Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Cây LƯƠNG THỰC CHUYÊN KHOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.81 KB, 22 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN CÂY LƯƠNG THỰC CHUYÊN KHOA
Phần cây lúa:
Câu 1: Khái niệm về chỉ số diện tích lá? Biện pháp kỹ thuật để nâng cao quang
hợp quần thể ruộng lúa? Tr 132 GT cây lúa
• Chỉ số diện tích lá(LAI) = tổng diện tích lá /đơn vị diện tích đất
(m2lá /m2đất)
• Nó là mức độ che phủ của tán lá cây trên đơn vị diện tích mặt đất
• Phụ thuộc vào mật độ trồng
• LAI bị ảnh hưởng bởi hình dạng lá góc độ lá kích thước lá ,LAI -> đạt
tối đa vào thời kì trc trỗ khoảng 1 tuần
• LAI cao tăng hô hấp giảm quang hợp  giảm năng suất
• Chỉ số diện tích lá (LAI) và cấu trúc bộ lá (góc lá đòng, độ che phủ lá)
LAI lớn là tiền đề để tăng khả năng nhận và sử dụng ánh sáng
• Tuy nhiên optimum LAI để đạt được hiệu suất quang hợp tối đa của quần
thể lại phụ thuộc cấu trúc (góc lá-leaf orientation) của bộ lá Cấu trúc của
bộ lá quyết định điều kiện ánh sáng (light environment) trong bộ lá (leaf
canopy)
• Hệ số tán lá K: 0.4-0.6 LAI đạt tối đa trước trỗ 1 tuần, tối ưu biến động
từ 3-8 tuỳ thuộc vào giống lúa;
• LAI tối ưu: 3-4 giống lúa cũ, 6-7 giống lúa cải tiến
• Biện pháp kỹ thuật để nâng cao quang hợp quần thể ruộng lúa?
-Cải tạo giống lúa :chọn giống thấp cây ,lá đứng, chịu phân. độ bền hoạt động của
lá đòng cao ,đẻ nhánh gọn là những giống có khả năng quang hợp tốt có thể gieo
cấy với mật độ cao hơn các giống địa phương ,hệ số diện tích lá lớn hơn ,tăng khả
năng sử dụng ánh sáng mặt trời
Sử dụng giống ngắn ngày  nhiều vụ tận dụng ánh sáng tăng sản phẩm quang
hợp
-gieo cấy đúng thời vụ :lúa quang hợp cao từ giai đoạn trỗ đến thu hoạch (2/3 lượng
chất hữu cơ tích lũy vào hạt )bố trí cho lúa trỗ vào thời gian nhiều ánh sáng trong
năm để thời điểm phân hóa hoa ,làm đòng cần nhiệt độ thích hợp 25- 27 0C và ánh
sáng để phát huy năng suất của nó


-nâng cao hệ số kinh tế :chọn các giống lúa có chiều cao trung bình ,lá đứng để
thuận lợi trong quá trình sinh trưởng sinh thực
Chăm sóc có chế độ tưới nước để tốc độ ra lá nhanh
Bón phân cân đối hợp lý bón thúc sớm để phát triển nhánh
Làm cỏ sục bùn , phòng trừ sâu bệnh để duy trì bộ lá xanh
-mật độ khoảng cách hợp lý :ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo năng suất
Câu 2: Khái niệm (hoặc viết công thức tính) và phân tích mối quan hệ giữa
chỉ số diện tích lá, hiệu suất quang hợp thuần và tốc độ tích lũy chất khô
của quần thể ruộng lúa?tr 121GT
1


• Chỉ số diện tích lá(LAI) = tổng diện tích lá /đơn vị diện tích đất
(m2lá /m2đất)
• Hiệu suất quang hợp thuần
NAR=
(g/m2 lá /ngày đêm )
Trong đó :w1,w2 là khối lượng chất khô của lần lấy mẫu 1 và lần lấy mẫu 2
L1 và L2 là diện tích lá đo được của lần lấy mẫu 1 và lần lấy mẫu 2
t là thời gian giữa 2 lần lấy mẫu
• Tốc độ sinh trưởng của cây trồng (tốc độ tích lũy chất khô)
CGR =

(g/m2đất /ngày đêm )

Trong đó :P1,P2 là khối lượng chất khô trên 1 m 2 đất của lần lấy mẫu 1 và
lần lấy mẫu 2 ,t là thời gian giữa 2 lần lấy mẫu .
• phân tích mối quan hệ giữa chỉ số diện tích lá, hiệu suất quang hợp thuần
và tốc độ tích lũy chất khô của quần thể ruộng lúa
-hiệu suất quang hợp thuần chính là hệ số giũa lượng quang hợp và hô

hấp ,NAR cao ,năng suất lúa cao
Câu 3: Đặc điểm quang hợp của cây lúa? Phân tích những yếu tố ngoại
cảnh ảnh hưởng đến quang hợp của lá lúa? Phân tích ảnh hưởng của
điều kiện ánh sáng ở vụ Xuân và vụ Mùa đến quang hợp của cây lúa ở 2
vụ nàytr84?
• Quang hợp theo chu trình c3 (giống lúa chịu mặn Indica quang hợp bằng
cả 2 con đường c3 và c4 )
Vì là cây c3- Sản phẩm đầu tiên là: axit phospholyxeric (3C)
• Tốc độ quang hợp của lúa biến động: 20-50mg CO2/dm2 nên điểm bù C02
cao và không có diệp lục trong bao mạch và có quá trình quang hô hấp
• Quang hô hấp phân hủy sản phẩm quang hợp dưới tác dụng của ánh sáng
mặt trời quang hô hấp tạo thành ATP
• Quang hô hấp có quan hệ chặt chẽ với điều kiện ánh sáng cường độ ánh
sáng tăng thì lượng qung hô hấp tăng
Iqh lá đạt tối đa sau khi lá xuất hiện khoảng 2 -3 ngày
Iqh Cao nhất vào thời kì đẻ nhánh sau đó giảm ở thời kì trỗ
• Quang hợp của 3 lá đòng có vai trò quan trọng quyết định đến lượng dinh
dưỡng dự trữ vào thời kì chín ,sản phẩm quang hợp chiếm 60%-70%
năng suất hạt
• Phân tích những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quang hợp của lá lúa
Nhiệt độ :
ảnh hưởng trực tiếp đến pha tối của quang hợp ở giai đoạn chuyển hóa năng
lương và cố định Co2 ,ảnh hưởng gián tiếp đến sự thay đổi độ ẩm
+thiếu ánh sáng nhiệt độ tăng thúc đẩy Iqh
2


+nhiệt độ 25- 32 I qh ít phụ thuộc vào nhiệt độ
+ánh sáng mạnh nhiệt độ cao > 35 thì Iqh cây lúa giảm
Ánh sáng bão hòa nhiệt độ thích hợp nhất cho indica 25-35 japonica 20-33

Ánh sáng tr87
IÁnh sáng tăng => Iqh tăng
Mqh giữa Ias và phu thuộc vào môi trường ,nhiệt độ và nồng độ Co2
+nhiệt độ 25 và nồng độ Co2 trong khí quyển ,cuờng độ ánh sáng ở điểm bù
khoảng 8-20 µmol/m2/s điểm bão hòa 880-1.170 µmol/m2/s
+nồng độ Co2 400ppm nhiệt độ lá 30 độ ẩm tương đối 75% thì điểm bão hòa as
cây lúa trồng châu á là 1314,13 µmol/m2/s
Khoảng dưới điểm bão hòa cường độ quang hợp tăng khi I as tăng
Trên điểm bão hòa: I as tăng giảm Iqh
ẩm độ không khí
+Iqh của cây lúa đạt giá trị cao nhất trong điều kiện ẩm độ tương đối từ 60-80%
+ Iqh giảm khi ẩm độ giảm < 60% do khí khổng đóng ẩm độ thấp nước trong tế
bào giảm thoát hơi nước tăng  đk ánh sáng mạnh nhiệt độ cao ẩm độ thấp vào
buổi trưa làm cho Iqh cây lúa giảm mạnh
Nồng độ CO2 khí quyển là 0,03%
Nồng độ CO2 thấp xảy ra hô hấp nên Iqh âm
Nồng độ CO2 tăng khí CO2 thải ra giảm cho đến Iqh =0 điểm bù CO2 lúa 5055ppm
Mqh giũa nồng độ CO2 và quang hợp chiu ảnh hưởng của nhiệt độ I ánh sáng
Nồng độ O2
Nồng độ O2 giảm I qh tăng ,I quang hô hấp giảm nhưng cường độ hô hấp tăng
Nếu giảm Nồng độ O2 k làm tăng năng suất lúa
• Phân tích ảnh hưởng của điều kiện ánh sáng ở vụ Xuân và vụ Mùa đến
quang hợp của cây lúa ở 2 vụ này
Vụ xuân
Vụ mùa
Giai đoạn cấy và đẻ nhánh gặp as
yếu ,trỗ gặp ánh sáng yếu
I chiếu sáng từ tháng 5-10 thừa đủ cho
I chiếu sáng 45 ngày cuối có liên quan vụ lúa sinh trưởng và phát triển
chặt chẽ với năng suất lúa

Câu 4:Đặc điểm sử dụng ánh sáng của cây lúa? Phản ứng của cây lúa đối
với độ dài ngày (quang chu kỳ) như thế nào? Cho ví dụ một số giống lúa
phản ứng với quang chu kỳ và liên hệ với bố trí mùa vụ đối với các giống
lúa này?tr57
Cây ưa sáng
•Mẫn cảm với quang chu kỳ (một số giống)
•CDAS: ảnh hưởng trực tiếp đến QH & NS
•Chu kỳ chiếu sáng: tác động đến quá trình làm đòng, ra hoa của một số giống
•TG chiếu sáng cho 1 vụ lúa cần khoảng 1000 giờ
•CDAS 45 ngày cuối vụ có liên quan mạnh đến NS lúa
•Lúa vụ xuân có CDAS đầu vụ thấp, mạ sinh trưởng kém & trắng lá
3


•Lúa vụ mùa có CDAS thừa đủ cho sinh trưởng
Lúa thuộc cây ngày ngắn, TGCS 9-10h/ngày có t/d tới làm đòng & trỗ bông
•CDAS a/h đến quá trình phân hóa đòng, <100lux làm chậm quá trình phân hóa
đòng \
Và thời gian chiếu sáng (quang chu kỳ)
 Quang chu kỳ là khoảng thời gian chiếu sáng trong ngày. Quang chu kỳ thay
đổi nhiều theo vĩ độ và theo mùa.
 Ở vĩ độ 44o Bắc, độ dài ngày trong năm thay đổi từ 9-15 giờ 30 phút.
 Tại xích đạo nó chỉ thay đổi từ 12 giờ 6 phút đến 12 giờ 8 phút,
chỉ khác biệt có 2 phút.
 Các cây vùng nhiệt đới nhạy cảm hơn đối với sự khác biệt nhỏ trong độ dài
ngày.
chất lượng ánh sáng
 Thông thường, cây lúa chỉ sử dụng được khoảng 65% năng lượng ánh sáng
mặt trời chiếu tới ruộng lúa.
 Bức xạ mặt trời ảnh hưởng lớn đến các giai đọan sinh trưởng khác nhau và

năng suất lúa, đặc biệt ở các giai đoạn sau.
 Giai đoạn lúa non: nếu thiếu ánh sáng cây lúa sẽ kém phát triển, lá vàng, đẻ
nhánh kém.
 Thời kỳ phân hóa đòng: nếu thiếu ánh sáng thì bông lúa sẽ ngắn, ít hạt và hạt
nhỏ, hạt thoái hóa nhiều, dễ bị sâu bệnh phá hại.
 Thời kỳ lúa trổ thụ phấn, thụ tinh bị trở ngại làm tăng số hạt lép, lửng, giảm
số hạt chắc,
• Phản ứng của cây lúa đối với độ dài ngày (quang chu kỳ)
-Thời gian chiếu sáng và bóng tối trong 1 ngày đêm có tác dụng rõ rệt đến quá
trình phân hóa đòng và trỗ bông nếu không có điều kiện ánh sáng phù hợp ,cây
lúa không thể ra hoa ,kết quả được =>đó là phản ứng quang chu kì của cây lúa
-Cây lúa thuộc nhóm cây ngày ngắn .Nó chỉ phân hóa đòng khi thời gian chiếu
sáng trong ngày <13h.thời gian chiếu sáng ngắn 9-10h /ngày có tác dụng rõ rệt
đối với việc xúc tiến quá trình làm đòng và trỗ bông
-Các giống lúa cũ và giống địa phương phản ứng chặt với ánh sáng ngày ngắn
,trong quá trình chọn tạo giống mới đưa về trung tính dần
- ở miền bắc khoảng tháng 10 thì phân hóa đòng ,cấy trong vụ trung và mùa
muộn cuối tháng 10 mới trỗ bông được
Căn cứ vào đặc điểm của giống để bố trí thời vụ hợp lý
Các giống cây phản ứng nhẹ với ánh sáng ngày ngắn có thể cấy được 2-3 vụ /
năm XI 23 khang dân
Câu 5: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất
lượng của lúa? Liên hệ chế độ nhiệt của vụ lúa xuân và lúa mùa ở vùng DBBB?
tr54
Nhiệt độ có tác dụng quyết định đến tốc độ sinh trưởng của
cây lúa nhanh hay chậm, tốt hay xấu.
-Tổng tích ôn: 2500-4500oC
4



-Trong phạm vi giới hạn (20-30oC), sinh trưởng phát triển tỷ lệ thuận với nhiệt
độ.
-Nhiệt độ trên 40oC hoặc dưới 17oC, cây lúa tăng trưởng chậm lại. Dưới 13oC
cây lúa ngừng sinh trưởng, nếu kéodài 1 tuần lễ cây lúa sẽ chết.
-Các giống lúa ôn đới chịu đựng nhiệt độthấp tốt hơn các giống lúa nhiệt đới và
ngược lại. Cây lúa trưởng thành chịu đựng giỏi hơn cây lúa non;
-Nhiệt độ liên quan đến quang hợp và hô hấp của cây lúa
-Nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước đều có ảnh hưởng trên STPT.
-Từ lúc trồng đến khi phân hoá đỉnh sinh trưởng: đỉnh sinh trưởng của lá, chồi
và bông nằm trong nước nên ảnh hưởng của nhiệt độ nước rất quan trọng.
-Ảnh hưởng quá trình đẻ nhánh và số bông
-Giai đoạn sau sự vươn dài của lá và sự phát triển chiều cao chịu ảnh hưởng cả
nhiệt độ nước và không khí.
-Ảnh hưởng số hạt trên bông và tỉ lệ hạt chắc
-Đến khi đòng lúa vươn ra khỏi nước, vào khoảng giai đọan phân bào giảm
nhiễm, thì ảnh hưởng của nhiệt độ không khí trở nên quan trọng hơn.
-Ảnh hưởng lên năng suất thông qua ảnh hưởng trên tỉ lệ hạt chắc và trọng
lượng hạt.
Ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đến cây lúa:
Nhiệt độ thấp (<17oC) làm giảm hoặc ngưng hẳn sự nẩy mầm của hạt, làm mạ
chậm phát triển, cây mạ ốm yếu, lùn, lá bị mất màu, trỗ bông muộn, bông bị
nghẹn, phần chót bông bị thoái hóa, sự thụ phấn bị đình trệ, khả năng bất thụ
cao, hạt lép nhiều và chín kéo dài bất thường.
Biện pháp khắc phục:
- Chọn giống.
- Thời vụ trồng
- Bón phân lân.
Ảnh hưởng của nhiệt độ cao đến cây lúa:
 Thiệt hại do nhiệt độ cao thường xảy ra ở vùng nhiệt đới trong mùa nắng vào
giữa trưa khi nhiệt độ vượt quá 35oC và kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ.

 Nhiệt độ cao chót lá bị khô trắng, trên lá có những dãy và đốm bị mất màu,
để nhánh kém, chiều cao giảm, số hạt trên bông giảm, bông lúa bị trắng, hạt
thoái hóa nhiều, hạt bất thụ cao, hạt chắc giảm..
đối với từng giai đoạn
-tk nảy mầm :t0 thích hợp là 38- 30 0c t0< 13o không nảy mầm
-tk mạ :cây còn nhỏ chống chịu kém ,nhiệt độ thích hợp cho mạ sinh trưởng là
25- 30 oc ,t0 <13 cây ngừng sinh trưởng và chết
-tk đẻ nhánh làm đòng :t0 thích hợp 25-32 t0<15 quá trình bén rễ đẻ nhánh làm
đòng không thuận lợi
-trỗ bông nở hoa TPTT : nhiệt độ thích hợp là 25-35 ,tk này rất mẫn cảm với
nhiệt độ t0< 17 và t0 >40 không tốt
Khi gặp rét hoặc nhiệt độ cao hạt phấn bị mất sức nảy mầm -> hạt phấn k TPTT
được -> hạt lép
5


Thời kì chín : nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm liên quan đến chất lượng
gạo nhiệt độ chênh lệch càng cao -> thuận lợi cho quá trình vận chuyển vật chất
về gạo –> gạo ngon hơn
Nhiệt độ tốt nhất 28-30 –> thuận lợi cho quá trình vận chuyển vật chất .nếu
nhiệt độ quá cao gây hiện tượng chín ép -> chất lượng gạo giảm
• Liên hệ chế độ nhiệt của vụ lúa xuân và lúa mùa ở vùng DBBB
Vụ lúa xuân :
Gieo mạ vào tháng 11-12 :nhiệt độ thấp thường gặp rét nên khó khăn cho việc
ngâm ủ và phát triển của mạ con khi chưa được 3 lá
Khắc phục :khi ngâm ủ cần ủ nơi kín gió ,ấm áp như trong tro trấu ,góc bếp
Gieo mạ cần che phủ nilon để giữ ấm giữ và bón tro trên mặt luống để giữ ấm
cho mạ
-thời kì đẻ nhánhv ào tháng 2-3 :thời gian đầu gặp rét -> không thuận lợi sau ấm
dần lên thuận lợi cho sinh trưởng và đẻ nhánh

- trỗ nở hoa TPTT vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 :nhiệt độ cao,tương đối thuận
lợi cho sự tích lũy vật chất
-thu hoạch vào tháng 6 :mưa nhiều  khó khăn cho bảo quản
Cần tránh gieo cấy muộn hoa dễ gặp nắng phía tây tỉ lệ lép cao năng suất thấp
Vụ lúa mùa :trong mùa mưa ,sinh trưởng thuận lợi,phẩm chất tốt
-Vụ mùa thường gieo mạ vào cuối tháng 5,đầu tháng 6 mạ sinh trưởng thuận
lợi vì nhiệt độ cao ,thỉnh thoảng có mưa .cấy từ cuối tháng 6 đến trong tháng
7 ,cấy muộn có thể chuyển sang tháng 8 .Lúa mùa sinh trưởng thuận lợi nhưng
thỉnh thoảng có năm mưa bão sau cấy
Lúa mùa ra hoa vào cuối tháng 9 ,đầu tháng 10 khi trời đã ít mưa ,quang mây
nhiệt độ hơi giảm có lợi trong quá trình làm hạt và chín .Thu hoạch vào cuối
tháng 10 đến giữa tháng 11 trời đã khô nên rất thuận lợi
Biện pháp khắc phục nhiệt độ :chọn giống , thời vụ và bón phân lân
Câu 6: Đặc điểm sử dụng nước của cây lúa? Liên hệ chế độ mưa và kĩ thuật
tưới tiêu trong các vụ lúa ở miền Bắc (thuận lợi, khó khăn và hướng khắc
phục)?tr58
Trong mùa mưa ẩm, lượng mưa cần thiết cho cây lúa trung bình là 6 – 7
mm/ngày và 8 – 9 mm/ngày trong mùa khô nếu không có nguồn nước khác bổ
sung.
Nếu tính luôn lượng nước thấm rút và bốc hơi thì trung bình 1 tháng cây lúa cần
một lượng mưa khoảng 200 mm và suốt vụ lúa 5 tháng cần khoảng 1000 mm.
-nhu cầu nước thay đổi theo thời kì sinh trưởng ,giống và điều kiện thâm canh
+thời kì nảy mầm :nước rất quan trọng ,hạt ban đầu nảy mầm khi hút nước đạt
22 -25% hạt lúa nảy mầm khi đạt khối lượng nước là 40%
+thời kì mạ :từ sau gieo đến mũi chông thường giữ cho ruộng đủ ẩm lớp nước
khoảng 2cm ,mạ chóng ngồi và mọc nhanh .trong điều kiện đó ,rễ được cung
cấp oxy thuận lợi nên phát triển tốt và quá trình phân giải nội nhũ cũng thuận
lợi
6



+thời kì đẻ nhánh :lượng nước khoảng 5-7cm nước quá sâu sẽ hạn chế quá trình
đẻ nhánh
+lúc trỗ là lúc cần nhiều nước nhất nếu thiếu nước lúa sẽ không trỗ bông ra khỏi
bẹ lá đòng được .lượng nước bắt đầu giảm sau giai đoạn chín sáp
Nếu ruộng bị khô hạn ,các quá trình sinh trưởng gặp trở ngại rõ rệt .để lúa sinh
trưởng thuận lợi đạt năng suất cao cần cung cấp nước đầy đủ
Nếu mức nước trong ruộng quá cao ngập úng cũng không thuận lợi :lúc đẻ
nhánh khó cây vươn dài ,yếu ớt dễ bị đổ và sâu bệnh
• Liên hệ chế độ mưa và kĩ thuật tưới tiêu trong các vụ lúa ở miền Bắc (thuận
lợi, khó khăn và hướng khắc phục)?
-vụ mùa :
Thuận lợi :đầu vụ lượng mưa khá lớn ,cung cấp thêm dinh dưỡng –> bón ít phân
hơn
Thời kì trỗ bông  thu hoạch lượng mưa giảm dần ,quang mây tạo điều kiện
thuận lợi cho tích lũy vật chất về hạt
+ khó khăn :có những năm mưa bão nhiều , gây ngập úng ,có những năm lại
mưa muộn ,ít mưa  gây hạn tại đầun vụ vụ này sâu bệnh hại nhiều
Vụ xuân
+cuối vụ t5-t6 thường mưa nhiều => ảnh hưởng đến năng suất ,bảo quản ,thu
hoạch ,đầu vụ không mưa =>thường phải tháo nước vào để cày
+ thời kì đầu giai đoạn đẻ nhánh mưa ít  đẻ nhánh sinh trưởng ,sinh trưởng
kém => khắc phục :cần bơm nước vào đầu vụ để cung cấp đủ nước cho cây sinh
trưởng phát triển đẻ nhánh
+lúa chín vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 –> mưa lớn làm ảnh hưởng ->năng suất
phẩm chất gạo năng suất phẩm chất gạo thu hoạch sớm
Câu 7: Đặc điểm quá trình nảy mầm của hạt lúa? Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình nẩy mầm của hạt lúa? Liên hệ với kỹ thuật ngâm ủ
mạ?tr31
• Đặc điểm quá trình nảy mầm của hạt lúa

-hạt hút nước, sau khi hút đủ nước, các biến đổi hóa học và hoạt động trao đổi
chất tăng mạnh .dưới tác dụng của men amylaza tinh bột chuyển hóa thành
đường glucoza .Protein dưới tác dụng của men proteaza và peptoza chuyển hóa
thành pepton rồi chuyển hóa thành a.a
-hạt nứt nanh :sau khi phôi được cug cấp các chất dinh dưỡng ,các tế bào phôi
phân chia ,phôi lớn lên ,trục phôi trương to ,đẩy vỏ trấu nứt ra
-mầm xuất hiện :thân mầm ,rễ mầm
-hạt nảy mầm khi :
+hạt phải còn sức nảy mầm
+hạt đã qua giai đoạn ngủ nghỉ
+độ ẩm : hạt khoảng 26% hạt có khả năng nảy mầm
+nhiệt độ :nhiệt độ tối thiểu hạt nảy mầm là 13 0c .Nhiệt độ thích hợp là 25-350c
Nhiệt độ thấp hạt nảy mầm chậm .Nhiệt độ cao hạt nảy mầm nhanh nhưng mầm
yếu do hô hấp mạnh .
7


+ Oxy cần thiết cho quá trình nảy mầm .Sự sinh trưởng của rễ mầm phụ thuộc
vào Oxy nhiều hơn so với thân mầm .Thiếu oxy rễ cây ngừng sinh trưởng
nhưng mầm vẫn dài ra
• Kĩ thuật ngâm ủ :
Vụ xuân :nhiệt độ thấp nên ngâm với thời gian dài hơn vụ mùa khoảng 2-3 ngày
đêm ,trong quá trình ngâm ủ phải thay nước thường xuyên tránh để nước chua
làm cho vsv hoạt động  hỏng mầm
ủ mầm ở những nơi ấm như góc bếp hoặc vùi trong rơm rạ .trong quá trình ủ
nên kiểm tra định kì kiểm tra nhúng thêm nước để cân bằng giữa rễ mầm và rễ
vụ mùa :nhiệt độ cao nên nảy mầm nhanh hơn ,thời gian ngâm ủ ngắn hơn vụ
xuân 1 ngày đêm .Khi ngâm thường xuyên thay nước và đảo hạt ,để nơi thoáng
mát .Chỉ cần ủ cho tới khi hạt nứt nanh .
Câu 8: Nêu các yếu tố cấu thành năng suất lúa ? Thời kỳ quyết định đến

từng yếu tố cấu thành? Biện pháp kĩ thuật để nâng cao các yếu tố này?
tr126
NSLT (tạ/ha)= ( (Số khóm)/m2 x (Số bông)/khóm x (Số hạt)/bông x tỷ lệ hạt
chắc (%) x Khối lượng 1000 hạt) / 104
các yếu tố cấu thành năng suất lúa:
Gồm số bông /m2 , số hạt /bông ,tỉ lệ hạt chắc và khối lượng hạt
Thời kỳ quyết định đến từng yếu tố cấu thành
Số bông/m2 : có tính chất quyết định và sớm nhất năng suất lúa được quyêt
định bởi mật độ và số nhánh hữu hiệu
Quyết định trong giai đoạn cấy đến kết thúc đẻ nhánh hữu hiệu (sau cấy 45
ngày) Nhánh hữu hiệu xuất hiện trước khi phân hoá đòng 10 ngày.
Biện pháp tăng nhánh hữu hiệu:
 cấy mạ non để lúa đẻ nhánh sớm mạ già mạ ống làm ảnh hưởng đến khả
năng đẻ nhánh
 Bố trí thời vụ
 Mật độ
 Bố trí thời vụ hợp lý để trong giai đoạn đẻ nhánh gặp điều kiện ánh sáng
mạnh nhiệt độ ấm áp đẻ nhánh sớm khỏe tăng nhánh hữu hiệu
tăng số bông
 Bón lót đầy đủ ,bón sớm cân đối đẻ nhánh sớm tập trung làm tăng số
nhánh hữu hiệu và tăng số bông
Số hạt /bông: Quyết định trong bởi số hoa phân hoá/thoái hoá
Số hoa phân hoá quyết định ở bước 1-3; 25-30 ngày trước trỗ
Số hoa hữu hiệu quyết định khi hình thành nhịđực., nhị cái (bước 4) đến khi tích
luỹ vật chất(bước 7) và bước 6 (phân bào giảm nhiễm) 10-15 ngày trước trỗ
Biện pháp tăng số hoa phân hoá:
 Bón phân đón đòng xúc tiến lá chuyển xanh có lợi cho việc tăng số
hoa/bông ,số gié cấp 1 và cấp 2 phân hóa .Số mạch dẫn ở cuống bông
nhiều hay ít liên quan đến số gié cấp 1 tiết diện ngang của lóng gốc càng
lớn thì số hoa phân hóa càng nhiều

8


 Gieo cấy đúng thời vụ hạn chế quá trình thoái hóa hoa (hoa thoái hóa do
điều kiện bất thuận âm u thiêu ánh sáng sâu bệnh )
Tỉ lệ hạt chắc :
Hạt chắc: tỷ trọng > 1.08 (lúa indica) và > 1.13 đối với japonica
Quyết định từ thời kỳ phân hoá hoa đến chín sáp.
Quyết định trong bởi số hoá phân hoá/thoái hoá: 3 giai đoạn quan trọng: làm
đòng, trỗ và chín sáp.
Nguyên nhân hạt lép và hạt lửng:
-hạt lép không phôi : (1) do quá trình phân bào giảm nhiễm không hình thành
được hạt phấn hay noãn .(2) do khi lúa trỗ bông gặp điều kiện bất thuận rét nóng
,độ ẩm không khí quá cao hặc quá thấp làm cho hạt phấn mất sức nảy mầm
không thụ phấn thụ tinh được
-hạt lửng :ở thời kì sau thụ phấn thụ tinh do không vận chuyển được vật chất
vào hạt mất cân bằng về tỉ lệ hidrate carbon đồng hóa.,số hạt /m 2 nhiều trong
hoạt động quang hợp sau trỗ không đủ nuôi hạt
Biện pháp tăng tỉ lệ hạt chắc:
 Gieo cấy đúng thời vụ
 Bón phân đón đòng
 Duy trì bộ lá xanh lâu
 Phòng trừ sâu bệnh
Khối lượng 1000hạt:
Tạo nên bởi kích thước vỏ trấu và lượng dinh dưỡng
Quyết định từ phân hoá hoa (bước 3) đến khi thu hoạch
Kích thước vỏ trấu quyết định ở phân bào giảm nhiễm(b6 của phân hóa đòng
lúa ) Lượng dinh dưỡng tích luỹ là thời kỳ chín sáp(khoảng 10-15 ngày sau trỗ)
Biện pháp tăng khối lượng hạt:
 Giũ cho bộ lá xanh lâu phòng trừ sâu bệnh

 bố trí thời vụ
Câu 9: Các đặc điểm hình thái của giống lúa năng suất cao hiện nay (kiểu
cây mới)? Cho ví dụ một số giống lúa cụ thể (tên giống và một số đặc điểm
chính của giống). Tr131
Các đặc điểm hình thái của giống lúa năng suất cao hiện nay:thấp cây đẻ nhánh
gọn lá đứng chiều dài và rộng lá vừa phải độ bền hoạt động của lá cao ,đặc biệt
là lá đòng .






thời gian sinh trưởng ngắn :vụ mùa :90-110 ngày -vụ xuân 100-125 ngày
đẻ nhánh vừa phải ,không quá nhiều :3-4 nhánh
bông to (200-250 hạt /bông ),chụm P1000 hạt =28-30 g
bộ rễ phát triển mạnh
chống chịu uyển chuyển với sâu bệnh
=>lúa lai có tiềm năng năng suất cao và cho năng suất cao hơn hẳn ,tính
chịu phân và khả năng thâm canh cao nhưng phải đầu tư phân bón thì mới
cho năng suất
9


..........................................
Câu 10: Vai trò của các yếu tố dinh dưỡng đạm, lân, kali đến cây lúa? Thời
điểm bón phân cho cây lúa, tác dụng của mỗi thời kỳ? Làm bài tập xác
định lượng phân bón cụ thể cho từng thời kỳ (mẫu bài tập ở phần thực
hành).tr 104
Vai trò của đạm

-Là yếu tố cơ bản trong quá trình PT tế bào & các cơ quan rễ, thân, lá
-Là một trong các nguyên tố cơ bản của cây trồng, chiếm 1 - 5% tổng vật chất
khô
-Các bộ phận non có nhiều đạm hơn bộ phận già
Cây lúa hút đạm nhiều nhất vào 2 thời kỳ:
-TK đẻ nhánh
-TK làm đòng/ TK trỗ bông
-Thời kỳ hút nhiều đạm  hút nhiều lân & kali
-Lúa ngắn ngày: hút đạm liên tục từ đẻ nhánh - trỗ
Cây lúa hút đạm trong suốt quá trình sống nhưng tập trung nhiều nhất vào giai
đoạn phát triển thân lá đến trước khi nở hoa. Lúa: thời kỳ đẻ nhánh; làm đòng
-bón phân đón đòng và nuôi đòng cho lúa
Thời kì lúa làm đòng có thể bón thúc vào 1 trong 2 đợt
Bón đón đòng vào lúc đẻ nhánh tối đa ,trước trỗ 30-35 ngày có tác dụng xúc
tiến phân hóa gié và hoa trên bông tăng số hạt /bông tăng kích thước vỏ
trấu và tăng P1000 hạt nếu lúa sinh trưởng tốt thì k đc bón phân
-bón phân nuôi đòng :tiến hành vào bước 4-6 của giai đoạn phân hóa trước trỗ
12-15 ngày .làm tăng số hoa hữu hiệu /bông tăng tỉ lệ hạt chắc /bông và trọng
lượng hạt
-bón nuôi hạt vào lúc trước trỗ bón dạng dung dịch phun lên lá
Vai trò lân
 Lân tham gia vào thành phần AND và ARN, các hợp chất cao năng ATP,
ADP,thúc đẩy việc hút và tổng hợp đạm
 Lân xúc tiến sự phân hóa rễ và phát triển của bộ rễ
 Cây lúa bén rễ hồi xanh
 Cây ngô thời ký phát triển bộ rễ (cây con).
 Lân làm tăng sức sống và phẩm chất của hạt. Lân tập trung trong hạt, do
vậy khi trồng cây làm giống nên tăng lượng phân lân, để tăng sức sống của
hạt.
 Lân có tác dụng giúp cho cây chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh

không thuận lợi: nhiệt độ thấp và khô hạn.
Cây lúa hút lân mạnh nhất vào 2 thời kỳ:
 TK đẻ nhánh
 TK làm đòng
 TK chín: hàm lượng lân vô cơ giảm mạnh do chuyển hóa thành glucozo-1photphat để tạo tinh bột
10


 Lân tổng số ở cây lúa cao nhất vào đầu TGST, đẻ nhánh & chín sữa; lân ở
rễ cao nhất vào cuối đẻ nhánh và làm đòng; lân ở bông tăng dần theo TG.
Vai trò của kali
 Dễ nhiễm bệnh làm giảm năng suất rất lớn.
 Trong điều kiện thâm canh cao kali được coi là nguyên tố quan trọng
đứng thứ hai sau đạm, cây hút tổng lượng kali tương đương với lượng
đạm .
 Kali xúc tiến quá trình quang hợp, vận chuyển các sản phẩm quang hợp
tích luỹ về hạt.
 Kali cần thiết cho hoạt động của keo nguyên sinh chất, duy trì sức trương
của tế bào, kìm hãm sự thoát hơi nước, giảm thiệt hại do sương giá và nhiệt
độ thấp.
 Kali giúp cho cây nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh, đặc biệt bệnh
khô vằn.
 Kali thúc đẩy việc hút các nguyên tố dinh dưỡng khác như đạm, lân làm
tăng hiệu quả phân bón.
Cây lúa hút kali tăng dần đến khi làm đòng và trỗ, sau đó giảm dần
Kali tồn tại chủ yếu trong thân lá (không trong hạt) . Bón kali trước trỗ làm
tăng trọng lượng hạt (thúc đẩy vận chuyển vật chất)
Lót :30%
thúc lần 1(đẻ nhánh ) 20% , thúc lần 2(đón đòng ) 50%
Làm bài tập xác định lượng phân bón cụ thể cho từng thời kỳ

Tính toán lượng phân bón cần sử dụng cho 1 sào lúa (360m2) trong vụ xuân tại
vùng đồng bằng sông Hồng. Biết rằng lượng phân cho 1ha được tính toán theo
công thức bón: …120…..kg N + …90….. kgP2O5 + …90….kg K2O. Loại
phân được sử dụng cho bón lót là NPK (5-10-3), loại sử dụng cho bón thúc là
phân ure và phân kali clorua. Hãy tính lượng phân NPK dung để bón lót (tính
đủ cho lân) và lượng phân ure và kali clorua dùng để bón thúc?
Câu 11: Đặc điểm dinh dưỡng đạm của cây lúa? Liên hệ với kỹ thuật bón
phân đạm cho lúa ở vùng ĐBBB (lượng bón, loại phân, dạng phân, thời
điểm và tỉ lệ bón, tác dụng của mỗi thời kỳ bón)? Tr146
• Cây lấy hạt hút đạm trong suốt quá trình sống nhưng tập trung nhiều nhất
vào giai đoạn phát triển thân lá đến trước khi nở hoa.
• Lúa: thời kỳ đẻ nhánh; làm đòng
• Thời kỳ này cây cần đạm để tạo thân lá, bộ rễ, các bộ phận của hoa.
• Cây hút đạm nhiều ở thời kỳ nào cũng hút nhiều P, K ở thời kỳ đó
• Năng suất cây lấy hạt và nhu cầu phân đạm (ví dụ cây lúa) Trong ruộng lúa
đạm bị mất đi theo nhiều con đường; tỉ lệ đạm hút/bón khoảng 30-50%
• Hiệu suất sử dụng đạm là số kg hạt lúa khôthu được khi cây hấp thu 1 kg
đạm. Ởvùng nhiệt đới, HSSD đạm là 50
-Đạm làm tăng LA
11


-Đạm có tác dụng mạnh trong thời kỳ đầu ST, làm tăng nhanh LAI & số nhánh
đẻ
-Lúc trỗ bông LAI giảm  nên phum đạm lên lá để duy trì LAI tối ưu
Lúa ưa NH4+ điển hình, ngoài ra còn hút cả NO3-Đạm được chuyển vào rễ rồi kết hợp với axit hữu cơ (do oxy hóa đường và tinh
bột) tạo thành axitamin tổng hợp protein
-Bón cân đối đạm làm tăng khả năng đẻ nhánh, LA & QH
Thiếu đạm:
-Lúa mẫn cảm với đạm, bón đạm không đủ  cây lúa thiếu đạm: Cây thấp Đẻ

nhánh kém Phiến lá nhỏ Diệp lục giảm Màng tế bào dày & bị cứng Số bông &
hạt ít, NS giảm
-Thừa đạm: hô hấp tăng, tiêu hao vật chất Lá to, dài, phiến lá mỏng, nhánh đẻ
vô hiêu nhiều, lúa trỗ muộn, cây cao vóng  lúa lốp, đổ non; chức năng cơ giới
trong thân lá phát triển kém
-Nguyên nhân lốp & đổ non: + Do đặc tính của giống kém chịu phân đạm +
DKNC: thiếu AS, mưa nhiều, gió mạnh, đất tốt + Kthuat canh tác: mật độ, bón
phân & tưới nước
Lúa đổ:
-Do ST quá mạnh, lá nhiều, thân cao & yếu, sức chống đỡ của các đốt phía dưới
gốc không chịu nổi sức nặng của bộ phận trên mặt đất  lúa đổ non trước hoặc
sau trỗ
-Các đốt ở gốc dài ra do TB kéo dài, bề dày của vòng mô cơ giới quanh ống
rơm mỏng, số bó mạch ít, đk bó mạch nhỏ
•BP phòng chống: đảm bảo chế độ DD đạm hợp lý, LA tối ưu & AS hợp lý
Kĩ thuật bón đạm
Tỷ lệ sử dụng đạm thông thường là 30-50%, thì hiệu suất sử dụng đạm sẽ là 1525, tức (0,3 – 0,5) * 50 = 15-25 kg lúa/kg đạm bón. à Có thể tính lượng đạm
bón và năng suất: Ở ĐBSH 40kg thóc/ 1kg đạm; Ở Nhật Bản 60-70kg/1kg đạm.
Lúa bón từ 60-90 (lúa địa phương, lúa thuần) -120N (lúa lai)
Thông thường 1 vụ lúa bón đạm chia làm 3 lần bón :bón lót trước khi cấy với tỉ
lệ 20-40% tổng số lượng đạm ,
+bón thúc lần 1:khi lúa bắt đầu đẻ nhánh (sau cấy 5-7 ngày ) với 50%
+bón thúc lần 2:khi lúa đang phân hóa đòng (bước 4-5 khoảng 15 ngày trước trỗ
)với lượng 20-30% tác dụng như câu 10
-phương pháp bón lót đạm trước khi cấy thường bón phân tổng hợp (N:P:K)rải
trên mặt ruộng trước khi bừa lần cuối
-thời điểm bón đạm được tiến hành vào lúc trời râm mát ,ruộng đủ nước để
tránh mất đạm do nhiệt độ cao hoặc mưa
Câu 12: Đặc điểm dinh dưỡng lân của cây lúa? Liên hệ với kỹ thuật bón
phân lân cho lúa ở vùng ĐBBB?

 Cây lúa và ngô hút lân dưới dạng H2PO4 - HPO42 Trong quá trình chín lân chuyển thành tinh bột (lân có nhiều trong hạt)
 Hút lân nhiều nhất lúc làm đòng (cây lúa) hút mạnh nhất lúc đẻ nhánh;
12


 Hiệu suất sử dụng lân giai đoạn đầu cao hơn (bón lót)
Thiếu lân: Lá màu xanh đậm bản lá nhỏ, hẹp, lá dài & mềm yếu Viền lá có màu
vàng tía Đẻ nhánh ít TG trỗ & chín kéo dài Hạt lép nhiều, độ DD hạt thấp Giảm
NS rõ rệt (thiếu lân ở TK làm đòng)
kỹ thuật bón phân lân cho lúa ở vùng ĐBBB?
Thành phần lân trong đất thường từ 0,5 – 2%
Đối với đất chua ,đất bạc màu ,đất nghèo silic ,magie thường bón loại phân lân
tự nhiên và lân nung chảy
Lượng phân bón cho cây lúa phụ thuộc vào loại đất lúa.
Thường bón lót trước khi cấy lượng 40-90kg P2O5 /ha/vụ
Phương pháp bón lân tốt nhất là ủ với phân chuồng và bón lót toàn bộ trước khi
cấy
Câu 13: Đặc điểm dinh dưỡng kali của cây lúa? Liên hệ với kỹ thuật bón
phân kali cho lúa ở vùng ĐBBB?
 Cây lúa hấp thụ Kali dưới dạng ion K+
 Cây lúa hút kali tăng dần đến khi làm đòng và trỗ, sau đó giảm dần
 Kali tồn tại chủ yếu trong thân lá (không trong hạt)
 Bón kali trước trỗ làm tăng trọng lượng hạt (thúc đẩy vận chuyển vật
chất)
 Cây lúa hút kali mạnh nhất vào TK đầu ST.
 TK làm đòng: bón bổ sung K+ nếu thời tiết xấu để lúa làm đòng thuận lợi
 Tùy TKST mà tỷ lệ các chất DD N, P, K thay đổi khác nhau, & thay đổi
theo mùa vụ
 Tỷ lệ N & K thay đổi trong phạm vi rộng lớn.
 Ở ruộng lúa NS cao: N cao nhất ở gd mạ, K cao nhất ở gd làm đòng

 Thiếu kali lúa bị còi cọc ,đẻ nhánh kém ,lá mềm yếu ,rủ xuống ,có màu
xanh tối ,các lá phía dưới có gân lá chuyển màu vàng ,phiến lá có những
đốm màu đỏ nâu ,lá khô dần từ dưới lên trên ,số lá xanh còn lại trên cây
ít.
Liên hệ với kỹ thuật bón phân lân cho lúa ở vùng ĐBBB
-Phân Kcl hay được sử dụng để bón cho lúa
-Từng loại đất và giống lúa lượng kali :60-90kg k2O /ha/vụ
-Giống lúa có năng suất cao ,điều kiện thâm canh có thể bón 100-120kg
k2o/ha/vụ
- phương pháp bón kali thường bón vãi cho đất lúa ngập nước ,đối với lúa cạn
cần vùi lấp để không bị mất kali
-bón lót bón thúc đẻ nhánh và bón nuôi đòng ,có thể bổ sung 1 lượng kali để
nuôi hạt . bón lót 30% tổng hợp kali còn lại bón nuôi đòng và nuôi hạt
Các giống lúa lai lai yêu cầu lượng kali nhiều hơn lúa thuần nên có thể bón
90kg – 110kg K2O/ha/vụ
13


Câu 15: Cơ sở xác định mật độ cấy lúa? Cho ví dụ về mật độ và khoảng
cách cấy đối với giống lúa thuần và giống lúa lai trong vụ xuân ở vùng
ĐBBB? Làm bài tập xác định lượng hạt giống lúa cần gieo cấy (mẫu bài tập
ở phần thực hành). Tr153
Muốn xác định mật độ cấy hợp lý cần dựa vào :
+ thời vụ cấy : vụ có nhiệt độ thấp cấy dày hơn vụ có nhiệt độ cao
+giống :đẻ khỏe ,bông to cấy thưa hơn đẻ ít ,nhiều bông giống thấp cây ,lá đứng
cấy dày hơn giống cao cây ,góc lá lớn
+đất đai, dinh dưỡng :trong điều kiện đất xấu ,ít phân cấy dày hơn nơi đất tốt
nhiều
+tuổi mạ ,chất lượng mạ :mạ già chất lượng kém cấy hơn mạ ,mạ tốt
+trình độ thâm canh :nơi có trình độ thâm canh thấp cần cấy dày hơn nơi có

trình độ thâm canh cao
Mật độ (khóm /m2)= số bông /m2
Số bông hh /khóm
-Lúa thuần :số khóm dao động 35 -45 /m2 vụ mùa 40-50 /m2 vụ chiêm xuân
Cấy 3-4 dảnh /khóm .cần đảm bảo 130 -150 dảnh cơ bản /m2
-lúa lai :cấy thưa hơn lúa thuần
Số khóm dao động :30-45 khóm/m2
Cấy 1-3 dảnh /khóm
Làm bài tập xác định lượng hạt giống lúa cần gieo cấy (mẫu bài tập ở phần
thực hành).
Tính toán lượng hạt giống lúa…vietlai20…cần sử dụng để cấy cho 1 sào bắc
bộ (360m2) biết rằng mật độ cấy là ……30…......khóm/m2 (hoặc khoảng cách
cấy là……..cm x……..cm), cấy …1…..dảnh/khóm; tỉ lệ nảy mầm của hạt
giống là…98…..%; khối lượng 1000 hạt giống là…18.,87…….g?
Giải :
ta tính số khóm /1 sào = 30x360 = 10800 khóm
cấy 1 dảnh / khóm nên số hạt bằng số khóm .
tỉ lệ nảy mầm là 98 % nên số hạt cần gieo để thỏa mãn đủ số khóm bằng
10800 / sào là :
số hạt =(10800x 100)/ 98 = 11020 (hạt)
 Lượng hạt giống cần gieo là : m = (Hx 18.87) / 1000 = 207955 (g)

Phần cây ngô:
Câu 16: Đặc điểm quang hợp của cây ngô? So sánh quang hợp của cây lúa
và cây ngô? Biện pháp kĩ thuật để nâng cao quang hợp quần thể của cây
ngô?tr 54 gt ngô
Đặc điểm quang hợp cây C4 (chu trình Hater và Slack )
 Sản phẩm đầu tiên là axit photpho phenolpyruvic (4C)
 Quang hợp C4 có ưu thế cho sinh khối lớn hơn quang hợp C3 do enzym
PEPcase có ái lực cao với CO2 (0.1ppm)

 Điểm bù CO2 rất thấp và do đó cường độ quang hợp rất cao.
14


 Không có quang hô hấp toàn bộ CO2 được chuyển hoá thành năng lượng
 Kiểu cây C3 có hiệu suất sử dụng ánh sáng 3 – 4%, trong khi kiểu cây C4
là 4 – 5%, nếu tính ra bức xạ quang hợp có giá trị 6 – 8% và 10 – 12%.
So sánh quang hợp của cây lúa và cây ngô
Khả năng sử dụng ánh sáng của cây ngô rất cao, tốc độ quang hợp TB của cây
ngô đạt 35-39mg CO2/dm2/h
Cây ngô ôn đới đạt:
21-51mg CO2/dm2/h
Cây ngô nhiệt đới đạt: 28-85 mg CO2/dm2/h
Cây ngô có hiệu suất tích luỹ chất khô cao so với cây trồng khác:
Hiệu suất luỹ tích chất khô cao nhất đạt: 52-55 mg/m2/ngày
Cây lúa đạt: 35-36 mg/m2/ngày
Hiệu suất sử dụng ánh sáng của ngô là: 4.2-4.6%
Hiệu suất sử dụng ánh sáng của lúa là:2.7-2.8%
Đây chính là tiềm năng để năng suất ngô tăng cao.
Biện pháp kĩ thuật để nâng cao quang hợp quần thể của cây ngô
Để nâng cao QH quần thể ruộng ngô cần có những biện pháp để nâng cao và
duy trì LAI ở mức tối ưu 4-5
-phân bón :bón phân cân đối ,hợp lí ,bón thúc sơm và đầy đủ ngay từ đầu để
cây phát triển tốt ,nhanh đạt LAI tối ưu
-nước :cung cấp đầy đủ nước ,tốc độ ra lá nhanh
-phòng trừ sâu bệnh để duy trì LAI
- Gieo cấy đúng thời vụ và mật độ => LAI thích hợp quang hợp mạnh
-cải tạo giống ngô :chọn giống có thân cứng ,bộ lá đứng có khả năng sử dụng
ánh sáng =>tăng năng suất
Câu 17: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất

ngô? Liên hệ chế độ nhiệt của vụ ngô xuân và ngô đông
vùng DBBB?tr43
Cây ngô là loại cây trồng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, yêu cầu nhiệt độ cao
trên 20oC trong suốt qúa trình sống.
Nhiệt độ thích hợp : 25-30 oC
Nhiệt độ tối thấp > 13oC
Nhiệt độ tối đa : > 35oC
Những vùng có nhiệt độ ban đêm tb>20oc năng suất giảm do hô hấp mạnh ,tích
lũy đc ít vật chất trong hạt
Nhiệt độ ảnh hưởng tới thời gian sinh trưởng: nhiệt độ cao rút ngắn thời gian
sinh trưởng, ngược lại nhiệt độ thấp sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng
Nhiệt độ đất khi hạt nẩy mầm 12oC
Yêu cầu nhiệt độ qua các TGKT
- Giai đoạn gieo hạt
+ Nếu gặp nhiệt độ thời gian nảy mầm kéo dài. Cây con STPT kém, độ đồng
đều của quần thể kém .Khi gieo hạt gặp thời kì nhiệt độ < 13 oc phần lớn các
giống không nảy mầm ,nhiệt độ <15 oc thời gian này mày mầm kéo dài ,độ
đồng đều của ruộng sau này kém ,chăm sóc khó khăn ,năng suất thấp .
15


- Lúc ngô trỗ cờ, tung phấn, phun râu và thụ tinh:
+ Nhiệt độ thích hợp 22 – 28oC.
+ Nhiệt độ thấp khả năng thụ phấn thụ tinh kém ngô ít hạt giảm năng suất ,
nhiệt độ < 13 oc hạt phấn bị chết .
+ Nhiệt độ cao làm giảm sức sống của hạt phấn, nhiệt độ cao trên 35o hạt phấn
bị chết, không có khả năng thụ tinh
Liên hệ điều kiện nhiệt độ ở các vụ trồng ngô:
- Vụ ngô Đông:
Thuận lợi : Lúc gieo hạt và thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng nhiệt độ thuân lợi,

cây sinh truởng tốt.
Khó khăn : Thời kỳ ngô trỗ cờ, tung phấn, phun râu có thể gặp nhiệt độ thấp nếu
ngô trỗ cờ muộn.
Vụ ngô Đông xuân:
+ Thời kỳ cây con nhiệt độ thấp,
+ Thời kỳ cây vươn cao, nhiệt độ ấm dần
+ Thời kỳ ngô trỗ cờ nhiệt độ thuận lợi
Câu 18: Yêu cầu ánh sáng và phân tích ảnh hưởng của ánh sáng đến quang
hợp và năng suất ngô?tr48
Cường độ ánh sáng (chất lượng ánh sáng)
 Cường độ ánh sáng: năng lượng ánh sáng mặt trời chiếu trên đơn vị diện
tích đất (lượng bức xạ).
 Bức xạmặt trời gồm: ánh sáng trực xạ, ánh sáng phản xạ, ánh sáng tán xạ
và ánh sáng thấu qua.... Và thời gian chiếu sáng (quang chu kỳ)
 Quang chu kỳ là khoảng thời gian chiếu sáng trong ngày.
 Quang chu kỳthay đổi nhiều theo vĩ độ vàtheo mùa.
 Ở vĩ độ 44o Bắc, độ dài ngày trong năm thay đổi từ 9-15 giờ 30 phút.
 Tại xích đạo nó chỉ thay đổi từ 12 giờ 6 phút đến 12 giờ 8 phút, chỉ khác
biệt có 2 phút.
 Các cây vùng nhiệt đới nhạy cảm hơn đối với sự khác biệt nhỏtrong độ
dài ngày.
Yêu cầu ánh sáng với cây ngô
Cây ngô quang hợp theo chu trình C4, thích hợp với cường độ ánh sáng mạnh:
QH và cho NS cao phẩm chất tốt
Ánh sáng có ảnh hưởng quyết định đến năng suất vào thời kỳ cây ngô trỗ cờ và
thời kỳ chín (khoảng 80% chất khô của hạt là sản phấm quang hợp sau trỗ được
vận chuyển về hạt ).
Khả năng sử dụng ánh sáng của cây ngô rất cao,
+ tốc độ quang hợp TB của cây ngô đạt 35-39 mg CO2/dm2/h
+ Cây ngô ôn đới đạt 21- 51 mg CO2/dm2/h

+ Cây ngô nhiệt đới đạt 28-85 mg CO2/dm2/h
- Cây ngô có hiệu suất tích luỹ chất khô cao so với câytrồng khác:
+ Hiệu suất tích luỹ chất khô cao nhất đạt 52-55 mg/m2/ngày
+ Cây lúa đạt: 35-36 mg/m2/ngày
16


Hiệu suất sử dụng ánh sáng của ngô là: 4.2-4.6 %
Hiệu suất sử dụng ánh sáng của lúa là: 2.7-2.8 %
Đây chính là tiềm năng để năng suất ngô tăng cao.
Thời gian chiếu sáng trong ngày
Cây ngô nguồn gốc thuộc loại cây có phản ứng với ngày ngắn, cây cần ngày
ngắn để ra hoa và tạo hạt.
Tuy nhiên các giống ngô mới hiện nay đa số thuộc nhóm giống ngắn ngày và
trung ngày, có phản ứng trung tính với ngày ngắn => cây ra hoa không phụ
thuộc vào độ dài ngày
Nhóm giống dài ngày có xu hướng phản ứng với ánh sáng ngày ngắn, xuất hiện
ở một số giống ngô có xuất xứ ở vùng nguyên bản của cây ngô.
Câu 19: Yêu cầu về nước (độ ẩm đất) qua các giai đoạn STPT của cây ngô?
Liên hệ chế độ mưa và kĩ thuật tưới tiêu trong vụ xuân và vụ đông vùng
DBBB?TR46
Lượng mưa và chế độ nước tưới luôn là yếu tố quyết định đến việc hình thành
các vùng sx cây lấy hạt.
Trong mùa mưa ẩm, lượng mưa cần thiết cho cây lúa trung bình là 6 – 7
mm/ngày và 8 – 9 mm/ngày trong mùa khô nếu không cónguồn nước khác
bổsung.
Nếu tính luôn lượng nước thấm rút và bốc hơi thìtrung bình 1 tháng cây lúa cần
một lượng mưa khoảng 200 mm và suốt vụ lúa 5 tháng cần khoảng 1000 mm.
Cây ngô đòi hỏi một lượng nước khá lớn, một ha ngô cần 3000-4000m3 tương
đương với lượng mưa 300-400mm được phân bố đều suốt vụ.

+ Giai đoạn gieo hạt ngô: độ ẩm đất 70-80%
+ Giai đoạn cây con: ngô chịu hạn tốt, ẩm đất 65-70%.
+ Giai đoạn ngô có 7-9 lá đến lúc trỗ cờ, nhu cầu nướccủa ngô tăng nhanh, độ
ẩm đất thích hợp từ 75-80%.
+ Giai đoạn ngô trỗ cờ tung phấn đến lúc chín sữa. Đây là giai đoạn khủng
hoảng nước của cây ngô. Nếu gặp hạn, quá trình thụ phấn, thụ tinh gặp khó
khăn, năng suất giảm rõ rệt. Độ ẩm đất thích hợp từ 75-80%.
+ Giai đoạn chín sáp đến lúc thu hoạch nhu cầu nước giảm dần. Độ ẩm đất yêu
cầu 70-60%
Câu 20: Nêu các yếu tố cấu thành năng suất ngô ? Thời kỳ quyết định đến
từng yếu tố cấu thành? Biện pháp kĩ thuật để nâng cao các yếu tố này?
Các yếu tố cấu thành năng suất ngô
NSLT = (số hàng hạt/bắp x số hạt/hàng x tỉ lệ bắp hữu hiệu/ô x số cây/ha x
P1000 hạt)/ 10-8
- Số bắp sinh học trên cây ( tổng số bắp/cây ).
- Số bắp hữu hiệu/cây
- Tỉ lệ bắp hữu hiệu
- Số hàng hạt/bắp
- Số hạt/hàng:
- Khối lượng 1000 hạt (g):
17


NSTT
= RWP x Ke x (100

Ao) x
100/(100-14)
x S--o
RWP :

Khối lượng bắp thu hoạch trên ô
(kg)
KE :
Tỉ lệ hạt/bắp
Ao: Độ ẩm hạt khi thu hoạch
S--o :
Diện jch ô thí nghiệm.
• Thời kì quyết định đến yếu tố cấu thành năng suất- Số hàng hạt /bắp :được quyết định bời thời kì vươn cao và phân hóa cơ
quan sinh sản (7-9 lá  trỗ cờ )Trong đó quyết định trực tiếp ở bước 4
của quá trình phân hóa bắp
- Thời kì này dinh dưỡng không đầy đủ ,nắng nóng khô hạn mưa bão làm
gãy đổ cây ảnh hưởng đến quá trình phân hóa
- Tỉ lệ hạt /bắp ở cây ngô được quyết định ở thời kì trước và sau trỗ cờ tung
phấn phun râu TPTT và có 3 thời kì quyết định trực tiếp là bước 6 của
quá trình phân hóa bắp ngô
- Khi hoa nở gặp rét hoặc nhiệt độ quá cao ẩm độ kk quá thấp làm cho hạt
phấn mất sức nảy mầm làm giảm tỉ lệ hạt /bắp
- P1000 hạt được quyết định bởi thời kì chín của cây ngô
Nếu nhiệt độ quá cao chín ép hạt lửng giảm p1000 hạt
Biện pháp kĩ thuật tác động
-bón phân :bón thúc vào thời kì 7-9 lá tạo điều kiện cho cây phát triển thuận
lợi nhất :phát triển rễ và phần hóa bông cờ và bắp .bón thúc lần 3 trước trỗ
cờ 10-15 ngày :cung cấp dinh dưỡng cho ngô phát triển các bộ phận sinh
sản ,giúp quá trình trỗ cờ tung phấn TPTT thuận lợi
Bố trí thời vụ hợp lý:để thời kì trỗ cờ tung phấn phun râu gặp đk thích hợp
Tưới nước đầy đủ và hợp lý phòng trừ sâu bệnh
Câu 21: Đặc điểm dinh dưỡng đạm của cây ngô? Liên hệ với kỹ thuật
bón phân đạm cho ngô trong 1 vụ ở vùng ĐBBB (lượng bón, loại phân,
dạng phân, thời điểm và tỉ lệ bón, tác dụng của mỗi thời kỳ bón)?
GT tr 51

+Vai trò dinh dưỡng đạm với cây ngô :
•Là yếu tố cơ bản trong quá trình PT tế bào & các cơ quan rễ, thân, lá
•Là một trong các nguyên tố cơ bản của cây trồng
•Cây ngô có khả năng tạo sinh khối lớn  cần nhiều đạm
(cây ngô là cây tạo ra khối lượng vật chất lớn trong 1 vụ trồng ,do vậy lượng
đạm mà cây ngô hút trong 1 vụ rất lớn ,trong điều kiện thâm canh cao cây ngô
cần đến 260-270 kg đạm nguyên chất /ha tương đương 565-587 kg ure /ha)
Ngô là cây chịu phân đạm
•Hút đạm trong suốt quá trình STPT, tập trung nhiều nhất vào giai đoạn 7-9 lá
đến trỗ cờ Phát triển các bộ phận thân, lá & CQSS
•Đủ đạm  Rễ, thân lá PT mạnh, bông cờ to & nhiều nhánh, bắp to, số lượng
hoa/bắp nhiều
18


-đặc điểm hút đạm của cây ngô: hút đạm trong suốt quá trình sống nhưng tập
trung nhiều nhất vào giai đoạn 25-75 ngày sau trồng (4-9  trỗ cờ).Thời kì này
hút đạm chiếm 56,2% tổng lượng đạm của ngô hút trong cả quá trình sống, cây
cần đạm để tạo thân lá rễ phân hóa bông cờ và bắp, đạm giúp cho bông cờ to
nhiều nhánh và hoa cái nhiều bắp to tạo tiềm năng năng suất
Sự thiếu đạm:
•Cây chậm lớn, còi cọc, thân lá chuyển màu vàng
•Ruộng ngô trỗ cờ, phun râu không đồng đều; bông cờ nhỏ, số nhánh ít, số hoa
ít, bắp nhỏ, hạt nhỏ
Sự thừa đạm:
•Cây ngô PT mạnh, vươn cao, lá có màu xanh đậm; TGST kéo dài, khi thu
hoạch lá bi vẫn còn xanh, nước trong hạt nhiều
Sự hút đạm:
Kỹ thuật bón đạm:
•Tùy thuộc vào giống: Ngô lai bón nhiều hơn ngô địa phương & thụ phấn tự do

•Tùy thuộc thời vụ: vụ xuân cần nhiều hơn vụ hè thu
•Tùy thuộc loại đất: đất tốt bón ít hơn đất xấu
•Tùy thuộc nhu cầu của cây cho từng thời kỳ STPT
Cách bón
Bón thúc lần 1: khi ngô 3-4 lá thật .rạch rãnh sâu 5cm cách hàng ngô 5-7cm
,lấp đất kết hợp vun nhẹ ,có thể pha vào nước tưới cho ngô
có tác dụng giúp cho cây ngô chuyển hút các dinh dưỡng từ đất
+bón thúc lần 2 :lúc ngô 7-9 lá ,lượng bón 1/3 tổng lượng đạm
Rạch rãnh sâu 7-10 cm cách gốc 10cm ,tra đều phân lấp đất và vun cao lần 2
Tạo điều kiện cho thân lá ,rễ phát triển ,phân hóa cơ quan sinh sản thuận lợi
+bón thúc lần 3 trước trỗ cờ 10-15 ngày bón nốt lượng đạm ,rạch rãnh sâu 710cm ,cách gốc 10-12cm tra đều phân và kéo đất vun vào gốc
Giúp quá trình TPTT thuận lợi
Câu 22: Đặc điểm dinh dưỡng lân của cây ngô? Liên hệ với kỹ thuật bón
phân lân cho ngô ở vùng ĐBBB?
Vai trò của lân
•Xúc tiến PT hệ rễ, tham gia quá trình tạo cơ quan ST
•Tăng khả năng chống chịu (lạnh, hạn & sâu bệnh)
•Tăng chất lương hạt & sức sống hạt, thúc đẩy chín (khi trồng cây làm giống
nên tăng lượng phân lân, để tăng sức sống của hạt.
Đặc điểm dinh dưỡng lân :cây ngô cần khoảng 30% lượng lân trong 50 ngày
đầu ,65% trong 50 ngày tiếp theo và 5% trong 25 ngày cuối  nên bón lót tập
trung trước lúc gieo
-biểu hiện của việc thiếu lân
+biểu hiện trên lá :lá thường có màu đỏ tím (huyết dụ ) nhất là trên các lá non
+ biểu hiện cơ quan sinh sản :bông cờ bé ,ít hoa đực ,khả năng thụ phấn thụ
tinh kém ,quá trình tích lũy tinh bột về
19


hạt bị giảm , bắp ngô nhỏ ,méo mó ,hạt nhỏ .

Câu 23: Đặc điểm dinh dưỡng kali của cây ngô? Liên hệ với kỹ thuật bón
phân kali cho ngô ở vùng ĐBBB?
Đối với cây ngô được thâm canh cao kali được coi là nguyên tố quan trọng
đứng thứ 2 sau đạm
- Vai trò của kali đối với cây ngô
- Duy trì các chức năng sinh lý của cây, thúc đẩy STPT
- Vận chuyển vật chất vào hạt ngô
- Hạn chế sự thoát hơi nước, tăng khả năng chống chịu lạnh + sương giá,
PT hệ rễ…
•Thiếu kali  rễ PT theo chiều ngang, chống đổ kém; lá bị cháy, mép & chóp lá
màu vàng nâu; đốt thân ngắn, màu nâu đậm; hạt lép ở đầu bắp
+ đặc điểm dinh dưỡng kali :cây hút kali nhiều nhất vào giai đoạn 3, 4 & 5
Câu 24: Nêu và phân tích căn cứ xác định liều lượng và kĩ thuật bón phân
cho cây ngô? Bài tập xác định lượng phân bón cho mỗi thời kỳ (bài tập
mẫu ở phần thực hành).tr66GT

Phần cây có củ (khoai lang, sắn)
Câu 25: Trình bày yêu cầu ngoại cảnh (nhiệt độ, nước, ánh sáng) của cây khoai
lang? Liên hệ điều kiện ngoại cảnh vụ khoai lang đông và khoai lang xuân vùng
đồng bằng Bắc bộ và đề xuất các biện pháp khắc phục?
Nhiệt độ
Thích hợp với nhiệt độ cao - Thích hợp: 20 - 30oC - Tối thấp: 10oC - Tối cao:
45oC
•Các thời kỳ STPT có phản ứng khác nhau: - Mọc mầm ra rễ: 20 - 25oC - Phân
cành kết củ: 25 - 28oC
•Tốc độ lớn của củ phụ thuộc vào lượng nhiệt & chênh lệch nhiệt độ ngày đêm
NƯỚC
Lượng nước cần: 750 - 1000 mm/năm
•Độ ẩm đất thích hợp: 70 - 80%, tùy thuộc vào từng thời kỳ STPT:
-Từ trồng -> kết thúc phân cành kết củ: độ ẩm đất 65 - 75% độ ẩm tối đa đồng

ruộng
-Phát triển thân lá: cần nhiều nước, chiếm 50 - 60% tổng lượng nước cả quá
trình STPT, độ ẩm đất 70 - 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng
-Phát triển củ: nhu cầu nước giảm, độ ẩm đất 70 - 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng
KL được trồng cả ở vùng ôn đới & nhiệt đới
ÁNH SÁNG
• KL có PƯ AS ngày ngắn (tg 8 - 10 giờ AS/ngày)
•CDAS a/h đến ST của KL, CDAS mạnh  thuận lợi, CDAS yếu  xúc tiến ra
hoa KL
•Liên hệ với ĐK ra hoa ở VN?
20


•Hệ số sử dụng AS thấp do đặc tính thân bò lan, lá tầng dưới nhận AS giảm 
chọn giống thân ngắn, ít bò lan, khả năng phân cành nhiều, lá đứng
Liên hệ
khoai lang vụ đông :trồng t9 thu t2
Nhiệt và ẩm độ còn cao thích hợp cho thân lá phát triển thời kì cuối nhiệt độ và
lương mưa giảm dần thuận lợi cho quá trình vận chuyển và tích lũy vật chất khô
vào củ
Kk: thời gian lớn hưu hiệu của củ gặp rét ,khí hậu khô hanh
Khoai lang vụ xuân : trồng t2 t3 thu t6 t7
Thời kì cuối sinh trưởng thân lá nhiệt độ cao bắt đầu mùa mưa nên thân lá
không giảm ảnh hưởng đến việc tích lũy vật chất khô vào củ
Cuối tháng 5 mưa làm cho ruộng khoai ngập phải dỡ non
Khoai lang hè thu:trồng t5 t6 thu t10 t11 thuận lợi
Câu 26: Đặc điểm sử dụng ánh sáng của khoai lang? Biện pháp kĩ thuật để
nâng cao hệ số sử dụng ánh sáng của khoai lang?tr99
Khoai lang là loại cây trồng có phản ứng với ánh sáng ngày ngắn ,ra hoa trong
điều kiện ngày ngắn ,cường độ ánh sáng yếu

Đối với quá trình hình thành củ , thời gian chiếu sáng thích hợp 13,5 h
Khoai lang có thể trồng trong điều khiện ánh sáng yếu
Do đặc điểm thân bò lan ,trong sản xuất khoai lang thường có hiện tượng phát
triển thân lá mạnh che khuất lẫn nhau .Hệ số sử dụng ánh sáng của khoai lang
thường chỉ đạt 0,76-1,28 % .Có thể nâng lên 2% khi sử dụng các giống ít bò
lan ,thân ngắn nửa đứng ,kết hơp bố trí mật độ hợp lý ,bón phân cân đối
-Hiện tượng phân tầng lá khoai lang :khi chỉ số diện tích lá đạt tới 4 tối ưu .Khi
tăng trên 4 có sự che khuất tầng lá .
+ khi LAI = 4 phần lá lộ ra ngoài ánh sáng khoảng 35% .Tầng 4 chỉ nhận được
ánh sáng = 4,8 % Tầng 1
+khi LAI =5 tầng lá thứ 2 chỉ nhận được =4,8 % so với tầng 5 chỉ nhận được
1,6% so với tầng 1
Cần điều chỉnh linh hoạt sự phát triển của bộ lá mạnh sớm đạt giá trị 3,5-4
Biện pháp kĩ thuật :
Chọn giống :đốt thân ngắn ,thân đứng  bán đứng ‘Lá xẻ thùy ,lá nhỏ ,cuống lá
ngắn
Mật độ phù hợp để tránh sự che khuất giũa các tầng lá
Đánh luống cao theo hướng đông tây để tăng diện tích lá và thời gian tiếp xuc
với ánh sáng
Bón phân cân đối :thúc đẩy LAI sớm đạt 3,5-4 duy trì ổn đinh và giảm dần
Cách trồng :nên trồng khoai lan theo kiểu phẳng dọc luống ,thân lá phát triển
đều ở 2 bên sườn luống tạo điều kiện cho kết cấu lá hợp lý .
Câu 27: Nêu yêu cầu dinh dưỡng NPK của cây Khoai lang. Nêu liều lượng
và kỹ thuật bón phân cho khoai vụ đông và vụ xuân vùng DBBB?tr100
Đạm có vai trò
21


quyết định trong quá trình trao đổi chất và năng lượng cũng như các hoạt động
sinh lý của cây.

Giúp cho thân, lá và bộ rễ phát triển mạnh trong giai đoạn đầu và đây là giai
đoạn quyết định đến giai đoạn hình thành củ và trọng lượng củ trong giai đoạn
sau.
tuy nhiên phần lớn đạm tập trung ở lá do vậy không nên bón nhiều đạm vì bón
nhiều đạm khoai lang sẽ chủ yếu phát triển thân lá và ảnh hưởng đến năng suất.
Lân có vai trò
trong quá trình quang hợp, quá trình hình thành và phát triển của bộ rễ, đặc biệt
là rễ củ, bón đầy đủ lân sẽ làm cho số lượng rễ củ nhiều góp phần cho tăng năng
suất và hàm lượng tinh bột tăng, giảm tỷ lệ chất sơ trong củ
vai trò kali
của khoai lang còn cao hơn cả khoai tây và sắn, kali có tác dụng tăng khả năng
chống chịu của cây, tích lũy tinh bột và đường. Hiệu lực của kali đối với khoai
lang như đã nêu ở trên, do kali là yếu tố hạn chế năng suất;
Công thức phân cho khoai lang: Bón phân cho khoai lang theo tỷ lệ N-P-K thay
đổi theo vùng. Có thể áp dụng công thức 45-75-90 trên 1ha
Đạm(N)
45 kg

Lân(P2O5)
75 kg

Kali(K2O)
90 kg

Câu 29: Các yếu tố cấu thành năng suất củ của khoai lang? Các biện pháp kĩ
thuật để nâng cao năng suất khoai lang (phân tích từng yếu tố cấu thành năng
suất)?
• 1. Yếu tố di truyền
• 2. Các yếu tố bên trong cấu thành củ
• 3. Điều kiện thời tiết khí hậu

• 4. Các thời kì sinh trưởng quyết định năng suất khoai lang
• 5. Kỹ thuật canh tác
Tr88
Câu 30: Trình bày yêu cầu ngoại cảnh (nhiệt độ, nước, ánh sáng) của cây sắn?
Liên hệ với việc bố trí thời vụ trồng tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam?tr138
Câu 31: Nêu yêu cầu dinh dưỡng NPK của cây sắn? Nêu liều lượng và kỹ thuật
bón phân cho cây sắn trồng tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam ?tr139
Câu 32: Nêu và phân tích căn cứ xác định liều lương và các kỹ thuật bón phân
cho cây sắn? Cho ví dụ.tr149.

22



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×