Khóa học Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh
Đề kiểm tra theo chủ đề số 01 (Phần 1)
ĐỀ KIỂM TRA THEO CHỦ ĐỀ SỐ 01 (PHẦN 1)
(TÀI LIỆU BÀI GIẢNG)
GIÁO VIÊN: NGUYỄN QUANG ANH
Câu 1. Gen phân mảnh được tìm thấy ở loài sinh vật nào sau đây?
A. Sinh vật nhân sơ, vi khuẩn lam, vi khuẩn E.coli.
B. Tất cả các loài sinh vật trên trái đất vì chúng có chung nguồn gốc.
C. Chủ yếu ở các sinh vật nhân chuẩn, nấm, động vật, thực vật.
D. Chỉ thấy hầu hết trong các nhóm động vật và thực vật bậc cao.
Câu 2. Enzim ADN - pôlimeraza có vai trò gì trong quá trình tái bản ADN?
A. Sử dụng đồng thời cả 2 mạch khuôn để tổng hợp ADN mới.
B. Chỉ sử dụng 1 mạch khuôn để tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ 3’.
C. Chỉ sử dụng 1 mạch khuôn để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ 5’.
D. Chỉ xúc tác tháo xoắn ADN mà không tổng hợp mạch mới.
Câu 3. Phân tử ADN dài 1,02mm. Khi phân tử ADN này nhân đôi ba lần, số nuclêôtit trong các phân tử
ADN con ở lần tự sao cuối cuối là
A. 48 x106.
B. 3 x 106.
C. 42 x 105.
D. 1,02 x 105.
Câu 4. Các bộ ba nào sau đây không có tính thoái hóa?
A. AUG, UAA.
B. AUG, UGG.
C. UAG, UAA.
D. UAG, UGA.
Câu 5. Từ 4 loại nuclêôtit, có tất cả bao nhiêu bộ ba khác nhau hoàn toàn về thành phần nuclêôtit?
A. 12.
B. 24.
C. 36.
D. 48.
Câu 6. Một gen dài 150 vòng xoắn và có 3900 liên kết hiđrô, nhân đôi liên tiếp 3 lần. Số nulêôtit tự do
mỗi loại cần môi trường cung cấp là
A. A = T = 4200, G = X = 6300.
B. A = T = 5600, G = X = 1600.
C. A = T = 2100, G = X = 600.
D. A = T = 4200, G = X = 1200.
Câu 7. Gen B có 2400 nuclêôtit, có hiệu của A với loại nuclêôtit khác là 30% số nuclêôtit của gen. Quá
trình tự sao từ gen B đã diễn ra liên tiếp 3 đợt. Số nuclêôtit từng loại trong tổng số gen mới được tạo thành
ở đợt tự sao cuối cùng là bao nhiêu ?
A. G = X = 920; A = T = 2760.
B. G = X = 940; A = T = 3640.
C. G = X = 980; A = T = 2860.
D. G = X = 960; A = T = 3840.
Câu 8. Sự nhân đôi của ADN ngoài nhân (trong các bào quan ti thể, lạp thể) có đặc điểm
A. phụ thuộc vào sự nhân đôi của ADN trong nhân.
B. diễn ra cùng thời điểm với sự nhân đôi của ADN trong nhân.
C. độc lập với sự nhân đôi của ADN trong nhân.
D. phụ thuộc vào sự nhân đôi của tế bào.
Câu 9. Mạch khuôn của gen có đoạn 3’ TATGGGXATGTA 5’ thì mARN được phiên mã từ mạch khuôn
này có trình tự ribônuclêôtit là
A. 3’AUAXXXGUAXAU 5’.
B. 5’ AUAXXXGUAXAU 3’.
C. 3’ATAXXXG TAXAT 5’.
D. 5’ ATAXXXGTAXAT 3’.
Câu 10. Sự giống nhau của 2 quá trình nhân đôi và phiên mã là
A. đều có sự xúc tác của enzim ADN – pôlimeraza để lắp ráp với các nuclêôtit trên mạch khuôn theo
nguyên tắc bổ sung.
B. trong một tế bào quá trình thường thực hiện một lần.
C. thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN.
D. việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung.
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12
- Trang | 1 -
Khóa học Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh
Đề kiểm tra theo chủ đề số 01 (Phần 1)
Câu 11. Phân tử mARN ở tế bào nhân sơ được sao mã từ 1 gen có 3.000 nuclêôtit sau đó tham gia dịch
mã. Quá trình tổng hợp prôtêin có 5 ribôxôm cùng trượt trên mARN đó. Số axit amin môi trường cung cấp
để hoàn tất quá trình dịch mã trên là
A. 9980.
B. 2500.
C. 9995.
D. 2495.
Câu 12. Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp trong quá trình dịch mã?
A. ADN.
B. mARN.
C. tARN.
D. Ribôxôm.
Câu 13. Chiều dài của gen D ở sinh vật nhân sơ là 510nm. Mạch 1 của nó có 400A, 500T và 400G. Phân
tử mARN có chiều dài tương ứng vừa được tổng hợp trên mạch 2 của gen D có số nuclêôtit từng loại là
bao nhiêu ?
A. U = 300, G= 400, X = 200, A= 600.
B. U = 200, G= 400, X = 200, A= 700.
C. U = 400, G= 200, X = 400, A= 500.
D. U = 500, G= 400, X = 200, A= 400.
Câu 14. Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm của điều hòa hoạt động gen ở tế bào
nhân thực?
A. Cơ chế điều hòa phức tạp hơn ở sinh vật nhân sơ.
B. Phần lớn các trình tự nuclêôit của ADN là được mã hóa thông tin di truyền.
C. Phần ADN không mã hóa thì đóng vai trò điều hòa hoặc không hoạt động.
D. Có nhiều mức điều hòa, qua nhiều giai đoạn. từ NST tháo xoắn đến biến đổi sau dịch mã.
Câu 15. Tế bào nào dưới đây diễn ra quá trình tổng hợp prôtêin mạnh mẽ nhất?
A. Tế bào hồng cầu.
B. Tế bào da.
C. Tế bào cơ vân.
D. Tế bào bạch cầu limpho.
Câu 16. Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen B bị đột biến thành gen b. Biết các
cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến?
A. aaBb, Aabb.
B. AABB, AABb.
C. AABb, AaBB.
D. AaBb, AABb.
Câu 17. Hoá chất gây đột biến 5-BU thường gây đột biến gen dạng
A. thay thế cặp G-X bằng T-A.
B. thay thế cặp G-X bằng cặp X-G.
B. thay thế cặp A-T bằng T-A
D. thay thế cặp A-T bằng G-X.
Câu 18. Xét cùng một gen, trường hợp đột biến nào sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với các
trường hợp còn lại?
A. Mất một cặp nuclêôtit ở vị trí số 15.
B. Thêm một cặp nuclêôtit ở vị trí số 6.
C. Thay một cặp nuclêôtit ở vị trí số 4.
D. Thay một cặp nuclêôtit ở vị trí số 30.
Câu 19. Khi dùng để xử lí ADN, acridin có vai trò gì?
1 - Chèn vào mạch khuôn gây đột biến thay một cặp nuclêôtit.
2 - Chèn vào mạch khuôn gây đột biến mất một cặp nuclêôtit.
3 - Chèn vào mạch khuôn gây đột biến thêm một cặp nuclêôtit.
4 - Chèn vào mạch mới đang tổng hợp gây đột biến thay một cặp nuclêôtit.
5 - Chèn vào mạch mới đang tổng hợp gây đột biến mất một cặp nuclêôtit.
6 - Chèn vào mạch mới đang tổng hợp gây đột biến thêm một cặp nuclêôtit.
Câu trả lời đúng là
A. 2 hoặc 3 hoặc 5.
B. 3 hoặc 5.
C. 1 hoặc 3 hoặc 6 . D. 2 hoặc 4.
Câu 20. Gen có 1170 nuclêôtit và có G = 4A. Sau đột biến, phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp bị
giảm một axit amin. Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp 3 lần, nhu cầu nuclêôtit loại A giảm xuống 14
nuclêôtit, số liên kết H bị hủy qua quá trình trên sẽ là
A. 11417
B. 13104.
C. 11466.
D. 11424.
Câu 21. Quan sát nhiều tế bào sinh dưỡng của châu chấu dưới kính hiển vi vào kì giữa, người ta thấy có
một số tế bào chỉ có 23 NST. Kết luận nào là đúng nhất về cá thể mang 23 NST nói trên?
A. Đó là châu chấu đực do NST giới tính chỉ có một chiếc.
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12
- Trang | 2 -
Khóa học Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh
Đề kiểm tra theo chủ đề số 01 (Phần 1)
B. Đó là châu chấu cái do NST giới tính chỉ có một chiếc.
C. Đó là châu chấu đực do bị đột biến làm mất đi một NST.
D. Có thể là châu chấu đực hoặc cái do đột biến làm mất đi một NST.
Câu 22. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dẫn đến sự thay đổi vị trí gen trong phạm vi một cặp nhiễm sắc
thể thuộc đột biến
A. mất đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.
B. đảo đoạn, mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn.
C. lặp đoạn, mất đoạn, chuyển đoạn.
D. chuyển đoạn, đảo đoạn.
Câu 23. Cho hai nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R (dấu* biểu
hiện cho tâm động), đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể tạo ra nhiễm sắc thể có cấu trúc MNOCDE*FGH và
ABPQ*R thuộc dạng đột biến
A. đảo đoạn ngoài tâm động.
B. đảo đoạn có tâm động.
C. chuyển đoạn không tương hỗ.
D. chuyển đoạn tương hỗ.
Câu 24. Cây lai F1 từ phép lai giữa cải củ và cải bắp có đặc điểm gì?
A. Mang 2 bộ NST đơn bội nA + nB = 36, sinh trưởng phát triển được nhưng bất thụ.
B. Mang 2 bộ NST đơn bội nA + nB = 18, sinh trưởng phát triển được nhưng bất thụ.
C. Mang 2 bộ NST đơn bội nA + nB = 36, bất thụ và không sinh trưởng phát triển được.
D. Mang 2 bộ NST đơn bội nA + nB = 18, bất thụ và không sinh trưởng phát triển được.
Câu 25. Trong trường hợp rối loạn phân bào giảm phân II, các loại giao tử được tạo ra từ cơ thể mang
kiểu gen XAXa là
A. XAXA, XaXa và 0.
B. XA và Xa.
C. XAXA và 0.
D. XaXa và 0.
Giáo viên: Nguyễn Quang Anh
Nguồn
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12
:
Hocmai.vn
- Trang | 3 -