VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Trường: TH Huỳnh Việt Thanh
KHẢO SÁT ĐẦU NĂM - NH: 2014-2015
Họ và tên:…………….............
Môn: TIẾNG VIỆT
Lớp: 4 …..
Thời gian:
I. Đọc thầm: Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi trong thời gian 20 phút.
CÂY GẠO KHI XUÂN VỀ
Về mùa xuân, khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì
cây gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê, bắt đầu bật ra những chiếc hoa đỏ hồng. Hoa
gạo làm sáng bừng lên một góc trời quê. Trong vòm cây, tiếng đàn sáo ríu ran như một
cái chợ vừa mở, như một lớp học vừa tan, như một buổi đàn ca liên hoan sắp bắt
đầu…Nghe chúng mà xốn xang, mãi không chán. Chúng chuyện trò râm ran, có lẽ mỗi
con đều có chuyện riêng của mình, giữ mãi trong lòng, nay mới được thổ lộ cùng bạn bè,
nên ai cũng nói, ai cũng lắm lời, bất chấp bạn có chú ý lắng nghe hay không.
Khoanh vào chữ cái trước câu trả trả lời đúng:
Câu 1. Cây gạo bắt đầu nở hoa vào mùa nào?
a. Mùa đông.
b. Mùa xuân.
c. Mùa thu.
Câu 2. Vì sao cảnh làng quê thay đổi?
a. Hoa gạo làm sáng bừng lên một góc trời quê.
b. Trên cây gạo, có rất nhiều loài chim.
c. Cây gạo đứng ngoài cổng chùa, lối vào chợ.
Câu 3.Trong vòm cây, tiếng chim gì hót ríu ran như một cái chợ vừa mở?
a. Chim họa mi.
b. Chim én.
c. Chim sáo.
Câu 4. Bộ phận in đậm trong câu “Đàn sáo đậu trên cây gạo để trò chuyện với nhau” trả
lời cho câu hỏi:
a. Để làm gì?
b. Như thế nào?
c. Khi nào?
Câu 5. Bộ phận gạch chân trong câu “Hoa gạo làm sáng bừng lên một góc trời quê. ” trả
lời cho câu hỏi nào?
a. Như thế nào?
b. Là gì?
c. Làm gì?
Câu 6. Điền dấu phẩy hoặc dấu hai chấm, dấu chấm hỏi vào □ thích hợp.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Hôm nay, học sinh lớp bốn kiểm tra đọc thầm và trả lời câu hỏi về nội dung bài
“Cây gạo khi mùa xuân về ”. Giờ ra chơi □ Nam hỏi Tùng □
- Hoa cây gạo có màu gì
- Tùng lúng túng trả lời
- À, à. Nó màu vàng.
II. Chính tả (Nghe - viết)
Quà của đồng nội
Khi qua những cánh đồng xanh, bạn có ngửi thấy mùi thơm mát của bông lúa non
không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa
cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì
chất quý trong sạch của trời.
Thạch Lam
III. Tập làm văn
Em hay viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể lại việc làm tốt để góp phần
bảo vệ môi trường.
Gợi ý
1. Em đã làm việc gì ? (việc đó có thể làm chăm sóc cây hoa, nhặt rác, bảo vệ hàng
cây ven đường....)
2. Kết quả ra sao?
3. Cảm tưởng của em sau khi làm việc đó?
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Đọc - hiểu: 70 điểm
Câu
1 (10đ)
2 (10đ)
3 (10đ)
4 (10đ)
5 (10đ)
Ý đúng
b
a
c
a
c
Câu 6: (20 điểm) mỗi dấu câu đúng đạt 5 điểm
Dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm hỏi, dấu hai chấm
II. Chính tả (Nghe- viết) (10 điểm)
Gv đọc cho HS viết bài chính tả trên trong thời gian 20 phút.
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 1 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng
quy định trừ 1điểm/lỗi.
- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày
bẩn …. Bị trừ 1 điểm trên toàn bài.
III. Tập làm văn: (10 điểm) Viết được từ 7- 10 câu, biết cách dùng từ đặt câu, đúng dấu
chấm dấu phẩy. Đoạn văn phải có câu mở đầu và kết thúc, phần chính phải kể được
những hoạt động chính qua việc làm của em (hoặc của lớp) khi đang lao động. (5 điểm)
Câu mở đầu 3 điểm.
Phần kể chuyện 5 điểm.
Câu kết thúc 2 điểm
Tùy theo bài làm của học sinh mà giáo viên cho điểm tương ứng.
Bài làm sai lỗi chính tả, dấu câu, trình bày bẩn trừ 1 điểm cho toàn bài.
Phần đọc thành tiếng gvcn tự kiểm tra đọc cho hs lớp mình theo thang điểm (10
điểm)