Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

05 dot bien so luong NST phan 2 TLBG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.98 KB, 2 trang )

Khóa học Luyện thi đại học môn Sinh học – thầy Nguyễn Quang Anh

Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (Phần 2)

ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ (PHẦN 2)
(TÀI LIỆU BÀI GIẢNG)
GIÁO VIÊN: NGUYỄN QUANG ANH

III. Các loại đột biến nhiễm sắc thể
2. Đa bội thể
2.1. Khái niệm: Là hiện tượng bộ nhiễm sắc thể của loài tăng lên một số nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn
bội (lớn hơn 2n)
2.2. Các dạng đa bội thể
2.2.1. Tự đa bội
a. Khái niệm: là hiện tượng tăng số nhiễm sắc thể đơn bội của cùng một loài lên một số nguyên lần gồm
đa bội chẵn (4n, 6n...) và đa bội lẻ (3n, 5n...).
b. Cơ chế phát sinh
Cơ chế hình thành thể tam bội (3n)
Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, thoi vô sắc không hình thành. Kết quả là bộ nhiễm sắc
thể tăng gấp đôi, tạo giao tử 2n. Trong quá trình thụ tinh, giao tử 2n kết hợp với giao tử n bình thường tạo
cơ thể tam bội.
Sự rối loạn phân li có thể xảy ra ở cả giảm phân 1 và giảm phân 2.
Mặt khác, cơ thể 3n cũng được hình thành từ sự sinh sản vô tính của cơ thể 3n ban đầu.
Cơ chế hình thành của thể tứ bội (4n): 2 cơ chế
- Cơ thể này được hình thành do sinh sản hữu tính. Quá trình giảm phân bị rối loạn do thoi vô sắc
không hình thành, sẽ tạo giao tử 2n. Giao tử 2n kết hợp với giao tử 2n qua thụ tinh tạo hợp tử 4n.
- Được hình thành do nguyên phân: Trong quá trình nguyên phân, cơ thể 2n ban đầu bị rối loạn
nguyên phân, dẫn đến hình thành cơ thể tứ bội.
c. Hậu quả và ý nghĩa
Với những cơ thể đa bội lẻ, do sự rối loạn tiếp hợp trong giảm phân giao tử không được thụ tỉnh
hiện tượng bất thụ.


Với những cơ thể đa bội chẵn: Trong giảm phân, quá trình tiếp hợp vẫn diễn ra bình thường quá
trình sinh sản hữu tính diễn ra bình thường
Ở những cơ thể tự đa bội hàm lượng ADN tăng lên, do đó chúng thường có kích thước lớn, thời gian
sinh trưởng, phát triển kéo dài, hàm lượng các chất dinh dưỡng tích lũy nhiều, quá trình trao đổi chất
mạnh, nên thể đa bội có tế bào to, cơ quan dinh dưỡng lớn, phát triển khoẻ, chống chịu tốt.
2.2.2. Dị đa bội
a. Khái niệm: là hiện tượng cả hai bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau cùng tồn tại trong một tế bào
b. Cơ chế phát sinh
Loài:
A
x
loài B
Cơ thể: AA
BB
Giao tử:
A
B
Cơ thể :
AB: Con lai lưỡng bội bất thụ, ở thực vât tự thụ phấn
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 1 -


Khóa học Luyện thi đại học môn Sinh học – thầy Nguyễn Quang Anh

Giao tử:
Hợp tử:


Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (Phần 2)

AB
AB
AABB: Thể dị tứ bội hữu thụ (song nhị bội thể )

c. Hậu quả và ý nghĩa
Con đường hình thành dị đa bội có ý nghĩa lớn trong quá trình tiến hóa. Đây là con đường ngắn nhất
hình thành loài mới.
Giáo viên: Nguyễn Quang Anh
Nguồn

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

:

Hocmai.vn

- Trang | 2 -



×