Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

09 qua trinh hinh thanh loai phan 2 TLBG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.8 KB, 3 trang )

Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Quá trình hình thành loài (Phần 2)

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI (PHẦN 2)
(TÀI LIỆU BÀI GIẢNG)

Giáo viên: NGUYỄN QUANG ANH

I. Hình thành cùng khác khu vực địa lý
1. Khái quát quá trình hình thành loài cùng khu vực địa lý
Các cơ chế cách li trước hợp tử có cách li tập tính, cách li cơ học, cách li thời gian…Cách li sau hợp tử là
những cách li về mặt di truyền, các cá thể giao phối với nhau nhưng con lai sẽ bị chết ở giai đoạn hợp tử,
con lai có khả năng sống sót nhưng chết trước tuổi trưởng thành, con lai có thể sống đến tuổi trưởng thành
nhưng bất thụ…
Loài mới chỉ hình thành khi có sự cách li sinh sản. Bản chất của quá trình tiến hóa là sự thay đổi về tần số
alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Hai quần thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực địa lí. Vì lí do nào đó đột biến xuất hiện và phổ biến
ở quần thể này nhưng không xuất hiện trong quần thể khác. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên dẫn đến
những biến đổi sâu sắc trong thành phần kiểu gen biến đổi về kiểu hình hình thành loài mới.
Các cá thể cùng loài, cùng sống trong một điều kiện địa lí giống nhau vẫn có thể hình thành loài mới.
2. Hình thành loài bằng con đường cách li tập tính
Vào mùa sinh sản con đực có những đặc điểm để thu hút con cái, những đặc điểm này là đặc trưng cho
loài.
Mỗi loài có tập tính sinh sản riêng, con đực nhận biết được những dấu hiệu sinh sản của con cái cùng loài
và ngược lại.
Ví dụ: Hai loài cá trong một hồ ở Châu Phi giống nhau về đặc điểm hình thái nhưng chỉ khác nhau về màu
sắc:
+ Một loài màu xám.
+ Một loài màu đỏ.
Chúng sống chung nhưng không giao phối với nhau.


Hai loài cá này nuôi trong bể khi chiếu ánh sáng đơn sắc: Có khả năng giao phối sinh ra con cái (do ánh
sáng đơn sắc làm cho chúng trông cùng màu với nhau).
Giải thích: Hai loài cá này tiến hóa từ một loài ban đầu bằng cách sau: Ban đầu xuất hiện các cá thể đột
biến có màu sắc khác nhau
thay đổi tập tính giao phối (các cá thể cùng màu thích giao phối với nhau).
Lâu dần, các cá thể này cách li tập tính giao phối
Cách li sinh sản
Loài mới.
Kết luận: Nếu trong quần thể xuất hiện một đột biến. Các cá thể của 1 quần thể do đột biến có được kiểu
gen nhất định làm thay đổi 1 số đặc điểm liên quan tới tập tính giao phối thì những cá thể đó sẽ có xu
hướng giao phối với nhau tạo nên quần thể cách li với quần thể gốc. Lâu dần, sự khác biệt về vốn gen do
giao phối không ngẫu nhiên cũng như các nhân tố tiến hoá khác cùng phối hợp tác động có thể sẽ dẫn đến
sự cách li sinh sản và hình thành nên loài mới.
2. Hình thành loài bằng con đường sinh thái
Ví dụ:

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 1 -


Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Quá trình hình thành loài (Phần 2)

- Hai quần thể của cùng một loài sống trong 1 khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau thì lâu dần
có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.
- Hình thành loài bằng con đường sinh thái là phương thức thường gặp ở thực vật và động vật ít di động xa

như thân mềm, sâu bọ.
3. Hình thành loài bằng con đường tự đa bội
- Từ quần thể 2n, dùng cônsixin tạo ra quần thể cây 4. Vậy quần thể cây 4n có phải là loài mới hay không?
Trả lời: Quần thể cây tứ bội là loài mới vì các cây tứ bội vẫn có khả năng lai với cây lưỡng bội cho ra con
lai tam bội. Tuy nhiên con lai tam bội lại bị bất thụ do có sự rối loạn trong quá trình giảm phân. Như vậy
quần thể cây tứ bội cách li sinh sản với quần thể lưỡng bội nhờ cơ chế cách li sau hợp tử.
- Trong một số trường hợp cơ thể 2n giảm phân bị rồi loạn hình thành giao tử 2n.
- Nếu 2n x 2n 4n. Loài 4n có khả năng sinh sản hữu tính, con lai hữu thụ dẫn đến hình thành loài mới.
Loài 4n cách lu sinh sản với loài 2n nhờ cơ chế cách li sau hợp tử.
Loài 4n x 2n 3n. Cơ thể 3n thường bất thụ do rồi loạn phân li trong phân bào giảm phân sẽ làm mất cân
bằng hệ gen.
4. Hình thành loài bằng con đường dị đa bội
- Lai xa là phép lai giữa 2 cá thể thuộc 2 loài khác nhau, hầu hết cho con lai bất thụ.

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 2 -


Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Quá trình hình thành loài (Phần 2)

- Cơ thể lai xa thường không có khả năng sinh sản hữu tính (bất thụ) do cơ thể lai xa mang bộ NST đơn
bội của 2 loài bố, mẹ không tạo các cặp tương đồng quá trình tiếp hợp và giảm phân diễn ra không bình
thường.
- Lai xa và đa bội hóa tạo cơ thể lai mang bộ NST lưỡng bội của cả 2 loài bố mẹ tạo được các cặp NST
tương đồng quá trình tiếp hợp và giảm phân diễn ra bình thường con lai có khả năng sinh sản hữu tính.

Cơ thể lai tạo ra cách li sinh sản với 2 loài bố mẹ, nếu được nhân lên tạo thành một quần thể hoặc nhóm
quần thể và có khả năng tồn tại như một khâu trong hệ sinh thái loài mới hình thành.
Ví dụ:

- Lai xa và đa bội hóa là con đường nhanh chóng để tạo nên loài mới ở thực vật (75% thực vật có hoa và
95% dương xỉ) nhưng ít gặp ở động vật.
Giáo viên : Nguyễn Quang Anh
Nguồn :

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

Hocmai.vn

- Trang | 3 -



×