Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Trách nhiệm bồi thường của nhà nước đối với cá nhân, pháp nhân nước ngoài dưới góc độ pháp luật quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.85 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM TRƢỜNG HẢI

TR¸CH NHIÖM BåI TH¦êNG CñA NHµ N¦íC
§èI VíI C¸ NH¢N, PH¸P NH¢N N¦íC NGOµI
D¦íI GãC §é PH¸P LUËT QUèC TÕ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM TRƢỜNG HẢI

TR¸CH NHIÖM BåI TH¦êNG CñA NHµ N¦íC
§èI VíI C¸ NH¢N, PH¸P NH¢N N¦íC NGOµI
D¦íI GãC §é PH¸P LUËT QUèC TÕ
Chuyên ngành: Luật quốc tế
Mã số : 60 38 01 08

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TIẾN VINH

HÀ NỘI - 2015



MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRÁCH
NHIỆM BỒI THƢỜNG CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁ
NHÂN, PHÁP NHÂN NƢỚC NGOÀI ............................................. 9
1.1.

Khái niệm và nguồn của chế định TNBTCNN đối với CNPN
nƣớc ngoài ........................................................................................... 9

1.1.1. Khái niệm TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài .............................. 9
1.1.2. Nguồn của TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài ............................. 9
1.2.

Điều kiện phát sinh TNBTCNN đối với CNPN nƣớc ngoài ........... 9

1.2.1. Yếu tố thiệt hại ..................................................................................... 9
1.2.2. Yếu tố hành vi nhà nước ...................................................................... 9
1.2.3. Yêu tố lỗi .............................................................................................. 9
1.3.

Các loại thiệt hại đƣợc bồi thƣờng đối với CNPN nƣớc ngoài ........... 9

1.3.1. Bồi thường đối với những thiệt hại vật chất ........................................ 9

1.3.2. Bồi thường đối với thiệt hại phi vật chất.............................................. 9
1.3.3. Bồi thường thiệt hại theo yêu cầu của CNPN ...................................... 9
Chƣơng 2: THỰC TIỄN QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI
THƢỜNG CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, PHÁP
NHÂN NƢỚC NGOÀI...................................................................... 9
2.1.

Thực tiễn pháp điển hóa chế định TNBTCNN ................................ 9

2.1.1. Pháp điển hóa chế định TNBTCNN trong PLQT ................................ 9
2.1.2. Pháp điển hóa chế định TNBTCNN trong PLQG ................................. 9

1


2.2.

Thực tiễn quy định của pháp luật quốc gia về điều kiện phát
sinh TNBTCNN đối với CNPN nƣớc ngoài ..................................... 9

2.2.1. Yếu tố thiệt hại ..................................................................................... 9
2.2.2. Yếu tố hành vi Nhà nước ..................................................................... 9
2.2.3. Yếu tố lỗi .............................................................................................. 9
2.2.4. Nguyên tắc có đi có lại và nguyên tắc lãnh thổ ................................... 9
2.3.

Nội dung TNBTCNN đối với CNPN nƣớc ngoài............................. 9

2.3.1. Các loại thiệt hại được bồi thường ....................................................... 9
2.3.2. Hình thức bồi thường ........................................................................... 9

2.3.3. Mức bồi thường .................................................................................... 9
Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN
THIỆN CHẾ ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG CỦA
NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, PHÁP NHÂN NƢỚC
NGOÀI TẠI VIỆT NAM ................................................................... 9
3.1.

Đánh giá thực trạng chế định TNBTCNN đối với CNPN
nƣớc ngoài tại Việt Nam .................................................................... 9

3.1.1. Quan điểm pháp luật ............................................................................ 9
3.1.2. Kết quả đạt được .................................................................................. 9
3.1.3. Tồn tại và hạn chế ................................................................................ 9
3.2.

Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về TNBTCNN
đối với CNPN nƣớc ngoài .................................................................... 9

3.2.1. Yêu cầu chung ...................................................................................... 9
3.2.2. Một số đề xuất cụ thể ........................................................................... 9
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 9

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, khi mối quan hệ giao lưu giữa
các quốc gia ngày càng phát triển thì số lượng các cá nhân, pháp nhân

(CNPN) mang quốc tịch một quốc gia sinh sống, làm việc tại một quốc gia
khác ngày càng trở nên phổ biến.
Trong mối quan hệ giữa các CNPN nước ngoài với Nhà nước nơi mà
họ không mang quốc tịch, các CNPN nước ngoài có thể phải gánh chịu những
thiệt hại phát sinh từ hành vi công quyền của Nhà nước đó. Vậy trong trường
hợp này, họ có được hưởng các biện pháp khắc phục và BTTH hay không?
Cơ sở pháp lý, bản chất của trách nhiệm của Nhà nước trong trường hợp này
phải được hiểu như thế nào? Nội dung và cách thức khắc phục và BTTH của
Nhà nước trong trường hợp này như thế nào? Đây là những vấn đề cần được
xem xét và nghiên cứu.
Trên thực tế, trong các quy định của pháp luật quốc tế (PLQT) cũng
như trong quy định của pháp luật quốc gia (PLQG) đã thừa nhận TNBTCNN.
Việc thể chế hóa và áp dụng các quy định pháp luật về TNBTCNN trong
PLQT và trong PLQG đã thể hiện được quan điểm pháp luật tiến bộ của các
quốc gia và đã đạt được những hiệu quả nhất định trong việc bảo về quyền và
lợi ích hợp pháp của các CNPN trong mối quan hệ với Nhà nước.
Tuy nhiên, thông qua việc nghiên cứu lịch sử hình thành của
TNBTCNN, chúng ta có thể thấy đây vẫn là một chế định pháp luật còn
tương đối mới mẻ. Các quy định PLQT và PLQG vẫn còn nằm ở mức độ
hạn chế. Do vậy, vẫn còn nhiều những khó khăn, vướng mắc trong việc
xem xét, đánh giá và thực hiện TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài. Bên

3


cạnh đó, mặc dù các ĐƯQT đã ghi nhận TNBTCNN nhưng việc quy định
TNBTCNN ở các quốc gia lại không có sự đồng nhất. Việc quy định và
thực hiện TNBTCNN như thế nào, mức độ ra sao là tùy thuộc vào thái độ
và quan điểm của từng quốc gia.
Tại Việt Nam, pháp luật đã thừa nhận TNBTCNN và không có sự

phân biệt đối xử giữa công dân Việt Nam và CNPN nước ngoài. Nhưng
liệu rằng, việc giải quyết BTTH đối với các cá nhân, tổ chức nước ngoài
cũng tương tự như giải quyết BTTH đối với các cá nhân tổ chức Việt
Nam?, liệu các quy định của pháp luật Việt Nam tại thời điểm hiện nay đã
phù hợp với quy định, thông lệ quốc tế?, liệu chúng ta có cần phải có
những thay đổi về mặt pháp luật hoặc có những quy định hướng dẫn cụ thể
đối với các trường hợp BTTH cho CNPN nước ngoài hay không? Đây là
vấn đề cần được nghiên cứu và đánh giá.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu các quy định của
PLQT cũng như một số quốc gia trên thế giới về TNBTCNN đối với các
CNPN nước ngoài là cần thiết nhằm xác định được một thể chế và cơ chế pháp
lý toàn diện, hiệu quả, làm cơ sở cho việc xây dựng hoàn thiện quy định
TNBTCNN. Do vậy, tôi đã chọn vấn đề “Trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước đối với cá nhân, pháp nhân nước ngoài dưới góc độ pháp luật quốc tế”
làm đề tài Luận văn thạc sỹ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan tới đề tài luận văn
TNBTCNN là một vấn đề mới. Trên thế giới, vấn đề này chỉ thực sự
được công nhận và quy định từ sau năm 1945. Tại Việt Nam, chế định này
mới thực sự được nhiều người biết đến biết đến kể từ thời điểm có Nghị
định số 47/CP ngày 03 tháng 05 năm 1997 của Chính Phủ Về việc giải
quyết BTTH do công chức, viên chức Nhà nước, người có thẩm quyền của
cơ quan tiến hành tố tụng gây ra [7]; Nghị quyết 388/2003/NQUBTVQH11 ngày 17 tháng 03 năm 2003 của Ủy Ban thường vụ Quốc hội

4


về BTTH cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố
tụng hình sự gây ra [46] và đặc biệt là sau khi Luật số 35/2009/QH12 ngày
18 tháng 06 năm 2009 về TNBTCNN được ban hành và có hiệu lực thi
hành kể từ 01 tháng 01 năm 2010 [38].

Đến nay, đã có những bài nghiên cứu về TNBTCNN như: Luận văn thạc
sỹ “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước” năm 2007 của tác giả Lê Thái Phương [34]; Luận văn thạc sỹ luật học
“Quyền con người trong pháp luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”
năm 2014 của tác giả Hà Thu Hương [22]; bài nghiên cứu Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn về trách nhiệm pháp lý của Nhà nước, cán bộ, công chức,
viên chức, cơ quan Nhà nước Việt Nam năm 2014 của tác giả Nguyễn Minh
Đoan [17]; tác phẩm Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước năm 2014 của hai tác giả Đỗ Văn Đại và Nguyễn Trương Tín [16]…
Tuy nhiên, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của những công trình
nêu trên mới chủ yếu tập trung vào TNBTCNN trong pháp luật của Việt
Nam. Hơn nữa, chủ thể được BTTH được đề cập trong các công trình này
chủ yếu là đối với các CNPN mang quốc tịch Việt Nam. Như vậy, tính cho
đến thời điểm hiện nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu tổng
thể và chuyên sâu về TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài dưới góc độ
PLQT ở nước ta.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu của Luận văn là nghiên cứu các quy định của PLQT và PLQG
về TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài. Trên cơ sở đó, so sánh và đánh giá
thực trạng pháp luật của Việt Nam với PLQT và pháp luật của các quốc gia
khác về vấn đề này, từ đó đề xuất các giải pháp để Nhà nước ta hoàn thiện
quy định của pháp luật về TNBTCNN, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

5


CNPN nói chung và CNPN nước ngoài nói riêng tại Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn đặt ra và giải

quyết những nhiệm vụ sau đây:
- Phân tích làm rõ khái niệm TNBTCNN và khái niệm TNBTCNN đối
với CNPN nước ngoài;
- Khái quát lịch sử hình thành, phát triển của chế định TNBTCNN đối
với CNPN trong PLQT và PLQG;
- Nghiên cứu những quy định cụ thể về TNBTCNN trên phương
diện lý luận và thực tiễn áp dụng trong PLQT và pháp luật của các quốc
gia trên thế giới;
- Nghiên cứu quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng TNBTCNN tại
Việt Nam, so sánh với quy định của PLQT và pháp luật các quốc gia khác, từ đó
rút ra đánh giá, chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong việc quy định và áp dụng
chế định TNBTCNN tại Việt Nam;
- Trên cơ sở những nghiên cứu, đánh giá đã được thực hiện, đưa ra những
đề xuất, kiến nghị về giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về
TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định về TNBTCNN đối
với CNPN được quy định trong các ĐƯQT, các quy định về TNBTCNN đối
với CNPN nước ngoài trong pháp luật của một số quốc gia trên thế giới và
trong pháp luật của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu về nội dung bao gồm: khái niệm TNBTCNN đối
với CNPN nước ngoài; lịch sử hình thành chế định TNBTCNN, thực tiễn quy
định về TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài trong quy định của các ĐƯQT
và pháp luật tại một số quốc gia; thực trạng quy định và thực hiện TNBTCNN
đối với CNPN nước ngoài tại Việt Nam, khó khăn, vướng mắc và những đề

6


xuất giải pháp.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, kết hợp với các phương pháp cụ thể như:
phương pháp phân tích, điều tra, tổng hợp, hệ thống… để luận giải, khái quát
và phân tích thực tiễn theo mục đích của đề tài.
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Là công trình nghiên cứu khoa học về TNBTCNN đối với CNPN nước
ngoài dưới góc độ PLQT, kết quả nghiên cứu của Luận văn đạt được một số
điểm mới, cụ thể như sau:
- Làm sáng tỏ vấn đề lý luận và thực tiễn của TNBTCNN đối với
CNPN nước ngoài dưới góc độ PLQT;
- Sự tương quan giữa pháp luật của Việt Nam và PLQT cũng như pháp
luật của các quốc gia trên thế giới, trên cơ sở đó, chỉ ra những hạn chế, vướng
mắc trong quy định của pháp luật Việt Nam;
- Đề xuất các giải pháp, góp phần hoàn thiện khung pháp lý nhằm bảo
đảm quyền được BTTH của CNPN nước ngoài đối với những thiệt hại do
người thi hành công vụ của Nhà nước Việt Nam gây ra;
- TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài là một nội dung mới, chưa
được nghiên cứu và đề cập nhiều trong các đề tài trước đây. Với mục đích
nghiên cứu cụ thể và kết quả nghiên cứu đạt được, Luận văn có thể được dùng
làm tài liệu tham khảo cho các CQNN trong việc xây dựng và thực thi pháp
luật về TNBTCNN và các vấn đề pháp luật có liên quan.
7. Ý nghĩa của luận văn
Trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu của đề tài “Trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước đối với cá nhân, pháp nhân nước ngoài dưới góc độ
pháp luật quốc tế”, học viên hy vọng có thể giải đáp và dự báo đối với các

7



vấn đề pháp lý liên quan đến chế định TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài.
Góp một phần nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tạo nên cơ sở cho việc Nhà
nước ta hoàn thiện chế định TNBTCNN đối với CNPN nói chung và CNPN
nước ngoài nói riêng phù hợp với Hiến pháp và các quy định của PLQT và
các ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên. Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của CNPN nước ngoài sẽ tạo nên hình ảnh một Nhà nước Việt Nam dân
chủ, công bằng, văn minh và là một quốc gia tôn trọng PLQT, một quốc gia
tận tâm tham gia và xây dựng các mối quan hệ quốc tế bình đẳng, tiến bộ.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về TNBTCNN đối với CNPN
nước ngoài.
Chương 2: Thực tiễn quy định TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài.
Chương 3: Đánh giá và đề xuất phương hướng hoàn thiện chế định
TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài tại Việt Nam.

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt
1.

Lê Văn Bính (2012), “Trách nhiệm pháp lý quốc tế”, Tạp chí khoa học
Đại học quốc gia Hà Nội, Luật học, (28), tr. 69.

2.


Bộ Tư pháp (2001), Bồi thường thiệt hại do bị bắt giữ, xét xử oan sai ở
Việt Nam và một số nước trên thế giới, Viện nghiên cứu khoa học pháp
lý, Hà Nội.

3.

Bộ Tư pháp (2007), “Luật bồi thường nhà nước”, Kỷ yếu các Tọa đàm,
Hà Nội.

4.

Bộ Tư pháp (2008), Báo cáo số 105/BC-BTP ngày 10/7 tham khảo kinh
nghiệm pháp luật nước ngoài về TNBTCNN, Hà Nội.

5.

Bộ Tư pháp (2013), Bình luận kết quả nghiên cứu, rà soát các quy định
pháp luật Việt Nam trên cơ sở quốc ước quốc tế về các quyền dân sự,
chính trị, Hà Nội.

6.

Đào Đức Cần (2014), “Thực tiễn giải quyết bồi thường trong hoạt động
quản lý hành chính”, Tạp chí Dân chủ pháp luật, (Số chuyên đề Thực
tiễn thi hành Luật TNBTCNN), tr. 89.

7.

Chính phủ (1997), Nghị định số 47/CP ngày 03/5 về việc giải quyết bồi
thường thiệt hại do công chức, viên chức Nhà nước, người có thẩm

quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra, Hà Nội.

8.

Chính phủ (2008), Tờ trình số 37/TTr-BTP ngày 17/7 của Bộ Tư pháp
trình Chính Phủ dự án Luật TNBTCNN, Hà Nội.

9.

Chính phủ (2008), Tờ trình số 112/TTr-CP ngày 15/8 trình Ủy ban
Thường vụ Quốc Hội dự án Luật TNBTCNN, Hà Nội.

10.

Chính phủ (2008), Tờ trình số 161/TTr-CP ngày 13/10 trình Quốc Hội

9


dự án Luật TNBTCNN, Hà Nội.
11.

Chính Phủ (2010), Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự
thương mại giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước
Cộng hòa Angiery dân chủ nhân dân, Hà Nội.

12.

Cục Bồi thường Nhà nước (2014), Báo cáo số 46/BC-BTNN ngày 29/4
báo cáo kết quả Hội nghị đánh giá tình hình yêu cầu bồi thường, giải

quyết bồi thường và các sai phạm nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh
TNBTCNN trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án dân sự
tại tỉnh Bắc Giang và một số tỉnh lân cận, Hà Nội.

13.

Nguyễn Văn Cường (2014), “Thực tiễn thi hành Luật TNBTCNN trong
ngành Tòa án”, Tạp chí Dân chủ pháp luật, (Số chuyên đề Thực tiễn thi
hành Luật TNBTCNN), tr. 46.

14.

Nguyễn Bá Diến (2010), “Áp dụng các nguyên tắc về thụ đắc lãnh thổ
trong luật quốc tế giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông”,
Nghiên cứu biển Đông, .

15.

Nguyễn Đăng Dung (2006), Nhà nước và trách nhiệm của Nhà nước,
NXB Tư pháp, Hà Nội.

16.

Đỗ Văn Đại và Nguyễn Trương Tín (2014), “Pháp luật Việt Nam về
trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”, NXB Đại học quốc gia TP Hồ
Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh 2014.

17.

Nguyễn Minh Đoan (2014), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách

nhiệm pháp lý của Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan
Nhà nước Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18.

Nguyễn Thị Tố Hằng (2014), “Phạm vi Trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước trong quản lý hành chính”, Tạp chí Dân chủ pháp luật, (Số
chuyên đề Thực tiễn thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước), tr. 26.

19.

Nguyễn Văn Hiện (2007), “Một số vấn đề về Nhà nước pháp quyền ở

10


nước ta”, Tạp chí cộng sản, .
20.

Nguyễn Văn Hợi (2014), “Bồi thường thiệt hại do tài sản của Nhà nước
gây ra”, Tạp chí Dân chủ pháp luật, (Số chuyên đề Thực tiễn thi hành
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước), tr. 116.

21.

Hà Thu Hương (2014), “Thực trạng quy định của pháp luật về trình tự,
thủ tục giải quyết bồi thường Nhà nước”, Tạp chí Dân chủ pháp luật,
(Số chuyên đề Thực tiễn thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước), tr. 112.


22.

Hà Thu Hương (2014), Quyền con người trong pháp luật Trách nhiệm
bồi thường của Nhà nước, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa Luật - Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

23.

Liên Hợp Quốc (1945), Hiến chương Liên Hợp quốc, San Francisco.

24.

Liên Hợp Quốc (1945), Quy chế Tòa án quốc tế, San Francisco.

25.

Liên Hợp Quốc (1948), Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948, Paris.

26.

Liên Hợp quốc (1966), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính
trị năm 1966, New York.

27.

Liên Hợp quốc (1966), Công ước quốc tế về các quyền văn hóa, xã hội
năm 1966, New York.

28.


Liên Hợp Quốc (1969), Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế,
Vienna.

29.

Liên Hợp Quốc (1982), Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển,
Montego Bay.

30.

Liên Hợp Quốc (1982), Tuyên ngôn về bảo vệ tất cả mọi người khỏi sự
cưỡng bức mất tích 1982, NewYork.

31.

Liên Hợp quốc (1990), Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả
những người lao động di trú và các thành viên của gia đình họ năm
1990, NewYork.

32.

Nguyễn Khánh Ngọc (2014), “Một số vấn đề đặt ra đối với cải cách

11


pháp luật Việt Nam từ góc độ hội nhập quốc tế”, Tạp chí dân chủ pháp
luật, (Số chuyên đề Pháp luật quốc tế trong thời kỳ hội nhập), tr. 5.
33.


Lê Thái Phương & Vũ Ngọc Anh (2014), “Thực tiễn giải quyết bồi
thường trong hoạt động quản lý hành chính”, Tạp chí Dân chủ pháp
luật, (Số chuyên đề Thực tiễn thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước), tr.93.

34.

Lê Thái Phương (2006), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luận văn thạc sỹ luật học, Hà Nội.

35.

Lê Thái Phương (2014), “Các cơ chế pháp lý điều chỉnh Trách nhiệm
bồi thường của Nhà nước”, Tạp chí Dân chủ pháp luật, (Số chuyên đề
Thực tiễn thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước), tr. 164.

36.

Lê Thái Phương (2014), Kinh nghiệm pháp luật của một số quốc gia
trên thế giới về TNBTCNN và đối chiếu với quy định của pháp luật Việt
Nam, Cục Bồi thường Nhà nước – Bộ Tư pháp, />
37.

Quốc Hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

38.

Quốc hội (2009), Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước Việt
Nam, Hà Nội.


39.

Quốc Hội (2013), Hiến pháp Việt Nam, Hà Nội.

40.

Quốc Hội (2014), Luật Đầu Tư, Hà Nội.

41.

Quốc Hội (2014), Luật Doanh Nghiệp, Hà Nội.

42.

Nguyễn Thanh Tịnh (2011), “Tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước
nhằm bảo đảm tính khả thi của cơ chế bồi thường nhà nước”, Tạp chí
Dân chủ pháp luật, (Số chuyên đề Pháp luật về Trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước), tr. 48.

43.

Nguyễn Thanh Tịnh (2012), Tìm hiểu pháp luật về trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước, NXB Tư pháp, Hà Nội.

44.

Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật
học, NXB Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.


12


45.

Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình lý luận Nhà nước và
pháp luật, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

46.

Ủy Ban thường vụ Quốc hội (2003), Nghị quyết 388/2003/NQUBTVQH11 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm
quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra, Hà Nội.

47.

Nguyễn Tiến Vinh (2014), Trách nhiệm pháp lý quốc tế, Giáo trình
Công pháp quốc tế, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

II. Tài liệu tiếng Pháp
48.

Alain Pellet (2010), The definition of responsability in international
law, Oxford University.

49.

Aldo Travi (2013), “L’extension de la responsabilité de l’administration
publique en Italie”, Revue française d’administration publique, numéro 3(147).

50.


Aldo Travi (2013), “La Responsabilité extracontractuelle de
l’administration federal aux État Unis, le federal tort claims act et le
pouvoir discrétionnaire”, Revue française d’administration publique,
numéro 3(147).

51.

Cour administrative d’appel de Paris, Plénière (1997), L’Arrêt Mohamed X,
n° 96PA01090, publié au recueil Lebon, v.

52.

Juriscope (2000), La responsabilité de l’Etat du fait d’un dysfonctionnement
dommageable de la justice Allemagne, .

53.

Juriscope (2010), La responsabilité de l’Etat du fait d’un dysfonctionnement
dommageable de la justice en Suede, .

54.

Juriscope (2010), La responsabilité de l’Etat du fait d’un dysfonctionnement
dommageable de la justice en Pays Bas, .

55.

La commission du droit international (2001), Projet d’articles sur la
responsabilite de l’état pour fait internatiolalement illicite, Copyright

© Nations Unies 2005.

56.

Me Pierre Van Ommeslaghe et Me Johan Verbist,avocats près la Cour

13


de cassation (2008), Responsabilité de l’État pour les actes du
législateur, Chambre de représentant de Belgique (2008).
57.

N.Igot, A. Rezsohazy et M Van Der Hults (2007), Parlement &
Pouvoir judiciaire, Chambre de représentant, Seminaire CERDP (8-9
Novembre 2007).

58.

Philipe Pradal (2012), “La responsabilité de l’administration fédérale
aux États – Unis”, Cornell University - Law School, March 1, 2012.

59.

Santiago Villalpando (2005), L’emergence de la communauté international
dans la résponsabilite de l’état, Graduate Institute Publications,
.

60.


Serge Braudo, Dictionnaire du droit privé,.

61.

Tribunal des conflits statuant au contentieux (1873), L’Arrêt Blanco, n°
00012, seil-etat.

14



×