Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh về động lực của chủ nghĩa xã hội và việc phát huy các động lực ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.39 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TP. HỒ CHÍ MINH
---------***--------

BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘNG LỰC CỦA CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI VÀ VIỆC PHÁT HUY CÁC ĐỘNG LỰC Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY

Nhóm: 3
Lớp: K52 E-D
Giảng viên: Đỗ Văn Vinh

Tp Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 04 năm 2015


DANH SÁCH NHÓM


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo từ 1986
đến nay đã trải qua gần 30 năm. Đó là công trình vĩ đại của Đảng và nhân dân ta trong
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Để có được
những thành quả to lớn về phát triển kinh tế, xã hội của đất nước như hiện nay, Đảng
Cộng sản Việt Nam luôn kiên định thực hiện con đường chủ nghĩa xã hội, đồng thời có
sự điều chỉnh, phát triển đúng đắn phù hợp với tình hình thực tế. Độc lập dân tộc gắn


liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt cách mạng Việt Nam và cũng
là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngay từ khi mới ra
đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn
khẳng định: Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam; đi
lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt
Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác - Lênin,
được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giải phóng dân tộc và xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong đó tư tưởng chủ đạo là hướng tới chủ nghĩa xã hội, tư
tưởng còn chỉ rõ những động lực giúp cho chủ nghĩa xã hội phát triển và hoàn thiện
hơn.Động lực của chủ nghĩa xã hội theo nghĩa rộng được Hồ Chí Minh chỉ ra là sử
dụng đồng bộ các đòn bẩy về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội để kích thích tính tích
cực của người lao động. Ở phương diện này Người nhấn mạnh hai nội dung tính đồng
bộ của các đòn bẩy và trình độ năng lực của cán bộ quản lý nhà nước. Động lực của
chủ nghĩa xã hội theo nghĩa hẹp được Hồ Chí Minh chỉ ra là vấn đề con người. Ở
phương diện này Người khẳng định là đại đoàn kết dân tộc và con người mới xã hội
chủ nghĩa. Động lực của chủ nghĩa xã hội được Hồ Chí Minh nêu rất cụ thể, nhưng
cũng rất phong phú đa dạng, là nhân tố quyết định giúp Việt Nam hoàn thiện chế độ xã
hội chủ nghĩa.
4


NỘI DUNG
Tư tưởng Hồ Chí Minh về động lực của chủ nghĩa xã hội
và việc phát huy các động lực đó ở Việt Nam hiện nay

1. Con người

Để hoàn thành được những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh cho rằng
cần phải nhận thức, vận dụng và phát huy được tất cả các động lực của chủ nghĩa xã

hội. Động lực ở đây được hiểu là những nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh
tế- xã hội thông qua hoạt động của con người. Những động lực đó được biểu hiện ở các
phương diện: động lực vật chất và động lực tinh thần trong đó quan trọng nhất là con
người, là nhân dân lao động, nòng cốt là liên minh công – nông - trí thức.
Hệ thống các động lực của chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất phong
phú nhưng suy đến cùng, các động lực muốn phát huy tác dụng đều phải thông qua con
người, do đó bao trùm lên vẫn là động lực con người trên cả hai bình diện cộng đồng
và cá nhân.
1.1.

Bình diện cộng đồng

Phát huy sức mạnh của đoàn kết của cả cộng đồng dân tộc, đây chính là động lực
chủ yếu để xây dựng đất nước.
Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không tồn tại như một phạm trù bản thể
luận có tính trừu tượng hóa và khái quát hóa, mà được đề cập đến một cách cụ thể, đó
là nhân dân Việt Nam, những con người lao động nghèo khổ bị áp bức cùng cực dưới
ách thống trị của phong kiến, đế quốc; là dân tộc Việt Nam đang bị đô hộ bởi chủ nghĩa
thực dân; và mở rộng hơn nữa là những "người nô lệ mất nước" và "người cùng khổ".

5


Logic phát triển tư tưởng của Người là xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước để đến với chủ
nghĩa Mác - Lênin, đến với chủ nghĩa quốc tế chân chính.
Con người trên bình diện cộng đồng bao gồm tất cả các tầng lớp nhân dân: công
nhân, nông dân, trí thức...các tổ chức đoàn thể, các dân tộc và tôn giáo, đồng bào trong
nước và kiều bào ở nước ngoài...Người cũng không quên nhắc giai cấp tư sản dân tộc
cũng là một lực lượng tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì giai cấp tư sản dân tộc ở
ta “có xu hướng chống đế quốc, có xu hướng yêu nước. Hồ Chí Minh luôn xác định

muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì phải phát huy được khối đại đoàn kết
dân tộc, bởi vì đây không phải là sự nghiệp riêng của công nông mà là sự nghiệp của
toàn dân tộc, mới giữ vững được độc lập dân tộc.
1.2.

Bình diện cá nhân.

Sức mạnh của cộng đồng được hình thành từ sức mạnh của từng cá nhân và thông
qua sức mạnh của cá nhân vì thế cần phải có những biện pháp khơi dậy, phát huy động
lực của mỗi cá nhân. Hồ Chí Minh đã chỉ ra một hệ thống nội dung, biện pháp vật chất
và tinh thần, nhằm tác động vào đó, tạo ra sức mạnh thúc đẩy hoạt động của con người
cho chủ nghĩa xã hội, bao gồm:
+ Tác động vào nhu cầu lợi ích con người. Bởi vì, vào chủ nghĩa xã hội là đi vào
trận tuyến mới, do đó Hổ Chí Minh cho rằng cần phải biết kích thích những động lực
mới, đó là lợi ích chính đáng của con người lao động. Phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa cá
nhân hơn ai hết nhưng Người rất quan tâm đến việc khuyến khích lợi ích cá nhân chính
đáng, coi trọng động lực cá nhân tạo ra sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và xã
hội.
+ Tác động vào các động lực chính trị tinh thần trên cơ sở coi trọng các đòn bẩy
kinh tế nhưng Hồ Chí Minh cũng cho thấy rằng đó là phương thuốc chữa bách bệnh có
thể giải quyết tất cả những lĩnh vực hoạt động xã hội – tinh thần đòi hỏi những hy sinh,
thiệt thòi mà không có lợi ích vật chất nào có thể bù đắp được. Phát huy quyền làm chủ
và ý thức làm chủ của người lao động, thực hiện công bằng xã hội, sử dụng vai trò điều
chỉnh của các nhân tố khác như chính trị, văn hóa, đạo đức, pháp luật.
6


Khi bàn về chính sách xã hội, cũng như ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh,
Người luôn quan tâm đến nhu cầu, lợi ích của con người với tư cách nhu cầu chính
đáng. Đem lại lợi ích cho con người chính là tạo ra động lực vô cùng lớn lao cho sự

nghiệp chung, vì nếu như những nhu cầu, lợi ích của mỗi cá nhân không được quan
tâm thỏa đáng thì tính tích cực của họ sẽ không thể phát huy được. Trong khi phê phán
một cách nghiêm khắc chủ nghĩa cá nhân, Người viết: "Đấu tranh chống chủ nghĩa cá
nhân không phải là "giày xéo lên lợi ích cá nhân". Mỗi người đều có tính cách riêng, sở
trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình". Trong quan điểm về
thực hiện một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, theo Người, phải là một nền dân chủ chân
chính, không hình thức, không cực đoan, trong đó mỗi con người cụ thể phải được đảm
bảo những quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo hiến pháp và pháp luật. Con người, với
tư cách là những cá nhân, không tồn tại biệt lập mà tồn tại trong mối quan hệ biện
chứng với cộng đồng dân tộc và với các loài người trên toàn thế giới.
Vậy quan niệm về con người, coi con người là một thực thể thống nhất của "cái cá
nhân" và "cái xã hội", con người tồn tại trong mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với
cộng đồng, dân tộc, giai cấp, nhân loại; yêu thương con người, tin tưởng tuyệt đối ở
con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp giải phóng xã
hội và giải phóng chính bản thân con người, đó chính là những luận điểm cơ bản trong
tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh. Xuất phát từ những luận điểm đúng đắn đó,
trong khi lãnh đạo nhân dân cả nước tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và
xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh luôn tin ở dân, hết lòng thương yêu, quý trọng nhân
dân, biết tổ chức và phát huy sức mạnh của nhân dân. Tư tưởng về con người của
Người thông qua thực tiễn cách mạng của Người thông qua thực tiễn cách mạng đã trở
thành một sức mạnh vật chất to lớn và là nhân tố quyết định thắng lợi của chính sự
nghiệp cách mạng ấy.
1.3.

Phát huy động lực về con người ở Việt Nam hiện nay

Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lấy chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động.
7



Tư tưởng về con người của Đảng Cộng sản Việt Nam nhất quán với tư tưởng về con
người của Hồ Chí Minh. Sự nhất quán ấy được thể hiện qua đường lối lãnh đạo cách
mạng và qua các chủ trương chính sách của Đảng trong suốt quá trình Đảng lãnh đạo
công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong
sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, tư tưởng đó tiếp tục được Đảng ta quán triệt vận
dụng và phát triển. Con người Việt Nam đang là trung tâm trong "chiến lược phát triển
toàn diện"; đang là động lực của công cuộc xây dựng xã hội mới với mục tiêu "dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội".
Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một '' tài nguyên đặc biệt '', một
nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Bởi vậy việc phát triển con người, phát triển
nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các
nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự
phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia. Đầu tư cho con người là đầu tư có tinh chiến
lược, là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững.
Phát huy nguồn lực con người là quá trình đào tạo, bồi dưỡng làm tăng nguồn lực
con người về thể lực, trí lực, phẩm chất đạo đức, v.v., là quá trình khai thác có hiệu quả
những yếu tố đó trong lao động, học tập, chiến đấu nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây
dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc.


Kết quả đạt được :

Những năm qua, kinh tế - xã hội Việt Nam ngày càng phát triển, năng suất lao
động ngày càng cao, đã tạo điều kiện cải thiện đáng kể đời sống nhân dân, giúp cho
việc chăm sóc con người ngày một tốt hơn. Điều kiện ăn, ở, đi lại, học hành của nhân
dân đã được cải thiện so với trước.
Việt Nam đã quan tâm tới giáo dục đào tạo, đã đưa tỉ lệ số người biết chữ từ 5%
trước đây, tới nay đã gần 90% dân số biết chữ. Trình độ dân trí đã có tiến bộ nhiều so
với trước đây. Nhiều tỉnh đã thực hiện xoá nạn mù chữ, phổ cập tiểu học hay trung học
phổ thông cơ sở. Hiện nay ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục - đào tạo năm sau

cao hơn năm trước. Giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa được quan tâm ngày một tốt
8


hơn. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu,
tạo ra điều kiện thuận lợi để "cả nước trở thành một xã hội học tập".
Mấy chục năm qua chúng ta đã đào tạo được một đội ngũ trí thức đông đảo, hơn
mười nghìn người có trình độ trên đại học, hơn một triệu người có trình độ đại học
đang công tác trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; họ đã có những đóng góp to lớn
trong kháng chiến giải phóng dân tộc, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngày
nay đang tích cực đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Việc chăm sóc sức khoẻ cho các tầng lớp nhân dân đã được xã hội quan tâm.
Những cơ sở khám chữa bệnh được xây dựng tới tận các xã, kể cả vùng sâu, vùng xa.
Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã tăng lên nhiều so với trước đây. Thể lực
của người Việt Nam đã được cải thiện hơn trước. Trang thiết bị trong các bệnh viện,
trong các cơ sở khám chữa bệnh ngày một đầy đủ, ngày một hiện đại.
Do trình độ học vấn của người Việt Nam được nâng lên, quan hệ xã hội, giao lưu
quốc tế ngày càng mở rộng, cho nên, tính tích cực xã hội, tính tự chủ, sự năng động
sáng tạo của con người Việt Nam đã được nâng lên so với trước đây.
Nhìn chung, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã chăm lo tới việc bồi
dưỡng nguồn nhân lực của đất nước cả sức khoẻ, tri thức, năng lực, phẩm chất đạo đức;
thực hiện cải cách bộ máy Nhà nước về mọi mặt; tạo điều kiện cho mỗi người phát huy
được khả năng của mình đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.


Những hạn chế về phát huy động lực con người hiện nay:

Chất lượng của nguồn nhân lực thấp, khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động
quốc tế hết sức hạn chế, có nhiều khó khăn và luôn bị thua thiệt. Thực tế cho thấy, ở

lĩnh vực nào, ngành nào, trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, hay quản lý...trên
đất nước ta đều khát khao lực lượng lao động được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên
môn cao, có tay nghề thành thạo, có phong cách lao động công nghiệp.

9


Cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng
giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá. Quản lý Nhà nước về giáo dục còn bất cập. Xu hướng thương mại
hoá và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp, đang trở
thành nỗi bức xúc của xã hội.
Ở nước ta lực lượng lao động đang làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, chiếm
20%, dịch vụ chiếm khoảng 26%. Điều này cho thấy, cầu về lao động giản đơn, phổ
thông ở nước ta còn khá lớn. ở nước ta hiện nay có khoảng 77% số người trong độ tuổi
lao động chưa qua đào tạo nghề, số được đào tạo thì trình độ chuyên môn, kỹ năng
nghề nghiệp còn nhiều hạn chế và yếu kém, mặc dầu, chất lượng lao động ở khu vực
thành thị cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn.
Chất lượng cuộc sống của con người còn khó khăn ở nhiều nơi. Đặc biệt là việc
xuống cấp nhanh chóng về đạo đức con người, chưa bao giờ các hành vi vô nhân tính,
vô đạo đức trong các mối quan hệ xã hội, kể cả giữa những người thân trong gia đình
lại xuất hiện với một tần xuất dày đặc trên báo chí như hiện nay.


Giải pháp cho những hạn chế:

Nhà nước cùng các cơ quan ban ngành đã đưa ra các giải pháp như: Tích cực tổ
chức các trường đào tạo ngắn hạn cho người lao động nhằm trau dồi, nâng cao kiến
thức thực tế và kỹ năng nghề nghiệp. Đồng thời cần quan tâm tới việc chăm sóc cuộc
sống của người lao động, tuyên truyền, khuyến khích, động viên người lao động có ý

thức trong việc học tập, nâng cao kiến thức, tay nghề cho bản thân. Đây là vấn đề vừa
giúp người lao động tìm được nhiều cơ hội việc làm cho chính mình, và dần khắc phục
được tình trạng yếu kém trong chất lượng nguồn lao động của nước ta hiện nay.
Cải cách triệt để hệ thống giáo dục và đào tạo, từ trung ương đến cơ sở, từ tư duy,
quan điểm, chương trình đào tạo đến phương pháp, phương tiện... theo hướng hội nhập
quốc tế. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý là: Trong bối cảnh Việt Nam, giáo dục và đào tạo
không thể tự mình cải cách. Chuyển “Hệ thống không bình thường” hiện tại đến một
10


“Hệ thống bình thường”, để có thể bao gồm được các tố chất: Lành mạnh, tiên tiến và
hiện đại.
Sự thay đổi cấu trúc ngành nghề trong nền kinh tế là yếu tố cơ bản quyết định đến
sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Trong mối quan hệ này, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
phải đi trước tạo tiền đề cho sự dịch chuyển lao động từ ngành này sang ngành khác và
dần hình thành cơ cấu lao hợp lý. Trong đó, phấn đấu giảm tỷ trọng các ngành nông
nghiệp và tăng tương ứng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ.
Chúng ta phải tôn vinh người làm nghĩa cử hào hiệp, tốt phải khen, xấu phải chê.
Trong một xã hội có đạo đức chuẩn mực, thì lòng nhân đạo sẽ lan tỏa, ngấm dần dần
vào trong tâm hồn, vào hành động của mỗi con người. Như thế, xã hội sẽ dần dần trở
nên an bình, ổn định hơn.
2. Nhà nước

Nhà nước đại diện cho ý chí và quyền lực của nhân dân, thực hiện chức năng quản
lý và đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đến thắng lợi. Nhân dân lao động làm
chủ, trước hết là làm chủ Nhà nước. Vì vậy, Nhà nước của chủ nghĩa xã hội phải là Nhà
nước của dân, do dân, vì dân; thực hiện chức năng dân chủ với nhân dân, phát huy
quyền làm chủ và sinh hoạt chính trị của nhân dân. Hiệu lực lãnh đạo quản lý điều
hành của các cơ quan Đảng và Nhà nước trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng cũng có thể là trở lực nếu như quan điểm

chính trị sai lầm, yếu kém trong quản lý điều hành.
2.1.
2.1.1.

Thực trạng hiện nay:
Tích cực:

Trong những năm qua, thực hiện đường lối của Ðảng, việc xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã được đẩy mạnh, đạt được kết quả tích cực, tổ chức bộ
máy Nhà nước ngày càng được hoàn thiện hơn, phương thức hoạt động của Nhà nước
được đổi mới; Nhà nước quản lý chủ yếu bằng luật pháp, chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, cơ chế, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước, giảm bớt các mệnh lệnh
hành chính can thiệp vào các lĩnh vực kinh tế, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước
11


được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công cuộc đổi mới, phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quốc hội được kiện toàn về tổ chức, phương thức hoạt động có nhiều đổi mới, chất
lượng hoạt động được nâng cao. Công tác xây dựng pháp luật được tăng cường. Việc
thảo luận, quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán, quyết toán ngân sách
Nhà nước, các công trình trọng điểm quốc gia có chất lượng và thực chất hơn. Hoạt
động giám sát tình hình và kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách của Ðảng và
Nhà nước, các dự án, công trình trọng điểm quốc gia, những vấn đề bức thiết, quan
trọng của đất nước được đẩy mạnh, chất lượng được nâng lên. Cơ cấu tổ chức, bộ máy
của Chính phủ từng bước được sắp xếp, điều chỉnh theo hướng tinh gọn; các bộ quản
lý đa ngành, đa lĩnh vực được thành lập với những chức năng, nhiệm vụ được điều
chỉnh, đổi mới, tập trung vào lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý vĩ mô, giải quyết
những vấn đề lớn, quan trọng, tách khỏi quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh của

doanh nghiệp. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp được đổi mới. Việc thực
hiện các thủ tục tố tụng, sự tham gia của luật sư trong tố tụng và các hoạt động tranh
tụng tại phiên tòa ngày càng tốt hơn, hạn chế được tình trạng điều tra, truy tố, xét xử
oan sai hay bỏ lọt tội phạm. Công tác thi hành án được tăng cường. Tổ chức bộ máy
chính quyền địa phương các cấp được củng cố, kiện toàn, chất lượng, hiệu quả hoạt
động từng bước được nâng lên. Việc đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức được quan tâm. Công tác đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham
nhũng, lãng phí được tích cực chỉ đạo, đạt một số kết quả.
2.1.2.

Tiêu cực:

Công tác xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa còn chưa theo kịp yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội và quản lý đất nước. Năng lực xây dựng thể chế còn hạn
chế, hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, thống nhất. Công tác điều
hành, tổ chức thực thi pháp luật có những mặt còn yếu. Tổ chức bộ máy ở một số cơ
quan nhà nước còn chưa hợp lý, chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan chưa đủ rõ,
12


còn chồng chéo. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ trong tình hình mới của đất nước. Cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu đề ra, còn
nhiều thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và công dân. Hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn yếu. Cải cách tư pháp còn chậm, chưa đồng
bộ. Công tác điều tra, giam giữ, truy tố, xét xử trong một số trường hợp chưa chính
xác, tình trạng án tồn đọng, án bị hủy, bị cải sửa còn nhiều. Công tác phòng, chống
tham nhũng, lãng phí chưa đạt được yêu cầu đề ra. Quan liêu, tham nhũng, lãng phí
vẫn còn nghiêm trọng, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Những hạn chế, yếu kém trong
lĩnh vực xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã gây ra những khó khăn,
cản trở, làm hạn chế thành tựu của đất nước, trong một số lĩnh vực còn tạo nên bức xúc

xã hội. Sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của đất nước ta trong thời kỳ
mới đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện tốt hơn, có hiệu quả hơn nhiệm vụ xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.


Giải pháp khắc phục:

Những nhiệm vụ, giải pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
dân, do dân, vì dân trong Chiến lược và Báo cáo Chính trị tập trung vào 3 vấn đề lớn:
+ Thứ nhất, tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước. Tiếp tục đổi
mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng nền hành chính thống
nhất, thông suốt, trong sạch, vững mạnh, tổ chức tinh gọn, hợp lý; xác định rõ chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan của Chính phủ; thực hiện phân cấp hợp lý cho chính quyền địa phương,
đồng thời nâng cao chất lượng quy hoạch và tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát
của Trung ương; đẩy mạnh cải cách hành chính, bãi bỏ các thủ tục hành chính gây
phiền hà cho tổ chức và công dân. Ðẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư
pháp, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh. Hoàn chỉnh chính sách, pháp
luật về hình sự, dân sự, thủ tục tố tụng tư pháp. Ðổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng
hoạt động của hệ thống tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra, các tổ chức bổ trợ tư
pháp... Tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền địa
13


phương, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp; tiếp tục thực hiện thí điểm chủ
trương không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện, phường; nghiên cứu tổ chức
chính quyền đô thị, hải đảo.
+ Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có phẩm chất và năng
lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Bổ sung, hoàn thiện quy chế quản
lý cán bộ, công chức, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của

cán bộ, công chức ở từng vị trí công tác. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý
nhà nước. Ðổi mới chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ hoàn thành tốt
nhiệm vụ, có cơ chế loại bỏ những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật,
không có uy tín với nhân dân.
+ Thứ ba, tích cực phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm bằng
các giải pháp đồng bộ: hoàn thiện thể chế và đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là
trong các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí; thực hiện công khai, minh bạch về
kinh tế, tài chính trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, các dự án đầu tư,
mua sắm từ ngân sách nhà nước, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công; thực hiện kê
khai, công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức. Xử lý nghiêm cán bộ tham
nhũng, tịch thu tài sản do tham nhũng mà có. Có cơ chế bảo vệ, khuyến khích người
đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Phát huy vai trò của nhân dân, của các
cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các phương tiện thông tin đại chúng
trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
2.2.

Phát huy động lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay:

Nhà nước đó do nhân dân lập ra thông qua tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu và
kín, nhân dân có quyền tỏ tín nhiệm hay bất tín nhiệm đối với Chính phủ; “Nếu Chính
phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”1.

1

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.60.
14


Hình thức dân chủ đại diện ở nước ta là việc tổ chức và hoạt động của Quốc hội.

Tính chất đại diện thể hiện ở sự hình thành của Quốc hội - cơ quan duy nhất ở nước ta
bao gồm những người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước do cử tri cả
nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Tính chất
đại diện cao nhất của Quốc hội còn thể hiện ở chỗ Quốc hội bao gồm những đại biểu
đại diện cho các thành phần giai cấp, dân tộc, tôn giáo và các nhóm xã hội khác; đồng
thời là đại diện cho khối đại đoàn kết toàn dân trong cả nước.
Các hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp của người dân như: tham gia ứng cử đại
biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở,
đối thoại trực tiếp giữa nhân dân với đại diện cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà
nước trưng cầu ý dân, biểu tình .v.v.
Đổi mới là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản:
+ Phải tin dân, dựa vào dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
+ Chăm lo mọi mặt đời sống của nhân dân, chú trọng phát triển nguồn nhân lực.
+ Thực hiện nhất quán chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, tạo sự
đồng thuận xã hội thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh.
3. Kinh tế
3.1.
Những động lực về kinh tế

Nét chủ đạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội, và điểm đặc sắc trong tư duy kinh tế của Người là không ngừng nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, là kinh tế phải luôn gắn liền với chính trị, kinh
tế gắn liền với con người, với xã hội. Bởi vậy, trong phát triển kinh tế - xã hội, theo Hồ
Chí Minh, phải luôn chú ý tới các động lực của quá trình phát triển để nhằm tạo ra sự
phát triển hài hoà và cân đối giữa các mặt kinh tế với chính trị, phát triển một cách hài
hòa con người và xã hội. Hồ Chí Minh cho rằng, việc sử dụng một cách có hiệu quả
các đoàn bẩy kinh tế sẽ là động lực cơ bản nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Điều này
15



càng có ý nghĩa hơn trong giai đoạn hiện nay khi mà Nhà nước ta đang đẩy mạnh thực
hiện việc điều tiết chính sách kinh tế vĩ mô trước sự biến động mạnh mẽ của nền kinh
tế thế giới.
Qua hơn hai mươi năm tiến hành công cuộc đổi mới, chúng ta đã thu được những
thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội , vị thế và vai trò của
đất nước ngày càng được củng cố và nâng cao trên trường quốc tế , đời sống của nhân
dân đã có những chuyển biến tích cực. Song, trong giai đoạn đầu của quá trình hội
nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nhất là khi chúng ta đã đứng trên con tàu WTO 2 để
tiến ra biển lớn thì những hạn chế trong việc điều tiết chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt
là việc chưa tận dụng tốt những tiềm năng và sức mạnh nội lực sẵn có, đang là bài toán
nan giải cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế - xã hội, trong đó phải kể đến việc
chúng ta chưa sử dụng một cách có hiệu quả các đòn bẩy kinh tế - động lực của phát
triển kinh tế - xã hội. Chính việc này đã và đang là lực cản lớn đối với đất nước ta trên
con đường xây dựng, phát triển và hội nhập. Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng
của Hồ Chí Minh về sử dụng các đòn bẩy kinh tế - động lực quan trọng trong phát triển
kinh tế - xã hội là một việc làm thiết nghĩ rất có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay khi
mà toàn Đảng, toàn dân ta đang nổ lực phấn đấu để đưa nước ra khỏi nước tình trạng
của một nước kém phát triển, đồng thời phát huy được hết tiềm năng và sức mạnh của
dân tộc.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thường nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ và toàn thể
nhân dân ta rằng, phải làm thế nào để nông thôn tiến kịp thành thị, miền núi tiến kịp
miền xuôi về mọi mặt, nền kinh tế phát triển bền vững, tự chủ, đồng bào ai cũng được
ấm no, hạnh phúc. Nghĩa là tăng trưởng kinh tế phải luôn luôn gắn liền với tiến bộ xã
hội. Cũng theo Người, muốn tăng trưởng kinh tế nhanh, mạnh và vững chắc thì phải sử
dụng hợp lý các đòn bẩy kinh tế, muốn đẩy mạnh tiến bộ xã hội, phải thực hiện thi đua
yêu nước. Việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế, đối với Người không chỉ là động lực của
phát triển kinh tế mà nó còn là chính sách để thực hiện công bằng xã hội. Đây là một
2


Tổ chức thương mại thế giới
16


trong những nét đặc sắc trong tư duy kinh tế của Hồ Chí Minh. Bởi, công bằng xã hội
trong tư tưởng của Người không chỉ biểu hiện như là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội,
mà còn là một động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, một biện
pháp căn bản để thực hiện hoá những giá trị, lý tưởng cao cả của xã hội văn minh, tiến
bộ. Đối với Hồ Chí Minh, việc thực hiện công bằng xã hội luôn là một yêu cầu bức
thiết của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế nước
ta còn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhằm đảm bảo sự ổn định và phát
triển xã hội. Trong giai đoạn đất nước còn gặp nhiều khó khăn (những năm 60), Hồ Chí
Minh đã từng nói rằng: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; không sợ nghèo, chỉ
sợ lòng dân không yên”. Bởi theo Người, để phát triển kinh tế nhanh, mạnh và vững
chắc chúng ta có thể áp dụng các đòn bẩy kinh tế - động lực của quá trình phát triển
kinh tế như: thực hiện công bằng xã hội, chính sách tiền lương, tiền thưởng, chính sách
khoán, thực hành tiết kiệm, huy động nguồn vốn nội lực, cải cách hành chính, thực
hiện công bằng trong lưu thông phân phối, v.v…
3.2.

Thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay và giải pháp để thúc đẩy kinh tế phát
triển mạnh hơn nữa:
Năm 2014, kinh tế thế giới dự báo sẽ sáng sủa hơn và GDP 3 của các quốc gia trên
thế giới sẽ tăng khá. Bộ phận dự báo kinh tế EIU của Tạp chí The Economist (Anh) dự
báo, GDP toàn cầu sẽ tăng 3,6% trong năm 2014. Nếu dự báo chính xác thì đây sẽ là
tốc độ tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 2011. Trong báo cáo “Triển vọng kinh tế thế
giới”, IMF4 cũng đưa ra dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2014 là 3,6%. Nền
kinh tế chỉ đột phá sau năm 2014.
Trong xu thế đó, tại Báo cáo Tình hình và Triển vọng kinh tế thế giới năm 2014
của Liên hợp quốc công bố ngày 18/12/2013 đã đưa ra dự báo: “Kinh tế thế giới sẽ cải

thiện trong 2 năm tới và đạt tốc độ tăng trưởng 3% trong năm 2014, tăng 3,3% trong
năm 2015, cao hơn nhiều so với mức 2,1% trong năm 2013”.
3 Tổng
4 Quỹ

sản phẩm quốc nội

tiền tệ quốc tế
17


Tuy nhiên, Liên hợp quốc cảnh báo rằng, hiện tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, có thể
khiến đà tăng trưởng kinh tế thế giới đi chệch hướng. Đó là thị trường việc làm vẫn
chưa ổn định, các luồng lưu thông vốn quốc tế đến các nền kinh tế mới nổi không ổn
định, hệ thống ngân hàng còn yếu và thực lực kinh tế khu vực sử dụng đồng euro
(Eurozone) chưa ổn định, vấn đề giảm khối lượng gói kích thích QE3 của Mỹ tiềm ẩn
rủi ro lớn…
Trong bối cảnh đó, năm 2014, kinh tế của Việt Nam có những tín hiệu khả quan
hơn năm 2013: tăng trưởng GDP sẽ cao hơn chút ít so năm 2013. Tuy nhiên, chưa thể
khẳng định bức tranh kinh tế 2014 là sáng sủa, bởi còn nhiều khó khăn, thách thức và
những khó khăn, thách thức đó đã kéo dài 3 năm qua chưa được xử lý.
Năm 2014, Chính phủ quyết liệt đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà
nước, nên sẽ đưa vào nền kinh tế một lượng vốn đáng kể để phát triển. Giải pháp đột
phá về thể chế kinh tế cũng sẽ tạo sự phát triển mới cho nền kinh tế bị chính các cơ chế
đó “khống chế”. Bên cạnh đó, các giải pháp kiềm chế lạm phát, đẩy mạnh thu hút vốn
FDI, ODA5… cũng góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế trong năm nay.
Tuy nhiên, trong năm 2014, nhiều khó khăn từ năm 2013 vẫn hiện hữu. Vấn đề nợ
xấu của nền kinh tế chưa được xử lý và sẽ còn nặng nề hơn khi Thông tư 02/TT-NHNN
về cách tính nợ xấu sẽ có hiệu lực từ tháng 6/2014.
Vấn đề mô hình phát triển, tăng trưởng kinh tế vẫn là mô hình cũ đã vận hành suốt

30 năm qua, hiện không còn phát huy tác dụng. Đó là xuất khẩu tài nguyên, tăng
trưởng dựa vào vốn đầu tư trong lúc thu ngân sách không đủ chi, nguồn vốn từ tư nhân
và xã hội chưa có cơ chế thu hút hấp dẫn, năng suất lao động xã hội ngày càng thấp,
khoa học - công nghệ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế ngày càng giảm; bộ máy và
nhân sự cồng kềnh, kém hiệu lực, trình độ yếu vẫn như cũ; tư duy, quan điểm phát
triển, phong cách làm việc, xử lý công tác, “tâm” và “tầm” như cũ; cách điều hành nền
kinh tế chưa có gì thay đổi; cơ chế thị trường, tính cạnh tranh yếu vẫn đang là những
“hòn đá tảng” cản trở mạnh phát triển kinh tế. Dự báo tăng trưởng GDP năm 2014 chỉ
5

Hỗ trợ phát triển chính thức
18


đạt 5,5 - 5,6%; lạm phát ở mức 7,5 - 8,5%; giải ngân vốn FDI 6 cũng chỉ ở mức 11 - 12
tỷ USD; tốc độ tăng xuất khẩu ở mức 9 - 10%.
Như vậy, các chỉ số của năm 2014 không cao hơn nhiều so năm 2013. Nếu muốn
tăng trưởng cao hơn, thì vấn đề mấu chốt là phải có những giải pháp đột phá và thực
hiện một cách quyết liệt.
3.3.

Phát huy động lực về kinh kế ở Việt Nam hiện nay:

Thứ nhất, xét về mặt kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, trước hết cũng là một
động lực, một đòn bẩy kinh tế rất quan trọng, có tính quyết định để tăng năng suất lao
động xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế, cải tiến kỹ thuật và cải tiến trong công tác quản
lý. Theo Hồ Chí Minh, công bằng xã hội ở đây không phải là thứ công bằng chung
chung, không phải là sự cào bằng bình quân chủ nghĩa. Công bằng ở đây là công bằng
về quyền công dân, quyền làm chủ xã hội, công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ trước
pháp luật. Một khi đã thực hiện được công bằng xã hội thì người lao động sẽ nhận rõ

được quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với xã hội, đồng thời cũng thể
hiện được mối quan hệ hài hoà giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể. Có thể nói, thực
hiện công bằng xã hội trong phát triển kinh tế nó chính là động lực để thúc đẩy, phát
huy hết mọi tiềm năng, sức mạnh của cá nhân và tập thể trong quá trình lao động sản
xuất. Và chính Người cũng đã từng nêu lên phương châm: sản xuất phải nhiều, nhanh,
tốt, rẻ, để nâng cao năng suất, hiệu quả và để nâng cao mức sống của người lao động.
Điều này cho thấy, với Hồ Chí Minh không thể có thứ công bằng mà ở đó ta làm ít
hưởng nhiều; trái lại, làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu, không làm không hưởng. Nói
cách khác, đồng lương của người lao động nó phải luôn gắn chặt với hiệu quả của công
việc. Bởi vì, lương là một trong những thước đo công sức, trình độ, thái độ, ý thức, tinh
thần lao động của người lao động. Nâng lương là một trong những biểu hiện của nâng
cao mức sống, mức thu nhập của người lao động. Song tiền lương và giá cả hàng hoá
cũng tăng theo tỷ lệ thuận, thậm chí tốc độ tăng giá cao hơn, rõ ràng đây là một nghịch
lý, bởi nó không giúp tăng mức sống của người lao động mà còn kéo mức sống thụt lùi.
6 Đầu

tư trực tiếp nước ngoài
19


Điều đó cũng nói lên rằng sản xuất không tăng, kinh tế kém phát triển. Như vậy, theo
Hồ Chí Minh chính sách tiền lương cũng là một trong những động lực quan trọng của
phát triển kinh tế. Bởi, như trên đã nói, tiền lương chính là thước đo của giá trị sức lao
động mà người lao động đã bỏ ra. Và nếu đồng lương không tương xứng với giá trị sức
lao động thì những tư liệu sinh hoạt cần thiết của người lao động cũng không được đáp
ứng. Điều này sẽ dẫn tới việc đánh mất đi động lực của quá trình sản xuất, và nền kinh
tế tất yếu sẽ bị ngưng trệ. Không chỉ vậy, tiền lương không thích hợp nó còn là một
trong những nguyên nhân của rất nhiều căn bệnh như tham ô, tham nhũng.
Thứ hai, không chỉ có tiền lương, chính sách khoán cũng là một trong những đòn
bẩy kinh tế đem lại lợi ích cho tập thể và người lao động. Khi nói về chế độ làm khoán

Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Chế độ làm khoán là một điều kiện của chủ nghĩa xã hội, nó
khuyến khích người công nhân luôn luôn tiến bộ, cho nhà máy tiến bộ. Làm khoán là
ích chung và lại lợi riêng. Công nhân sản xuất ra nhiều vải, cố gắng nhiều hưởng được
nhiều; làm khoán tốt thích hợp và công bằng dưới xã hội ta hiện nay. Nếu người công
nhân nào thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu tinh thần kỷ luật thì làm cho mau nhưng
không tốt, như vậy là không đúng và làm khoán phải nâng cao số lượng, nhưng luôn
luôn phải giữ chất lượng”. Với một đoạn văn ngắn gọn , dễ hiểu, Hồ Chí Minh đã trình
bày một cách khái quát và hàm súc vai trò đòn bẩy kinh tế của chế độ khoán đối với
việc phát triển kinh tế - xã hội. Chúng ta cũng cần khẳng định thêm rằng, chế độ làm
khoán ở đây là chế độ khoán sản phẩm, chứ không phải khoán trắng, bởi, trên thực tế
yếu tố chất lượng và yếu tố số lượng phải luôn đi đôi với nhau, trong đó yếu tố chất
lượng là yếu tố hàng đầu. Theo Hồ Chí Minh, giá trị của khoán sản phẩm không chỉ
đem lại lợi ích về thu nhập , mà chủ yếu và sâu xa là sự tiến bộ của công nhân và phát
triển của nhà máy, đặc biệt nó còn có ý nghĩa giáo dục tinh thần trách nhiệm và kỷ luật
lao động. Hay nói cách khác, khoán là biện pháp tích cực để giáo dục và xây dựng tác
phong công nghiệp cho người lao động. Chúng ta nói khoán là đòn bẩy kinh tế bởi vì,
nó có ý nghĩa khuyến khích tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hiệu quả
kinh tế. Quay trở lại với phương châm “nhiều, nhanh, tốt, rẻ”, của Hồ Chí Minh chúng
ta thấy rằng, khoán vừa là biện pháp vừa là động lực trong việc thực hiện chính sách
20


phát triển kinh tế của Người. Qua thực tiễn sản xuất, vai trò đòn bẩy kinh tế và tính
hiệu quả của chế độ khoán càng được thể hiện rõ nét. Không chỉ trong sản xuất, trong
hoạt động kinh tế, chế độ khoán còn áp dụng tốt trong các lĩnh vực hoạt động phi sản
xuất, kể cả lĩnh vực hành chính trong giai đoạn hiện nay.
Thứ ba, ngoài chế độ tiền lương, khoán, thì thực hành tiết kiệm cũng là một trong
những đòn bẩy kinh tế quan trọng. Hồ Chí Minh luôn kêu gọi mọi người phải thực
hành tiết kiệm và phê phán mạnh mẽ thói xa hoa, lãng phí. Người cho rằng, lãng phí
cũng là một căn bệnh, là tội lỗi đối với Đảng, với Nhà nước, và đối với nhân dân. Sự

lãng phí gây ra rất nhiều tai hại trước mắt và hậu quả lâu dài. Trong rất nhiều bài viết,
bài nói chuyện của mình Chủ tịch Hồ Chí Minh không ngừng phê phán thói lãng phí,
sự không minh bạch về tài chính. Người viết: “Đúng, chế độ chi tiêu của Nhà nước là
một sự “ràng buộc”, nhưng đó là một sự ràng buộc rất cần thiết và rất hay. Nó ràng
buộc những kẻ phung phí, những người thích phô trương. Nó ràng buộc cả những
người chỉ biết việc trước mắt mà không thấy việc lâu dài. Chỉ biết việc của bộ phận
mình mà không thấy việc chung của cả nước. Nhưng chính nhờ đó mà nó lại chặt
xiềng, chắp cánh cho kinh tế nước ta tiến lên như ngựa thần trên con đường xã hội chủ
nghĩa. Nó giúp ta dành dụm từng đồng xu thành những số vốn lớn. Nó vít kín các lỗ
thủng, các khe hở, không để của cải dành dụm của chúng ta hao hụt phân tán. Như vậy
mới dồn được phần lớn vốn của Nhà nước vào việc công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa”.
Thứ tư, theo Hồ Chí Minh, ngoài tiết kiệm để tích luỹ vốn, phục vụ sản xuất thì
việc huy động vốn trong dân cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu trong các
đòn bẩy kinh tế. Theo Người, đồng tiền dính với hoạt động của tất cả các ngành. Vì
vậy, các ngành, các tổ chức kinh tế, các cơ quan nhà nước cùng toàn thể nhân dân phải
biết sử dụng đồng tiền cho tốt…. Một đồng vốn bỏ ra phải đảm bảo tăng thêm của cải
cho xã hội, phải luân chuyển nhanh, đừng để tồn đọng. Phải tích cực huy động tiền
nhàn rỗi để bỏ vào sản xuất. Khi nói về vấn đề này Hồ Chí Minh yêu cầu: huy động
tiền nhàn rỗi trong dân là nhằm đưa vào sản xuất, thì đồng tiền ấy mới sinh sôi, nảy nở
ngày càng thêm nhiều. Về góc độ kinh tế, con người muốn làm chủ nền kinh tế mới thì
21


phải học cách quản lý và sử dụng tiền sao cho hợp lý, đem lại lợi ích cho công cuộc
kiến thiết nước nhà, nâng cao mức sống của nhân dân. Mặt khác, pháp luật của Nhà
nước là hành lang ngăn chặn các hành vi lãng phí, tham ô, tham nhũng trong cán bộ,
đảng viên và nhân dân.
Thứ năm, như trên đã nói, chính sách tiền lương tốt là một trong những điều kiện
chống lãng phí, tham ô, tham nhũng có hiệu quả. Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: giảm
đến mức tối thiểu số người làm việc hành chính, tăng cường lực lượng cho sản xuất

trực tiếp. Bởi vậy, cải cách hành chính cũng là một trong những động lực rất có ý nghĩa
của phát triển kinh tế. Bộ máy hành chính nhà nước càng phình ra bao nhiêu thì trở
thành gắnh nặng cho ngân sách nhà nước bấy nhiêu. Lượng tiền bỏ ra chi cho khối
hành chính càng lớn, thì lượng tiền đưa vào sản xuất càng hạn chế. Đó là chưa kể sự
thất thoát đồng tiền qua việc mua sắm những thứ đắt tiền không cần thiết, xây dựng trụ
sở tiêu tốn nhiều tiền của công quỹ. Cải cách hành chính là đòn bẩy kinh tế, vì cải cách
hành chính như một biện pháp tiết kiệm sức người, sức của. Mấu chốt của thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta như Hồ Chí Minh đã khẳng định: đó là tăng gia sản
xuất và thực hành tiết kiệm, để xây dựng cơ sở vật chấy kỷ thuật và tiến hành công
nghiệp hoá nước nhà. Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm theo Hồ Chí Minh luôn
luôn là những nhiệm vụ hàng đầu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cải cách
hành chính thực chất cũng nhằm thực thi hai nhiệm vụ là tăng gia sản xuất và thực
hành tiết kiệm. Khi nói về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Gián tiếp sản
xuất cũng cần. Phải có người làm bàn giấy, tính toán, đánh máy….mới phục vụ cho
người trực tiếp sản xuất, nhưng nhiều quá có bao nhiêu lãi chén hết. Bây giờ nhà máy
số gián tiếp sản xuất còn nhiều quá”. Như vậy, việc giảm cán bộ gián tiếp của bộ máy
quản lý thực chất là cải cách hành chính, là công việc phải làm thường xuyên , để làm
cho bộ máy nhà nước không rơi vào tình trạng quá cồng kềnh , gây lãng phí sức người,
sức của, trở thành gọn nhẹ mà công việc vẫn được thực hiện một cách có hiệu quả.
Thứ sáu, thực hiện công bằng xã hội trong lưu thông phân phối cũng là động lực
của phát triển kinh tế. Bởi vì, tổ chức lưu thông phân phối cũng góp phần nâng cao
22


năng suất và hiệu quả kinh tế. Hoạt động lưu thông phân phối không thể thiếu được
trong nền kinh tế. Hồ Chí Minh đã từng nói: “Trong nền kinh tế quốc dân có ba mặt
quan trọng: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp. Ba mặt công tác liên hệ mật
thiết với nhau. Thương nghiệp là cái khâu giữa nông nghiệp và công nghiệp. Thương
nghiệp đưa hàng đến nông thôn phục vụ nông dân; thương nghiệp lại đưa nông sản,
nguyên liệu cho thành thị tiêu dùng. Nếu khâu thương nghiệp bị đứt thì không liên kết

được nông nghiệp với công nghiệp, không cũng cố được công nông liên minh. Công
thương nghiệp không chạy thì hoạt động nông nghiệp, công nghiệp sẽ bị rời rạc”.
Cũng như trong quá trình sản xuất, đồng vốn không được để ứ đọng thì quá trình lưu
thông phân phối cũng không được để ách tắc. Như cơ thể con người, muốn khỏe mạnh
thời phải thông khí huyết, bế là sinh bệnh tật, thứ bệnh của lưu thông phân phối gây bế
tắc là bệnh đầu cơ tích trữ. Người phân tích: “Tệ nạn phải chống là bọn đầu cơ tích trữ.
Đảng, Chính phủ và mậu dịch cung cấp hàng cho dân, nhưng một số hàng không đến
tay dân mà bị bọn đầu cơ lợi dụng như vải, thuốc tây…Có thứ thuốc mậu dịch bán
500đ một viên mà bọn đầu cơ bán 2500đ. Thật là nó lợi dụng đồng bào ốm để làm
giàu, như thế là rất đáng phản đối. Muốn chống bọn đầu cơ thì không riêng gì công an,
công thương, mậu dịch mà tất cả cán bộ, công nhân, nhân dân đều phải chống cả, vì
cán bộ nhân dân có hàng triệu tai, mắt mới làm được để hàng hóa đến tay nhân dân”.
Như vậy, lưu thông phân phối tốt, thì nền kinh tế khỏe, vững và sản xuất không ngừng
phát triển.
Trên đây là những luận điểm cơ bản nhất của Hồ Chí Minh khi bàn về động lực
của quá phát triển kinh tế - xã hội. Chính những động lực này là nhân tố quan trọng
góp phần làm cho nền kinh tế nước ta vượt qua được những khó khăn thử thách, đặc
biệt trong thời kỳ đất nước có chiến tranh. Theo Hồ Chí Minh, với việc sử dụng một
cách linh hoạt, hợp lý và có hiệu quả các đòn bẩy kinh tế trong phát triển kinh tế nó
không chỉ là động lực thúc đẩy đất nước phát triển, mà cao hơn nữa là tiến tới xây
dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
4. Văn hóa, giáo dục, khoa học
4.1.
Văn hóa
23


4.1.1.

Những động lực về văn hóa


Nói đến văn hóa là nói đến con người, vì con người là chủ thể sáng tạo ra văn hóa,
vừa là đối tượng hưởng thụ văn hóa. Văn hóa khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng sáng
tạo của con người, phát huy năng lực bản chất con người. Mục tiêu cuối cùng của văn
hóa, kinh tế, chính trị là vì con người. Để có đời sống tinh thần phong phú thì cần phải
có đời sống vật chất cao.
Trong kinh nghiệm đổi mới ở nước ta cũng chứng tỏ rằng, kinh tế nuôi văn hóa và
văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế. Có thể thấy một
số ví dụ thực tiễn như: Năm 1945, nước ta chủ trương kết hợp phát triển kinh tế với
diệt giặc dốt, xây dựng kinh tế trên cơ sở nguồn lực con người có trình độ chuyên môn.
Trong sự phát triển của khoa học kĩ thuật, yếu tố quyết định cho sự tăng trưởng
kinh tế là trí tuệ, là thông tin, là ý tưởng sáng tạo và đổi mới không ngừng. Tiềm năng
sáng tạo này nằm trong các yếu tố cấu thành nên văn hóa.
Trong nền kinh tế thị trường, văn hóa hướng dẫn con đường đi đúng đắn cho nền
kinh tế, hướng cho nền kinh tế phát triển, hạn chế một vài hiện tượng tiêu cực trong
nền kinh tế thị trường như xu hướng sùng bái vật chất, sùng bái tiền tệ,...
Nền văn hóa với những giá trị mới, sẽ là một tiền đề quan trọng đưa nước ta hội
nhập ngày càng sâu hơn, toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới.
Văn hóa, nhất là văn hóa phương Đông, cổ vũ và hướng dẫn cho một lối sống có
chừng mực, hài hòa với sức tài sản của hành tinh chúng ta. Nó đưa ra mô hình ứng xử
thân thiện giữa con người với thiên nhiên, vì sự phát triển bền vững cho thế hệ hôm
nay và cho các thế hệ mai sau.
4.1.2. Thực trạng văn hóa ở Việt Nam hiện nay:
• Những thành tựu:

Tư tưởng, đạo đức và lối sống là những lĩnh vực then chốt của văn hoá, đã có
những chuyển biến quan trọng.

24



Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được vận dụng và phát triển sáng
tạo ngày càng tỏ rõ giá trị vững bền làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động
của Đảng và của cách mạng nước ta, nhân tố hàng đầu bảo đảm cho đời sống tinh thần
xã hội phát triển đúng hướng. Ý thức phấn đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, tinh thần trách nhiệm và năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ, đảng viên được
nâng lên một bước. Nhiều nét mới trong giá trị văn hoá và chuẩn mực đạo đức từng
bước hình thành. Tính năng động và tính tích cực công dân được phát huy, sở trường
và năng lực cá nhân được khuyến khích. Không khí dân chủ trong xã hội tăng lên. Thế
hệ trẻ tiếp thụ nhanh những kiến thức mới và có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp,
xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Những việc làm thiết thực hướng về cội nguồn, về cách mạng và kháng chiến, tư
tưởng các anh hùng dân tộc, quý trọng các danh nhân văn hoá, đền ơn đáp nghĩa những
người có công, giúp đỡ những người hoạn nạn…trở thành phong trào quần chúng. Tự
do tín ngưỡng và không tín ngưỡng được tôn trọng.
Sự nghiệp giáo dục, khoa học thu được những thành tựu quan trọng, góp phần
nâng cao dân trí, trình độ học vấn của nhân dân, làm tăng thêm sinh mạnh nội sinh.
Trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật, các hoạt động sáng tạo có bước phát triển mới.
Nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống được giữ gìn. Có thêm nhiều tác phẩm có giá trị
về đề tài cách mạng và kháng chiến, vê công cuộc đổi mới. Nhiều bộ sưu tập công phu
từ kho tàng văn hoá, dân gian và văn hoá bác học Việt Nam trong nhiều thế kỷ được
xuất bản, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy những giá trị tư tưởng,
học thuật và thẩm mỹ của dân tộc. Hoạt động lý luận, phê bình đã đạt được những kết
quả tích cực, khẳng định mạnh mẽ văn nghệ cách mạng và kháng chiến, đẩy lùi một
bước những quan điểm sai trái.
Số đông văn nghệ sĩ được rèn luyện và thử thách trong thực tiễn cách mạng, có vốn
sống, giàu lòng yêu nước; trước những biến động của thời cuộc và những khó khăn của
đời sống vẫn giữ gìn được phẩm chất, kiên định quan điểm sáng tác phục vụ nhân dân,

25



×