Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tác động của WTO với nền kinh tế việt nam sau 7 năm gia nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.91 KB, 20 trang )

DANH SÁCH NHÓM

1


MỤC LỤC

2


LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một tất yếu khách
quan, và là xu thế của thời đại, có tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực trong đời sống
kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới. Đến nay, trên thế giới đã có đến hàng
trăm hình thức tổ chức liên chính phủ và hàng nghìn hình thức tổ chức phi chính phủ
hoạt động trong hầu hết tất cả các lĩnh vực kinh tế-chính trị-xã hội. Trong đó, có
những tổ chức kinh tế và thương mại quốc tế và các tổ chức liên kết kinh tế và thương
mại đặc thù theo khu vực như khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), thị trường
chung Nam Mỹ (MERCOSUR), tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), và đỉnh
cao của sự hội nhập trong lĩnh vực kinh tế và thương mại thế giới là sự ra đời của tổ
chức thương mại thế giới (WTO).
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở tại Generve,
Thụy Sĩ. Tổ chức có chức năng quản lý việc thực hiện các hiệp định của WTO, diễn
đàn đàm phán và giải quyết các tranh chấp về thương mại, giám sát các chính sách
thương mại của các quốc gia, trợ giúp kĩ thuật và huấn luyện cho các nước đang phát
triển, và hợp tác với các tổ chức quốc tế khác. WTO đến nay hiện có 160 thành viên
trong đó có Việt Nam tính đến năm 2014.
Tình hình nền kinh tế Việt Nam trước khi gia nhập WTO không mấy khả quan khi
mà thời kì 1937-1997 là thời kì kinh tế nước ta kiềm chế thành công lạm phát đồng
thời lại tăng trưởng nhanh chóng. Sau đó kinh tế tăng trưởng chậm lại trong 2 năm
1998-1999. Tuy bắt đầu tăng dốc dần vào năm 2000, nhưng nền kinh tế có lúc rơi vào


tình trạng lạm phát và thiểu phát. Năm 2007-2008 lạm phát tăng tốc và mỗi năm đều ở
mức 2 chữ số. Tuy nhiên sau khi gia nhập WTO nền kinh tế nước ta liền có những
điểm khởi sắc mặc dù tình hình kinh tế thế giới liên tục biến động, phức tạp và khó
lường, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng
kinh tế vĩ mô Việt Nam vẫn cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng, tiềm lực

3


và quy mô kinh tế tiếp tục tăng lên. Việt Nam đã bước ra khỏi tình trạng là một nước
kém phát triển.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì nền kinh tế Việt Nam cũng
phải đối diện với nhiều thách thức, trở ngại. Thách thức lớn nhất là sức ép cạnh tranh
gia tăng ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Trong khi đó, khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp (DN) Việt Nam chưa cao; năng lực cạnh tranh của hàng hóa ở cả 3 cấp
quốc gia, ngành hàng, DN còn kém; giá thành sản phẩm còn cao, phẩm cấp thấp so
với chuẩn quốc tế, chất lượng phục vụ chưa chuyên nghiệp.

4


Ý NGHĨA TÊN NHÓM

1.

Tên nhóm là viết tắt của “Hội muốn là người giàu”. Giàu ở đây không chỉ là

giàu về vật chất mà còn cả về tinh thần, đời sống bên trong. Tên nhóm là thể hiện ước
muốn chung của các thành viên, khao khát được thành đạt, có đời sống vật chất đầy
đủ nhưng quan trọng hơn hết là luôn giữ được trong mình tình người với nhau.

2.

Mối liên hệ giữa tên nhóm và môn Quan hệ kinh tế quốc tế: Trong thời đại hội

nhập ngày nay, khi mà các cá nhân, tổ chức, công ty phải cạnh tranh ngày càng gay
gắt để đứng vững trên thị trường, cơ hội làm giàu rất khó khăn thì chỉ những người đủ
bản lĩnh, tự tin, năng động mới có khả năng vươn lên trên. Qua tên nhóm, các thành
viên muốn tự nhủ và cố gắng phấn đấu để không chỉ trở thành những con người “giàu
có” mà còn có thể giúp Việt Nam hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới,
cạnh tranh được với bạn bè năm châu.

5


NỘI DUNG TIỂU LUẬN
I.

VIỆT NAM TRƯỚC KHI GIA NHẬP WTO
Thời kì 1986-1990, Việt Nam tập trung triển khai 3 chương trình kinh tế: lương

thực-thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Đặc biệt là các thành phần kinh tế
ngoài quốc doanh và tập thể được thừa nhận bắt đầu được tạo điều kiện hoạt động,
nền kinh tế dần được thị trường hóa.
Từ năm 1989 Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô, đem lại nguồn thu xuất khẩu
lớn, lạm phát được kiềm chế dần dần.
Tháng 6-1991 đánh dấu mốc quan trọng của nước ta khi phát triển nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế
thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Thời kì 1993-1997 là thời kì kinh tế Việt Nam kiềm chế thành công lạm phát,
đồng thời lại tăng trưởng nhanh chóng. Sau đó, kinh tế tăng trưởng chậm lại trong 2

năm 1998-1999.
Sau đó,kinh tế tăng trưởng chậm lại throng 2 năm 1998-1999. Tuy bắt đầu tăng
dốc từ năm 2000,nhưng nền kinh tế có lúc rơi vào tình trạng giảm phát và thiểu phát .
Xuất khẩu trong giai đoạn 1989 đến 1992 bình quân tăng 50% mỗi năm.Tỉ lệ
nhập siêu so với xuất khẩu đã lập tức giảm mạnh từ 47.6% trong năm 1986 xuống như
cân bằng 1989 và thậm chí đã có xuất siêu năm 1990.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 1992 đến 1996 đặt 9% năm,nhưng từ 1997 thì
giảm dần.Sau khủng hoảng kinh tế chính phủ Việt Nam nhấn mạnh: sự ổn định kinh tế
vĩ mô là sự tăng trưởng áp dụng nguyên tắc “ chậm mà chắc”.
Nhờ chính sách đổi mới Việt Nam từ một nước phải nhập khẩu lương thực đã trở
thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới,bên cạnh gạo các mặt hàng xuất khảu chính
gồm: hồ tiêu,cao su,hạt điều…đều được xếp vào thứ hạng cao trên thế giới.
Song song với những nỗ lực tăng sản lượng nông nghiệp,Việt Nam đã tìm cách
tăng sản lượng công nghiệp.Sản phẩm công nghiệp không những tăng gấp bội về số
loại mà còn cả về chất lượng.Công nghiệp chiếm đến 32,5% GDP năm 1999.Tính đến
đầu năm 2005,cả nước có 23,2 nghìn doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động với
tổng số 3,2 triệu lao động,tổng số vốn gần 677,2 nghìn tỉ đồng ,tài sản cố định 400
ngìn tỷ đồng.

6


Năm

1986

1988

1989


1990

1991

Nhập siêu

-47,6%

-30%

-0,8%

2,5%

-3,2

Về thương mại việc mua bán ở trong nước được tự do hoa, nhiều sản phẩm cung
đa vượt cầu .Hiện Việt Nam có quan hệ với hơn 220 quốc gia và nền kinh tế, kim
ngạch xuất khẩu tăng 20% năm liên tục trong nhiều năm qua, giá trị kim ngạch xuất
khẩu năm 2006 tương đương tren 60% GDP cả nước .
Kể từ 1986, Việt Nam đã đạt được những thành tựu vượt bậc trên hầu hết các
lĩnh vực, tạo nên thế va lực mới, và mở ra rất nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển cho
đất nước . Liên tục trong vòng 20 năm, tăng trưởng kinh tế khá cao, GDP tăng binh
quân

7% /năm, riêng năm 2005 va 2006 tăng trưởng trên 8%/năm. Dự báo kinhtế

Việt Nam tăng trưởng 8,5% trong năm 2007. Đất nước đang chuyển mạnh sang nền
kinh tế thị trường và hội nhập có hiệu quả với nền kinh tế thế giới. Chính phủ Việt
Nam đang hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Cung với Trung Quốc, Nam Phi, va

Ve-ne-zu-e-la, đầu tháng 5/2007, tổ chức ASEAN đã chinh thức ra tuyên bố công nhận
Việt Nam là một nền kinh tế thị trường đầy đủ. Theo số liệu của IMF, tổng sản phẩm
quốc dân của Việt Nam tăng từ 45 tỷ USD năm 2004 lên hơn 60 tỷ USD năm 2006,
kim ngạch xuất khẩu trung bình hàng năm đạt 40 tỷ USD, thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoai vượt trên 10 tỷ USD.riêng năm 2006 đa thu hút được 10,2 tỷ USD.

II.
VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO NĂM 2007
1. Nông nghiệp

Từ khi gia nhập WTO đến nay, cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu nông, lâm,
thủy sản được khẳng định, trong vài năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm,
thủy sản liên tục tăng ngay cả khi kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
Theo đó, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2012 đạt 27,5 tỷ USD;
7


tăng 2,5 lần so với năm 2006 (đạt 10,6 tỷ USD). Việc mở cửa thị trường, cắt giảm các
dòng thuế đã tạo cơ hội cho nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam vươn
xa trên thị trường thế giới, vươn lên đứng ở vị trí top đầu về sản lượng cũng như kim
ngạch xuất khẩu.
Theo báo cáo, trong 7 năm qua, đã có 1.118 dòng thuế nông sản được cắt giảm
theo cam kết WTO, từ mức thuế bình quân 23,5% vào thời điểm gia nhập xuống còn
20%. Được hưởng lợi nhiều nhất từ việc cắt giảm thuế là những mặt hàng xuất khẩu
như cà-phê, gạo, hồ tiêu, điều, cao su, sản phẩm gỗ… Đối với lâm sản, đến nay đã
hoàn tất cắt giảm thuế 69 mặt hàng, với mức cắt giảm thấp nhất là 10% và cao nhất
50%. Lộ trình phải điều chỉnh 159 dòng thuế thuộc 9 nhóm hàng thủy sản, từ mức
thuế bình quân 32,2% trước thời điểm gia nhập WTO xuống còn 20,1% (giảm 12,1%).
Đến nay, đã cắt giảm được 152 dòng thuế của thủy sản, chỉ còn 7 dòng phải cắt giảm
vào năm 2014.

Việt Nam cũng cam kết loại bỏ hoàn toàn các hàng rào phi thuế quan, trừ biện
pháp hạn chế định lượng nhập khẩu đối với 4 mặt hàng là đường, muối, trứng gia cầm
và thuốc lá. Trong giai đoạn 1999-2005, Nhà nước dành tới 1.100 tỷ đồng để trợ cấp
cho xuất khẩu, với phương thức chủ yếu là hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vay
vốn xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Thực hiện cam kết xóa bỏ trợ cấp, đến nay, các
chính sách hỗ trợ xuất khẩu chủ yếu tập trung vào hỗ trợ xúc tiến thương mại, hoặc hỗ
trợ lãi suất thu mua tạm trữ một số mặt hàng nông sản khi lâm vào tình trạng rớt giá.
Các hình thức hỗ trợ này phù hợp và được WTO cho phép áp dụng.
Sau 7 năm gia nhập WTO, nhiều ngành hàng nông sản đã chiếm lĩnh được thị
phần lớn trên thế giới, điển hình như gạo xuất khẩu của Việt Nam chiếm 19,75% thị
phần thế giới; cà-phê 16,89%; hồ tiêu 16,26%; cao su 9,73%; chè 6,87%; thủy sản
6,1%, gỗ và các sản phẩm gỗ 3,26%... Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu của gạo,
tiêu và chè lần lượt đạt 19,8%/năm, 23,9%/năm và 11%/năm trong giai đoạn 20072012; cao hơn nhiều so với tỷ lệ tăng trưởng lần lượt 15,4%/năm, 15,4%/năm và
7,2%/năm trong giai đoạn 2001-2006.
Cá tra là ngành hàng được đánh giá có nhiều thế mạnh. Gần 95% sản lượng cá
tra sản xuất tại Việt Nam được xuất khẩu, đạt kim ngạch 1,8 tỷ USD/năm, chiếm 98%
8


thị trường tiêu thụ cá tra toàn thế giới. Cá tra Việt Nam là mối lo ngại của các đối thủ
cạnh tranh, bởi vậy Hoa Kỳ thường xuyên áp dụng mức thuế chống bán phá giá với
các nhà xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Năm 2012, một số công ty xuất khẩu của Việt
Nam như Docifish, Godaco, An Phú bị áp dụng mức thuế chống bán phá giá từ 1,37 3,87 USD/kg.
Tuy nhiên, việc gia nhập WTO cũng gây tác động bất lợi đến một số ngành
hàng, trong đó có mía đường. Trong tổng số 39 nhà máy đường đang hoạt động có 18
nhà máy dùng thiết bị Trung Quốc và 12 nhà máy sử dụng thiết bị của nhiều nước
khác có mức độ áp dụng tự động hóa dây chuyền rất thấp. Vì vậy, đã đẩy giá thành sản
phẩm đường lên cao nên khó cạnh tranh với đường nhập khẩu. Thực hiện cam kết cắt
giảm thuế đối với đường nhập khẩu đã khiến đường ngoại tràn vào, chèn ép đường
nội. Kim ngạch nhập khẩu đường của Việt Nam đã tăng rất nhanh, từ 4,3 triệu USD

(năm 2000) lên gần 136 triệu USD (năm 2012), tốc độ tăng lên tới 33,3%/năm. Đó là
chưa tính đến lượng đường nhập lậu vào Việt Nam lên đến 200.000 tấn/năm.
2. Công nghiệp

Năm 2010, GDP công nghiệp-xây dựng tăng 7,17%, cao nhất so với 2 năm
trước. Tỷ trọng trong GDP của công nghiệp-xây dựng đạt 41,64%, cũng là mức cao
nhất từ trước tới 2010. Tỷ trọng lao động đang làm việc trong nhóm ngành công
nghiệp-xây dựng và nhóm ngành dịch vụ (không có mục tiêu riêng, nên tác giả tính
bằng cách trừ đi mục tiêu cho nông, lâm nghiệp-thủy sản) năm 2010 đạt 50,5%, cao
nhất so với các năm trước.
Công nghiệp-xây dựng thời gian qua (2011 - 2013) đã đạt được một số kết quả
nhất định.
Rõ nhất là tăng trưởng GDP do nhóm ngành công nghiệp-xây dựng vẫn giữ được
tốc độ cao hơn tốc độ tăng GDP của toàn bộ nền kinh tế (năm 2011 tăng 6,68% so với
tăng 6,24%, năm 2012 tăng 5,75% so với tăng 5,25%, 6 tháng 2013 tăng 5,18% so với
4,9%, dự báo cả năm tăng 5,5% so với 5,4%, bình quân trong 3 năm tăng 6% so với
tăng 5,4%).
Trong ngành công nghiệp, tốc độ tăng của từng ngành công nghiệp có sự khác
nhau. Tăng trưởng của công nghiệp khai khoáng thấp nhất, chứng tỏ đó là kết quả của

9


chủ trương tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên và phù hợp với chủ trương chuyển
đổi mô hình tăng trưởng từ số lượng sang chất lượng, từ chiều rộng sang chiều sâu.
Công nghiệp chế biến - ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn ngành công
nghiệp, ngành đặc trưng nhất khi đạt được tỷ trọng lớn đến một mức nhất định mới
được gọi là nước công nghiệp - đã tăng cao hơn tốc độ chung của toàn ngành (năm
2011 tăng 9,51% so với 8,16%, 6 tháng 2013 tăng 5,83% so với 5,19%, dự báo cả năm
tăng 6% so với 5,6%, bình quân 3 năm tăng 7,57% so với 6%).

Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi đốt và điều hòa
không khí tăng khá cao (bình quân 3 năm tăng 10,2%), góp phần giảm bớt căng thẳng
về điện trong mấy năm nay (tuy có một phần do nhu cầu điện cho sản xuất tăng chậm
lại). Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng khá
(bình quân 3 năm tăng 8,97%). Ngành xây dựng, ngành tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật,
cơ sở hạ tầng cho đất nước, đã chuyển từ giảm (0,64% năm 2011) lên tăng (tăng
3,25% trong năm 2012 và tăng 5,09% trong 6 tháng đầu năm 2013).
Công nghiệp-xây dựng đã thu hút một lượng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
chiếm tỷ trọng khá lớn và có xu hướng cao lên (năm 2010 chiếm 41,3%, năm 2011
chiếm 42,9%, năm 2012 chiếm 43,9%).
Nhóm ngành này cũng thu hút lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tính từ năm 1988 đến tháng 7/2013, lượng vốn FDI của các
dự án còn hiệu lực đầu tư vào nhóm ngành công nghiệp-xây dựng đạt trên 138,3 tỷ
USD, chiếm khoảng 62,2% tổng số, trong đó riêng công nghiệp chế biến đạt 116,4 tỷ
USD, chiếm trên 52,3% tổng số; riêng xây dựng đạt trên 10 tỷ USD, chiếm gần 5%.
Số lao động đang làm việc trong nhóm ngành xây dựng, nếu năm 2005 mới
chiếm 18,1% tổng số, năm 2010 chiếm 20,9%, thì từ năm 2011 đến nay đã chiếm
21,3%. Đáng lưu ý, năng suất lao động của nhóm ngành này năm 2012 đã đạt 114,3
triệu đồng.
Trong các sản phẩm công nghiệp, mặc dù mục tiêu có đề ra chỉ tiêu tỷ trọng sản
phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao/GDP (35%), nhưng chưa
có cơ quan nào tính chỉ tiêu này. Tuy nhiên, một số sản phẩm có kỹ thuật-công nghệ
cao đã xuất hiện đạt quy mô khá trong xuất khẩu. Mặt hàng điện thoại các loại và linh

10


kiện xuất khẩu mới xuất hiện nhưng đã tăng khá nhanh, liên tục vượt qua nhiều mặt
hàng để 7 tháng đầu năm 2013 đạt trên 11,6 tỷ USD, cao nhất trong các mặt hàng. Mặt
hàng điện tử, máy tính và linh kiện đã vượt lên đứng thứ 3 với kim ngạch đạt gần 5,7

tỷ USD. Mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đứng thứ 7 với kim ngạch đạt
trên 3,12 tỷ USD. Mặt hàng phương tiện vận tải và phụ tùng đã đạt gần 2,97 tỷ USD,
đứng thứ 8. Mặt hàng máy ảnh, máy quay phim và linh kiện xuất khẩu năm 2010 mới
đạt 377 triệu USD, năm 2011 đã đạt 702 triệu USD, năm 2012 đã đạt gần 1,69 tỷ
USD…
Trong năm 2013, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,9%, cao hơn so với
mức tăng trưởng của cùng kỳ năm ngoái (năm 2012 tăng 5,8% so với năm 2011).
Trong đó, so với năm trước, ngành công nghiệp khai khoáng giảm 0,2%. Ngành có
mức tăng trưởng cao nhất là ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải, rác thải
tăng 9,1%; tiếp đó là ngành sản xuất và phân phối điện, tăng 8,5% và ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,4%.
Xét về các nhóm ngành, một số ngành có tốc độ tăng cao so với cùng kỳ gồm
ngành sản xuất thiết bị điện và xe có động cơ tăng trên 20%; sản xuất da và sản phẩm
liên quan, giày dép, cấu kiện kim loại tăng trên 15%... Đặc biệt, càng về những tháng
cuối năm, sản xuất những mặt hàng phục vụ tiêu dùng càng có dấu hiệu tăng trưởng rõ
rệt như trong tháng 12, tivi tăng 2,8 lần; ôtô lắp ráp tăng 35,6%; bia các loại tăng
14,5%...
Tăng trưởng sản xuất nhóm công nghiệp chế biến cũng góp phần quan trọng cho
kết quả xuất khẩu năm 2013. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu nhóm ngành này ước đạt 93
tỷ USD, chiếm 70,5% tổng KNXK, tăng 25,5% so với năm 2012. Đây là nhóm ngành
hàng có tốc độ gia tăng cao nhất, quy mô xuất khẩu lớn nhất và là nhóm hàng chủ lực
trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Sản xuất của một số nhóm ngành
công nghiệp chế biến có mức tăng trưởng cao tập trung ở các ngành có thị trường xuất
khẩu ổn định, tỷ trọng lớn như dệt may, da giày, điện thoại các loại và linh kiện… và
các nhóm thị trường trong nước tiêu thụ tốt như sản phẩm thiết bị điện, xe có động

11


cơ… Đặc biệt, nhóm ngành điện thoại các loại và linh kiện đã chính thức chiếm vị trí

đầu tiên của những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất với 21,5 tỷ USD.
Cùng với mức gia tăng của chỉ số sản xuất, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công
nghiệp chế biến cũng tăng cao hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ những năm trước.
Cụ thể, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 11 tháng tăng 9,2%,
cao hơn mức tăng của những năm trước (cùng kỳ năm 2012 tăng 3,6% và cùng kỳ
năm 2011 tăng 1,5%). Bên cạnh đó, chỉ số tồn kho tính đến thời điểm 1/12/2013 chỉ
còn tăng 10,2%, thấp hơn rất nhiều so với thời điểm cách đây 1 năm (21,5%).
Cùng với mức gia tăng của chỉ số sản xuất, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công
nghiệp chế biến cũng tăng cao hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ những năm trước.
Cụ thể, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 11 tháng tăng 9,2%,
cao hơn mức tăng của những năm trước (cùng kỳ năm 2012 tăng 3,6% và cùng kỳ
năm 2011 tăng 1,5%). Bên cạnh đó, chỉ số tồn kho tính đến thời điểm 1/12/2013 chỉ
còn tăng 10,2%, thấp hơn rất nhiều so với thời điểm cách đây 1 năm (21,5%).
3. Thương mại – Dịch vụ
Sau khi gia nhập WTO, ngành thương mại dịch vụ Việt Nam đã có những bước
tăng trưởng đáng kể và được tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ bán lẻ, du lịch và
tài chính ngân hàng. Năm 2011, tỷ trọng của ngành dịch vụ chiếm 37,7% trong khi lao
động chiếm 24%. Tuy nhiên, mặc dù mức tăng trưởng cao, nhưng ngành dịch vụ cũng
cho thấy những con số đáng buồn. Cụ thể, thương mại dịch vụ tăng cao nhưng vì tốc
độ tăng trưởng của thương mại hàng hóa cao hơn nên tỷ trọng thương mại dịch vụ
giảm so với thương mại hàng hóa (từ mức 12,4% năm 2006, nay còn 11,4% năm
2011). Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam đang chịu thâm hụt dịch vụ lớn.
Còn trong lĩnh vực bán lẻ, mặc dù ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu nhưng ngành công nghiệp bán lẻ Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc
trong 5 năm qua. Chỉ tính riêng trong năm 2011, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
đạt 90 tỷ USD, tăng 24,2% so với năm 2010 (nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì mức tăng
là 4,7%). Các doanh nghiệp đã nỗ lực mở rộng hệ thống bán lẻ và tăng chất lượng
dịch vụ với nhiều loại hình phong phú. Đặc biệt, ngày càng có nhiều doanh nghiệp
nước ngoài tham gia thị trường bán lẻ đã tạo nên một luồng gió mới, tạo ra sự cạnh
12



tranh lành mạnh, đem lại nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, thị
trường bán lẻ Việt Nam còn nhiều hạn chế như quy mô nhỏ, sức mua yếu; chủ yếu là
bán lẻ truyền thống, trong khi bán lẻ hiện đại chỉ chiếm 20% (TP.HCM chiếm 40%,
Hà Nội chiếm 13%). Doanh nghiệp có 4 điểm yếu cố hữu về tính chuyên nghiệp,
chiến lược dài hạn, năng lực tài chính và logistics. Mặc dù vậy, ngành bán lẻ vẫn là
tiềm năng trong tương lai nếu biết vượt qua những thách thức lớn là chuyển dịch từ
quy mô, khái niệm, cấu trúc, hệ thống và tập quán kinh doanh truyền thống sang một
ngành thương mại hiệu quả, năng suất cao, công nghệ hiện đại và hướng tới người tiêu
dùng với triết lý kinh doanh “vì xã hội và cộng đồng!”.
Trong khi đó, dịch vụ thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng gặt hái được những
thành công nhất định. Gia nhập WTO đã làm tăng nhu cầu bảo hiểm do đầu tư nước
ngoài FDI, ODA hàng năm tăng, kinh tế xã hội phát triển, thu nhập bình quân tăng,
xuất khẩu tăng, các ngành nghề phát triển. Nếu như doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ
năm 2006 đạt 6.445 tỷ đồng thì đến năm 2011 ước đạt 21.000 tỷ đồng, tăng 225%.
Còn doanh thu bảo hiểm nhân thọ năm 2006 đạt 8.483 tỷ đồng, trong khi năm 2011
ước đạt 16.000 tỷ, tăng 89%. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp và sản phẩm bảo hiểm
hơn để khách hàng lựa chọn. Doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cũng có nhiều cơ hội
tìm đối tác chiến lược nước ngoài và có cơ hội vươn ra thị trường bảo hiểm thế giới.
Ngoài ra còn có những hạn chế, như việc doanh nghiệp Việt Nam buộc phải cạnh
tranh sòng phẳng với doanh nghiệp bảo hiểm có yếu tố nước ngoài hoạt động tại Việt
Nam, nếu không đủ năng lực sẽ thua ngay trên sân nhà. Ngoài ra, doanh nghiệp đang
hoạt động tại Việt Nam buộc phải cạnh tranh với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
nước ngoài bán sản phẩm qua biên giới. Chẳng hạn, trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa
xuất nhập khẩu, do thói quen mua CIF và bán FOB nên hầu hết hàng hóa xuất nhập
khẩu của Việt Nam đều được mua bảo hiểm tại nước ngoài, chỉ còn 1 phần nhỏ tỷ
trọng có rủi ro cao hoặc nước ngoài tính phí cao thì mới mua bảo hiểm ở Việt Nam.
Về lĩnh vực dịch vụ logistics sau khi gia nhập WTO, chính nhờ vận dụng các
phương thức hợp tác đầu tư mới mang tính đột phá, ngày càng có nhiều doanh nghiệp

tầm cỡ thế giới đến đầu tư, hợp tác liên doanh với Việt Nam xây dựng các hạ tầng cơ
sở logistics theo chuẩn mực điều hành quốc tế. Minh chứng là đã có hơn 60 hãng tàu
13


biển, 50 hãng hàng không quốc tế đang khai thác các tuyến vận tải kết nối Việt Nam
với toàn cầu. Chính điều này khiến cho sản lượng hàng hóa qua cảng biển Việt Nam
tăng từ 181 triệu tấn năm 2007 lên 286 triệu tấn năm 2011, lượng container từ 4,5
triệu TEU năm 2007 lên 7 triệu TEU năm 2011. Hàng không cũng tăng tương tự trong
điều kiện kinh tế khủng hoảng. Về khung khổ pháp luật, bên cạnh NĐ 140/2007/ NĐCP thì một trong những đóng góp quan trọng trong việc cải tiến các thủ tục hành chính
quốc gia vừa qua là đề án 30 và đặc biệt là đổi mới trong lĩnh vực hải quan cũng góp
phần thúc đẩy logistics phát triển.
4. Thu hút đầu tư nước ngoài

Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) cũng là một điểm cộng của Việt Nam sau gia
nhập WTO. Theo đó, 5 năm sau khi gia nhập sân chơi toàn cầu này, nước ta thu hút
được 6.737 dự án FDI, tổng vốn đăng ký 151.685 USD; trong khi giai đoạn 2002 –
2006 là 4.367 dự án, tổng vốn đăng ký 29.581 USD.
Thông tin Việt Nam gia nhập WTO đã làm vốn đăng ký tăng mạnh với quy mô
lớn, khi 2005 chỉ thu hút 6,8 tỷ USD thì đến 2006 tăng gần gấp đôi lên 12 tỷ USD và
lần đầu tiên đạt hơn 21 tỷ USD vào năm 2007. Đặc biệt, năm 2008, vốn đăng ký đạt
mức kỷ lục từ trước đến nay với 71,7 tỷ USD bất chấp khủng hoảng tài chính toàn cầu
từ

cuối

năm

2007


đến

đầu

2008.

Tuy nhiên, do sự lan rộng và ảnh hưởng ngày càng lớn của khủng hoảng kinh
tế thế giới nên từ năm 2009 đến 2011, vốn đăng ký FDI giảm dần giảm dần từ 23,1 tỷ
USD xuống còn 15,6 tỷ USD, trung bình mỗi năm giảm khoảng 4 tỷ USD. Song quy
mô FDI vẫn lớn hơn nhiều so với giai đoạn trước khi gia nhập WTO.
Từ 2012 đến nay, cùng với sự phục hồi của kinh tế thế giới, vốn FDI bắt đầu có
xu hướng tăng trở lại, tăng nhẹ lên 16,2 tỷ USD năm 2012 và đặc biệt trong năm
2013, FDI đăng ký đạt 21,6 tỷ USD, vốn giải ngân đạt 11,5 tỷ USD. Trong khi, vốn
giải ngân FDI từ 2006 tăng mạnh so với giai đoạn trước đó, từ 4,1 tỷ USD vào năm
2006 tăng gấp đôi lên hơn 8 tỷ USD năm 2007 và duy trì ổn định ở mức 10 - 11 tỷ
USD từ 2008 đến nay.
5. Vấn đề xã hội
Việc gia nhập WTO cũng đã và đang có những tác động mạnh mẽ đến vấn đề việc
làm, đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của Việt Nam. Theo đó, từ 2007 đến

14


2011, bình quân mỗi năm lao động nông nghiệp giảm 65.000 người. Lao động công
nghiệp tăng nhanh hơn, mỗi năm tăng 624.000 người (so với 548.000 người thời kỳ
trước). Lao động dịch vụ tăng 623.000 người. Mỗi năm tăng trưởng kinh tế tạo điều
kiện cho gần 1,1 triệu người chuyển sang làm công ăn lượng (so với mức 847.000
người trước WTO). Tỷ lệ lao động làm công ăn lương tăng từ 20,4% (2002) lên 28%
(2006) và đạt 35,3% (2011). Tỷ lệ lao động tự làm và lao động gia đình giảm từ gần
80% (2002) xuống 71,5% (2006), giảm mạnh còn gần 62% (2011). Đây là một trong

những nền tảng để Việt Nam thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo. Năm 2011, theo
chuẩn nghèo thời kỳ 2011-2015, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm từ 14,2% năm 2010
xuống còn 9,45%. Thu nhập bình quân của hộ nghèo đã tăng 2 lần: từ 184.300
đồng/người/năm (2006) lên 369.300 đồng/người/năm (2010).
6. Xuất nhập khẩu
Ngay trong năm đầu gia nhập WTO (năm 2007), tổng giá trị hàng xuất nhập
khẩu tăng 31,3% (tương đương mức tăng 26,52 tỷ USD so với năm 2006). Năm 2012,
thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt 228,31 tỷ USD, cao gấp hơn 2 lần so với kết
quả thực hiện năm 2007.
Đánh giá của Tổng cục Hải quan cho thấy, sự phát triển về ngoại thương hàng
hóa của Việt Nam không chỉ thể hiện ở mức tăng trưởng kim ngạch xuất, nhập khẩu,
mà còn được khẳng định qua bảng xếp hạng về giao dịch thương mại hàng hóa qua
các năm.
Qua xếp hạng của WTO, thứ hạng của Việt Nam xét theo kim ngạch xuất, nhập
khẩu hàng hóa năm 2003 lần lượt ở vị trí 50 và 42 trên toàn cầu. Tuy nhiên, đến năm
2012, thứ hạng xuất khẩu hàng hóa của nước ta đã tăng 13 bậc, lên vị trí thứ 37 trong
số các nước, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, trong khi nhập khẩu của Việt Nam tăng
18 bậc, xếp vị trí thứ 34.
Nhập khẩu tăng nhanh sau gia nhập WTO. Cụ thể, tăng trưởng nhập khẩu đạt tới
40% năm 2007 và 28,6% năm 2008. Do tác động của suy thoái kinh tế thế giới,nhập
khẩu đã giảm 13,3% năm 2009 và sau đó nhanh chóng phục hồi, tăng 20% vào năm
2010 và 25,9% vào năm 2011. Như vậy, tốc độ tăng nhập khẩu trung bình trong giai
đoạn là 18,9%/năm. Như vậy, nhập khẩu đã tăng nhanh hơn hẳn ngay sau khi Việt
15


Nam gia nhập WTO nhưng tăng chậm lại trong thời gian gần đây do khó khăn trong
nước và tăng năng lực kiểm soát nhập khẩu. Tỷ trọng nhập khẩu từ một số thị trường
chính khoảng 72-77%. Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng nhanh nhất và Trung Quốc hiện
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nhập khẩu của Việt Nam.

Biểu đồ: Thống kê xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam
5 năm trước và sau khi gia nhập WTO

Về cán cân thương mại, CIEM cho biết, nhập siêu liên tục tăng cho đến năm
2008, sau đó giảm dần (chủ yếu do suy giảm kinh tế trong nước). Dù nhập siêu nhưng
năng lực sản xuất xuất khẩu ít tăng trong các năm 2007-2008 mà chỉ tăng trong những
năm gần đây. Trong đó, nhập siêu hàng hóa đạt 14,2 tỷ USD vào năm 2007 và 18,0 tỷ
USD năm 2008 (so với 5,1 tỷ USD năm 2006). Sau đó, do tác động của suy thoái kinh
tế toàn cầu và các chính sách của Chính phủ nhập siêu giảm xuống 12,2 tỷ USD vào
năm 2009 và 9,8 tỷ USD năm 2011.

7. Khó khăn và thách thức

Gia nhập WTO, rất nhiều thị trường mới mở ra và làn sóng đầu tư FDI cũng gia
tăng vào Việt Nam, dịch vụ phát triển mạnh, nhưng bức tranh đẹp không duy trì được
16


lâu khi chúng ta cũng dễ bị tổn thương của khủng hoảng kinh tế. Yếu tố tiếp theo
khiến Việt Nam gặp thách thức khi gia nhập WTO là chưa có sự chuẩn bị tích cực
trong cải cách thể chế, cải cách hành chính chưa đạt được kỳ vọng.
Nhưng với doanh nghiệp nội địa, khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất sau 7 năm đó
là chúng ta duy trì quá lâu chính sách ưu đãi với doanh nghiệp FDI. Nhiều ý kiến cho
rằng, không bình đẳng dẫn tới việc khó cạnh tranh với nhiều sản phẩm khác, chủ yếu
về giá và lợi nhuận: DN Việt phải mất nhiều chi phí, từ đất đai, hạ tầng, môi trường,
thuế, phí, vốn vay.
Trong báo cáo gần đây của nhóm nghiên cứu kinh tế Fulbright, 4 động lực tăng
trưởng của kinh tế Việt Nam bao gồm doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân trong nước,
các hộ kinh doanh nông sản, nông nghiệp và FDI, chỉ có khối FDI tiếp tục sống khỏe
với những ưu đãi của Việt Nam, các thành phần còn lại đều gặp khó khăn về thể chế.

Trong khi đó, nền kinh tế phát triển bền vững phải dựa vào nội lực, tức là doanh
nghiệp trong nước. Còn việc ưu ái và dựa vào doanh nghiệp FDI để có con số tăng
trưởng GDP, xuất khẩu đẹp chỉ mang tính nhất thời, có thể là nguy cơ xấu với nền
kinh tế.
Đến 2013 - 7 năm sau gia nhập WTO, tình hình kinh tế Việt Nam tiếp tục đối
mặt với nhiều áp lực, từ nợ xấu đến lạm phát. Các chuyên gia cho rằng lạm phát năm
nay khó giữ ở mức 6%. Tín dụng tăng trưởng thấp nhưng cung tiền (tổng tiền gửi và
tiền lưu thông trong nền kinh tế) vẫn đang tăng rất cao, năm ngoái tăng 22% và 3
tháng đầu năm nay vẫn tăng 3,5%.
Các chuyên gia nhận xét rằng ngân sách chưa bao giờ khó khăn như hiện nay.
Đợt tăng giá xăng dầu vừa qua cũng một phần do ngân sách đang gặp khó khăn. Trong
khi đó, áp lực chi rất cao, nên để giữ được thâm hụt kinh tế không tăng thêm là không
đơn giản. rủi ro cao nhất vẫn nằm nợ xấu ngân hàng. Sắp tới khi Việt Nam tính toán
nợ xấu theo tiêu chuẩn mới thì tỷ lệ nợ xấu có thể còn tăng gấp đôi so với hiện nay.
Hậu WTO, cán cân thanh toán quốc tế có những diễn biến phức tạp, với quy mô lớn
hơn trong giai đoạn trước đó. Còn trong hệ thống ngân hàng, việc hội nhập kinh tế
quốc tế sâu rộng hơn sau WTO cũng làm rủi ro tài chính tăng lên đáng kể. Áp lực tái
cơ cấu hệ thống ngân hàng càng trở nên nghiêm trọng khiến Chính phủ phải tái cơ cấu
hệ thống này từ cuối năm 2011, mở đầu bằng việc sáp nhập 3 ngân hàng Sacombank,

17


Đệ nhất và Tín Nghĩa. Việt Nam trở thành nền kinh tế dễ tổn thương nhất trước các cú
sốc so với các nước Đông Á khác, cả cú sốc từ bên ngoài lẫn từ trong bên trong.
III.

KẾT LUẬN

Như vậy thời gian qua, gia nhập WTO đã đem lại những kết quả tích cực và có

những tác động sâu đến kinh tế và xã hội. Tiếp cận thị trường xuất nhập khẩu dễ dàng
hơn, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh, môi trường kinh doanh được
cải thiện và minh bạch hơn, thế và lực của Việt Nam trên trường thế giới ngày càng
được nâng cao. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều khó khăn và thách thức đang chờ Việt
Nam có những biện pháp hữu hiệu để giải quyết.

18


Hình thức

Ưu điểm
Đúng hình thức, trình bày

Nhược điểm

Nội dung

dễ nhìn, dễ đọc
Phân chia thành từng khối Một số nhận xét từ 2011
ngành cụ thể, rõ ràng
do chưa có số liệu hiện tại
Tự cho điểm: …………/10
TỰ NHẬN XÉT

19




×