Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Thuyết minh về cây tre và cây lúa nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.02 KB, 5 trang )

Cây tre ở làng quê Việt Nam
Chào mừng các bạn đến với chương trình “Khá phá sinh vật Việt Nam”. Tôi là dẫn
chương trình Minh Phương. Hôm nay tôi sẽ giới thiệu với các bạn một loài cây hết sức quen
thuộc và gần gũi với người dân ở làng quê Việt Nam. Các bạn có đoán ra được đó là cây gì
không ạ? Vâng, đó chính là cây tre.
Một hình ảnh hết sức thân thương và quen thuộc ở khắp các làng xóm vùng thôn quê
Việt Nam là cây tre. Vì tre được trồng hoặc mọc tự nhiên ở khắp mọi nơi suốt từ nam chí bắc
trong đất nước ta. Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn
năm lịch sử. Tre hay trúc có tên khoa học là Bambusaceae, thuộc họ cây cỏ, và ngành cây
mộc lan, thường mọc phần nhiều ở nơi có khí hậu ấm áp hoặc vùng nhiệt đới, nhất là miền
đông và nam châu Á.
Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, loài tre đã thể hiện sự ngay
thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm măng mọc thẳng tắp và dù trong
bất cứ môi trường nào chúng cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân tre gầy
guộc hình ống, rỗng bên trong,màu xanh lục,đậm dần xuống gốc . Loài tre bền bỉ hiên ngang
chẳng dễ gì bị ngã trước phong ba bão táp. Trên thân tre có rất nhiều rất nhiều gai nhọn như
những chiếc kim giúp tre tự vệ, bảo vệ cuộc sống của mình. Lá tre mỏng manh một màu xanh
non mơn mởn với những hình gân song song trên lá như những chiếc thuyền nan rung rinh
theo những cơn gió thoảng. Mo tre mọc lên vòng mo, nó chính lá phiến lá trên thân. Mo
thường sớm rụng, nhưng có loại mo chỉ tách ra mà không rụng, chúng tồn tại trên thân mấy
năm. Rễ tre thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp
giữ mình không bị đổ trước những cơn gió dữ.Tre chỉ ra hoa một lần vào cuối đời, khi đó gọi
là tre khuy; tre ít ra quả, vì chu kỳ ra hoa khoảng 30-50 năm hay dài hơn nữa. Hoa dạng bông,
màu vàng nhạt, nhị hoa mang bao phấn màu vàng tươi. Quả tre có dạng thóc, nhỏ; quả rụng
xuống mọc thành cây con. Tre là loại cây sống quần tụ, mọc thành từng nhóm và chết nguyên
bụi. Tre lại còn biết sống theo thứ tự lớp lang thay đổi, hễ tre già là măng mọc lên thay thế:
Anh đi, trúc chửa mọc măng,
Anh về, trúc đã cao bằng cây tre.
Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng
bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy những cây tre nghiêng mình trên những con đường
hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai,


vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre
thân thuộc đầu làng... Từ Bắc chí Nam, trên núi trên đồi bạt ngàn tre nứa giang vầu… Đồng
bằng thì làng quê nào cũng lũy tre bao bọc, bờ đê nào cũng tre xanh chắn sóng và ngăn lũ, nên
sông quê "nước gương trong soi tóc những hàng tre" (Tế Hanh). Nay giữa Ba Đình, hai hàng
tre xanh bình yên mang hồn quê xứ sở muôn đời che mát giấc ngàn thu cho vị Lãnh tụ Hồ Chí
Minh vĩ đại
Tre là bạn đồng hành thủy chung, thân thiết của người từ thuở xa xưa gian lao suốt
nhiều thế kỷ khai hoang mở đất để rồi dựng nước. Những làng xã định cư với lũy tre xanh bao
bọc ngăn gió bão, từ ấy đã là đặc trưng không chỉ của không gian sinh tồn của làng, mà còn là
đặc trưng văn hóa - thẩm mỹ riêng có của làng quê Việt Nam ta. Trong sâu xa tâm thức người
Việt từ thuở ấy, đã bình yên và xanh mát bóng tre.
Tre theo người cùng một lúc làm nên cả văn hóa vật thể lẫn văn hóa phi vật thể cho xứ
sở chúng ta. Kiến trúc ư? Thì nhà tranh tre nứa lá, với phên với liếp tre đan. Tiện nghi ư? Thì
nào giường chõng, bàn ghế, tủ chạn... cho đến lắm thứ đồ ăn thức làm: Nong nia, dần sàng,
thúng mủng, rổ rá, cối xay tre... Công cụ nhà nông ư? Thì đòn càn đòn xóc, quang gánh... Đi
lại trên sông nước, đánh bắt cá ư? Thì thuyền nan, thuyền thúng, cần câu, vó bè, nơm, đó, dậm
tre đan... Đồ chơi và nhạc cụ ư? Thì que khăng, que chuyền, cây đu, diều sáo, sáo, tiêu, khèn
bè, đàn tơ rưng tre nứa, cả cây nêu ngày Tết và cột cờ lễ hội đình làng...
Đó là thời đất nước chưa phát triển như hiện nay. Ở thời hiện đại, từ tre và nhờ có tre,
có nứa cùng với song, mây, mà nên nghề thủ công, mỹ nghệ với lắm thứ hàng hóa tre trúc
song mây, với những làng nghề tre mây có tiếng nay được nâng niu như một dạng văn hóa phi


vật thể. Hàng tre trúc, mây tre đan tinh xảo thời hội nhập đi ra thế giới, thu ngoại tệ và hơn
thế, quảng bá hình ảnh Việt Nam.
Bên cạnh đó, tre cũng là một loại thực phẩm, ở nhiều nơi hạt tre đã được dùng như một
loại gạo, và măng tre là món ăn thông dụng và được nhiều người ưa thích, vì vừa ngon vừa rẻ
tiền, lại vừa dễ tìm kiếm. Nguyễn BỈnh Khiêm từng viết
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá;
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao…

Có không ít các món ăn ngon từ măng tre: măng tươi, măng khô, bún măng vịt, thịt
kho măng, măng chua… Bún măng vịt là món ăn được nấu với vịt non, béo, măng tươi hoặc
khô đã được luộc và thay nước nhiều lần, khi ăn người ta cho bún, một ít hành răm và rau
sống vào nữa, trở thành một món ăn vừa thơm vừa béo với nước dùng ngọt dịu. Măng tươi đã
luộc kĩ, có màu vàng chanh, được xắt miếng xào chung với thịt ba rọi trở thành một món ăn
dân dã và rất ngon nếu có thêm một vài lát ớt đỏ thì lại càng hấp dẫn. Thịt heo kho măng cũng
là một món ăn “bắt mắt”, nấu nhanh và để được vài ngày, tiết kiệm được thời gian nấu nướng
mà khi chan vào chén cơm nóng thì cũng rất ngon miệng. Măng luộc phải chọn măng trúc
non, vào mùa mưa. Sau khi luộc nhiều lần, ta xắt mỏng rồi chấm với mắm tôm hoặc nước
mắm ngon ăn kèm với cơm như một món rau. Nó sẽ có một vị vừa ròn vừa mát, kèm theo một
vị ngọt dịu của măng tươi.
Trong y học, tre được dùng dưới dạng các dược phẩm. Trong một bài thuốc chữa cảm
dân gian, cái hương vị ngọt ngọt, man mát của lá tre là một hương vị không thể thiểu trong
các nồi xông. Nó đã góp phần giúp cho người bệnh cảm thấy nhẹ nhàng, sảng khoái hơn. Đặc
biệt thiên-hoa-trà là một loại trà hoa tre có công dụng hồi xuân, nghĩa là làm chậm tiến trình
lão hóa của các tế bào.
Tre không chỉ gắn bó cùng người dân Việt Nam trong cuộc sống mà còn cả trong
chiến đấu nữa. Ông cha ta từ lâu đã biết sử dụng tre để làm nhiều loại vũ khí khác nhau như
cung, tên, nỏ, ná, bàn chông, bẫy sập, gậy, tầm vông, vạc nhọn, cán dao, cán giáo… cùng với
những tiếng nổ vang dội của từng loại pháo tre ròn rã trong chiến trận.tre đã gắn bó với bao
thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh
giặc…”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền
thuyết về Thánh Gióng. hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm
lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ của dân tộc ta đối với những
kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo
đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai. Tre thật sự trở thành chiến lũy và
là nguồn vật liệu để chế tạo vũ khí trong các cuộc chiến. Chính nhờ những cọc tre trên sông
Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán, mở ra 1 trang sử mới cho nước nhà.
Trong văn học, cây tre là đề tài và nguồn cảm hứng cho bao nhiêu thi nhân, hoạ sĩ và
văn sĩ Việt Nam. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Út ống tre, cây tre trăm đốt,…) đến các

ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây tre
Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,… Tre còn góp mặt
trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Trong văn chương triết
lý, cây tre tượng trưng cho bậc quân tử, thân ngay thẳng và lòng trống rỗng.
Tre phản ánh cốt cách người Việt. Tre "ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp", "sống có
nhau, chết có nhau chung thủy". Tre "mộc mạc", "nhũn nhặn" mà nhẫn nại không chê đất cằn,
sá gì sương gió. Tre "ngay thẳng, thủy chung, can đảm", giàu lòng vị tha, bao dung, đùm bọc.
Tre "thanh cao, giản dị, chí khí như người". "Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm".
Có thể nói rằng cây tre là biểu tượng cho phẩm chất đặc sắc nhất của con người Việt Nam ta:
đoàn kết, thủy chung, thanh cao, bất khuất. Là đức tính kiên cường ẩn tàng trong khả năng
thích ứng dẻo bền vô hạn trước mọi tai họa thiên nhiên cũng như mọi biến thiên, bão táp và bi
kịch lịch sử, cả do đến từ mọi phía lẫn do nội sinh, để trường tồn và phát triển.
Giống như cộng đồng người Việt, tre là lũy thép trước xâm lăng và bão lũ. Tre nhẫn
nại chịu oằn mình, ngả rạp trước cuồng phong, bão lớn, để khi gió yên trời lặng lại vươn mình
đứng thẳng thành lũy thành rừng, tre già măng mọc vô tận sinh sôi... Tre xanh hiên ngang,


nhũn nhặn, cứng cáp mà dẻo bền vô hạn nên xứng đáng là biểu tượng của cốt cách và các
phẩm chất đặc sắc của con người và văn hóa Việt Nam ta.
Tre thường được con người trồng để lấy măng. Giống tre được trồng chủ yếu ở nhiều
tỉnh phía Bắc và phía Nam hiện nay là giống Lục trúc. Khi trồng, trồng cây con vào giữa hố,
miệng bầu ngang mặt hố, nén chặt đất xung quanh rồi vun đất bằng mặt vườn. Tưới nước và ủ
rơm rạ quanh gốc để giữ ẩm. Cây con trồng là cành chiết hoặc cành giâm. Hàng năm phải làm
cỏ bón phân 3 lần vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. Mỗi năm một lần vun gốc cao 30cm, dùng
rơm rạ khô phủ gốc và luôn giữ ẩm để măng mọc tốt. khi thu hoạch măng và bón phân nên
cào đất ra để tránh nâng bụi cây.
Thời lượng của chương trình đến đây là kết thúc. Tôi mong thông qua chương trình
này, các quý vị khán giá có thể hiểu hơn về tre, 1 người bạn thủy chung của con ngươi Việt
Nam và hãy trân trọng hơn những người bạn ấy. Hẹn gặp lại quý vị ở các chương trình sau.
Thuyết minh về cây lúa nước.

Chào mừng các bạn đến với chương trình “Khám phá sinh vật Việt Nam”. Tôi là dẫn
chương trình Minh Phương. Hôm nay tôi sẽ giới thiệu với các bạn một loài cây hết sức quen
thuộc và gần gũi với người dân Việt Nam. Các bạn có đoán ra được đó là cây gì không ạ?
Vâng, đó chính là cây lúa nước.
Lúa có tên khoa học là Oryza sativa là một trong năm loại cây lương thực chính của
thế giới, cùng với ngô , lúa mì , sắn và khoai tây . Cây lúa nước ngày nay có tổ tiên những
cây lúa dại có nguồn gốc tại khu vực xung quanh vùng Đông Nam Á. Hơn 10000 năm trước,
người nguyên thủy phải đi săn bắt hái lượm những cây trái về ăn, sau đó họ thấy hạt lúa ăn
thật ngon, họ lại mang đi gieo ở những vùng đất khô, nhân giống thêm và để có cái ăn, sau
một thời gian dài con người đã có ý thức và kinh nghiệm về cây lúa, đem gieo xuống vùng đất
có nhiều nước, người dân thấy cây lúa tốt hơn và đã duy trì từ đó cho đến bây giờ.
Lúa là một thực vật quý giá, là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc, là cây
lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Cây lúa
nước thích nghi với nhiều loại đất: đất cát pha, đất phèn, đất thịt, đất mỡ gà … Lúa thuộc loài
thân thảo. Thân cây lúa tròn, được nối với nhau nhiều đốt, có chiều rộng từ 2-3 cm, chiều cao
khoảng từ 60 – 80 cm. Lúa thường mọc thẳng. thân cây rỗng và mền, có thể dùng tay bóp nát
một cách dễ dàng. Lá lúa có phiến dài và mỏng,mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy
song song . Tùy thời kì sinh trưởng, phát triền mà lá lúa có màu khác nhau.Khi lúa chín ngả
sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt
vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn,
mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là
quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ
bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để
quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần
và biến thành hạt lúa chín vàng.
Lúa phát triển theo ba giai đoạn chính: Giai đoạn mạ non, mảnh mai yếu ớt như em bé
sơ sinh run rẩy trước nắng mai hay gió bão lạnh lẽo cũng như sự đe doạ của những côn trùng
gây hại. Dưới bàn tay cần cù và tình thương yêu của người nông dân cây mạ cũng trải qua
được mùa đông giá rét của vụ đông xuân. nắng ửng hồng, bà già mùa đông cũng mệt mỏi đi
nghỉ nhường chỗ cho chị mùa xuân ấm ạp trở về. Chỉ chờ có thế cây mạ xanh non trở lại, và

được những người nông dân nhổ lên đem ra ruộng cấy . Họ thi nhau cấy lúa thẳng hàng với
lời ca và cũng là lời nhắc nhở nhau cấy đúng kĩ thuật để cây lúa cho năng xuất cao “Ngửa tay
cấy lúa thẳng hàng, vừa hàng sông, đông hàng con, tròn cây lúa, nó múa nó lên”. Lúa cứ thế
mà lớn lên dưới bàn tay chăm sóc của người nông dân. Nó sinh sôi nảy nở thành những khóm
lúa to chật đất, lúa rì rào trong gió như kể chuyện ngày xưa lang Liêu lấy hạt gạo làm bánh
chưng bánh giầy trong ngày lễ tiên vương. Những lá lúa yểu điệu duyên dáng như hàng nghìn
cánh tay đùa giớn với gió tạo thành những đợt sóng lúa nhấp nhô dưới nắng chiều vàng óng.


Với kinh nghiệm và bao mồ hôi công sức của mình, người nông dân đã chăm sóc cho cây lúa
phát triển. Không phụ lòng dân, cây lúa ba tháng mười ngày sau khi cấy đã trổ bông rồi làm
mẩy chín vàng cho những hạt gạo trắng ngần.
Cây lúa ở nước ta có rất nhiều giống nhiều loại. Tuỳ vào đặc điểm địa lý từng vùng,
từng miền mà người ta trồng những giống lúa khác nhau. Ở miền Bắc với những đồng chiêm
trũng, người ta chọn lúa chiêm thích hợp với nước sâu để cấy trồng, miền Nam đồng cạn phù
sa màu mỡ hợp với những giống lúa cạn. Ở những vùng người ta chọn loại lúa “trời” hay còn
gọi là lúa nổi, lúa nước để gieo trồng. Gọi là lúa “trời” vì việc trồng tỉa người nông dân cứ
phó mặc cho trời. Gieo hạt lúa xuống đồng, gặp mùa nước nổi, cây lúa cứ mọc cao dần lên
theo con nước. Đến khi nước rút, thân lúa dài nằm ngã rạp trên đồng và bắt đầu trổ hạt. Người
dân cứ việc vác liềm ra cắt lúa đem về. Ngày nay, ngành nghiên cứu nuôi trồng phát triển đã
cho ra đời nhiều loại lúa ngắn ngày có năng suất cao như NN8, Thần Nông 8, ÔM, IR66…
Lúa là cây lương thực chính của người dân VN nói riêng và người dân châu á nói
chung.Qua hàng nghìn năm lịch sử, lúa đã nuôi sống biết bao thế hệ người Việt . Hạt gạo có
vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất của chúng ta.Hạt gạo cung cấp chất dinh
dưỡng thiết yếu,rất cần thiết cho cơ thể con người. Cây lúa ,hạt gạo đã trở nên thân thuộc gần
gũi đến mức từ bao đời nay người dân VN coi đó là một phần không thể thiếu trong cuộc
sống.Từ những bữa cơm đơn giản đến các bữa tiệc quan trọng không thể thiếu sự góp mặt của
cây lúa,chỉ có điều nó được chế biến dưới dạng này hay dạng khác.
Ngoài hạt gạo, các sản phẩm phụ từ lúa cũng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Tấm
được sử dụng để sản xuất tinh bộ, rượu, cồn, aceton, phấn mịn, thuốc chữa bệnh. Cám được

dung làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và được dùng trong công nghiệp dược để sản xuất B1,
chữa tê phù, làm mỹ phẩm, dầu cám,… Trấu được dùng để sản xuất men thức ăn gia súc, sản
xuất vật liệu đóng lót hàng độn chuồng, làm phân bón, chất đốt,… Rơm, rạ làm thức ăn cho
gia súc, sản xuất giấy, đồ gia dụng, làm đồ thủ công mỹ nghệ, trồng nấm rơm, làm chất đốt…
Bên cạnh những lợi ích vè vật chất,hạt lúa,hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần
của người Việt. Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống của
con người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán.Bánh chưng, bánh giầy còn gắn liền với Lang
Liêu thời vua Hùng dựng nước. Lúa nếp non còn dùng để làm cốm- một thức quà thanh lịch
của người Hà Nội.Gạo nếp cũng dùng để đồ các loại xôi – một món đồ lễ không thể thiếu trên
bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và ngày cúng giỗ tổ tiên. Đồng thời xôi cũng là
thức quà quen thuộc hằng ngày. Từ lúa gạo, người Việt còn làm rất nhiều loại bánh như:bánh
đa,bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ,bánh nếp,bánh phở,cháo… Những thức ăn đó mang đậm
hương vị cánh đồng, làng quê Việt Nam, gợi ta nhớ đến quê hương. Nó cũng là niềm tự hào
của chúng ta đối với các bạn bè quốc tế. Du khách đến Việt Nam mà không thưởng thức các
món ăn như bánh, bún, phở... thì chưa là đến Việt Nam, chưa hiểu đặc sắc văn hoá Việt Nam.
Chính cây lúa đã tạo nên nét đặc sắc đó, đặc sắc của ẩm thực dân tộc.Cây lúa nước còn gắn
với lễ hội xuống đồng , tục cúng cơm mới, thổi cơm thi của dân tộc ta. Trên quốc huy của
nước ta, biểu tượng bông lúa vàng tượng trưng cho nông ngiệp, ngành kinh tế chính của nước
ta. Hình ảnh bó lúa trên lá cờ Asean còn là biểu tượng cho tình đoàn kết, hữu nghị của giữa
các nước Đông Nam Á.
Không chỉ giữ vai trò to lớn trong đời sống kinh tế,xã hội mà cây lúa nước còn có giá
trị lịch sử,bởi lich sử phát triển của cây lúa gắn với lịch sử phát triển của cả dân tộc VN. Đất
nước ta từ thuở các vua Hùng khai hoang lập quốc đã gắn liền với nền văn minh lúa nước
sông Hồng. Cây lúa đã in dấu ấn trong từng thời kỳ thăng trầm của đất nước.Trước đây cây
lúa hạt gạo chỉ đem lại no đủ cho con người, thì ngày nay nó còn có thể làm giàu cho người
nông dân và cho cả đất. Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống lúa được công nhận là
giống lúa quốc gia.Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên
thế giới về xuất khẩu gạo.
Cây lúa nước ở Việt Nam được người nông dân canh tác hai vụ chính là lúa chiêm (từ
tháng giêng đến tháng 4, tháng 5) và lúa mùa (từ tháng 6 đến tháng 9, tháng 10)âm lịch. Cách

gieo trồng lúa có nhiều giai đoạn. GĐ Đầu tiên là Gieo giống. để cho cây lúa sinh trưởng tốt


người xưa có quan niệm “nhất nước nhị phân tam cần tứ giống”.nước là điều quan trọng nhất,
khi trồng lúa phải chú trọng đến nước nhằm đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng tốt nhất. quan
trọng thứ hai là phân bón, phân bón hỗ trợ cho lúa, giúp cây lúa phát triển mạnh và tránh được
các mầm bệnh trong cây. Nhưng phân cũng cần phải bón đúng loại, đúng lúc và đầy đủ. quan
trọng thứ 3 là cần cù trong việc lao động, đưa các phương pháp tiến bộ kỹ thuật vào trồng
lúa.quan trọng thứ 4 là chọn giống tốt, chống sâu bệnh đê cây lúa khỏe mạnh, cho năng suất
cao. Giai đoạn thứ 2 là Cấy lúa. ngày xưa việc gieo mạ bằng tay nên lúa mọc không đều, khi
cây lúa cao khoảng 20 cm. Người nông dân tiếp tục ra đồng để cấy lại lúa cho thật thẳng, đều
để giúp cây phát triển tốt hơn. Nhưng ngày nay, việc gieo lúa bằng máy nên người nông dân
đỡ vất vả. Cây lúa ngay từ khi gieo đã thẳng hàng nên người nông dân không cần đi cấy lúa
như ngày xưa. Giai đoạn thứ 3 Chăm sóc lúa: Trong suốt thời gian cây lúa sinh trưởng, hàng
tuần người nông dân phải ra đồng chăm lúa và lấy nước. Việc thăm lúa giúp người nông dân
phát hiện ra các ổ sâu, chuột hại lúa. Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh, người nông dân phải làm cỏ,
bón phân và diệt sâu bỏ nhằm giúp cây lúa phát triển tốt hơn. Giai đoạn thứ 4 làGặt lúa: khi
cánh đồng bắt đầu ngả màu vàng, người nông dân từng tốp ra đồng để thu thành quả sau một
thời gian lao động. Ngày trước người nông dân thu hoạt lúa bằng tay, điều đó khiến cho bà
con tốn kém và vất vả. Vì sau khi gặt, người nông dân đem về và phải tuốt lúa, phơi. Nhưng
ngày nay việc thu hoạch lúa bằng máy, lúa được tuốt ngay ngoài đồng nên bà con đỡ vất vả
hơn ngày trước. Sau khi gặt lúa: để tiếp tục cho các vụ tiếp theo, người nông dân lại ra đồng
cày, bừa cho đất thật phẳng để tiếp tục gieo. Ca dao có câu:
“ Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
Các bạn thấy đấy, để làm ra một hạt gạo đâu phải là điều dễ dàng. Chính vì vậy, chúng
ta phải trân trọng, nâng niu, từng bát cơm, hạt gạo vì đó chính là công sức, tâm huyết của
những nười nông dân

Từ ngàn đời nay,cây lúa đã gắn bó với con người,làng quê Việt nam. Cây lúa đã góp
phần tạo nên vẻ đẹp tuyệt vời vời cho đất nước chúng ta:
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn…”
(Nguyễn Đình Thi)
Hạt lúa và người nông dân cần cù,mộc mạc là mảng màu không thể thiếu trong bức tranh của
đồng quê Việt nam hiện nay và mãi mãi về sau. Thời lượng của chương trình đến đây là kết
thúc. Hẹn gặp lại quý vị ở các chương trình sau.



×