Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

BÀI THAM LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG HỌC ĐƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.53 KB, 8 trang )

BÀI THAM LUẬN

ĐẠO ĐỨC TRONG HỌC ĐƯỜNG

Kính thưa đoàn Chủ tịch!
Kính thưa các quý vị đại biểu!
Kính thưa các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các bạn đoàn viên
thân mến!
Lời đầu tiên tôi xin trân trọng kính chúc Đoàn chủ tịch, các quý vị đại
biểu, các thầy cô giáo mạnh khỏe, hạnh phúc. Chúc các bạn đoàn viên
đoàn kết học tập tốt và hoàn thành xuất sắc các hoạt động do Đoàn trường
tổ chức.
Hôm nay trong buổi Đại hội này, tôi rất vinh dự thay mặt cho chi đoàn
12B1 có vài ý kiến tham luận về vấn đề đạo đức trong học đường.
Kính thưa Đoàn chủ tịch!
Thưa toàn thể Đại hội!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Cũng như sông thì có nguồn mới
có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì
cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài
giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân!”. Nói rộng ra hơn nữa:
“ Làm người thì phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy
cũng là người vô dụng”. Bác Hồ đã nói thật chí lí về tầm quan trọng của
đạo đức con người.
Một con người có thể nói, được cấu thành bởi hai yếu tố: Tri thức và
đạo đức. Nếu tri thức là một cỗ xe thì đạo đức là vô lăng, nếu tri thức là
chiến mã thì đạo đức là dây cương. Với đạo đức, tri thức sẽ hướng thiện.


Một người không có tri thức cùng lắm là gây hại một cách vô ý, còn một
người không có đạo đức thì cố ý, cố tình hãm hại người khác.
Nền tảng đạo đức được hình thành rất sớm từ những năm tháng đầu


đời, nó có khuynh hướng trở thành bản chất cố định, khó thay đổi. Chính
vì vậy, chúng ta cần phải tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức ngay từ khi còn
ngồi trên ghế nhà trường.
Rất nhiều bài phát biểu của các bạn học sinh, chúng ta nghe thấy những
lời hứa tu dưỡng và rèn luyện đạo đức. Vậy đạo đức là gì? Theo tôi, nó là
những phép tắc thông thường do xã hội đặt ra, quy định cách cư xử giữa
người này và người khác và của từng người đối với xã hội.
Chúng ta đang sống trong thời đại mới- thời đại văn minh, khoa học,
nhất là sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin đã làm cho
cuộc sống con người ngày càng được nâng cao. Nhưng bên cạnh đó là sự
cạnh tranh kinh tế quyết liệt để tìm kiếm lợi nhuận không tính đến hậu
quả về văn hóa, xã hội, do đó mà các giá trị văn hóa bị thương mại hóa.
Phim ảnh, sách, báo với nội dung không lành mạnh tràn ngập, tuyên
truyền, cổ vũ cho lối sống thực dụng, khoái lạc, bạo lực và hận thù… Cái
tôi được đề cao quá mức làm xuất hiện nhiều tư tưởng chủ nghĩa cá nhân
cực đoan. Tính cộng đồng bị biến tướng thành chủ nghĩa biệt phái, cục
bộ… Đáng tiếc thay khi các giá trị đạo đức đang dần bị xói mòn bởi chủ
nghĩa thực dụng, duy vật chất. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ giới
trẻ ngày nay chạy theo lối sống hưởng thụ, bỏ qua những giá trị đạo đức
truyền thống đã trở thành nền tảng cốt yếu của con người. Vấn đề này đặt
ra thách thức lớn cho các nhà giáo dục cũng như những người có trách
nhiệm.
Vì thế, trong bài tham luận hôm nay, tôi xin được nhắc đến một số biểu
hiện chưa đẹp, một số cách ứng xử còn chưa tốt trong một bộ phận học
sinh THPT chúng ta.


Kính thưa Đoàn chủ tịch!
Thưa toàn thể Đại hội!
Nói tới trường học là nói tới thầy giáo, cô giáo, nói tới học sinh. Mối

quan hệ thầy trò giữa giáo viên và học sinh là mối quan hệ được xây dựng
trên cơ sở lắng nghe, tôn trọng.
Học trò chúng ta luôn mong muốn một cách nhìn nhận thông cảm, một
cách ứng xử tâm lí từ phía thầy cô. Đã có không ít học sinh than phiền về
mức độ tôn trọng học sinh của thầy cô giáo, mong muốn ở thầy cô một
cách nhìn nhận thông cảm hơn… Đó là một mong muốn chính đáng.
Nhưng nghĩ lại thì ta phải xem xét chính những người học sinh đó đã chắc
chắn về sự tôn trọng của mình đối với thầy cô hay chưa. Khi mà mặc kệ
thầy cô giảng bài trên bảng, họ vẫn nói chuyện, làm việc riêng dưới lớp
như: sử dụng điện thoại nhắn tin cho nhau, thậm chí còn có thể đánh giấc
ngủ ngon lành trên bàn học…
Tình thầy trò cũng có những phút giây sóng gió. Soi vào những vết rạn
trong quan hệ thầy trò, có thể thấy, điều khiến thầy trò xa nhau xuất phát
từ cái nhìn thiếu suy nghĩ trong học trò. Ở tập thể đều phải có nội quy để
giữ gìn kỉ cương bền vững. Bạn phải chịu phạt nếu không làm đúng theo
nội quy ấy. Đó là điều tất yếu! Vậy nên đừng bao giờ để những phút giây
bồng bột khiến bạn phải hối hận, luyến tiếc.
Tuổi thiếu niên luôn có tâm lí muốn thể hiện mình. Nhưng vấn đề là
thể hiện như thế nào mới là điều thực sự quan trọng. Đa số bạn chọn cho
mình những sở trường, thế mạnh học tập, văn nghệ, thể dục thể thao… để
chứng tỏ mình. Nhưng cũng có một vài trường hợp cá biệt đã chọn cho
mình những cách khá kì quặc để thể hiện. Là học sinh đang học tập, rèn
luyện đạo đức trong nhà trường nhưng bạn lại hành động như những kẻ
vô học ngoài xã hội, sử dụng những từ ngữ hay lời nói không phù hợp với
lứa tuổi, những cách ăn mặc lập dị khác bạn bè. Nếu như bạn nghĩ rằng,
cá tính là phải khác người, nhất nhất phải khác người, thì bạn thật quá sai
lầm! Chúng ta phải công nhận vẻ ngoài của một con người là quan trọng.
Nhưng các bạn còn nhớ không? Những ý nghĩa cao đẹp trong bộ quần áo



đồng phục xóa đi khoảng cách giàu nghèo, sang hèn, tạo sự tự tin cho
những bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn, tạo sự hòa đồng cho tất cả
mọi người. Có thể gia đình bạn giàu có còn gia đình tôi thì không, có thể
bạn sống trong nhung lụa còn tôi thì không, cuộc sống của bạn và tôi có
thể hoàn toàn cách biệt, nhưng một khi đã bước chân vào trường học thì
chúng ta đều như nhau, hoàn toàn bình đẳng. Đáng ra chúng ta phải vô
cùng tự hào khi được khoác trên người bộ đông phục mang tên ngôi
trường của mình. Rồi vẫn còn đó những mẫu tóc kiểu cách, sành điệu hay
những cái đầu màu mè xanh đỏ thật khó chấp nhận khi vẫn đang thời học
sinh. Đâu mất rồi cái thơ ngây, hồn nhiên của tuổi niên thiếu! Đâu mất rồi
cái cung cách lịch sự, tế nghị, thanh lịch của tuổi học trò!
Biết rằng: “Giới trẻ là tương lai của nhân loại”, nhưng đối diện với
thực tế thì ai cũng lo lắng cho tương lai ấy.
Vấn đề tôi muốn nói đến nữa là “nạn bạo lực trong học đường” đang
ngày càng trở nên nhức nhối.
Các bạn hãy nhớ, không có chuyện gì không thể giải quyết bằng lời
nói. Không có chuyện gì đáng để chúng ta bất hòa, cũng chẳng khi nào
bạo lực được phép tồn tại.
Đối với con người nói chung và đối với học sinh nói riêng. Mối quan
hệ bạn bè là phần tất yếu của cuộc sống, vui vì bạn, sống tích cực nhờ bạn
nhưng đôi khi buồn cũng vì bạn. Đã bao giờ bạn nghe thấy cụm từ “tẩy
chay” chưa? Khởi nguồn từ một cách nghĩ nông cạn, thiếu rộng lượng,
không muốn chấp nhận những bạn bè không giống mình, nạn tẩy chay
đáng xấu hổ này đang diễn ra một cách phổ biến. Lợi dụng, lôi kéo, dọa
dẫm những thành viên ngại va chạm để bao vây, cấm vận, cô lập mọi
người. Đó là một cách hành xử hoàn toàn thiếu văn minh, một hình thức
của tệ nạn bạo lực học đường, ít nhiều mang tính chất khủng bố tinh thần
người khác. Nghiêm trọng hơn, nhiều nơi đã xảy ra việc hành hung cả
thầy cô giáo. Dư luận luôn phải đau lòng và kinh hãi trước tình trạng gia
tăng bạo lực học đường được phản ánh liên tục trên các phương tiện

truyền thông. Những lời hay ý đẹp nhường chỗ cho những thứ ngôn ngữ
tục trần cùng những hành động khiếm nhã.


Hãy mở rộng tâm hồn hơn, chấp nhận bạn bè mình như họ vẫn thế. Bạn
và bạn bè, mỗi cá nhân đều phải được tôn trọng với đặc điểm khác biệt
của mình.
Tuổi của chúng ta đã muộn để gọi là trẻ con và không còn sớm để nói
chuyện trưởng thành . Khi chúng ta lớn lên thì những mối quan hệ cũng
lớn lên. Đã đến lúc chúng ta phải đối mặt với những điều chưa tốt đẹp
trong chính cuộc sống xung quanh chúng ta. Cần biết rằng nói dối là ăn
cắp niềm tin của bạn bè, quay cóp là ăn cắp trí tuệ, bắt nạt là ăn cắp sự
bình đẳng, thỏa hiệp với cái xấu là ăn cắp sự minh bạch, tự trọng.
Chúng ta hãy nhận thức đúng ngay từ trong suy nghĩ. Bởi danh ngôn
có câu:
“Gieo suy nghĩ, gặt hành động; Gieo hành động, gặt thói quen;
Gieo thói quen, gặt tính cách; Gieo tính cách, gặt số phận.”
Có thể nói số phận con người khởi đầu từ chính suy nghĩ của bản thân
họ. Suy nghĩ rồi thì phải làm gì, phải hành động ngay đi thôi!
“Đừng đợi phải nhìn thấy một nụ cười rồi mới mỉm cười lại
Đừng đợi khi được yêu thương mới thương yêu
Đừng đợi khi cô đơn mới nhận ra giá trị của những người bạn
Đừng đợi một việc thật vừa ý rồi mới bắt đầu làm việc
Đừng đợi khi có thật nhiều rồi mới chia sẻ đôi chút
Đừng đợi tới khi vấp ngã rồi mới nhớ những lời khuyên
Đừng đợi có thật nhiều thời gian rồi mới khởi đầu một công việc
Đừng đợi khi làm người khác buồn lòng rồi mới cố xin lỗi
Đừng đợi vì bạn không thể biết bạn sẽ đợi bao lâu!”



Trên đây là một vài ý kiến tham luận của tôi về vấn đề đạo đức trong
học đường, rất mong nhận được sự góp ý của mọi người để bản tham luận
hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng, một lần nữa tôi xin chúc Đoàn chủ tịch, các quý vị đại biểu,
các thầy cô giáo mạnh khỏe, hạnh phúc. Chúc các bạn đoàn viên học tập,
rèn luyện đạo đức tốt!
Chúc đại hội thành công tốt đẹp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!





×