Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

02 dien the sinh thai TLBG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.63 KB, 2 trang )

Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Diễn thế sinh thái

DIỄN THẾ SINH THÁI
(TÀI LIỆU BÀI GIẢNG)

Giáo viên: NGUYỄN QUANG ANH

I. Khái niệm diễn thế sinh thái
Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn khác nhau tương ứng với
những biến đổi của điều kiện môi trường, từ dạng khởi đầu, được thay thế lần lượt bởi các dạng quần xã
tiếp theo và cuối cùng thường dẫn tới một quần xã tương đối ổn định.
Tùy vào tác động của môi trường mà có 2 loại diễn thế:
+ Diễn thế đi lên: Quá trình diễn thế phát triển từ quần xã nghèo nàn, có độ đa dạng thấp, đến quần xã
có độ đa dạng cao.
+ Diễn thế suy thoái: Quá trình diễn thế từ quần xã có độ đa dạng cao, đến quần xã có độ đa dạng thấp.
Diễn thế sinh thái thực chất là quá trình biến đổi thành phần loài trong quần xã.
II. Các loại diễn thế
1. Diễn thế ngyên sinh: Là quá trình diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật (đảo mới hình
thành trên tro tàn núi lửa, đất mới bồi ở lòng sống).
Các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh:
+ Giai đoạn khởi đầu: Quần xã tiên phong: Các nhóm sinh vật đầu tiên được phát tán đến đó hình thành
nên quần xã tiên phong.
+ Giai đoạn giữa: Các quần xã biến đổi tuần tự và thay thế lẫn nhau.
+ Giai đoạn cuối: Hình thành nên quần xã tương đối ổn định trong một thời gian tương đối dài (còn gọi là
quần xã đỉnh cực). Ở quần xã đỉnh cực có số lượng loài phong phú, các loài có mối quan hệ gắn bó chặt
chẽ với nhau.
Diễn thế nguyên sinh có thể xảy ra trên cạn hoặc dưới nước. Khi có cân bằng sinh thái giữa quần xã và
ngoại cảnh thì quần xã sẽ ổn định trong một thời gian tương đối dài.
Ví dụ: Ở một vùng đất mới trảng cỏ cây bụi rừng thưa rừng thường xanh.


2. Diễn thế thứ sinh: Là quá trình diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có sinh vật sinh sống. Do những
thay đổi của các điều kiện tự nhiên hoặc con người làm cho quần xã có thể bị hủy diệt.
Các giai đoạn của diễn thế thứ sinh:
+ Giai đoạn khởi đầu: Quần xã bị hủy diệt.
+ Giai đoạn giữa: Các quần xã biến đổi tuần tự và thay thế lẫn nhau.
+ Giai đoạn cuối: Có thể hình thành một quần xã tương đối ổn định hoặc một quần xã kém ổn định, suy
thoái tùy thuộc vào sự thay đổi của môi trường.
Chú ý: Trong quá trình diễn thế thì vai trò cải tạo môi trường thuộc về loài ưu thế. Do vị trí và hoạt động
của nó trong quần xã đã làm cho môi trường thay đổi. Môi trường thay đổi đã tác động lại loài ưu thế, dẫn
đến thay thế loài ưu thế bằng một loài khác thích nghi hơn.
III. Nguyên nhân của diễn thế sinh thái
Nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái là sự tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã, tác động của
ngoại cảnh lên quần xã làm biến đổi mạnh mẽ ngoại cảnh đến mức gây ra diễn thế và cuối cùng là tác
động của con người.
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 1 -


Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Diễn thế sinh thái

IV. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế
- Nghiên cứu diễn thế, ta có thể nắm được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật, hình dung được
những quần xã tồn tại trước đó và dự đoán những quần xã sẽ thay thế trong những hoàn cảnh mới.
- Sự hiểu biết về diễn thế cho phép ta chủ động điều khiển sự phát triển của diễn thế theo hướng có lợi cho
con người bằng những tác động lên điều kiện sống như: cải tạo đất, đẩy mạnh biện pháp chăm sóc, phòng

trừ sâu bệnh, tiến hành các biện pháp thủy lợi, khai thác, bảo vệ hợp lý nguồn tài nguyên.
Giáo viên : Nguyễn Quang Anh
Nguồn :

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

Hocmai.vn

- Trang | 2 -



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×