Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

09 qua trinh hinh thanh loai phan 2 BTTL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.89 KB, 5 trang )

Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Quá trình hình thành loài (Phần 2)

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI (PHẦN 2)
(BÀI TẬP TỰ LUYỆN)

Giáo viên: NGUYỄN QUANG ANH
Câu 1. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa là phương thức thường thấy ở
A. thực vật.
B. động vật ít di động.
C. các loài chim di cư.
D. động vật giao phối.
Câu 2. Phương thức hình thành loài cùng khu thể hiện ở những con đường hình thành loài nào?
A. Con đường địa lí, con đường lai xa và đa bội hoá.
B. Con đường sinh thái, con đường lai xa và đa bội hoá.
C. Con đường địa lí và cách li tập tính.
D. Con đường địa lí và sinh thái.
Câu 3. Ví dụ về các nòi địa lí khác nhau ở chim sẻ ngô (Parus major) là bằng chứng về
A. hình thành loài cùng chỗ.
B. hình thành loài theo con đường sinh thái.
C. hình thành loài theo con đường địa lý đã kết thúc.
D. hình thành loài theo con đường địa lí đang xảy ra.
Câu 4. Quá trình hình thành loài lúa mì (T. aestivum) được các nhà khoa học mô tả như sau: Loài lúa mì
(T. monococcum) lai với loài cỏ dại (T. speltoides) đã tạo ra con lai. Con lai này được gấp đôi bộ nhiễm
sắc thể tạo thành loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa). Loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa) lai với loài cỏ
dại (T. tauschii) đã tạo ra con lai. Con lai này lại được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì (T.
aestivum). Loài lúa mì (T. aestivum) có bộ nhiễm sắc thể gồm
A. bốn bộ nhiễm sắc thể đơn bội của bốn loài khác nhau.
B. bốn bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của bốn loài khác nhau.
C. ba bộ nhiễm sắc thể đơn bội của ba loài khác nhau.


D. ba bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của ba loài khác nhau.
Câu 5. Hình thành loài mới
A. bằng con đường lai xa và đa bội hoá diễn ra nhanh và gặp phổ biến ở thực vật.
B. khác khu vực địa lí (bằng con đường địa lí) diễn ra nhanh trong một thời gian ngắn.
C. ở động vật chủ yếu diễn ra bằng con đường lai xa và đa bội hoá.
D. bằng con đường lai xa và đa bội hoá diễn ra chậm và hiếm gặp trong tự nhiên.
Câu 6. Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí (hình thành loài khác khu vực địa lí),
nhân tố trực tiếp gây ra sự phân hoá vốn gen của quần thể gốc là
A. cách li địa lí. B. chọn lọc tự nhiên.
C. tập quán hoạt động.
D. cách li sinh thái.
Câu 7. Nguyên nhân của hiện tượng bất thụ thường gặp ở con lai giữa hai loài khác nhau là
A. tế bào cơ thể lai xa mang đầy đủ bộ nhiễm sắc thể của hai loài bố mẹ.
B. tế bào của cơ thể lai xa không mang các cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
C. tế bào cơ thể lai xa có kích thước lớn, cơ thể sinh trưởng mạnh, thích nghi tốt.
D. tế bào của cơ thể lai xa chứa bộ nhiễm sắc thể tăng gấp bội so với hai loài bố mẹ.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí (hình
thành loài khác khu vực địa lý)?
A. Trong những điều kiện địa lý khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích luỹ các đột biến và biến dị tổ hợp
theo những hướng khác nhau.
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 1 -


Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Quá trình hình thành loài (Phần 2)


B. Hình thành loài mới bằng con đường địa lý thường gặp ở cả động vật và thực vật.
C. Hình thành loài mới bằng con đường địa lý diễn ra chậm chạp trong thời gian lịch sử lâu dài.
D. Điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật, từ
đó tạo ra loài mới.
Câu 8. Dạng cách li nào bắt đầu đánh dấu sự hình thành loài mới?
A. Cách li sinh thái.
B. Cách li địa lí.
C. Cách li di truyền.
D. Cách li sinh sản.
Câu 9. Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, phát biểu nào dưới đây là không đúng?
A. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.
B. Trong quá trình này nếu có sự tham gia của các nhân tố biến động di truyền thì sự phân hoá kiểu
gen của loài gốc diễn ra nhanh hơn.
C. Khi loài mở rộng khu vực phân bố, nếu điều kiện khí hậu địa chất khác nhau ở những vùng lãnh thổ
mới hoặc khu phân bố bị chia cắt do các vật cản địa lí sẽ làm cho các quần thể trong loài bị cách li nhau.
D. Trong những điều kiện sống khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích luỹ các đột biến và biến dị tổ hợp
theo những cách khác nhau dần dần tạo thành những nòi địa lý rồi thành loài mới.
Câu 10. Thể song nhị bội là có thể có
A. tế bào mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n.
B. tế bào mang bộ nhiễm sắc thể tứ bội.
C. tế bào chứa 2 bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của 2 loài bố mẹ khác nhau.
D. tế bào chứa bộ NST lưỡng bội với một nửa nhận từ loài của bố và một nửa từ loài của mẹ.
Câu 11. Bằng phương pháp lai xa kết hợp với với phương pháp gây đa bội thể có thể tạo ra dạng đa bội
thể nào sau đây?
A. Thể tứ nhiễm. B. Thể không nhiễm.
C. Thể tam nhiễm.
D. Thể song nhị bội.
Câu 12. Tại vùng thượng lưu sông Amour có nòi chim sẻ ngô châu Âu và nòi chim sẻ ngô Trung Quốc
song song tồn tại nhưng không có dạng lai. Đây là giai đoạn chuyển từ dạng nào sang loài mới?

A. Nòi địa lí.
B. nòi sinh thái.
C. Nòi sinh học.
D. quần thể.
Câu 13. Loài cỏ Spartina có bộ nhiễm sắc thể 2n=120 được xác định gồm bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ
gốc châu Âu 2n= 50 và bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Mĩ 2n= 70. Loài cỏ Spartina được hình
thành bằng
A. con đường lai xa và đa bội hóa.
B. phương pháp lai tế bào.
C. con đường tự đa bội hóa.
D. con đường sinh thái.
Câu 14. Vai trò cách li để hình thành loài mới
A. Ngăn ngừa giao phối tự do.
B. Củng cố, tăng cường sự phân hóa kiểu gen trong quần thể gốc.
C. Định hướng quá trình tiến hóa
D. A và B
Câu 15. Phương thức hình thành loài chậm diễn ra ở những con đường hình thành loài nào?
A. Con đường địa lí và sinh thái.
B. Con đường cách li tập tính, lai xa và đa bội.
C. Con đường địa lí, lai xa và đa bội hoá.
D. Con đường sinh thái, lai xa và đa bội hoá.
Câu 16. Hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa là do
A. bộ NST của 2 loài bố mẹ khác nhau gây ra sự trở ngại trong quá trình phát sinh giao tử.
B. sự khác biệt trong chu kỳ sinh sản, bộ máy sinh dục không tương ứng ở động vật
C. chiều dài ống phấn không phù hợp với chiều dài vòi nhuỵ của loài kia ở thực vật.
D. hạt phấn của loài này không nảy mầm được trên vòi nhuỵ của loài kia ở thực vật.
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12


- Trang | 2 -


Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Quá trình hình thành loài (Phần 2)

Câu 17. Để khắc phục hiện tượng bất thụ của cơ thể lai xa ở động vật, người ta sử dụng biện pháp nào sau
đây?
A. Gây đột biến đa bôi thể.
B. Không có biện pháp nào.
C. Gây đột biến gen.
D. Tạo ưu thế lai.
Câu 18. Lai xa và đa bội hoá là con đường hình thành loài phổ biến ở thực vật, rất ít gặp ở động vật vì ở
động vật
A. có hệ thống phản xạ sinh dục phức tạp.
B. cơ chế xác định giới tính rất phức tạp.
C. có khả năng di chuyển.
D. cơ chế cách li sinh sản giữa 2 loài rất phức tạp, sự đa bội hóa gây rối loạn giới tính.
Câu 19. Đột biến NST nhanh chóng dẫn đến hình thành loài mới là dạng đột biến
A. đa bội, chuyển đoạn NST, đảo đoạn NST.
B. đảo đoạn NST, chuyển đoạn NST.
C. đảo đoạn NST, đ lặp đoạn NST.
D. đa bội, chuyển đoạn NST.
Câu 20. Trong thuyết tiến hoá tổng hợp, tiến hoá..........(L: lớn; N: nhỏ) là quá trình hình thành ...........(M:
loài mới; P: các nhóm phân loại trên loài), diễn ra............(Q: trên quy mô rộng lớn; T: trong phạm vi phân
bố tương đối hẹp) và trong thời gian lịch sử tương đối ngắn.
A. N, M, T.
B. N, M, Q.
C. L, P, Q.

D. L, P, T.
Câu 21. Theo quan điểm hiện đại, các nhân tố tham gia vào quá trình hình thành loài mới gồm:
1. Quá trình đấu tranh sinh tồn.
2. Quá trình đột biến.
3. Quá trình giao phối.
4. Quá trình chọn lọc tự nhiên.
5. Các cơ chế cách li.
Phương án đúng là
A. 1, 2, 3, 4.
B. 2, 3, 4, 5.
C. 1, 3, 4, 5.
D. 2, 3, 4, 5.
Câu 22. Trên cùng một dòng sông chảy vào hồ, dưới tác động của chọn lọc tự nhiên qua thời gian dài, từ
một loài gốc đã hình thành nên 3 loài cá hồi mới có đặc điểm thích nghi khác nhau.
Loài 1 đẻ trong hồ vào mùa đông.
Loài 2 đẻ ở cửa sông vào xuân - hè.
Loài 3 đẻ ở đoạn giữa sông vào mùa đông. Sự hình thành các loài cá hồi trên diễn ra theo con đường
nào?
A. Con đường địa lí.
B. Con đường sinh thái.
C. Con đường sinh sản.
D. Con đường lai xa và đa bội hóa.
Câu 23. Quần đảo là nơi lý tưởng cho quá trình hình thành loài mới vì
A. các đảo cách xa nhau nên các sinh vật giữa các đảo không trao đổi vốn gen cho nhau.
B. rất dễ xảy ra hiện tượng du nhập gen.
C. giữa các đảo có sự cách li địa lý tương đối và khoảng cách giữa các đảo lại không quá lớn.
D. chịu ảnh hướng rất lớn của các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 24. Hình thức nào sau đây không phải là một con đường hình thành loài mới?
A. Hình thành loài bằng con đường địa lí.
B. Hình thành loài bằng con đường sinh thái.

C. Hình thành loài bằng con đường sinh sản.
D. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa.
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 3 -


Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Quá trình hình thành loài (Phần 2)

Câu 25. Hình thành loài bằng con đường địa lý là phương thức thường gặp ở
A. các loài động vật có khả năng phát tán mạnh.
B. thực vật và động vật ít di động.
C. chỉ có ở thực vật bậc cao.
D.
chỉ


động
vật
bậc
cao.
Câu 26. Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52, trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của
Châu âu có bộ NST 2n=26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n=26 NST nhỏ.
Cách giải thích nào sau đây là đúng nhất về cơ chế hình thành loài bông mới có bộ NST 2n=52NST?
A. Loài bông này được hình thành bằng cách lai xa giữa loài bông của châu Âu và loài bông hoang dại
Mĩ.

B. Loài bông này có lẽ hình thành bằng con đường cách li địa lí.
C. Loài bông này được hình thành bằng con đường lai xa kết hợp đa bội hóa.
D. Loài bông này được hình thành bằng con đường đa bội hóa.
Câu 27. Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí, nhân tố nào đóng vai trò chủ yếu?
A. Sự thay đổi điều kiện địa lí.
B. Cách li địa lí.
C. Các chướng ngại địa lí (núi, sông…)
D. Chọn lọc tự nhiên trong điều kiện sống ở các khu vực địa lí mới.
Câu 28. Trong phương thức hình thành loài bằng con đường sinh thái, nhân tố nào đóng vai trò chủ yếu?
A. Sự bất động của thực vật và động vật ít di động cách li sinh thái.
B. Chọn lọc tự nhiên diễn ra trong các điều kiện sinh thái khác nhau.
C. Điều kiện sống của các khu vực sinh thái khác nhau.
D. Nhân tố cách li sinh thái.
Câu 29. Nhân tố nào dưới đây giúp phân biệt quá trình hình thành loài mới với quá trình hình thành đặc
điểm thích nghi?
A. Quá trình đột biến.
B. Quá trình giao phối.
C. Quá trình chọn lọc tự nhiên.
D. Các cơ chế cách li.
Câu 30. Các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng tỏ các nòi, các loài phân biệt nhau bằng
A. sự tích lũy các đột biến nhỏ.
B. sự tích lũy các đột biến trội
C. sự tích lũy các đột biến về cấu trúc NST.
D. sự tích lũy các đột biến về số lượng NST.
Câu 31. Trật tự các giai đoạn chính trong quá trình hình thành loài mới theo con đường địa lí là
1. Loài mở rộng khu phân bố hoặc khu phân bố bị chia cắt bởi các chướng ngại địa lí.
2. Cách li sinh sản và cách li di truyền.
3. Sự phân li thành các nòi địa lí khác nhau.
4. Chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị theo hướng khác nhau.
5. Hình thành loài mới.

Phương án đúng là
A. 1, 2, 3, 4, 5.
B. 1, 3, 4, 5, 6.
C. 1, 4, 3, 2, 5.
D. 1, 2, 4, 3, 5.
Câu 32. Trong một hồ ở Châu Phi, người ta thấy có hai loài cá giống nhau về một số đặc điểm hình thái
và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài có màu xám. Mặc dù, cùng sống trong một hồ
nhưng chúng không giao phối được với nhau.Tuy nhiên, khi các nhà khoa học nuôi các cá thể của hai loài
này trong một bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng cùng màu thì các cá thể của hai loài lại giao
phối với nhau và sinh con. Ví dụ trên thể hiện con đường hình thành loài bằng:
A. cách li tập tính.
B. cách li sinh thái.
C. cách li sinh sản.
D. cách li địa lí
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 4 -


Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Quá trình hình thành loài (Phần 2)

Câu 33. Trật tự của các giai đoạn chính trong quá trình hình thành loài mới theo con đường sinh thái là
1. Các quần thể của loài phân bố trong cùng một khu vực địa lí.
2. Cách li sinh sản và cách li di truyền.
3. Sự phân li thành các nòi sinh thái khác nhau.
4. Chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị theo hướng thích nghi với các điều kiện sinh thái khác nhau.

5.
Hình
thành
loài
mới.
Phương án đúng là
A. 1, 2, 3, 4, 5.
B. 1, 3, 4, 2, 5.
C. 1, 4, 3, 2, 5.
D. 1, 2, 4, 3, 5.
Câu 34. Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra tương đối nhanh khi
A. xảy ra lai xa và đa bội hoá.
B. quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí và sinh thái diễn ra song song.
C. chọn lọc tự nhiên tích luỹ nhiều biến dị.
D. diễn ra biến động di truyền.
Câu 35. Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, phát biểu nào dưới đây là không đúng?
A. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.
B. Trong quá trình này nếu có sự tham gia của các nhân tố biến động di truyền thì sự phân hoá vốn gen
của loài gốc diễn ra nhanh hơn.
C. Khi loài mở rộng khu phân bố, điều kiện khí hậu, địa chất khác nhau ở những vùng lãnh thổ mới
hoặc khu phân bố bị chia cắt do các vật cản địa lí sẽ làm cho các quần thể trong loài bị cách li nhau.
D. Trong những điều kiện sống khác nhau, CLTN đã tích luỹ các đột biến và biến dị tổ hợp theo
những hướng khác nhau dần dần tạo thành những nòi địa lí rồi hình thành loài mới.
Câu 36. Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường xảy ra với các đối tượng nào sau đây?
1. Động vật giao phối.
2. Động vật ít di động.
3. Các loài chim di cư.
4. Thực vật.
Phương án đúng là
A. 1, 2.

B. 2, 3.
C. 2, 4.
D. 3, 4.
Câu 37. Nguyên nhân chính làm cho đa số các cơ thể lai xa chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng là
A. không có sự tương hợp về cấu tạo cơ quan sinh sản với các cá thể cùng loài.
B. bộ nhiễm sắc thể của bố và mẹ trong các con lai khác nhau về số lượng, hình dạng, kích thước, cấu
trúc.
C. có sự cách ly hình thái với các cá thể cùng loài.
D. cơ quan sinh sản thường bị thoái hoá.
Câu 38. Trong các con đường hình thành loài sau, con đường hình thành loài nhanh nhất và ít phổ biến là
bằng con đường
A. địa lí.
B. sinh thái.
C. lai xa và đa bội hoá.
D. đột biến lớn.
Giáo viên : Nguyễn Quang Anh
Nguồn :

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

Hocmai.vn

- Trang | 5 -



×