Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Thiết kế máy chẻ củi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.37 KB, 62 trang )

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP GỖ
1. Quy mô, năng lực sản xuất
Hiện nay nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ trên thế giới tăng đáng kể, với mức tăng
tối thiểu 8%/năm. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Thống kê Liên hiệp
quốc ,nhập khẩu các mặt hàng đồ gỗ của thị trường thế giới đã lên đến gần 200 tỉ
đô la Mỹ năm 2002. Trong đó, nước nhập khẩu nhiều nhất là Mỹ, kế đến là Đức,
Pháp, Anh và Nhật Bản.
Trước tình hình đó, ngành công nghiệp chế biến hàng mộc của thế giới cũng đã
thay đổi đáng kể, đặc biệt là ở Trung Quốc và một số nước Châu Á khác như
Inđonêxia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam… đã phát triển vô cùng nhanh chóng cả
về số lượng và chất lượng.
Ngành chế biến gỗ Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh trong những năm
gần đây, vươn lên là một trong 7 mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ
chế biến lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Hiện cả nước có khoảng 2.000 doanh
nghiệp chế biến gỗ với năng lực chế biến 2,2 – 2,5 triệu mét khối gỗ tròng mỗi
năm, trong đó có 450 công ty chuyên sản xuất xuất khẩu (120 công ty chuyên sản
xuất hàng ngoài trời và 330 công ty sản xuất hàng nội thất).
Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ ở Việt Nam bao gồm các công ty nhà
nước (374 doanh nghiệp), các công ty trách nhiệm hữu hạn và do chính sách đầu tư
nước ngoài từ Singapore, Đài Loan, Malayxia, Na Uy, Trung Quốc, Thụy Điển…
đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm gỗ tại Việt Nam,
với tổng số vốn đăng ký lên đến 105 triệu USD. Đa số các công ty sản xuất và chế
biến các sản phẩm gỗ tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Nam (T.P Hồ Chí Minh,
Bình Dương, Đồng Nai…), các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (Bình Định, Gia
Lai, Đắc Lắc…), một số công ty, thường là các công ty sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ
mỹ nghệ, tập trung ở các tỉnh phía Bắc và khu vực đồng bằng sông Hồng như Hà
Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc…
Nhìn chung quy mô của các xí nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu là các xí nghiệp
vừa và nhỏ, sản xuất kết hợp giữa thủ công và cơ khí. Các doanh nghiệp sản xuất
các mặt hàng đồ gỗ công nghiệp thường có sự đầu tư mới về các trang thiết bị và


công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất, trong khi đó đại bộ phận các doanh nghiệp
sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ có hệ thống thiết bị khá lạc hậu, không đáp ứng được yêu
cầu của các đơn hàng lớn hay các thị trường yêu cầu chất lượng cao.


2. Thị trường
Hầu hết các sản phẩm đồ gỗ cảu các doanh nghiệp Việt Nam chịu sự cạnh tranh
gay gắt từ các doanh nghiệp của Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, các
nước Đông Âu và Mỹ La Tinh. Chỉ tính riêng Trung Quốc đã có trên 50.000 cơ sở
sản xuất với hơn 50 triệu nhân công và sản xuất với doanh số gần 20 tỷ USD.
Thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ trong
những năm gần đây, từ chỗ tập trung vào các thị trường trung chuyển như Đài
Loan, Singapore, Hàn Quốc… để tái xuất khẩu sang một nước thứ ba, đến nay đã
xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường của người tiêu dùng. Hiện tại, các sản phẩm
đồ gỗ của Việt Nam có mặt ở 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với các
chủng loại sản phẩm đa dạng, từ hàng trang trí nội thất trong nhà, hàng ngoài
trời… đến các mặt hàng dăm gỗ. Kim ngạch xuất khẩu gỗ liên tục tăng. Chỉ tính
riêng các mặt hàng gỗ và đồ gỗ được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp, năm
1998 mới đạt 135 triệu USD và ước lên tới 1 tỷ USD năm 2004.
Trong những năm tới, ngoài việc duy trì và phát triển các thị trường truyền thống
(cả thị trường trung chuyển và thị trường người tiêu dùng trực tiếp) để thông qua
đó uy tín và chất lượng của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam tiếp cận nhanh hơn
tới người tiêu dùng, ngành gỗ Việt Nam sẽ tập trung phát triển mạnh một số thị
trường mục tiêu, có nền kinh tế phát triển ổn định, sức mua ổn định và nhu cầu liên
tục tăng, các thể chế về kinh doanh, thương mại hoàn thiện, hệ thống phân phối
rộng khắp và năng động, bao gồm: EU, Mỹ, Nhật Bản và Cộng hòa Liên bang
Nga.
Khách hàng chủ đạo đối với các sản phẩm gỗ Việt Nam được xác định là nhà nhập
khẩu và các nhà phân phối. Thực tế năng lực tài chính tiếp thị, nghiên cứu thị
trường và phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, nên nếu

trực tiếp thiết lập các kênh phân phối, mạng lưới tiêu thụ và nghiên cứu nhu cầu
phát triển của thị trường sẽ thực sự rất khó khăn đối với mỗi doanh nghiệp. Việc
sử dụng những kênh phân phối hiện có và khả năng phát triển thị trường của các
nhà phân phối và nhập khẩu tại các thị trường lớn và giải pháp hữu hiệu nhất để
tăng sản lượng thâm nhập thị trường đồng thời tiết kiệm chi phí cho công tác tiếp
thị.
3. Các sản phẩm gỗ xuất khẩu
Sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam từ chỗ chỉ là sản phẩm thô (gỗ tròn, gỗ xẻ)
đã phát triển lên một trình độ gia công cao hơn, áp dụng công nghệ tẩm, sấy, trang
trí bề mặt… xuất khẩu các sản phẩm hoàn chỉnh, sản phẩm có giá trị gia tăng về
công nghệ và lao động. Có thể chia các sản phẩm gỗ xuât khẩu của Việt Nam thành
4 nhóm chính:


Nhóm thứ nhất: Nhóm sản phẩm đồ mộc ngoài trời bao gồm các loại bàn ghế,
vườn, ghế băng, df che nắng, ghế xích đu… làm hoàn toàn từ gỗ hoặc kết hợp với
các vật liệu khác như sắt, nhôm, nhựa…
Nhóm thứ hai: Nhóm sản phẩm đồ mộc trong nhà bao gồm các loại bàn ghế,
giường tủ, giá kê sách, đồ chơi, ván sàn… làm hoàn toàn từ gỗ hay gỗ kết hợp với
các vật liệu khác như da, vải…
Nhóm thứ ba: Nhóm đồ mỹ nghệ chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên bao gồm bàn, ghế,
tủ… áp dụng các công nghệ chạm, khắc, khảm.
Nhóm thứ tư: Sản phẩm dăm gỗ sản xuất từ gỗ rừng trồng mọc nhanh như gỗ keo,
gỗ bạch đàn…
Hiện nay, hàng gỗ chế biến xuất khẩu sang thị trường Mỹ chủ yếu là bàn ghế ngoài
trời làm từ gỗ cứng trong khi hàng tới thị trường Nhật Bản và EU chủ yếu là đồ
dùng trong nhà làm từ gỗ mềm.
4. Gỗ mỹ nghệ Việt Nam
Bên cạnh sự phát triển của ngành công nghiệp gỗ chế biến, nghề gỗ mỹ nghệ Việt
Nam cũng đang có sự phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất. Cả nước có 342

làng gỗ mỹ nghệ, trong đó có rất nhiều làng nghề lớn như Văn Hà (Vĩnh Phúc),
Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Đông Giao (Hải Dương), Đồng Minh (Hải Phòng), La
Xuyên (Nam Định) Kim Bồng (Quảng Nam)… Các cơ sở sản xuất, các doanh
nghiệp kinh doanh hàng gỗ mỹ nghệ có xu thế tập trung về những thành phố lớn
như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh hay ngay tại các làng nghề. Các sản phẩ gỗ
mỹ nghệ của Việt Nam không chỉ có chất lượng mà còn vô cùng phong phú về mẫu
mã phục vụ cho mọi nhu cầu của cuộc sống, từ đồ trang trí nội thất như bàn, ghế,
tủ, đèn… đến các loại tượng, đồ trang sức, đồ dùng nhà bếp…, đã được đưa đến
hơn 100 quốc gia trên thế giới, trong đó phải kể đến các thị trường lớn như Nhật,
Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông, các nước Châu Âu đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng
năm trên 30 triệu USD.
5. Nguyên liệu gỗ
Nguồn nguyên liệu cho sản phẩm gỗ xuất khẩu từ chỗ dựa vào rừng tự nhiên
là chính đã chuyển sang dẹa vào nguồn gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng. Theo số
liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích rừng tự nhiên hiện có
của Việt Nam là 9.44 triệu ha, trữ lượng 720.9 triệu m3 gỗ. Để bảo vệ môi trường
và đảm bảo sự phát triển bền vững, Chính phủ đã giới hạn khai thác gỗ từ những
rừng tự nhiên tại địa phương chỉ khoảng 300.000m3 mối năm trong giai đoạn 2000
đến 2010, củ yếu để phục vụ cho nhu cầu xây dựng, sản xuất đồ gỗ trong nước


(250.000 m3) và sản xuất hàng mỹ nghệ xuất khẩu (50.000 m3). Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn cũng đang triển khai chương trình trồng mới 5 triệu rừng
và cho đến năm 2010 Việt Nam sẽ có thêm 2 triệu ha rừng phòng hộ, rừng đặc
dụng và 3 triệu ha rừng sản xuất.
Để bù đắp sự thiếu hụt về nguyên liệu gỗ rừng tự nhiên, hàng năm Viêt
Nam phải nhập khẩu khoảng 250.000 đến 300.000 m3 gỗ từ các nước lân cận và
tăng cường sử dụng gỗ rừng trồng, ván nhân tạo để sản xuất hàng xuất khẩu.
Nguồn gỗ nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Indonesia,
Malaysia thường không ổn định do chính sách lâm sản của các quốc gia này

luôn thay đổi, trong khi nguồn nhập khẩu từ các quốc gia khác như New
Zealand, Australia, Thụy Điển, Đan Mạch, Phàn Lan, Canada, Mỹ, Châu Phi lại
cách xa về địa lý nên giá thành nguyên liệu bị đội lên rất cao, giảm khả năng
cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam.
Nhằm chủ động chuẩn bị nguồn gỗ, bên cạnh việc trồng rừng, Việt Nam cũng đang
tích cực phát triển các nhà máy sản xuất ván nhân tạo, đóng một vai trò quan trọng
cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu: Nhà máy ván sợi MDF Gia Lai công suất
54.000m3 sản phẩm/năm, MDF Sơn La với công suất 15.000 m3 sản phẩm/năm,
MDF Bình Thuận với công suất 10.000 m3 sản phẩm/năm, Nhà máy Ván dăm Thái
Nguyên với 16.500m3 sản phẩm/năm, Thái Hòa (Nghệ An) 15.000m3 và Hoành
Bồ (Quảng Ninh) 3.000m3/năm.
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có khu rừng nào có chứng chỉ rừng (FSC), trong khi đó
nhu cầu sử dụng các sản phẩm có chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ ngày càng cao ở
hầu hết các thị trường lớn. Để phát huy hết tiềm nưang của ngành chế biến gỗ Việt
Nam, các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp cần hết sức chú ý đến xu
hướng “môi trường hóa” thương mại đồ gỗ. Với 3 xu hướng nguyên liệu chính: gỗ
nhân tạo, gỗ có chứng nhận FSC và gỗ tái chế, các tiêu chuẩn về môi trường sẽ
được thị trường đặt ra ngày càng nhiều cho thương mại đồ gỗ, kể cả việc xác định
tính hợp pháp và khả năng tái sinh của khu vực khai thác. Do đó, đối với các sản
phẩm gỗ khai thác tại Việt Nam cần mời các tổ chức quốc tế có thẩm quyền kiểm
tra việc quản lý, khai thác gỗ và cấp giấy chứng chỉ xác nhận gỗ được khai thác.
Đặc biệt, việc xây dựng và các tiêu chí quản lý rừng bền vững cần được tiến hành
nhanh chóng, triệt để nhằm đạt được một số lợi thế cho ngành lâm nghiệp Việt
Nam.
6. Các cơ chế và chính sách hỗ trợ của nhà nước
Với xuất nhập khẩu, chính phủ ban hành Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày
31/7/1998, Quyết định 65/1998/QĐ-TTg ngày 24/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ
và Thông tư 122/1999/TT-BNN-PTNT ngày 27/3/1998 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn nhằm quản lý việc xuất khẩu đồ gỗ sản xuất từ rừng tự nhiên



trong nước, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu
gỗ nguyên liệu cũng như xuất khẩu sản phẩm gỗ từ rừng trồng, gỗ nhập khẩu. Biểu
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã xây dựng các mức thuế suất cụ thể, có phân biệt
đối với các sản phẩm xuất khẩu được làm từ gỗ rừng tự nhiên chịu thuế suất cao
hơn sản phẩm làm từ gỗ rừng trồng. Gỗ rừng tự nhiên có mức thuế suất bình quân
là 5-10%, sản phẩm từ gỗ rừng trồng thuế suất 0%
Về nhập khẩu, trừ gỗ nhập khẩu từ Campuchia phải có giấy phép xuất khẩu, nhập
khẩu của Bộ Thương mại hai nước, các doanh nghiệp được nhập khẩu theo nhu
cầu, không phải xin giấy phép của các cơ quan quản lý và được hưởng mức thuế
suất nhập khẩu thấp nhất hiện hành (0%).
Ngoài ra, các chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu thông qua Quỹ hỗ trợ
phát triển, chính sách thưởng xuất khẩu cũng là động lực thúc đẩy xuất khẩu các
mặt hàng gỗ của Việt Nam.


CHƯƠNG II
TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ TÁCH,CHẺ GỖ
TRONG CÔNG NGHIỆP

Ngày nay với sự phát triển của máy móc, cải tiến khoa học kĩ thuật mà
năng suất lao động tăng lên, giảm bớt sức lao động của con người. Trong
hoạt động thường ngày con người không ngừng sáng tạo ra những phát
minh mới từ sự kết hợp những vật liệu xung quanh để giúp cuộc sống trở
nên bớt mệt nhọc và tiện nghi hơn. Thấy được sự vất vả của những nhà
nông phải chẻ những khúc củi to vô cùng mệt nhọc để làm chất đốt
nhưng lại chẳng được bao nhiêu nên loài người đã phát minh ra được
sáng kiến đó là máy chẻ củi.
Cách đây khoảng nửa thế kỷ để tách chẻ một khúc gỗ con người phải
mất rất nhiều công sức,họ thực hiện công việc này bằng nhiều cách khác

nhau như dùng búa và những chiếc đột để bổ củi. Những người khác thì
dùng chiếc khoan để khoan vào giữa thân gỗ, sau đó cho thuốc nổ vào
để phá tan khối gỗ mất rất nhiều công sức và thời gian.
Dần dần cùng với sự phát triển của khoa học con người đã phát minh ra
chiếc máy chẻ gỗ đầu tiên chạy bằng sức ngựa do người nga phát minh.
Sau đó là một loạt các phát minh ra máy chẻ gỗ sử dụng điện năng với
nhiều ưu viêt hơn nhằm thay thế sức người và giảm thời gian.Máy gồm
các bộ phận như mô-tơ, bơm thủy lực, hộp phân phối, kích ty búa hoạt
động dựa trên nguyên lý sử dụng điện năng làm mô-tơ truyền động.Trên
thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy chẻ gỗ khác nhau với các kích
cỡ nhỏ,vừa và lớn để chẻ được các loại kích thước gỗ khác nhau.
Hiện nay ở nước ta cũng có rất nhiều các doanh nghiệp lớn nhỏ sử dụng
máy chẻ gỗ và thấy rằng với máy chẻ củi này vừa tiết kiệm chi phí vừa
tăng năng suất lao động, giảm bớt sự mệt nhọc của con người.


CHƯƠNG III
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
I.Phương án 1: dao chuyển động ngang, gỗ cố định

xi lanh


Dao
P,V

Van ®iÒu khiÓn

B¬m dÇu
BÓ dÇu


 Ưu điểm:
+>Thuận lợi cho quá trình gá đặt gỗ, đặt gỗ dễ dàng
+> Bố trí các chi tiết máy hợp lý,không gian gia công phù hợp,dễ dàng.
+> Thuận lợi cho quá trình lắp ráp và sửa chữa.
+> Thao tác chẻ gỗ đơn giản.
+> Sử dụng hệ thống thủy lực để thực hiện cho quá trình chẻ nên quá trình chẻ
êm không gây ồn.
 Nhược điểm:
+>Với một lưỡi dao nên chỉ chẻ gỗ làm đôi,muốn chẻ nhỏ thì phải thực hiện
nhiều lần chẻ.
+> Do dao chuyển động nên tính an toàn không cao.


+>Do dao di chuyển gỗ cố định nên trong khi chẻ hành trình của xi lanh phải di
chuyển một khoàng rất dài mới chẻ được hết chiều dài của khúc gỗ và khi rút dao
về khoảng thời gian phụ cũng nhiều nên năng suất kém,không cao.
II.Sơ đồ 2: dao chuyển động gỗ đứng yên nằm ngang

xi lanh
dao


Van ®iÒu khiÓn

P,V

B¬m dÇu
BÓ dÇu


 Ưu điểm:
+>thuận lợi cho quá trình gá đặt gỗ,đặt gỗ dễ dàng và nằm im.
+> Bố trí các chi tiết máy hợp lý,không gian gia công phù hợp,dễ dàng.
+> Thuận lợi cho quá trình lắp ráp và sửa chữa.
+> Thao tác chẻ gỗ đơn giản.
+> Sử dụng hệ thống thủy lực để thực hiện cho quá trình chẻ nên quá trình
chẻ êm không gây ồn.
+> Do dao cố định nên đảm bảo tính an toàn.
 Nhược điểm:
+>Với một lưỡi dao nên chỉ chẻ gỗ làm đôi,muốn chẻ nhỏ thì phải thực hiện
nhiều lần chẻ.


III.Sơ đồ 3: Gỗ cố định ,dao chuyển động dọc

xi lanh
P,V

dao



Van ®iÒu khiÓn

B¬m dÇu

 Ưu điểm:
 Nhược điểm:
+>lực chẻ lớn dẫn đến cần động cơ có công suất lớn nên giá thành cao.
+> Việc chẻ kém chính xác.dễ bị trượt.

+> Do dao chuyển động nên tính an toàn không cao.

KẾT LUẬN: Dựa vào những ưu điểm và nhược điểm của các phương án thiết
kế trên ta chọn phương án 2 để thiết kế.Nhưng thêm cải tiến về phần dao.Ta sẽ
sử dụng nhiều lưỡi dao,có thể chẻ nhỏ khúc gỗ ra làm nhiều phần.


CHƯƠNG IV
TÍNH TOÁN,THIẾT KẾ MÁY VÀ LẬP BẢN VẼ KẾT CẤU MÁY
4.1. Khái quát về vật liệu gỗ tự nhiên
Gỗ là vật liệu thiên nhiên được sử dụng khá rộng rãi trong xây dựng và trong
sinh hoạt vì những ưu điểm cơ bản sau: Nhẹ, có cường độ khá cao; cách âm, cách
nhiệt và cách điện tốt; dễ gia công (cưa, xẻ, bào, khoan...), vân gỗ có giá trị mỹ
thuật cao.
Ở nước ta gỗ là vật liệu rất phổ biến. Rừng Việt Nam có nhiều loại gỗ tốt và quý
vào bậc nhất thế giới. Khu Tây Bắc có nhiều rừng già và có nhiều loại gỗ quý như:
trai, đinh, lim, lát, mun, pơmu. Rừng Việt Bắc có lim, nghiến, vàng tâm. Rừng Tây
Nguyên có cẩm lai, hương ...
Tuy nhiên, gỗ chưa qua chế biến vẫn tồn tại những nhược điểm lớn:
- Cấu tạo và tính chất cơ lý không đồng nhất, thường thay đổi theo từng loại
gỗ, từng cây và từng phần trên thân cây.
-

Dễ hút và nhả hơi nước làm sản phẩm bị biến đổi thể tích, cong vênh, nứt
tách

-

Dễ bị sâu nấm, mục mối phá hoại, dễ cháy.


-

Có nhiều khuyết tật làm giảm khả năng chịu lực và gia công chế biến khó
khăn

Ngày nay với kỹ thuật gia công chế biến hiện đại người ta có thể khắc phục
được những nhược điểm của gỗ, sử dụng gỗ một cách có hiệu quả hơn như: sơn
gỗ, ngâm tẩm gỗ, chế biến gỗ dán, tấm dăm bào và sợi gỗ ép.
4.2. Cấu tạo của gỗ tự nhiên
Gỗ nước ta hầu hết thuộc loại cây lá rộng, gỗ cây lá kim (như thông, pơmu, kim
giao, sam...) rất ít. Gỗ cây lá rộng có cấu tạo phức tạp hơn gỗ cây lá kim. Cấu
tạo của gỗ có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc với độ phóng đại không lớn


gọi là cấu tạo thô (vĩ mô), cấu tạo của gỗ chỉ nhìn thấy qua kính hiển vi gọi là
cấu tạo nhỏ (vi mô).
4.2.1. Cấu tạo thô
Cấu tạo thô của gỗ được quan sát trên ba mặt cắt . Quan sát mặt cắt ngang thân
cây, ta có thể nh́n thấy: vỏ, libe, lớp h́nh thành, lớp gỗ b́a, lớp gỗ lơi và lơi cây.
- Vỏ có chức năng bảo vệ gỗ khỏi bị tác dụng cơ học.
-

Libe là lớp tế bào mỏng của vỏ, có chức năng là truyền và dự trữ thức ăn để
nuôi cây.

-

Lớp hình thành gồm một lớp tế bào sống mỏng có khả năng sinh trưởng ra
phía ngoài để sinh ra vỏ và vào phía trong để sinh ra gỗ.


-

Lớp gỗ bìa (giác) màu nhạt, chứa nhiều nước, dễ mục nát, mềm và có cường
độ thấp.

-

Lớp gỗ lõi mầu sẫm và cứng hơn, chứa ít nước và khó bị mục mọt.

-

Lõi cây (tủy cây) nằm ở trung tâm, là phần mềm yếu nhất, dễ mục nát.

Nhìn toàn bộ mặt cắt ngang ta thấy phần gỗ được cấu tạo bởi các vòng tròn
đồng tâm đó là các vòng tuổi. Hàng năm vào mùa xuân gỗ phát triển mạnh, lớp
gỗ xuân dày, màu nhạt, chứa nhiều nước. Vào mùa hạ, thu, đông gỗ phát triển
chậm, lớp gỗ mỏng, màu sẫm, ít nước và cứng. Hai lớp gỗ có màu sẫm nhạt nối
tiếp nhau tạo ra một tuổi gỗ. Nhìn kỹ mặt cắt ngang còn có thể phát hiện được
những tia nhỏ li ti hướng vào tâm gọi là tia lõi.
4.2.2. Cấu tạo vi mô
Qua kính hiểm vi có thể nhìn thấy những tế bào sống và chết của gỗ có kích
thước và hình dáng khác nhau. Tế bào của gỗ gồm có tế bào chịu lực, tế bào dẫn, tế
bào tia lõi và tế bào dự trữ.
- Tế bào chịu lực (tế bào thớ) có dạng hình thoi dài 0,3 - 2mm, dày 0,02 - 0,05
mm, thành tế bào dày, nối tiếp nhau theo chiều dọc thân cây. Tế bào chịu lực
chiếm đến 76% thể tích gỗ .
-

Tế bào dẫn hay còn gọi là mạch gỗ, gồm những tế bào lớn hình ống xếp
chồng lên nhau tạo thành các ống thông suốt. Chúng có nhiệm vụ dẫn nhựa

theo chiều dọc thân cây.

-

Tế bào tia lõi là những tế bào xếp nằm ngang thân cây. Giữa các tế bào này
cũng có lỗ thông nhau.


-

Tế bào dự trữ nằm xung quanh mạch gỗ và có lỗ thông nhau. Chúng có
nhiệm vụ chứa chất dinh dưỡng để nuôi cây.

Về cơ bản cấu trúc gỗ lá kim cũng như gỗ lá rộng, nhưng không có mạch gỗ mà
chỉ có tia lõi và tế bào chịu lực. Tế bào chịu lực trong gỗ lá kim có dạng hình
thoi, vừa làm nhiện vụ chịu lực vừa dẫn nhựa dọc thân cây.
Về cấu tạo mỗi tế bào sống đều có 3 phần: Vỏ cứng, nguyên sinh chất và nhân
tế bào.
- Vỏ tế bào được tạo bởi xenlulo (C6H10O5), lignhin và các hemixenlulo.
Trong quá trình phát triển nguyên sinh chất hao dần tạo cho vỏ tế bào ngày
càng dày thêm. Đồng thời một bộ phận của vỏ, lại biến thành chất nhờn tan
được trong nước. Trong cây gỗ lá rộng thường có 40÷46% xenlulo, 19÷20%
lignhin, 26÷30% hemixenlulo.
-

Nguyên sinh chất là chất anbumin thực vật được cấu tạo từ các nguyên tố: C,
H, O, N và S. Trong nguyên sinh chất, trên 70% là nước, vì vậy khi gỗ khô
tế bào trở lên rỗng ruột.

-


Nhân tế bào hình bầu dục, trong đó có một số hạt óng ánh và chất anbumin
dạng sợi. Cấu tạo hóa học gần giống nguyên sinh chất nhưng có thêm
nguyên tố P.

Qua quan sát cấu trúc, gỗ thể hiện rõ là vật liệu không đồng nhất và không đẳng
hướng, cái thớ gỗ chỉ xếp theo một phương dọc, phân lớp rõ rệt theo vòng tuổi.
Do vậy tính chất của gỗ không giống nhau theo vị trí và phương của thớ.
4.3. Các tính chất cơ bản của vật liệu gỗ tự nhiên
4.3.1. Tính chất vật lý
 Độ ẩm và tính hút ẩm
Độ ẩm có ảnh hưởng lớn đến tính chất của gỗ. Nước nằm trong gỗ có 3 dạng:
Nước mao quản (tự do), nước hấp phụ và nước liên kết hóa học. Nước tự do nằm
trong một tế bào, khoảng trống giữa các tế bào và bên trong các ống dẫn. Nước hấp
phụ nằm trong vỏ tế bào và khoảng trống giữa các tế bào. Nước liên kết hóa học
nằm trong thành phần hóa học của các chất tạo gỗ. Trong cây gỗ đang phát triển
chứa cả nước hấp phụ và nước tự do, hoặc chỉ có chứa nước hấp phụ. Trạng thái
của gỗ chứa nước hấp phụ cực đại và không có nước tự do gọi là giới hạn bão hòa
thớ (Wbht). Tùy từng loại gỗ giới hạn bão hòa thớ có thể dao động từ 23 đến 35%.
Khi sấy, nước từ từ tách ra khỏi mặt ngoài, nước từ lớp gỗ bên trong chuyển dần
ra thay thế. Còn khi gỗ khô thì nó lại hút nước từ không khí.


Khối lượng riêng đối với mọi loại gỗ thường như nhau và giá trị trung bình
của nó là 1,54 g/cm3
Khối lượng thể tích của gỗ phụ thuộc vào độ rỗng (độ rỗng của gỗ lá kim: 46
÷81%, gỗ lá rộng: 32480%) và độ ẩm. Người ta chuyển khối lượng thể tích của
gỗ ở độ ẩm bất kỳ (W) về khối lượng thể tích ở độ ẩm tiêu chuẩn (18%) theo
công thức:
γ 018 = γ 0W [ 1 + 0,01(1 − K 0 )(18 − W) ]

γ 018

γ 0W

Trong đó: và
là khối lượng thể tích của gỗ có độ ẩm W và độ ẩm
18%.
- K0 là hệ số co thể tích.
Dựa vào khối lượng thể tích, gỗ được chia ra năm loại: Gỗ rất nhẹ (γo <400
÷
÷
kg/m3 ); gỗ nhẹ ( γo=40 500kg/m3); gỗ nhẹ vừa (γo=500 700kg/m3 ); gỗ nặng
÷

(γo=700 900kg/m3); và gỗ rất nặng(γo> 900kg/m3))/
Những loại gỗ rất nặng như gỗ nghiến (γo = 1100 kg/m3 ), gỗ sến
(γo=1080kg/m3 ). Những loại gỗ rất nhẹ như: Gỗ sung, gỗ muồng trắng.
Độ co ngót của gỗ là độ giảm chiều dài và thể tích khi sấy khô. Nước mao quản
bay hơi không làm cho gỗ co. Co chỉ xảy ra khi gỗ mất nước hấp phụ. Khi đó
chiều dày vỏ tế bào giảm đi các mixen xích lại gần nhau làm cho kích thước
của gỗ giảm.
Mức độ co thể tích y0 (%) được xác định dựa theo thể tích của mẫu gỗ trước
khi sấy khô (V) và sau khi sấy khô (V1) theo công thức:
y0 =

V −V
.100%
V1

Hệ số co thể tích K0 (đối với gỗ lá kim: 0,5, gỗ lá rộng: 0,6) được xác định theo

công thức:

K0=

y0
W

Trong đó:
-

W là độ ẩm của gỗ (%), không được vượt quá giới hạn bão hòa thớ.


Sự thay đổi kích thước theo các phương không giống nhau sẽ sinh ra những
ứng suất khác nhau khiến cho gỗ bị cong vênh và xuất hiện những vết nứt.
- Trương nở: là khả năng của gỗ tăng kích thước và thể tích khi hút nước
vào thành tế bào. Gỗ bị trương nở khi hút nước đến giới hạn bão hòa thớ.
Trương nở cũng giống như co ngót không giống nhau theo các phương khác
nhau .Dọc thớ 0,1÷0.8%, pháp tuyến: 3÷5%, tiếp tuyến 6÷12%.
- Màu sắc và vân gỗ: Mỗi loại gỗ có màu sắc khác nhau. Căn cứ vào màu
sắc có thể sơ bộ đánh giá phẩm chất và loại gỗ. Thí dụ: Gỗ gụ, gỗ mun có
màu sẫm và đen; gỗ sến, táu có màu hồng sẫm; gỗ thông, bồ đề có màu
trắng. Màu sắc của gỗ còn thay đổi theo tình trạng sâu nấm và mức độ ảnh
hưởng của mưa gió. Vân gỗ cũng rất phong phú và đa dạng. Vân gỗ cây lá
kim đơn giản, cây lá rộng phức tạp và đẹp (lát hoa có vân gợn mây, lát chun
có vân như ánh vỏ trai). Gỗ có vân đẹp được dùng làm đồ mỹ nghệ.
-Tính dẫn nhiệt: Khả năng dẫn nhiệt của gỗ không lớn và phụ thuộc vào độ
rỗng, độ ẩm và phương của thớ, loại gỗ, cũng như nhiệt độ. Gỗ dẫn nhiệt
theo phương dọc thớ lớn hơn theo phương ngang 1,8 lần. Trung bình hệ số
dẫn nhiệt của gỗ là 0,14÷0,26 kCal/m0 C.h. Khi khối lượng thể tích và độ

ẩm của gỗ tăng, tính dẫn nhiệt cũng tăng.
-Tính truyền âm: Gỗ là vật liệu truyền âm tốt. Gỗ truyền âm nhanh hơn
không khí 2 -17 lần. Âm truyền dọc thớ nhanh nhất, theo phương tiếp tuyến
chậm nhất.
4.3.2. Tính chất cơ học
Gỗ có cấu tạo không đẳng hướng nên tính chất cơ học của nó không đều theo các
phương khác nhau. Tính chất cơ học của gỗ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Độ
ẩm, khối lượng thể tích, tỷ lệ phần trăm của lớp gỗ sớm và lớp gỗ muộn, tình trạng
khuyết tật, v v....
Vì tính chất cơ học của gỗ phụ thuộc vào độ ẩm, nên cường độ thử ở độ ẩm nào
đó (σ 18) phải chuyển về cường độ ở độ ẩm tiêu chuẩn (σ 18) theo công thức:
σ 18 = σ W[1 + α (W - 18)]
Trong đó: α - Hệ số điều chỉnh độ ẩm, biểu thị số phần trăm thay đổi cường độ của
gỗ khi độ ẩm thay đổi 1%. Giá trị α thay đổi tùy theo loại cường độ và phương của
thớ gỗ.
W- Độ ẩm của gỗ (%), W≤Wbht.
- Cường độ chịu nén
Cường độ chịu nén gồm có: Nén dọc thớ, nén ngang thớ pháp tuyến (xuyên tâm)
nén ngang thớ tiếp tuyến và nén xiên thớ.


Trong thực tế rất hay gặp trường hợp nén dọc thớ (cột nhà, cột cầu, dàn giáo,
v.v...). Mẫu thí nghiệm nén dọc thớ có tiết diện 2 x 2 cm và chiều cao 3cm.
Nén xiên thớ cũng là những trường hợp hay gặp (đầu vì kèo).
Cường độ chịu nén dọc, ngang thớ ( pháp tuyến và tiếp tuyến) được xác định
theo công thức:
σ nW

pMax


=

FW

Kg/cm2

Trong đó: - PMax là tải trọng phá hoại, Kg
- FW là tiết diện chịu nén, cm2( ở độ ẩm W)
Cường độ chịu kéo
Mẫu làm việc chịu kéo được chia ra: kéo dọc, kéo ngang thớ tiếp tuyến và pháp
tuyến.
Cường độ chịu kéo dọc thớ lớn hơn nén dọc, vì khi kéo các thớ đều làm việc đến
khi đứt, còn khi nén dọc các thớ bị tách ra và gỗ bị phá hoại chủ yếu do uốn dọc
cục bộ từng thớ.
Cường độ chịu kéo xuyên tâm rất thấp. Còn khi kéo tiếp tuyến thì chỉ liên kết
giữa các thớ làm việc, nên cường độ của nó cũng nhở hơn so với kéo và nén dọc
thớ. Nếu tải trọng kéo phá hoại là Fmax (kG), tiết diện chịu kéo lúc thí nghiệm là KW
σ KW
(cm2 ) thì cường độ chịu kéo của gỗ
là:
σ KW

pMax

=

FW

kG/cm2 .


Cường độ chịu uốn
Cường độ chịu uốn của gỗ khá cao (nhỏ hơn cường độ kéo dọc và lớn hơn cường
độ nén dọc). Các kết cấu làm việc chịu uốn hay gặp là dầm, xà, vì kèo...
Cường độ chịu uốn được tính theo mômen uốn M (kG.cm) và mômen chống uốn
W(cm3 ):
σ uW

M
WW

=
, kG/cm2
4.4. Phân loại gỗ tự nhiên
Các loại gỗ sử dụng chủ yếu trong xây dựng và giao thông vận tải được phân loại
thành các nhóm căn cứ vào khả năng chịu lực bảng 8 - 1
Bảng 3-1
Ứng suất , 105 N/m2
Nhóm
Nén dọc
Kéo dọc


I
II
III
IV
V
VI

Từ 630 trở lên

525 – 629
440 – 524
365 – 439
305 – 364
Từ 304 trở xuống

Từ 1395 trở lên
1165 – 1394
970 – 1164
810 - 969
675 – 809
Từ 674 trở xuống

4.5 Tính toán cho đề tài máy chẻ gỗ
Thông số đầu vào:
- Chiều dài của thanh gỗ là Lmax= 2000 (mm)
Đường kính thanh gỗ Dmax= 400 (mm)

-

Vì khi chẻ gỗ, gỗ sẽ bị nén nên ta sẽ tính lực cắt theo cường độ chịu nén của gỗ
Để thiết kế máy chẻ gỗ, ta sẽ tính toán sao cho máy có thể chẻ được tất cả các
loại gỗ tối ưu nhất, ngay cả những loại gỗ có độ bền lớn nhất. Theo bảng 3.1, ta
σ = 630.105 N / m 2

chọn:
Theo công thức

σ nW





pMax

=

FW

Kg/cm2

pMax = F W .σ nW

với

FW

=

π D 2 3,14.0, 42
=
= 0,01256
4
4

m2

pMax = F W .σ nW

=0,01256.630.105 = 0,79.105 N

Vậy lực cắt(lực chẻ gỗ) P=0,79.105 N
4.6 Khái niệm chung về truyền động thuỷ lực
Truyền động thuỷ lực là các hệ thống thuỷ lực dùng để điều khiển chuyển động
của các cơ cấu hoặc máy bằng các động cơ thuỷ lực.


Về bản chất, truyền động thuỷ lực là hệ thống thuỷ lực dùng để truyền năng lượng
bằng chất lỏng và biến đổi nó thành cơ năng ở đầu ra của hệ thống (năng lượng
chuyển động động cơ thuỷ lực) đồng thời thực hiện chức năng điều khiển và điều
chỉnh tốc độ của khâu ra.
Khái niệm “Truyền động thuỷ lực” thường đi đôi với với khái niệm “Hệ thống
thuỷ lực” và được hiểu là tổ hợp các cơ cấu truyền năng lượng bằng cách sử dụng
chất lỏng với áp suất cao.
Trong một hệ thống thuỷ lực có thể có một hoặc nhiều động cơ thuỷ lực và bơm
thuỷ lực. Truyền động thuỷ lực bao gồm nguồn lưu lượng chất lỏng, phần lớn là
các loại bơm thuỷ lực; động cơ thuỷ lực chuyển động thẳng hoặc chuyển động
quay; cơ cấu điều khiển và điều chỉnh; đường ống và các thiết bị phụ.
Ưu điểm và phạm vi sử dụng. Truyền động thuỷ lực được sử dụng trong công
nghiệp, đặc biệt là ngành chế tạo máy và hàng không vũ trụ, đã thể hiện vai trò
tích cực của nó trong sự phát triển của kỹ thuật, bởi vì nó có những ưu điểm sau
đây: kích thước và trọng lượng trên một đơn vị công suất nhỏ, hiệu suất lớn, độ
tin cậy cao, điều khiển đơn giản.
Ngoài những ưu điểm trên, động cơ thuỷ lực còn có tỷ số giữa mô men xoắn ở
trục ra trên mô men quán tính của rô to lớn. Nhờ có ưu điểm này mà thời gian đảo
chiều và đạt tốc độ quay cực đại của nó rất nhỏ: 0,03 – 0,05 s.
Động cơ thuỷ lực quay có thể đảo chiều đến 500 lần/phút. Động cơ thuỷ lực
chuyển động thẳng có thể đảo chiều đến 1000 lần/phút.
Bơm thuỷ lực cũng có tác động rất nhanh. Ví dụ bơm dùng trong hàng không có
thể đạt lưu lượng từ không đến cực đại trong khoảng 0,04 s, và thời gian giảm từ
lưu lượng cực đại về không trong khoảng 0,02 s.

Ưu điểm của truyền động thuỷ lực còn được thể hiện ở việc điều khiển vô cấp tốc
độ trong dải rộng. Tỷ số truyền của truyền động thuỷ lực là tỷ số giữa số vòng


quay lớn nhất và số vòng quay nhỏ nhất trên trục của động cơ và có thể đạt tới
1000. Giới hạn dưới của số vòng quay của phần lớn các loại động cơ thuỷ lực đạt
tới 5 – 10 vòng/phút.
Ngoài ra, truyền động thuỷ lực rất đơn giản trong sử dụng và bảo quản. Tuổi thọ
của bơm và động cơ thuỷ lực thường đạt tới 20.000 h và lớn hơn.
4.6.1 Cơ cấu chấp hành
Trong hệ thống truyền động thuỷ lực thường sử dụng các xi lanh thuỷ lực chuyển
động thẳng hoặc chuyển động lắc, cũng như động cơ thuỷ lực làm cơ cấu chấp
hành để biến năng lượng của dòng chất lỏng thành chuyển động thẳng hoặc
chuyển động quay trên trục của động cơ.
a. Cơ cấu chấp hành chuyển động thẳng
Trong hệ thống truyền động thuỷ lực thường sử dụng các xi lanh lực để thực hiện
các chuyển động thẳng tịnh tiến.
Xi lanh thuỷ lực. Trên hình 2 là sơ đồ của các loại xi lanh thuỷ lực: xi lanh tác
động hai chiều (hình 2, a, b và d) và một chiều (hình 2, c).

Hình 3. Xi lanh thuỷ lực


Cỏc loi xi lanh tỏc ng mt chiu ch to n gin vỡ ch phi gia cụng b mt d
ca piston trn m khụng cn phi gia cụng b mt trong ca xi lanh.
Nu xi lanh khụng i xng ni vo h thng thu lc thỡ khoang cn y luụn ni
vi ng cao ỏp cũn khoang piston thay i, hoc ni vi ng cao ỏp hoc ni
vi ng hi, v cú th thc hin chuyn ng vi tc nh nhau trong chiu
thun cng nh chiu ngc, hoc khỏc nhau.
tc l tit din ca cn y nh hn 2 ln tit din ca piston thỡ tit din cụng tỏc

ca hai chiu l nh nhau v bng
Tng ng l tc chuyn ng ca piston v lc tỏc ng vo cn y v hai
phớa l nh nhau. Cú th tng tc chuyn ng ca xi lanh khụng i xng bng
cỏch ni c hai khoang ca xi lanh bng van phõn phi cú chm õm
Trờn hỡnh 4 biu din s xi lanh 2 chiu, nh ú ta cú th to ra nhiu tc
chuyn ng khỏc nhau ca piston.

Hỡnh 4. Xi lanh 2 chiu
4.6.2 Tớnh xilanh,piston truyn lc
a. Tính đờng kính pistông- xi lanh:
Lực sinh ra ở đầu cần pistông là:
Q1= 0,79.105 N= 7900 (N).
Chọn xi lanh thủy lực theo Sổ tay thiết kế cơ khí-Tập 3[5]


Xylanh thủy lực làm việc với dầu khoáng có độ sạch cấp 2 và độ nhớt từ 10 đến
100 cSt ở áp suất danh nghĩa Pdn =10N/mm2(100 kG/cm2) và nhiệt độ môi trường
xung quanh từ -5 đến +600C tốc độ dịch chuyển của pittông đến 6,3 m/s và được
dùng để cơ khí hóa quá trình kẹp phôi trong đồ gá trên máy.
*Yêu cầu kỹ thuật
1.Trong ngăn làm việc của xilanh cho phép có sự quá tải trong 10% thời gian làm
việc không vượt quá 50% áp suất danh nghĩa.
2.Hiệu suất của xilanh không được nhỏ hơn 0,93.
3.Xilanh phải kín khi áp suất của môi chất công tác là 15N/mm2
4.Sai lệch của các kích thước khooang chỉ dẫn dung sai của các chi tiết:lỗ theo
H14;trục theo h14;Các kích thước còn lại theo Js15
5.Ren hệ mét theo TCVN 2248-77,ren côn theo

Γ


OCT 6111-52.Nên ưu tiên sử

dụng xylanh được chế tạo theo ren hệ mét.
6.Kích thước của các rãnh hẹp,đoạn ren cạn,cạnh vát cho cắt ren,rãnh thoát đá
mài.v.v…theo tiêu chuẩn
7.Mạ phủ:oxit hóa hoặc theo yêu cầu sử dụng
Chọn xylanh thủy lực tác dụng hai chiều theo bảng 7.31 [5]

hiệu
xi
lanh

Dạng

D( sai
lệch
H9/f8)

d

d1( sai
lệch
H9/f9)

d2

D1

L


H

r

l1

l2

S( sa
i
lệch
H12)

Lực lý thuyết
N

Klg

H

70210223

2

40

M14
x1,5

22


M12

56

90

71

12

32

85

19

đẩy

kéo

1,16

71

12560

8760



3

2

4

1

Hình 5. Xylanh thủy lực ngắn, tác động hai chiều
1-pittông. 2-nắp 1.3-Thân.4-nắp 2

1.Pisttông thủy lực:
Vật liệu thép 20X.Thấm cacbon sâu 0,8-1,2 mm.Độ cứng 56-62 HRC.Phần có ren
được bảo vệ tránh ảnh hưởng của thấm cacbon
Miền dung sai ren hệ mét:đối với 7H theo TCVN
Rãnh và chỗ lắp ghép vòng đệm kín cao su theo TCVN
Độ đảo hướng tâm của mặt C so với đường tâm của mặt B theo cấp chính xác 5


hiệu
xi
lanh

D

L

d

d1


d2

l

l1

L2

L3

S( sai
lệch
H12)

Klg

70210223

40f7

69

22f8

M12

16

14


5

20

24

19

0,24


4x3

40
0,16

0

A
20
24

2,5

2
5

19-0,21


2,5

Rz20
-0,025

30°

A

Ø16

Ø40-0,05

-0,025

R1

1, 2
5

Ø22-0,05

R0,6

M12

0,63

14


Rz20

30°

2,5

69

2

5

Hình 6. pittông thủy lực

2.Nắp 1:
Vật liệu thép 40X.Độ cứng 25-30 HRC.
Miền dung sai ren hệ mét:đối với D-6g và d1-7H theo TCVN
Rãnh và chỗ lắp ghép vòng đệm kín cao su theo TCVN
22
3
9
5

2
5
Hình 7. nắp 1

3.Thân:
Vật liệu thép 40X.Độ cứng 25-30 HRC.


0

1x45°

M45x1,5

0,16

Ø40-0,062

0

22-0,062
Ø30

Ø24

Ø56
Ø32

0,16


Miền dung sai ren hệ mét:6H theo TCVN
Rãnh và chỗ lắp ghép vòng đệm kín cao su theo TCVN
29

30
2-M14x1,5


17

2,5

Rz20

1x45°

2
3
2,5

Ø48

0

Ø40-0,062

M45x1,5

Ø56

2-Ø4

1,6

2,5

2,5


15
Hình 8. Thân bơm

4.Nắp 2:
Vật liệu thép 40X.Độ cứng 25-30 HRC.
Miền dung sai ren hệ mét:đối với D-6g và d1-7H theo TCVN
Rãnh và chỗ lắp ghép vòng đệm kín cao su theo TCVN

24
20

2
5
Hình 9. nắp 2

1x45°

M45x1,5

0

Ø16
Ø25

M12

Ø56
Ø34

5


Ø40-0,062

0,16


Chọn van thủy lực theo bảng 7.18 [5]
1. Van an toàn thủy lực cần làm việc với dầu có cấp độ sạch 14 trong các hệ
µm

thống thủy lực có trang bị bộ lọc có độ tinh lọc danh nghĩa 25

2. Van có điều khiển dỡ tải bằng điện từ phải thực hiện việc dỡ tải áp suất

( giảm áp suất) sau khi cho nam châm điện hoạt động.
Van phải có khả năng làm việc ở tần số nhỏ hơn 250 lần đóng trong một giờ
3. Nam châm điện có điện áp làm việc của các cuộn dây:
+ 110 và 220V - đối với nam châm điện xoay chiều ( loạt MT)
+ 24V – Đối với nam châm điện một chiều.
4. Van phải có khả năng điều chỉnh êm nhẹ áp suất điều chỉnh từ giá trị nhỏ
nhất tới giá trị danh nghĩa tại thông lượng dòng chảy quy định từ giá trị nhỏ
nhất tới giá trị danh nghĩa.
Khi van làm việc, cho phép có sai lệch áp suất quy định không lớn hơn
1,5%.
5. Lực điều chỉnh van khi điều chỉnh áp suất tại tất cả các phạm vi điều chỉnh
không được lớn hơn 40N (4 Kg).
6.

Mối nối ren, ren hệ mét theo TCVN, miền dung sai ren 6H theo TCVN
1917-93, ren côn 6111-52


7.

Độ rò rỉ tổng phía trong van tại pdn không được vượt quá chỉ dẫn trong bảng
7.19. Trong thời gian vận hành, độ rò rỉ không được vượt quá hai lần các giá
trị cho trong bảng 7.19


Ø80

Ø33
M28x2

30

Ø47

Ø42
2x45°

5

22

22

30

53


78

Ø48

Ø38
M32x2

121

148

Ø30

4.7 Tính chọn bơm truyền lực
π ( D −d)
3,14 ( 0, 4 − 0, 22 )
=
= 0,0877m2
4
4
2

Tiết diện dầu ép: F=

2

Chọn vận tốc cắt là 10m/ph
v=

Từ công thức xác định vận tốc chất lỏng chảy qua tiết diện


Q
F

Với Q là lưu

lượng
⇒ Q = v.F = 10.0,0877 = 2,8dm 2 / ph

=2,8 lít/phút

Chọn bơm bánh răng theo bảng 6.29[5] chọn loại AL11-11 với lưu lượng theo
bảng 6.30 là 3 lít/phút
Bơm bánh răng có thể dẫn động từ các dạng truyền động bất kỳ.Có thể lắp đặt ở vị
trí nằm ngang hay thẳng đứng.
Ưu điểm:có kết cấu đơn giản làm việc tin cậy và chác chắn.
Nhược điểm:Bị mài tương đối nhanh dẫn đến giảm lưu lượng của bơm,tác động
đẩy dầu tương đối yếu


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×