Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Quy luật di truyền 2 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.87 KB, 5 trang )

QUI LUẬT DI TRUYỀN
-Phần 2Câu 1: Ở 1 loài thực vật. A: có tổng hợp diệp lục nên lá xanh, a: không tổng hợp diệp lục nên lá
vàng, aa cây chết ở giai đoạn mầm. B: thân cao, b: thân thấp. Các gen phân li độc lập với nhau.
Có bao nhiêu công thức lai để F1 có sự phân tính kiểu hình 1 thân cao: 1 thân thấp?
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2: Mỗi gen qui định 1 tính trạng, trội không hoàn toàn. Cho F1 : AaBb x AaBb, tỉ lệ phân li
kiểu hình ở F2 là:
A. 1:2:1:1:2:1
B. 1:1:1:1:4:2:2:2:2
C. 3:6:3:1:2:1
D. 9:3:3:1
Câu 3: Về màu lông ngựa, B: lông xám, b:lông đen. Gen A không có tính át, aa át B và bb do đó
KG có chứa gen aa sẽ biểu hiện kiểu hình lông trắng. F1 : AaBb x AaBb, dự đoán tỉ lệ phân tính
kiểu hình ở F2:
A. 9 lông xám: 3 lông đen: 4 lông trắng
B. 9 lông trắng: 3 lông đen: 4 lông xám
C. 9 lông xám: 3 lông trắng: 4 lông đen
D. 9 lông đen: 3 lông trắng: 4 lông xám
Câu 4: F1: AaBb x Aabb, thế hệ lai có sự phân tính kiểu hình 4: 3: 1. Từ kết quả trên, hãy dự
đoán tỉ lệ phân tính kiểu hình nếu cho AaBb tự thụ phấn
A. 9:3:3:1, 9:6:1, 12:3:1
B. 9:7, 9:3:3:1, 12:3:1
C. 12:3:1, 9:6:1, 6:1:1
D. 9:4:3, 12:3:1, 9:6:1

Khang – GSTT

Page 1




Câu 5: Ý không đúng về tác động đa gen là:
A. Các gen trong tế bào không trực tiếp tác động qua lại với nhau, chỉ có sản phẩm của gen
có thể tương tác với nhau để qui định sự biểu hiện một loại tính trạng.
B. Tương tác bổ trợ giữa các gen trội, lặn không alen gồm tỉ lệ phân tính kiểu hình 9:3:3:1,
9:7, 9:6:1
C. Tương tác cộng gộp là sự tác động qua lại giữa các gen không alen trong đó mỗi gen
đóng góp 1 phần như nhau vào sự biểu hiện tính trạng
D. Tính trạng thuộc về số lượng chịu sự chi phối bởi qui luật tương tác cộng gộp và không
chịu ảnh hưởng của môi trường
Câu 6: Qui luật di truyền chi phối tính trạng thuộc về số lượng
A. Menden
B. Tương tác gen cộng gộp
C. Tương tác gen bổ trợ, át chế, cộng gộp
D. Liên kết gen và hoán vị gen
Câu 7: Ở một loài thực vật, cho P thuần chủng: lá tròn x lá xẻ, F1 100% lá tròn. Đem F1 lai phân
tích thu được 75% lá xẻ: 25% lá tròn. Dự đoán tỉ lệ phân tính kiểu hình ở F2 khi cho F1 tự thụ
A. 75% lá tròn: 25% lá xẻ
B. 62,5% lá xẻ: 37,5% lá tròn
C. 56,25% lá tròn: 43,75% lá xẻ
D. 81,25% lá xẻ: 18,75% lá tròn
Câu 8:Hiện tượng tác động của một gen lên nhiều tính trạng đã giải thích
A. Sự xuất hiện hiện tượng biến dị tổ hợp
B. Hiện tượng trội không hoàn toàn làm xuất hiện tính trạng trung gian
C. Hiện tượng biến dị tương quan
D. Sự tác động qua lại giữa các gen alen để cùng chi phối một loại tính trạng
Câu 9: Giả sử trong quần thể có 200000 người, trong đó có 80 người bị bệnh bạch tạng (aa).
Trường hợp nếu bố mẹ trong quần thể trên đều bình thường, xác suất để họ có con bị bạch tạng
là bao nhiêu?

A. 3,92%
B. 0,000384%
C. 0,0392%
D. 0,0384%
Khang – GSTT

Page 2


Câu 10: Hai quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền. A: cánh xẻ, a: cánh tròn.
-Quần thể 1: có 300 cá thể, kiểu hình mang tính trạng lặn cánh tròn chiếm 25%
-Quần thể 2: có 400 cá thể, kiểu hình mang tính trạng lặn cánh tròn chiếm 16%
Nếu tất cả các cá thể của quần thể 1 nhập cư vào sống chung với quần thể 2, xác định tần số
tương đối alen A và a của quần thể mới khi đạt trạng thái cân bằng di truyền.
A. 79,5%, 20,5%
B. 85%, 15%
C. 56%, 44%
D. 60%, 40%

Khang – GSTT

Page 3


Đáp án
1C
6B
Câu 1: C

2B

7C

3A
8C

4D
9D

5D
10C

Khi đề bài hỏi về số công thức lai để dẫn đến một kết quả nào đó, ta phải đi từ gốc của câu hỏi (ở
đây là tỉ lệ kiểu hình 1 thân cao: 1 thân thấp) rồi đi lên tìm số công thức lai chứ không nên ghi
hết số công thức lai ra để xem cái nào là phù hợp (quá mất thời gian phải không?)
Vì cặp alen A,a có tổ hợp gây chết là aa có thể gây nên những bất thường cho các phép lai thân
thuộc với chúng ta, phức tạp, nên ta sẽ xét sau cặp alen B,b
Xét các phép lai của cặp alen B,b để đời sau có thể ra được vừa có thân cao và thân thấp, ta chỉ
có 2 phép lai là Bb x bb và Bb x Bb
-Bb x bb  1 thân cao: 1 thân thấp  kết quả phép lai của cặp alen A,a không được gây xáo
trộn tỉ lệ trên  thế hệ lai không được xuất hiện aa  Có 2 phép lai là AA x AA và AA x Aa
Tổ hợp lại ta sẽ có 3 phép lai cả thảy: AA(Bb x bb), AABb x Aabb, AAbb x AaBb.
-Bb x Bb  3 thân cao: 1 thân thấp  kết quả phép lai của cặp alen A,a phải ra được aa gây chết
để làm cho tỉ lệ thay đổi thành 1:1  Có 1 phép lai là Aa x Aa
Thử lại ta có AaBb x AaBb  3:1 (huề vốn ==) cho nên loại phép lai này
Túm lại chỉ có 3 phép lai là thỏa
Câu 2: B
F1: AaBb x AaBb = (Aa x Aa)(Bb x Bb) (1:2:1)(1:2:1) (vì trội không hoàn toàn) 
1:1:1:1:4:2:2:2:2
Câu 3: A
Câu 4: D

F1: AaBb x Aabb  3A-B-: 3A-bb: 1aaB-:1aabb
Ghép các cặp lại với nhau ta để có tỉ lệ 4:3:1, ta sẽ có 3 cách sắp xếp phù hợp (lưu ý bỏ cách gộp
A-B- với aabb vì 2 đứa này nó hổng có chơi chung với nhau), từ đây ghép qua AaBb tự thụ ta sẽ
tim được 3 tỉ lệ là 9:4:3, 12:3:1, 9:6:1
Câu 5: D
Tính trạng thuộc về số lượng có chịu ảnh hưởng của môi trường
Câu 6: B
Câu 7: C
Câu 8: C

Khang – GSTT

Page 4


Gen đa hiệu: một gen qui định nhiều tính trạng. Khi xảy ra đột biến gen này  thay đổi
một loạt tính trạng
Câu 9: D
Từ đề bài ta tính được a=0,02, A=0,98
Bố mẹ bình thường mà sinh được con bị bạch tạng bố mẹ đều phải có kiểu gen Aa
Xác suất để bố mẹ có kiểu gen Aa là (
Xác suất để họ có con bị bạch tạng là

2∗0,98∗0,02 2
)
1−0,0004

2
( )2
51


2

= ( )2
51

1

∗ ∗ 100% = 0,0384%
4

Câu 10:C
-Quần thể 1: 300 cá thể, a=A=0,5 150a, 150A
-Quần thể 2: 400 cá thể, a=0,4 , A=0,6 160a, 240A
Quần thể 1 nhập cư hoàn toàn vào quần thể 2, ta sẽ được một quần thể mới gồm có
310a, 390A. Tới đây thì tính tần số là chuyện hoàn toàn dễ dàng rồi 

Khang – GSTT

Page 5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×