Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Kế toán quản trị đặng thị tâm ngọc, nguyễn thành cường, nguyễn tuấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (870.38 KB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH

BÀI GIẢNG
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Giảng viên giảng dạy:

1. ThS.GV. Đặng Thị Tâm Ngọc
2. TS.GVC. Nguyễn Thành Cường
3. ThS. GV. Nguyễn Tuấn

Năm 2015

1


CHỦ ĐỀ 1: BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
I. Khái niệm và bản chất của Kế toán quản trị.
1. Lược sử hình thành và phát triển của Kế toán quản trị.
Xuất phát điểm của Kế toán quản trị là kế toán chi phí cho nên có thể nói kế toán ở
các nước trong nền kinh tế thị trường được hình thành và phát triển qua các giai đoạn sau:
Trước năm 1960:
Trong giai đoạn này, kế toán chỉ có một lĩnh vực duy nhất là Kế toán tài chính, tập
trung vào việc ghi chép, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm lập các báo cáo
tài chính của một tổ chức. Báo cáo tài chính giống như một bức tranh súc tích phản ánh
các kết quả của quá trình họat động kinh doanh và tình trạng tài chính của doanh nghiệp.
Từ năm 1960 đến 1980:
Khi nền sản xuất xã hội đã bắt đầu phát triển cao, cạnh tranh trong kinh doanh ngày
càng trở nên gay gắt, các nhà quản trị doanh nghiệp rất quan tâm đến các thông tin cho
quá trình ra quyết định liên quan đến doanh nghiệp. Thông tin được quan tâm trước hết là


chi phí cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì để đạt được mức lợi nhuận
cao, doanh nghiệp cần phải cố gắng tăng doanh thu hoặc giảm chi phí. Tuy nhiên, việc
tăng doanh thu lại phụ thuộc nhiều vào nhân tố khách quan như quan hệ cung cầu, giá cả,
tình trạng cạnh tranh,... cho nên các nhà quản trị thường tập trung các biện pháp vào việc
hạ thấp các loại chi phí vì điều đó phụ thuộc vào nhân tố chủ quan nhiều hơn. Việc đòi hỏi
các thông tin về chi phí đã thúc đẩy kế toán chi phí ra đời như một chuyên ngành riêng
biệt với Kế toán tài chính.
Kế toán chi phí có nhiệm vụ xác định và kiểm tra chi phí để giúp cho công việc của
các nhà quản trị có trách nhiệm đối với chi phí, bao gồm kiểm tra chi phí sản xuất sản
phẩm hay chi phí của dịch vụ cung cấp hay kiểm tra chi phí để thực hiện một chức năng
riêng biệt nào đó của từng nhà quản trị.
Từ sau năm 1980 đến nay:
Do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ sản xuất cũng như công nghệ thông tin
mà nhu cầu sử dụng thông tin của các nhà quản trị cũng trở nên phong phú và đa dạng,
nhất là các thông tin về tài chính để có thể giúp cho họ ra các quyết định kinh doanh đúng
lúc và hợp lí. Trong bối cảnh đó, Kế toán quản trị hình thành và phát triển , trở thành một
bộ phận quan trọng trong hệ thống cung cấp thông tin cho nhà quản trị để ra quyết định
kinh doanh. Một trong những nhiệm vụ của Kế toán quản trị là kiểm soát chi phí, do đó
người ta nói Kế toán chi phí là giai đoạn đầu của sự phát triển Kế toán quản trị nên đôi lúc
còn gọi Kế toán chi phí là Kế toán quản trị. Tuy nhiên, Kế toán quản trị không chỉ xác
2


định và kiểm soát chi phí mà còn cung cấp các thông tin cho việc giải quyết các vấn đề về
quản trị doanh nghiệp.
Như vậy, Kế toán quản trị ra đời và phát triển trước hết ở các nước có nền kinh tế
thị trường. Về tên gọi, nội dung và phạm vi của Kế toán quản trị ở các nước khác nhau và
ở mỗi thời kì khác nhau thì không giống nhau. Chẳng hạn, ở Mỹ và các nước áp dụng
chuẩn mực và thông lệ kế toán quốc tế, trong giai đoạn đầu phát triển, Kế toán quản trị có
các tên gọi là Kế toán chi phí hay Kế toán để ra quyết định kinh doanh. Với ý nghĩa chung

nhất thì Kế toán quản trị đặt trọng tâm vào việc xây dựng, kiểm soát, xác định và hoạch
định các chi phí. Quá trình này nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề thuộc quản trị doanh
nghiệp để ra các quyết định kinh doanh đạt được hiệu quả cao nhất từ các thông tin mà kế
toán cung cấp. Nước Mỹ đã thành lập viện Kế toán viên quản trị (Institute of Management
Accountants - IMA) là tổ chức chính thức của các kế toán viên quản trị Hoa Kỳ mà một
trong những nhiệm vụ của viện là tổ chức các kì thi để cấp giấy chứng nhận cho các kế
toán viên quản trị. Kì thi đầu tiên được tổ chức vào năm 1972. Đến năm 1983, IMA chính
thức ban hành các chuẩn mực về tư cách đạo đức đối với các kế toán viên quản trị. Viện
cũng đã xây dựng Uỷ ban đạo đức và trung tâm dịch vụ tư vấn đạo đức.
Còn Pháp và các nước áp dụng kế toán Pháp gọi Kế toán quản trị là kế toán phân
tích, đôi khi gọi là phân tích kinh doanh. Kế toán phân tích của Pháp đặt trọng tâm vào
việc xác định và kiểm soát chi phí bằng cách chia chi phí theo các trung tâm trách nhiệm
của quản lý; phân tích, đánh giá và tìm ra các nguyên nhân làm sai lệch chi phí và cuối
cùng là điều hoà giữa Kế toán tài chính và Kế toán phân tích.
Thế còn ở Việt Nam thì sao?
Kế toán quản trị là thuật ngữ mới xuất hiện ở Việt Nam trong vòng 15 năm trở lại
đây và đã thu hút được sự chú ý của các doanh nghiệp. Tại Việt Nam, một số doanh
nghiệp đã bước đầu vận dụng và xây dựng cho mình một bộ máy kế toán quản trị riêng
biệt.
Đánh dấu cho sự mở đầu này khi Luật Kế toán Việt Nam được Quốc hội nước Cộng
hoà XHXN Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17/6/2003 có hiệu lực kể từ
ngày 01/01/2004 đã quy định về Kế toán quản trị ở các đơn vị như sau: “Kế toán quản trị
là việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tài chính theo yêu cầu và quyết định kế toán
trong nội bộ đơn vị kế toán” (Luật Kế toán Việt Nam - điều 3, khoản 4). Tuy nhiên, việc
này chỉ được dừng lại ở góc độ nhìn nhận và xem xét, chưa có một quyết định cụ thể hay
hướng dẫn thi hành mang tính tổng quát. Do đó việc hiểu và vận dụng Kế toán quản trị ở
các doanh nghiệp Việt Nam còn rất mơ hồ.
3



Ngày 16/01/2006, Bộ tài chính tổ chức lấy ý kiến về việc ban hành thông tư hướng
dẫn về thực hiện Kế toán quản trị tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Có thể nói, đây là
động thái đầu tiên thể hiện sự quan tâm của cấp nhà nước đối với việc thực hiện Kế toán
quản trị tại Việt Nam
Đến ngày 12/6/2006, Thông tư số 53/2006/TT-BTC của Bộ Tài Chính về hướng dẫn
áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp chính thức được ra đời nhằm hướng dẫn cho
các doanh nghiệp thực hiện Kế toán quản trị. Từ khi ra đời đến nay kế toán quản trị vẫn
mò mẫm lối đi, vẫn chưa có một tổ chức nào có đủ chuyên môn và kinh nghiệm chuyên tư
vấn xây dựng hệ thống Kế toán quản trị. Còn đối với các doanh nghiệp, thì Kế toán quản
trị vẫn còn xa vời về mặt lý luận lẫn vận hành.
2. Khái niệm và bản chất của Kế toán quản trị.
a. Khái niệm.
Theo luật Kế toán Việt Nam, Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và
cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính
trong nội bộ đơn vị kế toán.
b. Bản chất của Kế toán quản trị:
- Kế toán quản trị không chỉ thu nhận và tổng hợp các thông tin về các nghiệp vụ
kinh tế đã thực sự hoàn thành được ghi chép 1 cách hệ thống hoá trong các sổ sách kế
toán mà còn sử dụng các phương pháp khoa học để phân tích và xử lí chúng một cách cụ
thể rồi hệ thống hoá các thông tin theo một trình tự dễ hiểu và giải trình quá trình phân
tích theo các chỉ tiêu cụ thể để phục vụ cho công tác quản lý của nhà quản trị.
- Kế toán quản trị chỉ cung cấp thông tin về hoạt động kinh tế- tài chính trong phạm
vi yêu cầu quản lý nội bộ doanh nghiệp. Những thông tin này chỉ có ý nghĩa đối với
những người, những bộ phận và những nhà điều hành doanh nghiệp chứ không có ý nghĩa
với đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Vì vậy, người ta nói Kế toán quản trị là loại kế
toán dành cho những người làm công tác quản lý, trong khi đó Kế toán tài chính không
phục vụ trực tiếp cho mục đích này.
- Kế toán quản trị là một bộ phận của công tác kế toán nói chung và là một công cụ
quan trọng không thể thiếu được đối với công tác quản lý nội bộ.
3.Vai trò của Kế toán quản trị.

Kế toán quản trị có vai trò cung cấp thông tin cho các nhà quản lý thực hiện các
chức năng quản trị như chúng ta đã biết bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện và
kiểm tra. Vì thế, ta sẽ phân tích vai trò cụ thể của Kế toán quản trị đối với từng chức năng
đó.
4


a. Đối với chức năng lập kế hoạch.
Lập kế hoạch là gì? Lập kế hoạch là xây dựng các mục tiêu phải đạt và vạch ra các
bước thực hiện để đạt được các mục tiêu đó.
Lập kế hoạch bao gồm quá trình quan trọng là dự toán. Dự toán là sự liên kết các
mục tiêu lại với nhau và chỉ rõ cách huy động và sử dụng nguồn lực sẵn có về mặt tài
chính để đạt được những mục tiêu đó. Và một trong những nhiệm vụ quan trọng của Kế
toán quản trị là lập các bảng dự toán cung cấp cho nhà quản trị.
Như vậy, dự toán rất quan trọng và không thể thiếu được trong công tác lập kế
hoạch mà lập kế hoạch lại là một chức năng quan trọng của quản lý. Đối mặt với nền kinh
tế thị trường, các doanh nghiệp cần phải chủ động, linh hoạt, tích cực hơn trong cạnh
tranh, lấy thị trường làm xuất phát điểm để tìm hiểu, xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch
kinh doanh, dự toán sản xuất kinh doanh cho phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.
Nếu ai đó cho rằng doanh nghiệp không cần lập kế hoạch, không có dự toán đầy đủ và chi
tiết mà vẫn đạt được mục tiêu, vẫn có lợi nhuận thì đó chỉ là điều ngẫu nhiên, không vững
chắc.
b. Đối với chức năng tổ chức và thực hiện.
Tổ chức là gì ? Là vạch ra cấu trúc của tổ chức bao gồm việc xác định những nhiệm
vụ phải làm, ai làm, nhiệm vụ đó được tập hợp như thế nào, báo cáo cho ai và những
quyết định được làm ra tại đâu.
Chức năng thực hiện bao gồm điều khiển và phối hợp mọi người trong tổ chức.
Như vậy, với chức năng tổ chức và thực hiện, nhà quản trị phải biết cách liên kết tốt
nhất giữa tổ chức con người với nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp lại với nhau để các
mục tiêu đề ra sẽ được thực hiện với hiệu quả cao nhất. Để làm tốt chức năng này, nhà

quản trị cũng có nhu cầu về thông tin Kế toán quản trị. Kế toán quản trị sẽ cung cấp thông
tin về những tình huống khác nhau của các phương án khác nhau để nhà quản trị có thể
xem xét đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn trong quá trình tổ chức, điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh cho phù hợp với các mục tiêu chung.
c. Đối với chức năng kiểm tra- đánh giá.
Chức năng sau cùng của nhà quản trị là kiểm soát, bao gồm các công việc theo dõi,
so sánh và sửa chữa. Theo dõi xem tổ chức mình hoạt động như thế nào, so sánh kết quả
thực hiện với những mục tiêu đã đặt ra, nếu có sai lệch đáng kể thì nhà quản trị có nhiệm
vụ đưa tổ chức trở lại đúng hướng.
Như vậy nhiệm vụ của nhà quản trị trong chức năng này là phải phát hiện được
những sai lệch (nếu có). Làm thế nào để phát hiện được ? nhà quản trị sẽ so sánh giữa số
5


liệu thực hiện với số liệu dự toán. Để làm được điều này nhà quản trị cần được kế toán
cung cấp các báo cáo thực hiện để đánh giá. Kế toán quản trị cung cấp thông tin cho chức
năng kiểm soát của nhà quản lý bằng cách thiết kế và phân tích các thông tin trên báo cáo
có dạng so sánh được. Nhờ các báo cáo này mà nhà quản lý có thể điều chỉnh kịp thời
những sai lệch nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
Mỗi cấp quản lý sẽ có cách kiểm tra đánh giá khác nhau. Các nhà quản trị thừa hành
(ca trưởng, tổ trưởng sản xuất, quản đốc phân xưởng) thường trực tiếp kiểm tra- đánh giá
tình hình thực hiện sản xuất trong ca, tổ, phân xưởng của họ. Nhưng các nhà quản trị cấp
cao không tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động hàng ngày nên họ phải dựa vào các
báo cáo thực hiện của từng bộ phận thừa hành do Kế toán quản trị thiết kế để kiểm trađánh giá. Do vậy, việc thiết kế các báo cáo thực hiện phục vụ cho công tác đánh giá là hết
sức quan trọng vì nếu chọn được cách đánh giá thích hợp sẽ có tác dụng kích thích nhà
quản lý thực thi tốt nhiệm vụ, ngược lại có thể làm hại đến quá trình sinh lợi của doanh
nghiệp.
d. Đối với việc ra quyết định.
Ra quyết định có phải là một chức năng của quản lý?
Ra quyết định cũng có thể được xem là một chức năng của quản trị nhưng tự thân

nó không phải là một chức năng riêng biệt mà nó tồn tại trong cả 4 chức năng của nhà
quản trị. Bởi lẽ, việc ra quyết định là nội dung cơ bản của hoạt động quản trị, nghĩa là từ
việc điều hành sản xuất hàng ngày cho đến việc giải quyết đồng bộ các vấn đề kinh tế lớn
đều được tiến hành trên cơ sở các quyết định thích hợp. Vì lẽ đó nên Kế toán quản trị
cung cấp thông tin cho các chức năng của nhà quản trị thì cũng có nghĩa là nó cung cấp
thông tin cho qúa trình ra quyết định, mà phần lớn là cho hoạt động này.
II. Phân biệt Kế toán quản trị và Kế toán tài chính.
Kế toán quản trị và Kế toán tài chính là hai bộ phận cấu thành nên hệ thống kế toán
nên nó có những nét giống nhau mang đặc điểm của kế toán nói chung. Tuy nhiên, do Kế
toán quản trị và Kế toán tài chính phục vụ cho những đối tượng có mục đích sử dụng
thông tin kế toán khác nhau nên giữa chúng cũng có những điểm khác nhau. Cụ thể:
1. Điểm giống nhau:
- Kế toán quản trị và Kế toán tài chính đều đề cập đến các sự kiện kinh tế và đều quan
tâm đến thu nhập, chi phí, công nợ và quá trình lưu chuyển tiền tệ của doanh
nghiệp.
- Kế toán quản trị và Kế toán tài chính đều dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của kế
toán. Hệ thống này là cơ sở để Kế toán tài chính soạn thảo báo cáo tài chính qui ước
6


theo định kì và cung cấp cho bên ngoài. Kế toán quản trị sử dụng hệ thống đó để
phân tích, xử lí nhằm tạo ra thông tin thích hợp cung cấp cho nhà quản trị.
- Kế toán quản trị và Kế toán tài chính đều có mối liên hệ trách nhiệm của nhà quản
lý. Kế toán tài chính biểu hiện trách nhiệm của nhà quản trị cấp cao còn Kế toán
quản trị biểu hiện trách nhiệm của nhà quản trị ở từng cấp trong doanh nghiệp.
2. Điểm khác nhau:
Kế toán quản trị và Kế toán tài chính khác nhau trên một số điểm sau:
a. Đối tượng sử dụng thông tin:
Đối tượng sử dụng thông tin Kế toán quản trị chủ yếu là các nhà quản trị trực tiếp
điều hành hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Ngược lại, đối tượng sử dụng thông

tin của Kế toán tài chính lại là các cá nhân, tổ chức ở bên ngoài doanh nghiệp có quan tâm
đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.
b. Đặc điểm thông tin:
- Thông tin của Kế toán tài chính chỉ là sự phản ánh qúa khứ, tức là Kế toán tài chính
ghi chép lại các nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra thông qua hệ thống các phương pháp kế
toán khoa học để cung cấp thông tin một cách tổng quát nhất trên các báo cáo tài
chính.
- Thông tin của Kế toán quản trị khác thông tin của Kế toán tài chính ở chỗ nó không
đặt trọng tâm vào việc phản ánh quá khứ mà nó hướng đến tương lai, nghĩa là thông
tin của Kế toán quản trị mang tính dự báo trước cho nhà quản trị những thay đổi có
thể xảy ra nếu mức độ hoạt động kinh doanh thay đổi.
- Một điểm khác nữa là thông tin của Kế toán quản trị đòi hỏi phải linh hoạt, tốc độ
và thích hợp chứ không cần độ chính xác tuyệt đối, khách quan và đúng chuẩn mực
qui định như thông tin của Kế toán tài chính.
c. Phạm vi báo cáo:
Báo cáo của Kế toán tài chính là báo cáo theo mục tiêu chung của toàn doanh
nghiệp, phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, còn
các báo cáo của Kế toán quản trị chỉ phản ánh một phần hoặc một mặt hoạt động của
doanh nghiệp và chúng được thiết kế đặc biệt cho từng nhà quản trị cá biệt hoặc cho từng
quyết định cụ thể.
Báo cáo của Kế toán quản trị cũng được lập chung cho toàn doanh nghiệp nhưng đó
là các báo cáo dự toán cho mục tiêu kế hoạch ngắn và dài hạn.

7


d. Kỳ báo cáo:
Báo cáo tài chính được soạn thảo theo định kì qui định thường là quí, năm còn báo
cáo Kế toán quản trị , do nhu cầu cung cấp thông tin cho việc điều hành và quản trị hoạt
động sản xuất kinh doanh hàng ngày nên được soạn thảo thường xuyên hơn, có thể là

hàng tuần, hàng tháng,.. để có thể có quyết định kịp thời hay phát hiện và chấn chỉnh ngay
các chỗ còn yếu kém ngay khi chúng vừa phát sinh.
e. Tính pháp lệnh:
Kế toán tài chính có tính pháp lệnh, nghĩa là sổ sách và báo cáo của Kế toán tài
chính ở mọi doanh nghiệp đều bắt buộc phải tuân theo chế độ thống nhất do Nhà nước
ban hành, nếu thực hiện không đúng sẽ không được chấp nhận.
Trái lại, sổ sách và báo cáo của Kế toán quản trị là riêng có, hoàn toàn phụ thuộc
cách thiết kế của từng doanh nghiệp sao cho phù hợp và có tác dụng đối với mục tiêu đề
ra quyết định kinh doanh đúng lúc và đúng đắn.
III. Tổ chức hệ thống Kế toán quản trị trong các doanh nghiệp.
1. Mô hình tổ chức Kế toán quản trị trong doanh nghiệp.
- Mô hình 1: Tổ chức hệ thống Kế toán quản trị kết hợp chặt chẽ hệ thống Kế toán
tài chính trên cùng một bộ máy kế toán, hệ thống tài khoản và hệ thống sổ kế toán thống
nhất.
- Mô hình 2: Tổ chức hệ thống Kế toán quản trị độc lập với hệ thống Kế toán tài
chính.
2. Nội dung tổ chức thực hiện Kế toán quản trị trong doanh nghiệp.
Theo Thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006, tổ chức thực hiện Kế toán
quản trị trong doanh nghiệp theo các nội dung sau:
- Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán.
- Tổ chức vận dụng lập báo cáo Kế toán quản trị và tổ chức phân tích thông tin kinh
tế, tài chính.
a. Nguyên tắc tổ chức vận dụng chứng từ kế toán.
- Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp về lập, luân chuyển, quản lý và sử dụng
chứng từ kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.
- Cụ thể hoá và bổ sung các nội dung cần thiết vào từng mẫu chứng từ kế toán đã
được quy định để phục vụ cho việc thu thập thông tin quản trị nội bộ doanh nghiệp.
- Sử dụng các chứng từ ban đầu, chứng từ thống kê trong điều hành sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp để kế toán quản trị khối lượng sản phẩm (công việc), thời gian
lao động, lập kế hoạch.

8


- Được thiết kế và sử dụng các chứng từ nội bộ dùng cho kế toán quản trị mà
không có quy định của Nhà nước. Được thiết lập hệ thống thu thập và cung cấp thông tin
nhanh, kịp thời qua Email, Fax và các phương tiện thông tin khác.
b. Nguyên tắc tổ chức vận dụng tài khoản kế toán.
- Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành
hoặc được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng cho doanh nghiệp để chi tiết hoá theo các cấp
(cấp 2, 3, 4) phù hợp với kế hoạch, dự toán đã lập và yêu cầu cung cấp thông tin của kế
toán quản trị trong doanh nghiệp.
- Việc chi tiết hoá các cấp tài khoản kế toán dựa trên các yêu cầu sau:
+ Xuất phát từ yêu cầu cung cấp thông tin kế toán quản trị của từng cấp quản lý.
+ Các tài khoản có mối quan hệ với nhau cần đảm bảo tính thống nhất về ký hiệu,
cấp độ,…(Ví dụ: TK 15411, 51111, 63211, 91111,...).
+ Việc chi tiết hoá tài khoản không được làm sai lệch nội dung, kết cấu và phương
pháp ghi chép của tài khoản.
- Doanh nghiệp được mở tài khoản kế toán chi tiết theo các cấp trong các trường
hợp sau:
+ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo từng công việc; Sản phẩm, mặt
hàng, bộ phận sản xuất, kinh doanh,...
+ Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh theo từng công việc, sản
phẩm, mặt hàng, bộ phận sản xuất, kinh doanh,...
+ Kế toán hàng tồn kho theo từng thứ, loại.
+ Kế toán các nguồn vốn, các khoản vay, các khoản nợ phải thu, phải trả,...theo
chủ thể và từng loại.
Ngoài ra tuỳ theo yêu cầu cung cấp thông tin kế toán quản trị mà doanh nghiệp
thiết kế chi tiết hoá các tài khoản kế toán cho phù hợp.
c. Nguyên tắc tổ chức vận dụng Sổ kế toán.
- Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống sổ kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc

được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng cho doanh nghiệp để bổ sung các chỉ tiêu, yêu cầu
cụ thể phục vụ cho kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Việc bổ sung hoặc thiết kế các
nội dung của sổ kế toán không được làm sai lệch nội dung các chỉ tiêu đã quy định trên sổ
kế toán và cần phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp có thể thiết kế các sổ kế toán mới phù hợp với yêu cầu quản lý chi
phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh theo bộ phận, mặt hàng, công việc và các
yêu cầu khác của kế toán quản trị.
9


d. Yêu cầu, nội dung báo cáo Kế toán quản trị.
- Yêu cầu thiết lập hệ thống báo cáo kế toán quản trị.
+ Hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần được xây dựng phù hợp với yêu cầu cung
cấp thông tin phục vụ quản lý nội bộ của từng doanh nghiệp cụ thể.
+ Nội dung hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần đảm bảo cung cấp đầy đủ và
đảm bảo tính so sánh được của các thông tin phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành và ra các
quyết định kinh tế của doanh nghiệp.
+ Các chỉ tiêu trong báo cáo kế toán quản trị cần phải được thiết kế phù hợp với
các chỉ tiêu của kế hoạch, dự toán và báo cáo tài chính nhưng có thể thay đổi theo yêu cầu
quản lý của các cấp.
- Hệ thống báo cáo kế toán quản trị.
Hệ thống báo cáo kế toán quản trị chủ yếu của một doanh nghiệp thường bao
gồm:
- Báo cáo tình hình thực hiện:
+ Báo cáo doanh thu, chi phí và lợi nhuận của từng loại sản phẩm, hàng hoá, dịch
vụ;
+ Báo cáo khối lượng hàng hoá mua vào và bán ra trong kỳ theo đối tượng khách
hàng, giá bán, chiết khấu và các hình thức khuyến mại khác;
+ Báo cáo chi tiết khối lượng sản phẩm hoàn thành, tiêu thụ;
+ Báo cáo chấp hành định mức hàng tồn kho;

+ Báo cáo tình hình sử dụng lao động và năng suất lao động;
+ Báo cáo chi tiết sản phẩm, công việc hoàn thành;
+ Báo cáo cân đối nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hoá;
+ Báo cáo chi tiết nợ phải thu theo thời hạn nợ, khách nợ và khả năng thu nợ;
+ Báo cáo chi tiết các khoản nợ vay, nợ phải trả theo thời hạn nợ và chủ nợ;
+ Báo cáo bộ phận lập cho trung tâm trách nhiệm;
+ Báo cáo chi tiết tăng, giảm vốn chủ sở hữu.
- Báo cáo phân tích:
+ Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận;
+ Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp;
+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và
tài chính
Ngoài ra, căn cứ vào yêu cầu quản lý, điều hành của từng giai đoạn cụ thể, doanh
nghiệp có thể lập các báo cáo kế toán quản trị khác.
10


CHỦ ĐỀ 2: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG LỢI NHUẬN (CVP)
I. Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích mối quan hệ CVP:
1. Số dư đảm phí:
Số dư đảm phí là số tiền còn lại của doanh thu bán hàng sau khi trừ đi biến phí.
Tổng SDĐP = Tổng DTBH – Tổng biến phí
SDĐP đơn vị = Giá bán – BP đơn vị
Ý nghĩa: Số dư đảm phí được dùng để trang trải định phí và phần còn lại chính là lợi
nhuận.
Lợi nhuận = Tổng SDĐP – Tổng định phí
Nếu tổng SDĐP > tổng định phí: Doanh nghiệp có lãi.
Nếu tổng SDĐP < tổng định phí: Doanh nghiệp bị lỗ.
Nếu tổng SDĐP = tổng định phí: Doanh nghiệp hòa vốn.
Sau điểm hòa vốn, với mỗi sản phẩm bán thêm được thì doanh nghiệp sẽ có thêm số

dư đảm phí, và do không phải bù đắp định phí nữa nên số dư đảm phí sẽ chính là lợi
nhuận.
2. Tỷ lệ số dư đảm phí:
Là chỉ tiêu biểu hiện bằng số tương đối quan hệ tỉ lệ giữa tổng số dư đảm phí với
tổng doanh thu hay giữa số dư đảm phí đơn vị với giá bán.
Tỷ lệ SDĐP

=

Tỷ lệ SDĐP

=

Tổng SDĐP
Tổng DTBH
SDĐP đơn vị
Giá bán

x 100%

x 100%

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng số dư đảm
phí.
Chỉ tiêu số dư đảm phí và tỷ lệ số dư đảm phí được sử dụng để lập báo cáo kết quả
kinh doanh theo dạng số dư đảm phí của Kế toán quản trị và làm đơn giản hoá quá trình
phân tích mối quan hệ CVP.
Ví dụ: Một doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm A có số liệu về chi phí và thu
nhập bình thường trong tháng như sau:
-


Khối lượng bán

: 2.000sản phẩm /tháng

-

Giá bán

: 25.000đ/sản phẩm.

-

Biến phí đơn vị

: 15.000so sánh/sản phẩm.
11


-

Định phí hoạt động: 30.000.000đ/tháng.

Ta có báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo dạng số dư đảm phí như sau:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
ĐVT: 1.000đ
Chỉ tiêu

Tổng


Đơn vị

Tỷ lệ (%)

Doanh thu (2.000  25.000)

50.000

25

100

(-) Biến phí (2.000  15.000)

30.000

15

60

Số dư đảm phí

20.000

10

40

(-) Định phí


30.000
(10.000)

Lãi thuần

* Giả sử sản lượng tiêu thụ tăng thêm 200 sản phẩm, ta có:
Tổng SDĐP tăng thêm = Sản lượng tăng thêm x SDĐP đơn vị
Tổng SDĐP tăng thêm = 200 x 10 = 2.000
Do định phí không đổi nên SDĐP tăng thêm chính là lợi nhuận tăng thêm 2.000
*Giả sử, doanh thu tăng thêm 10.000 (giá bán không đổi), dựa vào tỷ lệ SDĐP ta có cách
tính như sau:
Tổng SDĐP tăng thêm = Doanh thu tăng thêm x Tỷ lệ SDĐP
Tổng SDĐP tăng thêm = 10.000 x 40% = 4.000
Do định phí không đổi nên SDĐP tăng thêm chính là lợi nhuận tăng thêm 4.000
3. Kết cấu chi phí:
Là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ tỉ lệ giữa định phí và biến phí trong
tổng chi phí của doanh nghiệp.
Do tính chất đặc thù của mình mà mỗi doanh nghiệp có một kết cấu chi phí riêng và
trong một phạm vi người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ giữa định phí và biến phí . Vậy khi
người quản lý chuyển đổi tỷ lệ giữa định phí và biến phí thì kết cấu chi phí nào là tốt
nhất? Không có một mô hình kết cấu nào để doanh nghiệp áp dụng cũng như không có
câu trả lời cho câu hỏi kết cấu nào là tốt nhất. Điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kế
hoạch phát triển dài hạn của doanh nghiệp, thái độ của nhà quản lý đối với rủi ro,... Song
nhìn chung, doanh nghiệp nào có tỷ lệ định phí lớn thì tỷ lệ số dư đảm phí cao, nếu doanh
thu tăng thì lợi nhuận tăng nhanh và ngược lại. Còn doanh nghiệp nào có tỷ trọng định
phí thấp thì tỷ lệ số dư đảm phí thấp, khi doanh thu tăng thì lợi nhuận tăng chậm và
ngược lại.

12



Ví dụ: Công ty A và B cùng kinh doanh một mặt hàng, có Báo cáo KQKD theo
dạng số dư đảm phí như sau:
Công ty A

Chỉ tiêu

Công ty B

Tổng

Tỷ lệ

Tổng

Tỷ lệ

Doanh thu

800.000

100%

800.000

100%

Biến phí

600.000


75%

480.000

60%

Số dư đảm phí

200.000

25%

320.000

40%

Định phí

120.000

240.000

Lợi nhuận

80.000

80.000

Giả sử, cả 2 công ty đều tăng thêm doanh thu 200.000 (các dữ kiện khác không đổi),

lợi nhuận tăng thêm của 2 công ty được tính như sau:
LN tăng thêmA = SDĐP tăng thêmA = 200.000 x 25% = 50.000
LN tăng thêmB = SDĐP tăng thêmB = 200.000 x 40% = 80.000
Ngược lại, thay vì tăng, doanh thu của 2 công ty lại giảm 200.000. Nếu thực hiện
cách tính tương tự ta sẽ có kết quả ngược lại.
Qua đây, có thể thấy, khi doanh thu tăng thì công ty B (có tỷ trọng định phí cao)
thuận lợi hơn, nhưng nếu doanh thu có xu hướng giảm thì công ty A lại bất lợi hơn.
4. Đòn bẩy kinh doanh:
Đòn bẩy kinh doanh được định nghĩa là tỷ lệ thay đổi về lợi nhuận phát sinh do sự
thay đổi về sản lượng tiêu thụ (doanh thu).
Đòn bẩy kinh
doanh

=

Tốc độ tăng LN
Tốc độ tăng SL tiêu thụ

>1

Đòn bẩy kinh doanh phản ánh mức độ sử dụng định phí:
-

Đòn bẩy kinh doanh lớn khi doanh nghiệp có tỷ lệ định phí cao trong tổng chi
phí. Khi đó, lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm sự thay đổi của sản lượng tiêu thụ.

-

Đòn bẩy kinh doanh bé khi doanh nghiệp có tỷ lệ định phí thấp trong tổng chi
phí. Khi đó, lợi nhuận sẽ ổn định với sự thay đổi của sản lượng tiêu thụ.


Độ lớn đòn bẩy kinh doanh của một doanh nghiệp tại một mức độ chi phí,khối
lượng tiêu thụ và doanh thu nhất định được đo bằng:
Độ lớn đòn bẩy
kinh doanh

Tổng số dư đảm phí

=

Lợi nhuận

Ý nghĩa: Độ lớn đòn bẩy kinh doanh cho biết khi sản lượng tiêu thụ thay đổi 1% thì
lợi nhuận sẽ thay đổi bao nhiêu %.
13


Khái niệm đòn bẩy kinh doanh cung cấp cho nhà quản trị một công cụ để dự kiến
lợi nhuận:
Tốc độ tăng

Tốc độ tăng SL tiêu thụ

=

lợ nhuận

Độ lớn đòn bẩy

x


(doanh thu)

kinh doanh

*Một số ứng dụng mối quan hệ CVP vào quá trình ra quyết định.
Trong thực tế việc kinh doanh luôn xảy ra những thay đổi về định phí, biến phí, sản
lượng tiêu thụ, giá bán, cơ cấu sản phẩm tiêu thụ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Việc ra quyết định nên lựa chọn sự thay đổi nào là hoàn toàn phụ thuộc vào
sự thay đổi đó ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Xét ví dụ tại một công ty sản xuất kinh doanh sản phẩm X như sau:
Sản lượng tiêu thụ

: 1.000sp.

Giá bán

: 800 ngđ/sp.

Biến phí đơn vị

: 600 ngđ/sp.

Tổng định phí

: 120.000 ngđ/tháng.

Với số liệu trên, ta có báo cáo kết quả kinh doanh như sau:
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Chỉ tiêu


Tổng

Đơn vị

Tỷ lệ

Doanh thu

800.000

800

100%

Biến phí

600.000

600

75%

Số dư đảm phí

200.000

200

25%


Định phí

120.000

Lợi nhuận

80.000

Có các phương án dự kiến nhằm gia tăng lợi nhuận hàng tháng. Ứng dụng mối
quan hệ CVP, ta có thể xác định ảnh hưởng của các phương án này đến lợi nhuận hàng
tháng để từ đó đưa ra quyết định lựa chọn phương án.
Phương án 1: Định phí và sản lượng tiêu thụ thay đổi.
Bộ phận kinh doanh đề xuất nếu tăng chi phí quảng cáo thêm 12.000/tháng thì sản
lượng tiêu thụ có thể tăng thêm 10%.
Số dư đảm phí tăng thêm = (1.000sp x 10%) x 200 = 20.000
Định phí tăng thêm (do tăng quảng cáo) = 12.000
→ Lợi nhuận tăng thêm = 20.000 – 12.000 = 8.000
Phương án 2: Biến phí, sản lượng tiêu thụ thay đổi.

14


Nhà quản lý dự tính, với mỗi sản phẩm bán được sẽ tặng món quà trị giá 40 thì sản
lượng tiêu thụ tăng thêm 300sp/tháng.
Tổng sản lượng tiêu thụ dự kiến = 1.300sp.
SDĐP đơn vị dự kiến = 800 – (600 + 40) = 160
Tổng SDĐP dự kiến = 160 x 1.300sp = 208.000
Tổng SDĐP hiện tại = 200.000
SDĐP tăng thêm = 208.000 – 200.000 = 8.000

→ Lợi nhuận tăng thêm = 8.000 (do định phí không đổi).
Phương án 3: Định phí, biến phí, sản lượng tiêu thụ thay đổi.
Nhà quản lý dự tính thay cách trả lương cố định cho nhân viên bán hàng
25.000/tháng bằng cách trả 20.000/tháng và 20/sản phẩm bán được, nhờ đó, sản lượng
tiêu thụ tăng thêm 10%.
Tổng sản lượng tiêu thụ dự kiến = 1.000sp x 110% = 1.100sp
SDĐP đơn vị dự kiến = 800 – (600 + 20) = 180
Tổng SDĐP dự kiến = 180 x 1.100sp = 198.000
Tổng SDĐP hiện tại = 200.000
Mức giảm SDĐP = 198.000 – 200.000 = - 2.000
Định phí giảm = 20.000 – 25.000 = - 5.000
→ Lợi nhuận tăng thêm = 5.000 – 2.000 = 3.000
Phương án 4: Định phí, giá bán, sản lượng tiêu thụ thay đổi.
Dự tính nếu giảm giá bán 30/sp đồng thời chi thêm cho quảng cáo 10.000/tháng
thì sản lượng tiêu thụ tăng thêm 30%.
Tổng sản lượng tiêu thụ dự kiến = 1.000sp x 130% = 1.300sp
SDĐP đơn vị dự kiến = (800 – 30) – 600 = 170
Tổng SDĐP dự kiến = 170 x 1.300sp = 221.000
Tổng SDĐP hiện tại = 200.000
SDĐP tăng thêm = 221.000 – 200.000 = 21.000
Định phí tăng thêm = 10.000
→ Lợi nhuận tăng thêm = 21.000 – 10.000 = 11.000
Dựa trên mức lợi nhuận tăng thêm của 4 phương án đã tính được, nhà quản lý có
thể quyết định lựa chọn phương án 4 vì mức lợi nhuận tăng thêm là cao nhất.
* Xác định giá bán trong trường hợp đặc biệt:
Giả sử đã bán được 1.000 sản phẩm, có khách hàng muốn mua 100 sản phẩm với
giá thấp hơn giá đang bán 10%. Tuy nhiên, khách hàng yêu cầu phải thay đổi bao bì làm
15



tốn thêm 5/sản phẩm. Nhà quản trị mong muốn thu được 10.000 lợi nhuận cho số sản
phẩm này. Vậy, giá bán sản phẩm của đơn hàng này là bao nhiêu? Có bán được không ?
Biến phí/sản phẩm = 600 + 5 = 605
Định phí/sản phẩm = 0 (vì 1.000sp đã bù đắp hết định phí)
Lợi nhuận mong muốn/sản phẩm = 10.000/100sp = 100
→ Giá bán của đơn hàng = 605 + 100 = 705/sp
So sánh với giá bán đề nghị của khách hàng = 800 x 90% = 720/sp
Vậy, đơn hàng này thực hiện được.
II. Phân tích điểm hoà vốn:
1. Khái niệm:
Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu bằng với chi phí hay tổng số dư đảm phí
bằng tổng định phí.
Phân tích điểm hoà vốn là nội dung quan trọng trong phân tích mối quan hệ CVP.
Quá trình phân tích điểm hoà vốn cung cấp cho nhà quản trị cách nhìn toàn diện về mối
quan hệ này trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Đó chính là việc chỉ rõ:
- Sản lượng, doanh thu ở mức nào để doanh nghiệp đạt được điểm hoà vốn.
- Phạm vi lời-lỗ của doanh nghiệp theo những cơ cấu chi phí - sản lượng tiêu thụ - doanh
thu.
- Phạm vi đảm bảo an toàn về doanh thu để đạt được một mức lợi nhuận mong muốn.
2. Phương pháp xác định điểm hoà vốn:
a. Sản lượng hoà vốn (xo):
Xết về mặt toán học, điểm hoà vốn là giao điểm của 2 đường thẳng biểu diễn doanh
thu và chi phí.
Phương trình doanh thu

: yt = p.x

Phương trình chi phí

: yc = A + b.x


Tại điểm hoà vốn, ta có

: yt = yc  p.xo = A + b.xo

xo
Trong đó:

=

A

hay

p–b

Tổng định phí
SDĐP đơn vị

xo : Sản lượng hoà vốn

p

b : biến phí

A : định phí

yt : doanh thu

yc : chi phí


b. Doanh thu hoà vốn (yo):

16

: giá bán


Doanh thu hoà vốn là doanh thu ở mức tiêu thụ hoà vốn. Như vậy, doanh thu hoà
vốn được xác định :
yo = p.xo (1)
Thay công thức tính xo vào (1), ta có:
yo =

A

p

A

=

p–b

(p - b)/p

hay

Tổng định phí


(2)

Tỷ lệ SDĐP

Đồ thị hoà vốn:

y

yt = p.x

y

yt = p.x

Lãi

yc = A + b.x

yc = A + b.x
ĐHV

yo

yo

ĐHV

xo

yb = b.x


ĐP

yđ = A

yđ = A
00

SDĐP

00

x

Đồ thị hòa vốn dạng tổng quát

xo

x

Đồ thị hòa vốn dạng phân biệt

Lưu ý: Đối với đồ thị dạng phân biệt ta chỉ cần kẻ thêm đường biểu diễn biến phí yb
= b.x song song với đường biểu diễn chi phí yc = A + b.x.
c. Doanh thu an toàn:
Doanh thu an toàn được hiểu là phần chênh lệch giữa doanh thu thực hiện với doanh
thu hoà vốn.
Mức doanh thu an toàn = Doanh thu thực hiện - Doanh thu hoà vốn
Tỷ lệ doanh thu


Mức doanh thu an toàn

=

an toàn

Doanh thu thực hiện

x 100%

Ý nghĩa: Chỉ tiêu trên phản ánh độ an toàn của hoạt động sản xuất kinh doanh, giá
trị càng lớn càng thể hiện tính an toàn càng cao và ngược lại.
d. Công suất hoà vốn:
Công suất hoà vốn được hiểu là tỷ lệ giữa sản lượng hoà vốn và sản lượng theo
công suất thiết kế.
h%

=

xo
X

Thay công thức tính xo vào (1), ta có:
17

(1)


h%
Trong đó,


X

=

A

(2)

X(p - b)

: Sản lượng theo công suất thiết kế; h%: Công suất hoà vốn.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cần phải huy động bao nhiêu % công suất để đạt
được điểm hoà vốn. Mức huy động năng lực sản xuất > h% thì sẽ có lợi nhuận và ngược
lại.
e. Thời gian đạt điểm hoà vốn:
n
Trong đó,

xo x 12 tháng

=

=

h% x 12 tháng

X


: Số thời gian (tháng) cần thiết để đạt điểm hoà vốn.

n

xo : Sản lượng hoà vốn
X

: Sản lượng theo công suất thiết kế (theo năm)

3. Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận:
a. Phương trình lợi nhuận:
Từ phương trình cơ bản thể hiện mối quan hệ CVP:
Lợi nhuận = Tổng SDĐP – Tổng định phí
= (SDĐP đơn vị x SL tiêu thụ) – Tổng định phí
hay yLN = (p - b).x – A

: phương trình lợi nhuận (1)

b. Sản lượng mong muốn và doanh thu mong muốn:
Từ phương trình lợi nhuận, ta thấy rằng nếu doanh nghiệp muốn có mức lợi nhuận
như dự kiến thì doanh nghiệp có thể tìm được mức sản lượng tiêu thụ và mức doanh thu
cần phải đạt được.
Gọi

Im

: Lợi nhuận mong muốn

xm


: Sản lượng mong muốn (mức tiêu thụ để đạt được Im)

ym

: Doanh thu mong muốn (mức doanh thu để đạt được Im)

* Xác định sản lượng mong muốn:
(1)  Im = (p - b).xm - A
xm

=

A + Im
p–b

hay

Tổng định phí + LN mong muốn
SDĐP đơn vị

* Xác định doanh thu mong muốn:
ym = p.xm
Thay công thức tính xm vào , ta có:

18


ym =

p


A + Im
p–b

=

A + Im

hay

(p - b)/p

19

Tổng định phí + LN mong muốn
Tỷ lệ SDĐP


Đồ thị lợi nhuận:
Đồ thị lợi nhuận được vẽ qua các bước sau:
Bước 1: Trên trục tung Oy (phản ánh giá trị) vẽ đường doanh thu yt = px song song
với Ox (phản ánh sản lượng tiêu thụ) và cắt Oy tại điểm O’. Đường thẳng yt chia trục Oy
thành 2 phần đối xứng nhau, phần trên là phạm vi lãi, phần dưới là phạm vi lỗ.
Bước 2: Vẽ đường lợi nhuận yLN = (p - b)x - A, đường này cắt Oy tại điểm có tọa độ
(0,-A) đi qua phạm vi lỗ rồi cắt đường yt tại điểm hoà vốn và bước qua phạm vi lãi.
y
(LN)
yLN = (p-b).x - A
Im


Vùng lãi

ĐHV

O’

Vùng lỗ

yo

yt

ym

-A

O

xo

xm

x (SLTT)

4. Phân tích điểm hoà vốn trong mối quan hệ với kết cấu hàng bán.
Kết cấu hàng bán là tỷ trọng doanh thu của từng mặt hàng chiếm trong tổng doanh
thu bán hàng của doanh nghiệp.
Kết cấu hàng bán thay đổi sẽ ảnh hưởng đến điểm hòa vốn và lợi nhuận.
Nếu doanh thu của sản phẩm có tỷ lệ số dư đảm phí cao chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng doanh thu thì điểm hòa vốn sẽ giảm và lợi nhuận tăng và ngược lại.

Do vậy, chỉ khi tìm được một kết cấu hợp lý thì mới đem lại lợi nhuận tối đa. Cần
lưu ý rằng có nhiều yếư tố tác động đến kết cấu hàng bán như sự biến động của thị trường,
sự thay đổi thị hiếu của khách hàng,... do đó nhà quản trị cần phải quan tâm đến chúng
nếu không sẽ ảnh hưởng chung tới lợi nhuận của toàn công ty.
Ví dụ: Công ty sản xuất kinh doanh 2 loại sản phẩm A và B, có báo cáo kết quả kinh
doanh như sau:

20


Sản phẩm A (30%DT)

Công ty

Chỉ tiêu

Tổng

%

100.000

100%

30.000

100%

70.000


100%

Biến phí

49.000

49%

21.000

70%

28.000

40%

SDĐP

51.000

51%

9.000

30%

42.000

60%


Định phí

30.000

Lợi nhuận

21.000

Doanh thu

Tổng

Sản phẩmB (70%DT)

%

Tổng

%

Với kết cấu hàng bán là doanh thu sản phẩm A chiếm 30% và doanh thu sản phẩm
B chiếm 70%, công ty có điểm hòa vốn là:
Doạnh thu
hòa vốn

Tổng định phí công ty

=

Tỷ lệ SDĐP bình quân


=

30.000
51%

=

58.823

Xét 2 trường hợp kết cấu hàng bán thay đổi như sau:
Trường hợp 1:
Công ty

Chỉ tiêu

Tổng

Doanh thu

SP A (40%DT)
Tổng

%

100.000 100%

%

40.000


100%

SP B (60%DT)
Tổng

%

60.000 100%

Biến phí

52.000

52%

28.000

70%

24.000

40%

SDĐP

48.000

48%


12.000

30%

36.000

60%

Định phí

30.000

Lợi nhuận

18.000

Với kết cấu hàng bán là doanh thu sản phẩm A chiếm 40% và doanh thu sản phẩm
B chiếm 60%, công ty có điểm hòa vốn là:
Doạnh thu
hòa vốn

=

Tổng định phí công ty
Tỷ lệ SDĐP bình quân

=

30.000
48%


=

62.500

Như vậy, khi kết cấu hàng bán thay đổi theo chiều hướng tăng tỷ trọng doanh thu
sản phẩm có tỷ lệ số dư đảm phí thấp thì:
- Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân giảm.
- Doanh thu hòa vốn tăng.
- Lợi nhuận giảm.

21


Trường hợp 2:
Công ty

Chỉ tiêu

SP A (20%DT)

SP B (80%DT)

Tổng

Tổng

Tổng

%


100.000

100%

20.000

100%

80.000

100%

Biến phí

46.000

46%

14.000

70%

32.000

40%

SDĐP

54.000


54%

6.000

30%

48.000

60%

Định phí

30.000

Lợi nhuận

24.000

Doanh thu

%

%

Với kết cấu hàng bán là doanh thu sản phẩm A chiếm 20% và doanh thu sản phẩm
B chiếm 80%, công ty có điểm hòa vốn là:
Doạnh thu
hòa vốn


=

Tổng định phí công ty
Tỷ lệ SDĐP bình quân

=

30.000
54%

=

55.556

Như vậy, khi kết cấu hàng bán thay đổi theo chiều hướng tăng tỷ trọng doanh thu
sản phẩm có tỷ lệ số dư đảm phí cao thì:
- Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân tăng.
- Doanh thu hòa vốn giảm.
- Lợi nhuận tăng.
III. Những điểm hạn chế khi phân tích quan hệ CVP.
Tất cả các phân tích trên đây được coi là đúng khi và chỉ khi các điều kiện sau đây
được thoả mãn:
- Mối quan hệ biến động của chi phí, sản lượng tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận được
giả định là quan hệ tuyến tính trong suốt phạm vi vận động.
- Chi phí phải được phân tích một cách chính xác thành định phí và biến phí.
- Kết cấu sản phẩm sản xuất kinh doanh được giả định cố định trong quá trình thay đổi
các yếu tố chi phí và khối lượng tiêu thụ.
- Tồn kho sản phẩm không thay đổi hoặc quá trình sản xuất và tiêu thụ cùng một mức độ.
- Công suất máy móc thiết bị, năng suất của công nhân không thay đổi trong suốt thời kì phân tích.
- Giá cả phải ổn định.

Như vậy, việc phân tích mối quan hệ CVP chỉ cho chúng ta một cách suy nghĩ về
mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận hơn là cách tính toán chính xác để tìm ra sản
lượng, doanh thu,... trong mối quan hệ CP-KL-LN. Vì vậy, để đảm bảo tính khả thi, sự
chính xác khi ra quyết định dựa vào mối quan hệ CVP cần phải hội tụ những điều kiện giả
thuyết.
22


CHỦ ĐỀ 3: LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO BỘ PHẬN
I. Lập báo cáo bộ phận:
1. Khái niệm bộ phận:
Bộ phận là bất kì thành phần hay hoạt động nào liên quan đến một tổ chức mà có
thể xác định được riêng biệt thu nhập và chi phí.
Ví dụ: từng nhà máy, từng địa bàn kinh doanh, từng loại sản phẩm, từng khách
hàng,…
2. Lập báo cáo bộ phận:
a. Khái niệm báo cáo bộ phận:
Báo cáo bộ phận là báo cáo kết quả kinh doanh được lập chi tiết cho từng bộ phận
riêng biệt.
Để hữu ích, báo cáo bộ phận phải cung cấp thông tin đáp ứng cho 2 nhu cầu sau:
-

Đánh giá sự đầu tư các nguồn lực của công ty cho các bộ phận.

-

Đánh giá thành quả quản lý của các nhà quản trị bộ phận.

b. Đặc điểm của báo cáo bộ phận:
-


Các báo cáo bộ phận được trình bày theo hình thức số dư đảm phí.

-

Định phí bộ phận và định phí chung được trình bày riêng biệt để tính số dư bộ
phận.

-

Định phí bộ phận có thể kiểm soát và định phí bộ phận không thể kiểm soát được
trình bày riêng biệt.

c. Lập báo cáo bộ phận:
- Định phí bộ phận: là định phí liên quan trực tiếp đến từng bộ phận cụ thể. Khi bộ phận
không còn tồn tại thì định phí bộ phận cũng sẽ mất đi.
Định phí bộ phận được chia thành định phí bộ phận có thể kiểm soát và định phí
bộ phận không thể kiểm soát tùy thuộc vào quyền ra quyết định của nhà quản trị bộ phận.
- Định phí chung: là định phí không liên quan trực tiếp đến bộ phận cụ thể nào, dù cho
các bộ phận có tồn tại hay không thì định phí chung vẫn luôn tồn tại với doanh nghiệp.
- Số dư bộ phận: là phần còn lại của số dư đảm phí do bộ phận tạo ra sau khi bù đắp các
định phí bộ phận. Số dư bộ phận dùng để trang trải định phí chung, còn lại là lợi nhuận.
Khi định phí bộ phận được tách thành định phí bộ phận có thể kiểm soát và định
phí bộ phận không thể kiểm soát, số dư bộ phận được xác định sau khi tính số dư bộ phận
có thể kiểm soát.

23


Báo cáo bộ phận được trình bày theo các chỉ tiêu sau:


Doanh thu

Doanh thu

Doanh thu

(-)Biến phí

(-)Biến phí

(-)Biến phí

Số dư đảm phí

Số dư đảm phí

Số dư đảm phí

(-)Định phí

(-) ĐP bộ phận

(-) ĐP bộ phận
có thể kiểm soát

Lợi nhuận

Số dư bộ phận
(-) Số dư bộ phận

có thể kiểm soát

(-) ĐP chung

(-) ĐP bộ phận
không thể kiểm soát

Lợi nhuận

Số dư bộ phận

(-) ĐP chung

Lợi nhuận
d. Minh họa báo cáo bộ phận:
Báo cáo bộ phận theo khu vực
Chỉ tiêu
1.Doanh thu
2.Biến phí
3.SDĐP
4.ĐPBP có thể KS
5.SDBP có thể KS
6.ĐPBP không thể KS
7.Số dư bộ phận (khu vực)
8.ĐP chung (của Cty)
9.Lợi nhuận

Công ty
Tổng
Tỷ lệ

1.500 100%
1.000
67%
500
33%
190
310
70
240
16%
135
105

24

Khu vực A
Tổng
Tỷ lệ
500 100%
300
60%
200
40%
110
90
20
70
14%

Khu vực B

Tổng
Tỷ lệ
1.000 100%
700
70%
300
30%
80
220
50
170
17%


(4)ĐPBP có thể KS: là định phí của từng khu vực mà nhà quản lý của từng khu vực có thể
kiểm soát được.
(5) ĐPBP không thể KS: là định phí của từng khu vực mà nhà quản lý của từng khu vực
không thể kiểm soát được.
(7)Số dư bộ phận (khu vực): số dư đảm phí của từng khu vực tạo ra sau khi đã bù đắp hết
các định phí của khu vực.
(8) ĐP chung (của công ty): định phí của công ty liên quan đến cả 2 khu vực.
Báo cáo bộ phận theo sản phẩm (khu vực B)
Chỉ tiêu
1.Doanh thu
2.Biến phí
3.SDĐP
4.ĐPBP có thể KS
5.SDBP có thể KS
6.ĐPBP không thể KS
7.Số dư bộ phận (SP)

8.ĐP chung (của khu vực)
9.Số dư bộ phận (khu vực)

Khu vực B
Tổng
Tỷ lệ
1.000 100%
700
70%
300
30%
35
265
30
235 23,5%
65
170

SP X
Tổng
Tỷ lệ
400
100%
250 62,5%
150 37,5%
14
136
7
129 32,25%


SP Y
Tổng Tỷ lệ
600 100%
450 75%
150 25%
21
129
23
106 18%

(4) ĐPBP có thể KS: là định phí của từng sản phẩm mà nhà quản lý sản phẩm có thể kiểm
soát được.
(5) ĐPBP không thể KS: là định phí của từng sản phẩm mà nhà quản lý sản phẩm không
thể kiểm soát được.
(7)Số dư bộ phận (SP): số dư đảm phí của từng sản phẩm tạo ra sau khi đã bù đắp hết các
định phí của sản phẩm.
(8) ĐP chung (của khu vực): định phí của khu vực liên quan đến cả 2 loại sản phẩm.
Minh họa trên nhấn mạnh mô hình ứng xử của chi phí trong mối liên hệ với các
các nhân và các bộ phận trong một tổ chức. Minh họa trên cũng dựa vào dữ liệu hàng
tháng và giả thiết rằng biến phí biến động theo sản lượng tiêu thụ. Hai loại bộ phận khác
nhau được đề cập đến là khu vực và sản phẩm. Khi chúng ta chuyển từ báo cáo bộ phận
này sang báo cáo bộ phận khác thì phạm vi bộ phận sẽ thu hẹp dần, từ công ty như một
tổng thể, đến các khu vực A và B rồi đến các sản phẩm X, Y.
II. Phân tích báo cáo bộ phận.
Phân tích báo cáo bộ phận nhằm đạt 2 mục tiêu chủ yếu:
-

Đánh giá kết quả bộ phận.

-


Đánh giá thành quả quản lý của các nhà quản trị bộ phận.

25


×