, 5.9; và

(c)

K h o ả n D, E and F của Phụ lục 3.

2.
Không Bên nào được viện đến giải quyết tranh chấp theo Chương 28 (Giải
quyết tranh chấp) đối với tố cáo vi phạm các quy định của Hiệp định TBT được đưa
vào khoản 1 của Điều này.

Điều 8.5: Tiêu chuẩn quốc tế, hướng dẫn và khuyến nghị
1.
Các Bên thừa nhận vai trò quan trọng của các tiêu chuẩn quốc tế, hướng
dẫn và khuyến nghị trong việc hỗ trợ sự liên kết pháp lý cao hơn, quản lý hành
chính tốt và giảm các rào cản không cần thiết đối với thương mại.
2.
Đối với vấn đề này, theo Điều 2.4 và 5.4 và Phụ lục 3 của Hiệp định TBT, trong
việc xác định một tiêu chuẩn quốc tế, hướng dẫn hay khuyến nghị theo định nghĩa
của Điều 2, Điều 5 và Phụ lục 3 của Hiệp định TBT, mỗi Bên phải áp dụng Quyết định
của Ủy ban TBT về nguyên tắc xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế, hướng dẫn và khuyến

nghị trong mối liên hệ với Điều 2, Điều 5 và Phụ lục 3 của Hiệp định TBT
(G/TBT/1/Rev.10), do Ủy ban WTO về Rào cản kỹ thuật trong thương mại ban hành.
3.
Các bên phải hợp tác với nhau, nếu khả thi và phù hợp, để đảm bảo rằng
các tiêu chuẩn quốc tế, hướng dẫn và khuyến nghị có khả năng trở thành một cơ sở
cho các quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy không tạo ra những trở
ngại không cần thiết đối với thương mại quốc tế.

Điều 8.6: Đánh giá hợp quy
1.
Theo Điều 6.4 của Hiệp định TBT, mỗi Bên phải áp dụng đối với những tổ
chức đánh giá hợp quy trong lãnh thổ của một Bên khác các chính sách không kém
thuận lợi hơn các chính sách áp dụng đối với tổ chức đánh giá hợp quy trong lãnh
thổ của mình hoặc trong lãnh thổ của bất kỳ Bên nào khác. Để đảm bảo rằng các
chính sách trên được áp dụng, mỗi Bên phải áp dụng đối với tổ chức đánh giá hợp
quy trong lãnh thổ của một Bên khác các thủ tục, tiêu chuẩn, điều kiện giống hệt
hoặc tương tự được áp dụng khi chứng nhận, phê duyệt, cấp phép hoặc công nhận
các tổ chức đánh giá hợp quy trong lãnh thổ của mình dưới các hình thức khác


nhau.
2.
Khoản 1 và 4 sẽ không ngăn cản một Bên thực hiện đánh giá hợp quy đối
với sản phẩm cụ thể chỉ trong phạm vi các cơ quan chính phủ được chỉ định trong
lãnh thổ của mình hoặc lãnh thổ của một Bên khác đúng với nghĩa vụ của mình
theo Hiệp định TBT.
3.
Trường hợp một Bên thực hiện đánh giá hợp quy theo quy định tại khoản 2,
và tiếp theo Điều 5.2 và Điều 5.4 của Hiệp định TBT liên quan đến giới hạn về yêu
cầu thông tin, bảo vệ quyền lợi thương mại chính đáng và sự đầy đủ các thủ tục

thẩm định, các Bên phải giải thích các vấn đề sau theo yêu cầu của một Bên khác:
(a) thông tin được yêu cầu cần thiết như thế nào đối với việc đánh giá hợp quy và
xác định lệ phí;
(b) các Bên làm thế nào để đảm bảo tính bảo mật của các thông tin mà vẫn đảm
bảo các lợi ích thương mại hợp pháp được bảo vệ; và
(c) các thủ tục để xem xét các khiếu nại liên quan đến hoạt động của quy trình đánh
giá hợp quy và hành động khắc phục nếu khiếu nại đó hợp lý.
4.
Tiếp theo Điều 6.4 của Hiệp định TBT, khi một Bên duy trì các thủ tục, tiêu
chuẩn, điều kiện khác theo quy định tại khoản 1 và đòi hỏi phải có kết quả kiểm tra,
chứng nhận, và/hoặc kiểm tra để đảm bảo rằng một sản phẩm phù hợp với một tiêu
chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật, Bên đó:
(a) không được yêu cầu tổ chức đánh giá hợp quy có nhiệm vụ thử nghiệm hoặc xác
nhận sản phẩm, hoặc tổ chức đánh giá hợp quy có nhiệm vụ kiểm tra phải nằm
trong lãnh thổ của mình;
(b) không được yêu cầu các tổ chức đánh giá hợp quy nằm ngoài lãnh thổ của mình
phải mở văn phòng trong lãnh thổ của mình; và
(c) phải cho phép các tổ chức đánh giá hợp quy trong lãnh thổ của các Bên khác
đăng ký một giấy chứng nhận tuân thủ các quy trình, tiêu chuẩn, điều kiện khác mà
Bên mình đòi hỏi để một tổ chức đánh giá hợp quy được xem là đủ điều kiện hoặc
để chấp thuận cho tổ chức đánh giá hợp quy thử nghiệm hoặc chứng nhận sản
phẩm hoặc tiến hành kiểm tra.
5.
Khoản 1 và 4(c) không ngăn cản một Bên áp dụng các hiệp định công nhận
lẫn nhau để chứng nhận, phê duyệt, cấp phép hoặc công nhận dưới hình thức khác
các tổ chức đánh giá hợp quy nằm ngoài lãnh thổ của mình tuân thủ các nghĩa vụ
theo Hiệp định TBT.
6.
Khoản 1, 4 và 5 không ngăn cản một Bên xác minh các kết quả của thủ tục
đánh giá hợp quy do các tổ chức đánh giá hợp quy nằm ngoài lãnh thổ của mình

thực hiện.
7.

Tiếp theo khoản 6, nhằm tăng cường độ tin cậy của các kết quả đánh giá


hợp quy được cung cấp từ lãnh thổ của nhau, các Bên có thể yêu cầu thông tin về
các vấn đề liên quan đến tổ chức đánh giá hợp quy bên ngoài lãnh thổ của mình.
8.
Tiếp theo Điều 9.1 của Hiệp định TBT, một Bên phải xem xét áp dụng các
quy định để phê duyệt các tổ chức đánh giá hợp quy được chứng nhận các quy
chuẩn hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật của Bên nhập khẩu bởi một cơ quan chứng nhận là
một bên tham gia một thỏa thuận công nhận lẫn nhau quốc tế hoặc khu vực. 1 Các
Bên thừa nhận rằng các thỏa thuận này có thể giải quyết những cân nhắc quan
trọng trong việc phê duyệt tổ chức đánh giá hợp quy, bao gồm năng lực kỹ thuật,
tính độc lập, và tránh các xung đột lợi ích.
9.
Tiếp theo Điều 9.2 của Hiệp định TBT, một Bên không được từ chối chấp
nhận, hoặc có những hành động có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, yêu cầu hoặc
khuyến khích các Bên khác hoặc người khác từ chối chấp nhận kết quả đánh giá hợp
quy từ một tổ chức đánh giá hợp quy vì lý do cơ quan chứng nhận đã chứng nhận
tổ chức đánh giá hợp quy đó:
(a) hoạt động trong lãnh thổ của một Bên trong đó có nhiều hơn một cơ quan
chứng nhận;
(b) là một tổ chức phi chính phủ;
(c) đặt tại lãnh thổ của một Bên không duy trì thủ tục công nhận cơ quan chứng
nhận 2;
(d) không mở một văn phòng trong lãnh thổ của Bên đó; hoặc
(e) hoạt động vì lợi nhuận.
10.

Để giải thích rõ hơn, khoản 9 không cấm một Bên từ chối kết quả đánh giá
hợp quy do một tổ chức đánh giá hợp quy cung cấp nếu có thể chứng minh cho
việc từ chối đó, với điều kiện việc từ chối phù hợp với Hiệp định TBT và Chương này.
11.
Một Bên phải công bố, tốt nhất bằng phương tiện điện tử, mọi thủ tục, tiêu
chuẩn, điều kiện khác mà Bên đó có thể sử dụng làm cơ sở cho việc xác định tổ
chức đánh giá hợp quy đủ năng lực để được chứng nhận, phê duyệt, cấp phép,
hoặc công nhận dưới hình thức khác, bao gồm trường hợp được công nhận theo
các hiệp định về công nhận lẫn nhau.
12.
Trường hợp một bên chứng nhận, phê duyệt, cấp phép hoặc thừa nhận
dưới hình thức khác các tổ chức đánh giá hợp quy dựa trên một quy chuẩn hoặc
tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể trong lãnh thổ của mình, và từ chối chứng nhận, phê
duyệt, cấp phép, hoặc thừa nhận dưới hình thức khác một tổ chức đánh giá hợp
quy dựa trên cùng một quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể trong lãnh thổ
một Bên khác, hoặc từ chối áp dụng một thỏa thuận công nhận lẫn nhau, Bên đó
phải giải thích lý do từ chối theo yêu cầu của Bên kia.
13.
Trường hợp một Bên không chấp nhận kết quả của một quy trình đánh giá
hợp quy được thực hiện trong lãnh thổ của một Bên khác, Bên đó phải giải thích lý


do cho quyết định của mình theo yêu cầu của Bên kia.
14.
Tiếp theo Điều 6.3 của Hiệp định TBT, trường hợp một Bên từ chối một yêu
cầu của một Bên khác về việc tham gia đàm phán để ký kết một thỏa thuận công
nhận lẫn nhau về kết quả của đánh giá hợp quy của nhau, Bên đó phải giải thích lý
do cho quyết định của mình [thêm khoảng trống] theo yêu cầu của Bên kia.
15.
Tiếp theo Điều 5.2.5 của Hiệp định TBT, mọi khoản phí đánh giá hợp quy do

một Bên áp đặt phải giới hạn trong khoảng chi phí ước tính của các dịch vụ được
cung ứng.
16.
Không Bên nào được yêu cầu đánh giá hợp quy phải kèm theo giao dịch
lãnh sự, bao gồm cả chi phí liên quan 3.

Điều 8.7: Sự minh bạch [thêm hai chấm]
1.
Mỗi Bên phải cho phép người của các Bên khác tham gia vào quá trình xây
dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, và quy trình đánh giá hợp quy do các cơ quan
trung ương của mình thực hiện 4. Mỗi Bên phải cho phép người của các Bên khác
tham gia vào quá trình xây dựng các biện pháp không kém thuận lợi hơn các biện
pháp áp dụng với người của Bên mình.
2.
Mỗi Bên được khuyến khích xem xét các phương pháp tăng cường minh
bạch trong quá trình xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá
hợp quy, kể cả thông qua việc sử dụng các công cụ điện tử và hướng tới việc tham
gia hoặc tham vấn của cộng đồng.
3.
Nếu phù hợp, mỗi Bên phải khuyến khích các tổ chức phi chính phủ trong
lãnh thổ của mình tuân thủ yêu cầu tại khoản 1 và khoản 2.
4.
Mỗi Bên phải công bố tất cả các đề xuất về quy trình đánh giá hợp quy và
quy chuẩn kỹ thuật mới, đề xuất sửa đổi các quy trình đánh giá hợp quy và quy
chuẩn kỹ thuật hiện có, các quy trình đánh giá hợp quy và quy chuẩn kỹ thuật chính
thức và sửa đổi chính thức của các quy trình đánh giá hợp quy và quy chuẩn kỹ
thuật hiện có của các cơ quan trung ương.
4bis. Để giải thích rõ hơn, đề xuất về các quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá
hợp quy có thể bao gồm nhưng không giới hạn trong các hình thức sau theo quyết
định của Bên đó: các đề xuất về chính sách; tài liệu thảo luận; tóm tắt các quy chuẩn

kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy; hoặc các văn bản dự thảo quy chuẩn kỹ
thuật và quy trình đánh giá hợp quy được đề xuất. Mỗi Bên bảo đảm các đề xuất đó
có đầy đủ chi tiết về các nội dung có thể có của các quy chuẩn kỹ thuật và quy trình
đánh giá hợp quy được đề xuất để thông báo đầy đủ cho những người quan tâm và
các Bên khác về việc lợi ích thương mại của họ có bị ảnh hưởng hay không và bị
ảnh hưởng như thế nào.
4ter. Mỗi Bên phải công bố, tốt nhất bằng phương tiện điện tử, trên một tạp chí
chính thức hoặc trên website tất cả các đề xuất về quy chuẩn kỹ thuật và quy trình
đánh giá hợp quy mới, các đề xuất sửa đổi các quy định kỹ thuật và quy trình đánh


giá hợp quy hiện có, bản chính thức của các quy định kỹ thuật và quy trình đánh giá
hợp quy mới và sửa đổi của các cơ quan trung ương mà Bên đó phải thông báo
hoặc công bố theo Hiệp định TBT hoặc Chương này và có thể có tác động đáng kể
đối với thương mại.

5

5.
Mỗi Bên phải thực hiện các biện pháp hợp lý trong khả năng nhằm đảm bảo
rằng tất cả các đề xuất về quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy mới,
đề xuất về sửa đổi các quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy hiện có, và
các quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy chính thức và sửa đổi chính
thức của các quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy hiện có của của
chính quyền địa phương cấp dưới trực tiếp của các cơ quan trung ương được công
bố.
5bis. Mỗi Bên bảo đảm rằng các quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy
chính thức và sửa đổi chính thức của các quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá
hợp quy hiện có của chính quyền địa phương cấp dưới trực tiếp của các cơ quan
trung ương có thể được truy cập thông qua trang các trang web hoặc tạp chí chính

thức, tốt nhất là một trang web tổng hợp duy nhất, trong phạm vi có thể áp dụng
cho các đề xuất về quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy mới và sửa
đổi.
6.
Mỗi Bên phải thông báo cho các thành viên WTO theo các thủ tục quy định
tại Điều 2.9 và Điều 5.6 của Hiệp định TBT về các đề xuất về quy chuẩn kỹ thuật và
quy trình đánh giá hợp quy mới tuân thủ các nội dung kỹ thuật của tiêu chuẩn quốc
tế, hướng dẫn hoặc khuyến nghị có liên quan, nếu có, và có thể có tác động đáng
kể đối với thương mại.
6bis. Bất kể quy định tại khoản 6, trong trường hợp phát sinh hoặc có nguy cơ phát
sinh vấn đề khẩn cấp về an toàn, sức khỏe, bảo vệ môi trường, an ninh quốc gia đối
với một Bên, Bên đó có thể thông báo cho các thành viên WTO về quy chuẩn kỹ
thuật hoặc quy trình đánh giá hợp quy mới tuân thủ các nội dung kỹ thuật của tiêu
chuẩn quốc tế, hướng dẫn hay khuyến nghị liên quan, nếu có, khi thông qua quy
chuẩn hay thủ tục này theo các thủ tục quy định tại Điều 2.10 hoặc Điều 5.7 của
Hiệp định TBT.
7.
Mỗi Bên phải nỗ lực thông báo cho các thành viên WTO về các đề xuất về
quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy mới của chính quyền địa phương
cấp dưới trực tiếp của các cơ quan trung ương tuân thủ các nội dung kỹ thuật của
tiêu chuẩn quốc tế, hướng dẫn hoặc khuyến nghị có liên quan, nếu có, và có thể có
tác động đáng kể đối với thương mại.
8.
Để xác định một quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đánh giá hợp quy được
đề xuất có thể có một "tác động đáng kể đối với thương mại của các Thành viên
khác" hay không và có cần phải được thông báo theo Điều 2.9, Điều 2.10, Điều 3.2,
Điều 5.6, Điều 5.7 hoặc Điều 7.2 của Hiệp định TBT hoặc Chương này hay không, mỗi
Bên phải xem xét các Quyết định và khuyến nghị liên quan được thông qua bởi Ủy
ban của WTO về rào cản kỹ thuật đối với thương mại từ ngày 1 tháng 1 năm 1995
(G/TBT/1/Rev. 10) cùng với các tài liệu khác.

9.

Bên công bố và nộp một thông báo theo Điều 2.9, Điều 3.2, Điều 5.6 hoặc


Điều 7.2 của Hiệp định TBT hoặc Chương này có trách nhiệm:
(a) giải thích về các mục tiêu của đề xuất và làm thế nào đề xuất có thể đạt được
những mục tiêu đó trong thông báo; và
(b) gửi các thông báo và đề nghị bằng định dạng điện tử cho các Bên khác thông
qua đầu mối hỏi đáp của các Bên được thành lập theo Điều 10 của Hiệp định TBT
đồng thời với thông báo gửi cho các thành viên WTO.
10.
Mỗi Bên phải cho một khoảng thời gian 60 ngày sau khi gửi đề xuất theo
khoản 9 cho một Bên khác hoặc một người có liên quan của một Bên khác để đóng
góp ý kiến bằng văn bản về đề xuất này. Một Bên phải xem xét yêu cầu hợp lý của
một Bên khác hoặc một người có liên quan của một Bên khác về việc kéo dài thời
hạn góp ý. Một Bên được khuyến khích cho một thời hạn dài hơn 60 ngày, chẳng
hạn 90 ngày, nếu có thể.
11.
Mỗi Bên được khuyến khích cung cấp đủ thời gian từ khi kết thúc thời hạn
góp ý đến thời điểm thông qua quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đánh giá hợp
quy được thông báo để xem xét và chuẩn bị phản hồi các ý kiến nhận được.
12.
Mỗi Bên phải nỗ lực để thông báo cho các thành viên WTO văn bản chính
thức của quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đánh giá hợp quy tại thời điểm văn bản
được thông qua hoặc được công bố như một phụ lục cho thông báo ban đầu về
biện pháp được đề xuất theo Điều 2.9, Điều 3.2, Điều 5.6 hoặc Điều 7.2 của Hiệp
định TBT hoặc Chương này.
13.
Một Bên nộp thông báo theo Điều 2.10 hoặc Điều 5.7 của Hiệp định TBT và

Chương này phải đồng thời gửi thông báo và văn bản điện tử của quy chuẩn kỹ
thuật hoặc quy trình đánh giá hợp quy đến các Bên khác thông qua các đầu mối
hỏi đáp nêu tại khoản 9(b).
14.
Chậm nhất là ngày công bố của quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đánh giá
hợp quy chính thức, vốn có thể có tác động đáng kể đến thương mại, mỗi Bên, tốt
nhất là bằng phương tiện điện tử, phải: 6
(a) công bố giải thích về các mục tiêu và làm thế nào quy chuẩn kỹ thuật và quy
trình đánh giá hợp quy chính thức đạt được các mục tiêu này;
(b) cung cấp càng sớm càng tốt, nhưng không muộn hơn 60 ngày kể từ ngày nhận
được yêu cầu từ một Bên, mô tả các phương pháp thay thế mà Bên đó xem xét
trong quá trình xây dựng quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đánh giá hợp quy chính
thức, nếu có, và những ưu điểm của phương pháp được lựa chọn;
(c) công bố phản hồi của Bên mình đối với các vấn đề lớn hoặc quan trọng trong các
ý kiến nhận được về quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đánh giá hợp quy được đề
xuất; và
(d) cung cấp càng sớm càng tốt, nhưng không muộn hơn 60 ngày kể từ ngày nhận
được yêu cầu từ một Bên, mô tả các sửa đổi đáng kể, nếu có, của đề xuất về quy
chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đánh giá hợp quy mà Bên đó thực hiện, bao gồm cả


những thay đổi được thực hiện theo các ý kiến đóng góp.
15.
Tiếp theo Phụ lục 3 (J) của Hiệp định TBT, mỗi Bên bảo đảm rằng chương
trình công tác của cơ quan trung ương về tiêu chuẩn hóa, trong đó có các tiêu
chuẩn đang được biên soạn và các tiêu chuẩn đã được thông qua được công bố trên
trang web của cơ quan trung ương về tiêu chuẩn hóa đó hoặc trang web nêu tại
khoản 4ter Điều này.

Điều 8.8: Thời gian tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá hợp quy

1.
Trong phạm vi áp dụng Điều 2.12 và Điều 5.9 của Hiệp định TBT, thuật ngữ
“khoảng thời gian nghỉ hợp lý” thường là một khoảng thời gian không ít hơn sáu
tháng, trừ trường hợp khoảng thời gian đó không có hiệu quả trong việc thực hiện
các mục tiêu hợp pháp.
2.
Nếu khả thi và phù hợp, mỗi Bên phải nỗ lực để cho phép một khoảng thời
gian nghỉ dài hơn sáu tháng giữa thời điểm công bố các quy chuẩn kỹ thuật và quy
trình đánh giá hợp quy chính thức và thời điểm các quy chuẩn, quy trình này có
hiệu lực.
3.
Để giải thích rõ hơn các khoản 1 và 2, khi thiết lập một "khoảng thời gian
nghỉ hợp lý" cho một quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đánh giá hợp quy cụ thể,
mỗi Bên phải cho nhà cung cấp một khoảng thời gian hợp lý tùy theo từng trường
hợp để chứng minh sự phù hợp của hàng hoá mình với các yêu cầu liên quan của
quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật trước ngày có hiệu lực của quy chuẩn kỹ thuật
hoặc quy trình đánh giá hợp quy. Khi đó, mỗi Bên phải xem xét các nguồn lực sẵn có
cho nhà cung cấp.

Điều 8.9: Tạo thuận lợi cho thương mại và hợp tác
1.
Tiếp theo Điều 5, Điều 6 và Điều 9 của Hiệp định TBT, các Bên thừa nhận
rằng có một loạt các cơ chế tồn tại để tạo thuận lợi cho việc chấp nhận kết quả
đánh giá hợp quy. Về vấn đề này, một Bên có thể:
(a) thực hiện công nhận lẫn nhau về kết quả của các quy trình đánh giá hợp quy
được thực hiện bởi các cơ quan nằm trong lãnh thổ của nhau đối với các quy chuẩn
kỹ thuật cụ thể;
(b) công nhận các thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong khu vực và quốc tế giữa các
cơ quan chứng nhận hoặc tổ chức đánh giá hợp quy hiện có;
(c) áp dụng chứng nhận để chọn lọc các tổ chức đánh giá hợp quy, đặc biệt là các

hệ thống chứng nhận quốc tế;
(d) chỉ định tổ chức đánh giá hợp quy hoặc công nhận các tổ chức đánh giá hợp quy
do Bên khác chỉ định;


(e) đơn phương công nhận kết quả của quy trình đánh giá hợp quy được thực hiện
trong lãnh thổ của Bên kia; và
(f) chấp nhận tuyên bố hợp quy của một nhà cung cấp.
2.
Các Bên thừa nhận có một loạt các cơ chế tồn tại để hỗ trợ liên kết pháp lý
tốt hơn và loại bỏ các rào cản kỹ thuật không cần thiết đối với thương mại trong
khu vực, bao gồm:
(a) đối thoại và hợp tác nhằm:
(i) trao đổi thông tin về các phương pháp và thực tiễn quản lý;
(ii) thúc đẩy việc sử dụng các thông lệ quản lý tốt để nâng cao hiệu quả của các quy
chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, và quy trình đánh giá hợp quy;
(iii) tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật, theo các điều khoản đã thỏa thuận, để cải thiện thực
tiễn liên quan đến việc xây dựng, thực hiện và thẩm định các quy định tiêu chuẩn kỹ
thuật, quy trình đánh giá hợp quy và đo lường; hoặc
(iv) hỗ trợ và hợp tác kỹ thuật, theo các điều khoản đã thoả thuận, để xây dựng năng
lực và hỗ trợ việc thực hiện Chương này;
(b) sự liên kết lớn hơn của tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế có liên quan,
trừ trường hợp không phù hợp hoặc không hiệu quả;
(c) tạo thuận lợi cho việc áp dụng nhiều hơn các tiêu chuẩn quốc tế, hướng dẫn và
khuyến nghị có liên quan làm cơ sở cho các quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh
giá hợp quy; và
(d) thúc đẩy việc chấp nhận các quy chuẩn kỹ thuật tương đương của một Bên khác.
3.
Đối với các cơ chế được liệt kê tại các khoản 1 và 2, các Bên thừa nhận rằng
sự lựa chọn của cơ chế phù hợp trong một bối cảnh pháp lý nhất định sẽ phụ

thuộc vào nhiều yếu tố, như sản phẩm và lĩnh vực có liên quan, khối lượng và định
hướng của thương mại, các mối quan hệ giữa các nhà làm luật của các Bên, các
mục tiêu hợp pháp và nguy cơ không thực hiện được những mục tiêu đó.
4.
Các Bên phải tăng cường trao đổi và hợp tác trên các cơ chế để tạo điều
kiện cho việc chấp nhận kết quả đánh giá hợp quy, hỗ trợ liên kết pháp lý tốt hơn,
và loại bỏ các rào cản kỹ thuật không cần thiết đối với thương mại trong khu vực.
5.
Một Bên sẽ xem xét cẩn trọng mọi đề xuất hợp tác trong lĩnh vực cụ thể
theo Chương này theo yêu cầu của một Bên khác.
6.
Tiếp theo Điều 2.7 của Hiệp định TBT, một Bên phải giải thích lý do tại sao
Bên đó không chấp nhận một quy chuẩn kỹ thuật của một Bên khác là tương đương
theo yêu cầu của Bên đó.


7.
Các Bên phải khuyến khích hợp tác giữa các tổ chức chịu trách nhiệm về tiêu
chuẩn hóa, đánh giá hợp quy, chứng nhận và đo lường của mình, bất kể các tổ chức
này là công hay tư, nhằm giải quyết các vấn đề nêu trong Chương này.

Điều 8.10: Trao đổi thông tin và thảo luận kỹ thuật
1.
Một Bên có quyền yêu cầu một Bên khác cung cấp thông tin về các vấn đề
phát sinh theo Chương này. Bên được yêu cầu phải cung cấp thông tin đó trong
một thời hạn hợp lý, và nếu có thể, bằng phương tiện điện tử.
2.
Một Bên có quyền yêu cầu thảo luận kỹ thuật với một Bên khác nhằm giải
quyết các vấn đề phát sinh theo Chương này.
2bis. Một Bên có thể yêu cầu thảo luận kỹ thuật với một Bên khác về các quy chuẩn

kỹ thuật hoặc quy trình đánh giá hợp quy của chính quyền địa phương cấp dưới
trực tiếp của các cơ quan trung ương nếu thấy các quy chuẩn, tiêu chuẩn đó có thể
có tác động đáng kể đối với thương mại,.
3.
Các bên liên quan sẽ thảo luận các vấn đề được nêu trong vòng 60 ngày kể
từ ngày yêu cầu. Nếu Bên yêu cầu tin rằng đó là vấn đề khẩn cấp thì có thể yêu cầu
thảo luận trong một thời gian hạn ngắn hơn. Trong trường hợp đó, Bên được yêu
cầu phải tích cực xem xét yêu cầu đó.
4.
Các Bên phải nỗ lực giải quyết vấn đề càng nhanh càng tốt dù hiểu rằng
thời gian cần thiết để giải quyết một vấn đề sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và
không phải mọi vấn đề đều có thể giải quyết thông qua các cuộc thảo luận kỹ
thuật.
5.
Trừ trường hợp các bên tham gia thảo luận kỹ thuật có thỏa thuận khác, các
cuộc thảo luận và các thông tin được trao đổi trong quá trình thảo luận phải được
bảo mật và không phương hại đến quyền và nghĩa vụ của các Bên tham gia theo
Hiệp định này, Hiệp định WTO, hoặc bất kỳ hiệp định nào khác mà hai Bên tham
gia.
6.
Yêu cầu cung cấp thông tin hoặc thảo luận kỹ thuật và liên lạc sẽ được
chuyển tải thông qua các Điều phối viên phụ trách Chương tương ứng.

Điều 8.11: Ủy ban về Rào cản kỹ thuật đối với thương mại
1.
Các bên đồng thành lập Ủy ban về Rào cản kỹ thuật đối với thương mại (sau
đây gọi là “Ủy ban”), trong đó bao gồm các đại diện của mỗi Bên.
2.
Thông qua các Ủy ban, các bên sẽ tăng cường công tác phối hợp trong các
lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật, quy trình đánh giá hợp quy và tiêu chuẩn nhằm tạo

thuận lợi cho thương mại giữa các Bên.
3.

Các chức năng của Ủy ban có thể bao gồm:


(a) giám sát việc thực hiện và hoạt động của Chương này, bao gồm các Phụ lục kèm
theo và bất kỳ cam kết nào khác được thoả thuận theo Chương này, và xác định các
sửa đổi có thể có hoặc giải thích các cam kết đó theo quy định của Chương 27 (Điều
khoản về hành chính và thể chế);
(b) giám sát các cuộc thảo luận kỹ thuật về các vấn đề phát sinh theo Chương này
được yêu cầu theo khoản 2 hoặc 2bis của Điều 8.10 (Trao đổi thông tin và thảo luận
kỹ thuật);
(c) đồng ý với các lĩnh vực ưu tiên được quan tâm lẫn nhau cho công việc trong
tương lai theo Chương này và xem xét đề xuất về các sáng kiến thuộc lĩnh vực cụ thể
hoặc sáng kiến khác;
(d) khuyến khích hợp tác giữa các Bên trong các vấn đề liên quan đến Chương này,
bao gồm cả việc xây dựng, thẩm định, hoặc sửa đổi các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ
thuật và quy trình đánh giá hợp quy;
(e) khuyến khích hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ trong lãnh thổ các Bên cũng
như hợp tác giữa các cơ quan chính phủ và tổ chức phi chính phủ trong lãnh thổ các
Bên trong các vấn đề liên quan đến Chương này;
(f) tạo thuận lợi cho việc xác định các nhu cầu năng lực kỹ thuật;
(g) khuyến khích việc trao đổi thông tin giữa các Bên và các tổ chức phi chính phủ có
liên quan, nếu phù hợp, về việc phát triển của phương pháp chung về các vấn đề
được thảo luận trong các cơ quan phi chính phủ, khu vực, đa phương hoặc các hệ
thống xây dựng tiêu chuẩn, hướng dẫn, khuyến nghị, chính sách và các quy trình
khác liên quan đến Chương này;
(h) theo yêu cầu một Bên, khuyến khích trao đổi thông tin giữa các Bên liên quan
đến các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy cụ thể của các

nước ngoài khối TPP cũng như các vấn đề mang tính hệ thống nhằm xây dựng các
phương pháp chung;
(i) thực hiện các bước khác mà các Bên cho rằng có thể hỗ trợ mình trong việc thực
hiện Chương này và Hiệp định TBT;
(j) rà soát lại Chương này sau khi xem xét tiến triển theo Hiệp định TBT, đề xuất sửa
đổi của Chương sau khi xem xét các tiến triển đó; và
(k) báo cáo với Ủy ban TPP về việc thực hiện và hoạt động của Chương này.
4.

Ủy ban có thể thành lập các tổ công tác để thực hiện các chức năng này.

5.
Mỗi Bên chỉ định một Điều phối viên phụ trách Chương, và cung cấp cho các
Bên khác tên của Điều phối viên phụ trách Chương của mình, thông tin liên lạc của
các công chức liên quan trong tổ chức đó, bao gồm số điện thoại, fax, email và các
thông tin liên quan.


6.
Một Bên phải kịp thời thông báo cho Bên kia mọi thay đổi của Điều phối
viên phụ trách Chương của mình hoặc thay đổi về thông tin của các công chức liên
quan.
7.

Trách nhiệm của mỗi Điều phối viên phụ trách Chương bao gồm:

(a) liên lạc với Điều phối viên phụ trách Chương của các Bên khác, bao gồm hỗ trợ
các cuộc thảo luận, yêu cầu và trao đổi thông tin kịp thời về các vấn đề phát sinh
theo Chương này;
(b) liên lạc và điều phối các cơ quan nhà nước có liên quan, bao gồm cơ quan quản

lý, trong lãnh thổ của mình về những vấn đề liên quan liên quan đến Chương này;
(c) tham vấn và, nếu phù hợp, phối hợp với những người quan tâm trong lãnh thổ
của mình về những vấn đề liên quan liên quan đến Chương này; và
(d) các trách nhiệm khác do Ủy ban giao.
8.
Ủy ban phải họp trong vòng một năm kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định
này và sau đó theo thỏa thuận của các bên. Ủy ban sẽ thực hiện công việc của mình
thông qua các phương tiện thông tin do các Bên thỏa thuận, trong đó có thể bao
gồm e-mail, họp qua điện thoại, họp bằng video, các cuộc họp bên lề các diễn đàn
khu vực và quốc tế khác, hoặc các phương tiện khác.
9.

Ủy ban sẽ ra quyết định theo sự đồng thuận.

10.
Khi xác định những hoạt động Ủy ban cần thực hiện, các Bên sẽ xem xét công
việc đang được thực hiện ở các diễn đàn khác nhằm đảm bảo không trùng lặp với
hoạt động của Ủy ban.
Điều 8.12: Phụ lục
1.
Trừ các Phụ lục về Công thức độc quyền cho thực phẩm đóng gói sẵn và
phụ gia thực phẩm, sản phẩm mỹ phẩm, thiết bị y tế và dược phẩm có phạm vi áp
dụng được quy định trong từng Phụ lục tương ứng, các Phụ lục sẽ có phạm vi áp
dụng như quy định tại Điều 8.2: Phạm vi áp dụng đối với sản phẩm được quy định
trong từng Phụ lục có liên quan.
2.
Các quyền và nghĩa vụ quy định tại từng Phụ lục của chương này chỉ áp
dụng cho các lĩnh vực quy định trong Phụ lục được áp dụng và sẽ không ảnh
hưởng đến quyền và nghĩa vụ của bất kỳ Bên nào theo một Phụ lục khác.
3.

Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, trong vòng 05 năm kể từ ngày
có hiệu lực của Hiệp định này, và ít nhất một lần mỗi 05 năm sau đó, Ủy ban có
trách nhiệm:
(a) rà soát việc thực hiện các Phụ lục nhằm củng cố, hoàn thiện, và nếu phù hợp,
kiến nghị để tăng cường sự liên kết của các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy


trình đánh giá hợp quy tương ứng của các Bên trong các lĩnh vực thuộc phạm vi của
các Phụ lục; và
(b) xem xét việc xây dựng các phụ lục liên quan đến các lĩnh vực khác có tiếp tục
theo đuổi các mục tiêu của Chương này hoặc Hiệp định này hay không, và quyết
định xem có nên đề xuất với Ủy ban TPP khởi động đàm phán để ký kết các phụ lục
điều chỉnh các lĩnh vực đó hay không.
__________________________________________
1

Ủy ban về Rào cản kỹ thuật đối với thương mại có trách nhiệm xây dựng và duy trì một danh sách

các thỏa thuận đó.

2

với điều kiện là các cơ quan chứng nhận được quốc tế thừa nhận phù hợp với quy định tại khoản 8.

3

Để giải thích rõ hơn, khoản này sẽ không áp dụng đối với Bên xác minh tài liệu đánh giá hợp quy

trong quá trình cấp phép hoặc tái cấp phép lưu hành.


4

Một Bên hoàn thành nghĩa vụ này bằng cách, ví dụ, cho những người quan tâm một cơ hội hợp lý

để đóng góp ý kiến đối với biện pháp được đề xuất và xem xét những ý kiến này khi xây dựng biện
pháp.

5

Để giải thích rõ hơn, một Bên có thể hoàn thành nghĩa vụ này bằng cách đảm bảo rằng tất cả các

đề xuất về quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy mới, đề xuất sửa đổi các quy chuẩn kỹ
thuật và quy trình đánh giá hợp quy hiện có, và bản chính thức tất cả các quy chuẩn kỹ thuật mới và
sửa đổi mà một Bên phải thông báo hoặc công bố theo Hiệp định TBT hoặc chương này, và có thể
có tác động đáng kể đối với thương mại, được công bố hoặc có thể truy cập trên trang web chính
thức của WTO.

6

Để giải thích rõ hơn, không Bên nào được yêu cầu cung cấp một mô tả các phương pháp thay thế

hoặc sửa đổi đáng kể trong các điểm (b) hoặc (d) trước ngày công bố của quy chuẩn kỹ thuật hoặc
quy trình đánh giá hợp quy chính thức.



×