Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Nghiên cứu, tìm hiểu và cài đặt thử nghiệm một số phương pháp cảnh báo cháy rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.52 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

ĐẶNG QUỲNH ANH

NGHIÊN CỨU, TÌM HIỂU VÀ CÀI ĐẶT THỬ NGHIỆM
MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP CẢNH BÁO NGUY CƠ CHÁY RỪNG

Ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên ngành: Hệ thống thông tin
Mã số: 60 48 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
Tiến sĩ Lê Thanh Hà
Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhật Thanh

Hà Nội –2015


2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân,
đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Tiến sĩ Lê Thanh Hà và Tiến sĩ
Nguyễn Thị Nhật Thanh.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này trung
thực và chƣa từng đƣợc công bố dƣới bất kỳ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hà Nội, tháng 9 năm
2015


Học viên

Đặng Quỳnh Anh


3
LỜI CẢM ƠN
Luận văn đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của Tiến sĩ Lê Thanh Hà và Tiến sĩ
Nguyễn Thị Nhật Thanh – khoa Công nghệ thông tin, trƣờng Đại học Công nghệ, Đại
học Quốc gia Hà Nội. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy cô đã hƣớng dẫn
tận tình và có ý kiến chỉ dẫn kịp thời trong quá trình em nghiên cứu, tìm hiểu và hoàn
thiện luận văn.
Em xin cảm ơn các anh chị và các bạn trong trung tâm Công nghệ tích hợp liên
ngành giám sát hiện trƣờng đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình làm luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Công nghệ thông tin, trƣờng
Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho em trong quá
trình học tập và đã có những đóng góp quý báu giúp em hoàn thành bản luận văn
này.
Hà Nội, tháng 9 năm
2015
Học viên

Đặng Quỳnh Anh


4
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Trang
Lời cam đoan ........................................................................................................................... 1

Lời cảm ơn ............................................................................................................................... 2
Mục lục .................................................................................................................................... 3
Danh mục các ký hiệu, từ viết tắt .......................................................................................... 5
Danh mục các bảng................................................................................................................. 6
Danh mục các hình vẽ, đồ thị................................................................................................. 7
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 8

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHÁY RỪNG .................................. 9
1.1 Các vấn đề liên quan đến rừng và cháy rừng .......................................................... 9
1.1.1

Đặc điểm chung của rừng ................................................................................... 9

1.1.2

Các điều kiện tự nhiên ảnh hƣởng đến cháy rừng............................................... 9

1.1.3

Nguyên nhân cháy rừng .................................................................................... 11

1.1.4

Phân loại kiểu cháy rừng ................................... Error! Bookmark not defined.

1.2 Tình hình nghiên cứu cháy rừng trên thế giới ...... Error! Bookmark not defined.
1.3 Tình hình nghiên cứu cháy rừng ở Việt Nam ....... Error! Bookmark not defined.
1.3.1

Tình hình cháy rừng ở Việt Nam những năm gần đâyError! Bookmark not defined.


1.3.2

Các nghiên cứu về cảnh báo cháy rừng ở Việt NamError! Bookmark not defined.

1.3.3

Xác định những tồn tại, khó khăn ..................... Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 2. NGHIÊN CỨU CÁC CHỈ SỐ CẢNH BÁO NGUY CƠ CHÁY RỪNGError! Bookma
2.1 Chỉ số cảnh báo cháy của Pháp. ............................ Error! Bookmark not defined.

2.2 Chỉ số cảnh báo cháy rừng FFDI và GFDI đƣợc sử dụng ở AustraliaError! Bookmark not d

2.3 Hệ thống cảnh báo cháy rừng đƣợc sử dụng ở Indonesia và MalaysiaError! Bookmark not d

2.4 Phƣơng pháp dự báo cháy rừng dựa vào chỉ số Nesterov ở NgaError! Bookmark not define
2.5 Chỉ số cảnh báo cháy rừng Angstrom ở Thụy ĐiểnError! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT CHỈ SỐ CẢNH BÁO NGUY CƠ CHÁY RỪNG TẠI VIỆT
NAM
................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.1 Giới thiệu vùng nghiên cứu: ................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.1

Sự đa dạng về hệ sinh thái rừng ở Việt Nam .... Error! Bookmark not defined.

3.1.2

Đặc điểm khí hậu ở Việt Nam........................... Error! Bookmark not defined.


3.2 Đề xuất phƣơng pháp cài đặt thử nghiệm chỉ số cảnh báo nguy cơ cháy rừng
cho Việt Nam ................................................................. Error! Bookmark not defined.


5
CHƢƠNG 4. CÀI ĐẶT THỬ NGHIỆM ....................... Error! Bookmark not defined.
4.1 Mô tả dữ liệu cài đặt ............................................. Error! Bookmark not defined.
4.1.1

Nguồn dữ liệu đầu vào: ..................................... Error! Bookmark not defined.

4.1.2

Định dạng dữ liệu: ............................................. Error! Bookmark not defined.

4.1.3

Phạm vi dữ liệu: ................................................ Error! Bookmark not defined.

4.2 Môi trƣờng cài đặt................................................. Error! Bookmark not defined.
4.3 Xây dựng hệ thống ................................................ Error! Bookmark not defined.
4.4 Kết quả thực nghiệm ............................................. Error! Bookmark not defined.
4.4.1

Các kết quả dự báo cháy ................................... Error! Bookmark not defined.

4.4.2

Đánh giá hiệu quả ............................................. Error! Bookmark not defined.


4.5 Chƣơng trình trình diễn kết quả cảnh báo cháy .... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 57
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 59


6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Thật vậy, rừng có thể duy trì sự cân bằng
lƣợng oxy và cacbonic trong không khí, điều đó giúp làm giảm nhẹ ảnh hƣởng của
các chất thải, khí độc gây ô nhiễm và làm trong sạch môi trƣờng. Ngoài ra, rừng còn
có tác dụng bảo vệ và cải tạo đất. Nhờ có tán lá xòe to, thân cây chắc, rễ cây bám sâu
mà nƣớc mƣa không thể xối thẳng xuống đất gây sạt lở, xói mòn nghiêm trọng, nắng
không thể đốt cháy mặt đất. Cành lá rơi rụng xuống sẽ bị phân hủy, tạo thành mùn
chứa chất dinh dƣỡng nuôi dƣỡng đất, làm tăng độ phì nhiêu, màu mỡ của đất.
Vì vậy, cháy rừng luôn là hiểm họa thƣờng trực đối với con ngƣời và xã hội.
Hàng năm trên thế giới có khoảng 10 đến 15 triệu héc ta rừng bị cháy. Khi cháy rừng
xảy ra , tài nguyên rừng bị hủy hoại, môi trƣờng sống biến đổi theo hƣớng tiêu cực
thậm chí còn ảnh hƣởng đến tài sản và tính mạng của con ngƣời. Theo thống kê của
Tổng cục lâm nghiệp, trong năm 2014, cả nƣớc đã xảy ra 419 vụ cháy rừng, làm thiệt
hại 1.722ha rừng các loại, tăng 73% về số vụ và tăng 83% về diện tích so với cùng kỳ
năm 2013 [1].
Nghiên cứu về sự cháy và cháy rừng đã đƣợc nhiều nhà khoa học trong nƣớc
và quốc tế quan tâm.Nhiều kết quả nghiên cứu đã và đang đƣợc áp dụng trong thực
tiễn để phòng cháy, chữa cháy rừng nhƣ chỉ số đánh lửa P của Nesterov, chỉ số hạn
hán D (Drought Index) của Pháp, chỉ số cảnh báo FFDI của McArthur đƣợc sử dụng
rộng rãi ở Australia.Phƣơng pháp dự báo cháy rừng dựa theo chỉ số Angstromcó cách
sử dụng đơn giản nên đƣợc sử dụng rộng rãi ở các nƣớc thuộc bán đảo Scandinavia,
Bồ Đào Nha và một số nƣớc từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha [6]. Tuy nhiên khi

cháy rừng xảy ra h ầu nhƣ con ngƣời vẫn chƣa thể kiểm soát đƣợc và hoàn toàn bị
động. Vì vậy, việc nghiên cứu để đề xuất các biện pháp phòng cháy phù hợp, chủ
động đƣợc coi là hƣớng đi tối ƣu về phòng cháy, chữa cháy rừng hiện nay.
Hiện nay, có một số hệ thống giám sát cháy rừng nhƣ hệ thống theo dõi cháy
rừng trực tuyến của Cục Kiểm lâm [16], hệ thống cảnh báo nguy cơ cháy rừng của
Canada. Các hệ thống trên thực hiện chức năng chính là theo dõi phát hiện các điểm
cháy dựa trên dữ liệu vệ tinh nhƣng chỉ dừng ở hiển thị các điểm cháy mà chƣa kết
hợp với dữ liệu liên quan khác nhƣ loại rừng, độ ẩm, nhiệt độ, mƣa [2].
Mục tiêu của luận văn:Để có thể đƣa ra đƣợc những kết luận sớm và chính xác
về việc cảnh báo nguy cơ cháy rừng, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu, tìm hiểu
và cài đặt thử nghiệm một vài phương pháp cảnh báo nguy cơ cháy rừng” nhằm mục
đích đánh giá các nguy cơ ảnh hƣởng đến cháy rừng, tìm hiểu một vài phƣơng pháp
cảnh báo cháy rừng đã, đang đƣợc sử dụng ở Việt Nam và trên thế giới. Sau khi tiến
hành cài đặt thử nghiệm thuật toán cảnh báo nguy cơ cháy rừng dựa trên chỉ số


7
Angstrom của Thụy Điển, chỉ số Nesterov của Nga, tôi nhận thấy, Việt Nam là một
trong những quốc gia nóng, ẩm, mƣa nhiều, nguy cơ cháy rừng phụ thuộc rất nhiều vào
độ ẩm, lƣợng mƣa, vì thế tác giả đã đƣa ra đề xuất chỉ số cảnh báo cháy tổng hợp dựa
trên chỉ số Angstrom và Nesterov cho Việt Nam nhằm đƣa ra đƣợc những kết luận
chính xác hơn về việc cảnh báo sớm nguy cơ cháy rừng, giảm thiểu thiệt hại của cháy
rừng.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu về rừng, các điều kiện tự nhiên ảnh hƣởng đến cháy rừng.
- Phân loại các kiểu cháy rừng.
- Tìm hiểu một số phƣơng pháp cảnh báo cháy và hệ thống cảnh báo nguy cơ
cháy rừng.
- Cài đặt thuật toán cảnh báo nguy cơ cháy rừng dựa trên chỉ số Angstrom,
chỉ số Nesterov và chỉ số tổng hợp.

- Tìm đƣợc ngƣỡng sai số lƣợng mƣa để đƣa ra đƣợc chỉ số tổng hợp với đánh
giá tốt nhất có thể.
- Hiển thị dữ liệu lên bản đồ.
Dữ liệu đầu vào:
- Dữ liệu về độ ẩm, nhiệt độ, lƣợng mƣa trong năm 2012 trên lãnh thổ Việt Nam.
- Bản đồ nền Google map.
Kết quả đầu ra:
- Ảnh hiển thị các mức độ cảnh báo nguy cơ cháy rừng dựa trên chỉ số
Angstrom, chỉ số Nesterov và chỉ số tổng hợp.
- Tổng diện tích cảnh báo và đếm số điểm cháy theo từng mức.
Nội dung luận văn:
Ngoài phần mở đầu, lời cam đoan, lời cảm ơn và các tài liệu tham khảo, luận
văn bao gồm 3 chƣơng nhƣ sau:
- Chƣơng 1. Tổng quan nghiên cứu: Trình bày các khái niệm cơ bản liên
quan đến rừng và cháy rừng, các yếu tố ảnh hƣởng đến cháy rừng, phân loại
các kiểu cháy rừng. Phân tích điều kiện tự nhiên và tình hình cháy rừng ở
Việt Nam những năm gần đây. Đánh giá thực trạng công tác phòng cháy
chữa cháy rừng ở Việt Nam.
- Chƣơng 2. Một vài phƣơng pháp cảnh báo nguy cơ cháy rừng: Tìm hiểu một
vài chỉ số và phƣơng pháp cảnh báo cháy rừng. Nêu lên đƣợc ƣu nhƣợc
điểm của từng chỉ số, phƣơng pháp.
- Chƣơng 3. Đề xuất chỉ số cảnh báo cháy rừng cho Việt Nam: Tìm hiểu điều
kiện tự nhiên ở Việt Nam. Đƣa ra lý do đề xuất chỉ số cảnh báo cho Việt
Nam.
- Chƣơng 4. Cài đặt thử nghiệm: Mô tả dữ liệu và môi trƣờng cài đặt, tiến hành
cài đặt thuật toán sử dụng chỉ số Angstrom, chỉ số Nesterov, chỉ số tổng hợp,


8
từ đó tìm ra ngƣỡng sai số lƣợng mƣa để chỉ số tổng hợp đƣợc đánh giá cao

nhất.


9
CHƢƠNG 1.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHÁY RỪNG

1.1 Các vấn đề liên quan đến rừng và cháy rừng
1.1.1 Đặc điểm chung của rừng
Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Rừng là tài
nguyên vô cùng quan trọng trong cuộc sống con ngƣời, đặc biệt là đối với nƣớc ta. Tuy
nhiên diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, khả năng tự phục hồi vô cùng chậm so với
tốc độ mất rừng, mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là tình trạng cháy rừng.
Theo thống kê của Cục kiểm lâm, trong những năm gần đây, trung bình mỗi
năm Việt Nam mất đi hàng chục ngàn hecta rừng, trong đó mất do cháy rừng khoảng
16.000ha. Theosố liệu thống kê chƣa đầy đủ về cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng
gây ra trong vòng 40 năm (1963 - 2002) của Cục Kiểm lâm; tổng số vụ cháy rừng là
trên 47.000 vụ, diện tích thiệt hại trên 633.000 ha rừng (chủ yếu là rừng non), trong
đó có 262.325 ha rừng trồng và 376.160 ha rừng tự nhiên [1]. Thiệt hại ƣớc tính mất
hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, đó là chƣa kể đến những ảnh hƣởng xấu về môi trƣờng
sống, cùng những thiệt hại do làm tăng lũ lụt ở vùng hạ lƣu mà chúng ta chƣa định
lƣợng đƣợc và làm giảm tính đa dạng sinh học, phá vỡ cảnh quan; tác động xấu đến
an ninh quốc phòng....
1.1.2 Các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến cháy rừng
Cháy rừng chỉ xảy ra khi có sự kết hợp đồng thời của 3 yếu tố:
- Ô xy: Chất duy trì sự cháy, sẵn có trong không khí (Chiếm khoảng 21% bầu
không khí tự nhiên). Dƣới tán rừng tỷ lệ này có thể thấp hơn một chút do quá trính
phân giải một số hợp chất hữu cơ làm cho lƣợng CO2 tăng lên.
- Vật liệu cháy (VLC): Chất bị cháy, có sẵn trong rừng. VLC là tất cả những

chất có khả năng bén lửa và bốc cháy trong điều kiện có đủ nguồn nhiệt và ô xy.
- Nguồn nhiệt: Là yếu tố duy nhất không sẵn có trong rừng. Nhiệt độ cần để
đốt cháy VLC ở thời điểm ban đầu gọi là điểm bén lửa. Các VLC trong rừng thƣờng
có điểm bén lửa trong khoảng từ 220 – 2500C. Hầu hết nguồn nhiệt gây cháy rừng
đƣợc xuất phát từ các hoạt động của con ngƣời.
Nếu đã có đủ 3 điều kiện gây cháy là Ô xy, VLC và nguồn nhiệt, thì đám cháy
có xuất hiện hay không lại phụ thuộc vào yếu tố độ ẩm của VLC.
Thông qua nghiên cứu, đã rút ra đƣợc kết luận nguồn VLC có độ ẩm ≤ 25%
thì khả năng bắt lửa là dễ dàng.
Vậy điều kiện cần và đủ cho đám cháy rừng xảy ra là phải đảm bảo đủ 3 yếu tố:
Ô xy, VLC có độ ẩm ≤ 25% và nguồn nhiệt đủ lớn. Yếu tố thứ nhất luôn có sẵn trong
không khí.Đối với yếu tố thứ 2, VLC thông thƣờng mà ta thƣờng thấy là củi, rơm, lá
cây,… Khi độ ẩm của vật liệu đủ thấp, nó có khả năng bắt lửa và bùng cháy. Nhƣ
vậy, chỉ cần hội đủ 2 yếu tố đầu là ta đã có thể cảnh báo về nguy cơ xảy ra cháy rừng,
chỉ cần có yếu tố thứ 3 nữa thì việc cháy rừng sẽ xảy ra. Nhƣng nhấn mạnh lại là


10
chúng ta đang nghiên cứu hệ thống cảnh báo nguy cơ cháy rừng, đồng thời điều kiện
1 luôn đúng, dẫn đến ta chỉ cần quan tâm tới điều kiện 2.
1.1.2.1 Thời tiết và các nhân tố khí tượng
Thời tiết và các nhân tố khí tƣợng là một tác nhân cho sự phát sinh và phát
triển của một đám cháy rừng. Yếu tố cơ bản ảnh hƣởng tới cháy rừng và dự báo cháy
rừng nhƣ sau:
Nhiệt độ: là yếu tố gây ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình cháy rừng, làm khô,
nỏ VLC, làm độ ẩm không khí giảm và mặt đất nóng lên. Vai trò của nhiệt độ ảnh
hƣởng tới các mặt sau:
o Nhiệt độ rút ngắn quá trình khô của VLC;
o Làm nóng và khô nhanh mặt đất kéo theo lớp không khí sát mặt đất
nóng lên bằng các phƣơng thức truyền nhiệt khác nhau. Nhƣ vậy nhiệt độ bao gồm

hai thành phần là nhiệt độ không khí và nhiệt độ mặt đất. Trong một ngày nhiệt độ
đạt cực đại vào lúc 12 – 13 giờ, từ 13 – 17 giờ là thời gian khô nhất trong ngày, vì
vậy trong thời gian này thƣờng xảy ra cháy rừng.
Độ ẩm: Là sự chênh lệch giữa nhiệt độ lúc 13 giờ và nhiệt độ điểm sƣơng
(nhiệt độ ở thời điểm không khí bão hòa hơi nƣớc, gây ngƣng kết hơi nƣớc trong
không khí). Khi không khí có độ ẩm thấp kết hợp với nhiệt độ cao thì VLC càng khô,
đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình cháy. Độ ẩm có ảnh hƣởng hoặc tích cực
hoặc tiêu cực đến quá trình cháy rừng. Độ ẩm càng cao thì độ ẩm VLC càng cao,
càng khó gây cháy và ngƣợc lại. Độ ẩm thể hiện ở 3 loại sau:
o Độ ẩm không khí: Nhìn chung độ ẩm không khí ở các vùng rừng núi
cao hơn bên ngoài do sự thoát hơi nƣớc của sinh vật trong quá trình hoạt động sinh lý
và do đất rừng bốc hơi nƣớc, mặt khác do giới hạn bởi tán rừng nên khó thoát ra
ngoài.
o Độ ẩm VLC: Ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng bén lửa
o Độ ẩm đất: Độ ẩm này đƣợc tạo thành bởi lƣợng nƣớc mƣa đọng lại
trên mặt đất rừng, lƣợng nƣớc thực tại trong tầng đất và lƣợng nƣớc ngầm.
Gió: Là nhân tố ảnh hƣởng rất nhiều đến cháy rừng, gió thúc đẩy làm khô VLC;
làm bùng phát đám cháy và làm nhanh tốc độ lan tràn đám cháy lên rất nhiều lần.
Mƣa: làm tăng độ ẩm của VLC. Nếu mƣa ít thì VLC sẽ khô, nhiệt độ tăng cao,
nguy cơ cháy rừng tăng lên.
1.1.2.2 Điều kiện địa hình
Địa hình ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cháy rừng và liên quan trực
tiếp đến sự phát triển của đám cháy; có tác động ngăn chặn các hệ thống gió, hình
thành các khu vực tiểu khí hậu khác nhau tạo ra các khu vực thƣờng xuyên có mƣa
hoặc khu vực khô hạn.
Độ cao địa hình thƣờng khô hạn kéo dài, nắng nhiều và dao động nhiệt độ lớn
hơn rất nhiều so với thấp; ở sƣờn dốc do khác hƣớng phơi nên năng lƣợng nhận đƣợc


11

là khác nhau, sƣờn dốc còn tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng đối lƣu phát triển
mạnh so với các vùng khác. Ngoài ra các loại gió có sự điều chỉnh của địa hình đối
với hệ thống gió chính có thể làm tăng tốc độ. Các điều kiện địa hình tạo ra có ảnh
hƣởng trực tiếp đến điều kiện bốc hơi nƣớc của VLC hoặc chi phối quy mô, tốc độ
lan tràn các đám cháy rừng.
1.1.2.3 Kiểu rừng và loại thực bì
Kiểu rừng và loại thực bì có liên quan trực tiếp đến nguồn VLC, tính chất và
khối lƣợng của VLC do đặc điểm của kiểu rừng và loại thực bì quyết định, từ đó dẫn
đến tính dễ bắt lửa và quy mô đám cháy.
Ở các loại rừng Thông, Tràm, Bạch đàn, rừng Khộp thuần loài sản phẩm rơi
rụng là những cành lá, hoa quả, vỏ và thân cây, những loại này thƣờng có nhựa hoặc
tinh dầu nên rất dễ bắt lửa và cháy đƣợm. Những khu rừng tre, nứa thuần loài hoặc
chiếm ƣu thế, cành nhánh khô nhiều và hiện tƣợng chết hàng loạt, vì vậy VLC là rất
lớn. Một số loại rừng rụng lá theo mùa cũng là nguồn vật liệu tiềm ẩn gây ra nhũng
vụ cháy lớn.
1.1.3 Nguyên nhân cháy rừng
1.1.3.1 Nguyên nhân khách quan:
Các nhân tố khí tƣợng quyết định đến khả năng xảy ra cháy r ừng đối với từng
vùng rừng khác nhau. Nhân tố ảnh hƣởng rõ nhất đến cháy rừng là nhiệt độ và lƣợng
mƣa. Đặc điểm thời tiết không mƣa hoặc ít mƣa, hanh khô kéo dài dẫn đến độ ẩm của
VLC giảm, dễ bắt lửa. Nhiệt độ tăng làm cho khối lƣợng VLC tăng thông qua việc
làm khô các vật liệu thân thảo, cành khô, lá rụng. Bên cạnh đó,địa hình phức tạp, việc
chữa cháy rất khó khăn, trang bị chữa cháy của các hạt kiểm lâm còn quá nghèo nàn,
khi đám cháy xảy ra, ngƣời ít, phƣơng tiện thiếu, thông tin chậm.
Trên thế giới xảy ra hiện tƣợng cháy rừng do sấm, sét. Ở Việt Nam hiện chƣa
có thông tin nào về hiện tƣợng trên.
Đạn, thuốc súng còn sót lại trong chiến tranh ở các khu rừng ở Tây Nguyên và
Miền Trung khi gặp điều kiện thuận lợi cũng có thể nổ gây cháy rừng.
1.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan:
Ngoài những nguyên chân khách quan thì cũng cần kể đến những nguyên nhân

chủ quan. Các nguyên nhân chủ quan thƣờng thấy đó là:
- Đốt dọn vƣờn, rẫy vào mùa khô.
- Xử lý VLC hoặc đốt trƣớc không đúng quy định .
- Đốt đồng cỏ để chăn thả gia súc.
- Đốt rừng do mâu thuẫn cá nhân.
- Do ngƣời đi rừng hoặc du khách vô ý khi sủ dụng lửa trong rừng.
- Quy trình phòng cháy chƣa phù hợp.
Trƣớc hết chiếm đến 70% các vụ cháy rừng thƣờng xảy ra là do đốt nƣơng,
làm rẫy, đốt kèo ăn ong hoặc do ngƣời dân đi rừng bất cẩn vứt tàn thuốc lá, đốt than,


12
đốt rác hoặc gây cháy trong lúc khai thác rừng … Đốt nƣơng, làm rẫy là một tập
quán canh tác lâu đời, không dễ thay đổi thậm chí không nên thay đổi, nhƣng đốt
nƣơng


13
KẾT LUẬN
Sau quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, với sự nỗ lực của cá nhân và sự giúp đỡ nhiệt
tình của thầy cô cán bộ hƣớng dẫn, của các bạn đồng môn, luận văn đã đạt đƣợc những
mục tiêu đề ra và hoàn thành những nội dung đã đề cập trong đề cƣơng, cụ thể:
- Nghiên cứu, tìm hiểu các khái niệm cơ bản về rừng và cháy rừng.
- Điều kiện tự nhiên ảnh hƣởng đến cháy rừng.
- Tình hình cháy rừng ở Việt Nam những năm gần đây.
- Đánh giá thực trạng công tác phòng tránh cháy rừng.
- Nghiên cứu, tìm hiểu một số phƣơng pháp cảnh báo cháy rừng dựa vào các
chỉ số khác nhau đã và đang đƣợc sử dụng ở Việt Nam và trên thế giới.
- Đề xuất cài đặt thử nghiệm một phƣơng pháp cảnh báo nguy cơ cháy rừng
dựa trên chỉ số cảnh báo cháy Angstrom, Nesterov, đề xuất chỉ số tổng hợp.

Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã cố gắng trau dồi, học hỏi và bổ sung thêm
đƣợc nhiều kiến thức mới. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian và sự hiểu biết ở
lĩnh vức mới nên kết quả vẫn có phần hạn chế, tôi xin đƣa ra hƣớng tiếp theo của luận
văn nhƣ sau:
Nếu tiếp tục đƣợc nghiên cứu, tìm hiểu, tôi sẽ nghiên cứu bổ sung hệ số mùa và
tìm ra đƣợc ngƣỡng sai số lƣợng mƣa tối ƣu hơn áp dụng vào thuật toán để cải tiến
hơn nữa phƣơng pháp cảnh báo nguy cơ cháy rừng nhằm tối ƣu hóa việc cảnh báo sớm
nguy cơ cháy rừng.
Luận văn nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc các
góp ý, đánh giá của phản biện và hội đồng đánh giá luận văn để luận văn của tôi đƣợc
hoàn thiện hơn.


14
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
2.

3.
4.
5.
6.

7.
8.

Tiếng Việt:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (2006), Hệ sinh thái rừng tự nhiên Việt
Nam.

Bế Minh Châu (2001), Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện khí tượng đến độ ẩm
và khả năng cháy của vật liệu dưới rừng Thông góp phần hoàn thiện phương pháp
dự báo cháy rừng tại một số vùng trọng điểm Thông ở Miền Bắc Việt Nam. Luận
văn tiến sỹ Nông nghiệp số 4.04.03.
Lê Sỹ Doanh, Bế Minh Châu (2014), Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nguy cơ
cháy rừng ở vùng Tây Bắc Việt Nam.
Phạm Ngọc Hƣng (2001), Thiên tai khô hạn cháy rừng và các giải pháp phòng
cháy chữa cháy rừng ở Việt Nam.
Hồ Văn Phú (2015), Hệ thống cảnh báo nguy cơ cháy rừng, khóa luận tốt nghiệp.
Tiếng Anh:
Carla Willis, Brian van Wilgen, Kevin Tolhurst, Colin Everson, Peter D’Abreton,
Lionel Pero and Gavin Fleming, (2001), The Development of a National Fire
Danger Rating System for South Africa.
J.J. Sharples, R.H.D. McRae, R.O. Weber, A.M. Gill (2009) A simple index for
assessing fire danger rating.
Milan Onderka & Igor Melicherčik (2010), Fire-prone areas delineated from a
combination of the Nesterov Fire-risk Rating Index with multispectral satellite
data.

9. Khac Phong Do, Ba Tung Nguyen, Xuan Thanh Nguyen, Quang Hung Bui, Nguyen Le
Tran, Thi Nhat Thanh Nguyen, Van Quynh Vuong, Thanh Ha Le, Spatial interpolation
and assimilation methods for satellite and ground meteorological data in Vietnam, to
appear in Journal of Information Processing Systems, 2015 (Scopus Indexed).

10. William J. de Groot·Robert D. Field, Michael A. Brady·Orbita Roswintiarti,
Maznorizan Mohamad (2007) Development of the Indonesian and Malaysian Fire
Danger Rating Systems.
11.Ba Tung Nguyen, Khac Phong Do, Xuan Thanh Nguyen, Nguyen Le Tran, Quang
Hung Bui, Thi Nhat Thanh Nguyen, Van Quynh Vuong, Thanh Ha Le, “Improved
Assessment of Fire Early Warning System in Vietnam using Spatial Data”,

Submitted to the Enviromental Research Letters, reviewing phase, 2015

12.C. McSweeney,M. Newand G. Lizcano, “UNDP Climate Change Country Profiles –
Vietnam”

13.Viet Nam Assessment Report on Climate Change, UNEP and IPONRE (2009)
14. Xuan Thanh Nguyen, Ba Tung Nguyen, Khac Phong Do, Quang Hung Bui, Thi Nhat
Thanh Nguyen, Van Quynh Vuong and Thanh Ha Le, Spatial Interpolation of
Meteorologic Variables in Vietnam using the Kriging Method, Journal of Information
Processing Systems, vol. 11, no. 1, pp. 134~147, 2015 (Scopus Indexed).


15

15.Thanh Ha Le, Thanh Thi Nhat Nguyen, Kristofer Lasko,Shriram Ilavajhala,
Krishna Prasad Vadrevu and Chris Justice, Vegetation Fires And Air Pollution
In Vietnam,Environmental Pollution, 2014 (SCI Indexed).
Website:
16. Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trang Web về phát hiện
sớm điểm cháy và cảnh
báo cháy rừng />17. />emid=1157
18. />


×