Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Quy luật di truyền 3 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.68 KB, 8 trang )

QUI LUẬT DI TRUYỀN
-Phần 3Câu 1: Môt quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng xét gen có 2 alen A và a. Chọn ngẫu nhiên
cây thân cao từ quần thể đem tự thụ phấn thì thấy rằng cứ 3000 cây con thì có 250 cây là biến dị
tổ hợp. Tần số alen a trong quần thể là bao nhiêu?
A. 0,2
B. 0,25
C. 0,4
D. 0,3
Câu 2: Trong tương tác của hai cặp gen nằm trên hai cặp NST thường khác nhau. Gen B qui định
lông xám, b qui định lông đen. Gen A át chế gen B tạo ra lông trắng còn gen a không át chế. Tỉ
lệ kiểu hình ở con lai là 6 lông trắng: 1 lông đen: 1 lông xám sinh ra từ phép lai nào dưới đây?
A. AaBb x aaBb
B. AaBB x AaBb
C. Aabb x aaBb
D. AaBb x Aabb
Câu 3: Ở cà chua, gen A quy định thân cao, a thân thấp, B quả tròn, b quả bầu dục. Giả sử hai
cặp gen này nằm trên một cặp NST. Khi cho lai hai cây cà chua F1 thân cao quả tròn với nhau thì
F2 thu được 10% thân thấp, quả tròn, 10% thân cao, quả bầu dục. Tần số hoán vị gen của F1 là
bao nhiêu? (Biết rằng ở bố hoặc mẹ ở F1 có xảy ra LKG hoàn toàn).
A. 20%
B. 10%
C. 40%
D. 30%
Câu 4: Ở mèo gen D nằm trên phần không tương đồng của nhiễm sắc thể X quy định màu lông
đen, gen lặn d quy định màu lông vàng hung, khi trong kiểu gen có cả D và d sẽ biểu hiện màu
lông tam thể. Trong một quần thể mèo có 10% mèo đực lông đen và 40% mèo đực lông vàng
hung, số còn lại là mèo cái. Tỉ lệ mèo có màu tam thể theo định luật Hácdi-Van béc là bao
nhiêu?
A. 16%
B. 2%


Khang – GSTT

Page 1


C. 32%
D. 8%
Câu 5: Ở một loài bướm, màu cánh được xác định bởi một locus gồm 3 alen: C (cánh đen)> cg (
cánh xám) > c (cánh trắng). Trong đợt điều tra một quần thể bướm lớn sống ở Cuarto, người ta
xác định được tần số alen sau: C=0,5; c=0,1. Quần thể này tuân theo định luật Hacdy- Vanbeg.
Quần thể này có tỉ lệ kiểu hình là:
A. 75% cánh đen: 24% cánh xám: 1% cánh trắng
B. 75% cánh đen : 15% cánh xám : 10% cánh trắng
C. 25% cánh đen : 50% cánh xám : 25% cánh trắng
D. 74% cánh đen : 25% cánh xám : 1% cánh trắng
Câu 6: Ở đậu Hà lan: Trơn trội so với nhăn. Cho đậu hạt trơn lai với đậu hạt nhăn được F1 đồng
loạt trơn. F1 tự thụ phấn được F2; Cho rằng mỗi quả đậu F2 có 4 hạt. Xác suất để bắt gặp quả
đậu có 3 hạt trơn và 1 hạt nhăn là bao nhiêu?
A. 3/16
B. 27/256
C. 81/256
D. 9/16
Câu 7: Số nhóm gen liên kết của những loài mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội lần lượt sau đây:
(1) Cải củ 2n=18

(2) Ngô 2n=20

(4) Cà độc dược 2n=24

(5) Đậu Hà Lan 2n=14


(3) Ruồi giấm đực 2n=8

A. 9, 10, 4, 12, 7
B. 9, 10, 5, 12, 7
C. 18, 20, 8, 24, 7
D. 18, 10, 5, 12, 7
Câu 8: Trong quá trình giảm phân để tạo giao tử của 1000 tế bào sinh giao tử đực có kiểu gen
Ab/aB, hoán vị gen xảy ra với tần số 20%. Xác định số tế bào đã xảy ra hoán vị gen
A. 100
B. 200
C. 300
D. 400

Khang – GSTT

Page 2


Câu 9: Ở một loài thực vật, A: quả đỏ, a: quả vàng; B: chín sớm, b: chín muộn. Cho phép lai:
AB/ab x Ab/aB, thế hệ lai thu được 4 kiểu hình, 8 kiểu tổ hợp, trong đó kiểu hình lặn chiếm 9%.
Xác định lần lượt tần số hoán vị gen và tỉ lệ % kiểu hình quả đỏ chín sớm ở thế hệ lai
A. 20%, 61%
B. 30%, 75%
C. 36%, 59%
D. 36%, 71%
Câu 10: Một loài có kiểu gen AB/ab DE/de, khi giảm phân một số tế bào sinh giao tử rối loạn
phân li nhiễm sắc thể ở phân bào II cặp DE/de. Trong trường hợp liên kết hoàn toàn, số loại giao
tử có thể tạo được tối đa là
A. 10

B. 16
C. 8
D. 12
Câu 11: 100 tế bào sinh giao tử đều có kiểu gen AB/ab thực hiện giảm phân, trong số đó có 20 tế
bào xảy ra hoán vị gen. Xác định tần số hoán vị gen
A. 20%
B. 5%
C. 10%
D. 8%
Câu 12: F1: AaBbDd EF/ef XHX h thực hiện giảm phân. Hoán vị gen với tần số 30%. Xác định tỉ
lệ phần trăm của giao tử AbDefXh
A. 6,25%
B. 1,875%
C. 4,375%
D. 2,1875%
Câu 13: Số nhóm gen liên kết của một loài lưỡng bội là 7. Trong loài này có thể có bao nhiêu
loại thể 3 nhiễm kép
A. 9
B. 28
C. 21
D. 14
Khang – GSTT

Page 3


Câu 14: Morgan đã sử dụng phép lai nào để phát hiện qui luật liên kết gen và hoán vị gen
A. Lai phân tích
B. Lai thuận nghịch
C. Lai xa

D. Lai gần
Câu 15: F1 kiểu gen dị hợp 3 cặp Aa, Bb, Dd. F1 lai phân tích, Fb thu được: 20% quả đỏ, tròn,
chín sớm: 20% quả đỏ, dài, chín sớm: 20% quả vàng, tròn, chín muộn: 20% quả vàng, dài, muộn:
5% quả đỏ, tròn, chín muộn: 5% quả đỏ, dài, chín muộn: 5% quả vàng, tròn, chín sớm: 5% quả
vàng, dài, chín sớm. Kiểu gen của F1
A. AaBbDd
B. AB/ab Dd
C. AD/ad Bb
D. Aa BD/bd

Khang – GSTT

Page 4


Đáp án
1A
6B
11C
Câu 1: A

2D
7B
12D

3C
8D
13C

4A

9C
14A

5A
10A
15C

Ta xem lúc chọn ngẫu nhiên các câu thân cao đem tự thụ phấn như là loại toàn bộ các cây thân
thấp ra khỏi quần thể để được quần thể F1.
F1: xAA: yAa. Với

x
y

=

p2
2pq

Đem quần thể F1 tự thụ phấn thu được 250 cây biến dị tổ hợp ở F2  250 cây aa
Suy ra số cây Aa ở F2 là 500 cây (vì tỉ lệ cây Aa gấp 2 lần cây aa)
Như vậy số cây AA còn lại là 2250 cây
Từ đây ta suy ra F2:

9
12

AA:

2

12

1

Aa:

12

aa

2

1

3

3

Có được F2 rồi ta suy ra được F1: AA: Aa
x

p2

y

2pq

Vậy 2 = =

=


p
2q

 p=4q. Mà p+q=1.

Từ đây ta tính được q=0,2
Câu 2:D
Câu 3: C
Đời sau có kiểu hình thân thấp và quả bầu dục nên 2 cây F1 đều là dị hợp
Áp dụng công thức “1 trội=25% - 2 lặn” cho phép lai 2 cá thể dị hợp 2 cặp gen
Ta tìm được tỉ lệ của cây

ab
ab

= 0,15

Vì ở bố hoặc mẹ có xảy ra liên kết gen hoàn toàn nên một trong 2 cây sẽ cho giao tử ab với tỉ lệ
0,5. Từ đây ta tính được tỉ lệ giao tử ab do cây còn lại là 0,3
ab=0,3 > 0,25 (giao tử liên kết). Suy ra giao tử hoán vị sẽ có tỉ lệ là 0,5 – 0,3=0,2.
Do đó f=40%
Câu 4: A
Quần thể mèo trên ở trạng thái cân bằng với tỉ lệ đực:cái = 1:1 sẽ có dạng
p
2

q

p2


2

2

XDY: XdY:

XD XD: pqXD Xd :
p

1

q

4

Từ giả thiết ta lập được =

q2
2

Xd Xd

Suy ra p=0,2; q=0,8
Tỉ lệ mèo lông tam thể = pq=0,16

Khang – GSTT

Page 5



Câu 5: A
Tỉ lệ cánh trắng = c 2
Tỉ lệ cánh xám = cg2 + 2. cg. c
Tỉ lệ cánh đen = C 2 + 2. C. gc + 2. C. c
Gặp bài toán có dạng trội theo thứ tự như thế này, ta sẽ sẽ xác định yếu tố di truyền có mức độ
trội từ thấp lên cao để đơn giản hóa bài toán.
C=0,5, c=0,1cg=0,4
Tỉ lệ cánh trắng = 0,12 = 0,01
Tỉ lệ cánh xám = 0,42 + 2.0,4.0,1 = 0,24
Câu 6: B
Dễ dàng xác định được F2: 0,25AA: 0,5Aa: 0,25aa
Xác suất để bắt gặp được 3 hạt trơn, 1 hạt nhăn là = 0,75 3 . 0,25 =

27
256

Bình thường theo quan tính, chúng ta sẽ nhân thêm C14 cho xác suất mới tìm được để ra kết quả
cuối cùng, nhưng nhớ rằng đề bài đã quy định mỗi quả đậu có tận 4 hạt, tức việc sinh ra 4 hạt là
chung một biến cố, chứ không phải những biến cố độc lập với nhau, cho nên ta không được nhân
thêm C14 .
Câu 7: B
Nhóm gen liên kết: tập hợp những GEN cùng nằm trên một nhiễm sắc thể. Thông thường số
nhóm gen liên kết bằng số nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài. Tuy nhiên cần
phải lưu ý một điểm đó chính là ở những loài có cặp nhiễm sắc thể giới tính DỊ HỢP, cặp nhiễm
sắc thể giới tính sẽ cho ta tận 2 nhóm gen liên kết
Câu 8: D
Lưu ý công thức: Tần số hoán vị gen f =

Số giao tử hoán vị

Tổng số giao tử

1000 tế bào sinh giao tử đực sẽ cho ta 4000 giao tử. Từ đó ta tính được số giao tử hoán vị = 800
Mà mỗi một tế bào khi giảm phân nếu có hoán vị gen xảy ra sẽ cho được 2 giao tử hoán vị và 2
giao tử liên kết. Do đó, số tế bào đã xảy ra hoán vị gen =

800
2

= 400

Câu 9: C
Đề bài yêu cầu ta xác định tần số hoán vị gen, nhưng ta không biết là cây nào trong 2 cây bố mẹ
đã xảy ra hoán vị gen. Tuy nhiên nếu nhìn kĩ vào đề bài thì ta sẽ phát hiện một điểm mấu chốt
trong dữ kiện 4 kiểu hình, 8 kiểu tổ hợp.

Khang – GSTT

Page 6


Theo như những bài toán ta thường hay gặp, hoán vị ở cả 2 cá thể, số kiểu tổ hợp ở đời sau phải
là 9. Nhưng ở đây lại chỉ còn 8, điều này làm ta liên tưởng ngay đến liên kết gen.
Do đó 9% =

ab
ab

= ab x ab = 0,5 x ab  ab = 0,18 ( <0,25)  giao tử hoán vị


f = 36%
Kiểu hình quả đỏ, chín sớm (2 trội) = 50% + kiểu hình lặn = 59%
Nhận xét một tí về bài toán: rõ ràng ta thấy ở đáp C và D ý đầu đều trùng nhau khiến ta nghi ngờ
ngay phải có một đáp án đúng trong 2 đáp án này  làm ý 2 của bài toán trước. Và với công
thức mà tụi anh đã đưa cho các em, các em hoàn toàn có thể làm được ý 2 trước mà không cần
làm ý 1 ^_^
Câu 10: A
Câu 11: C
Phiên bản ngược của câu số 8
Câu 12: D
Câu 13: C
Thể 3 nhiễm kép: trong cơ thể có 2 thể 3 nhiễm
Ứng dụng toán tổ hợp vào đây ta sẽ có: sắp xếp 2 thể ba nhiễm vào 2 trong 7 cặp nhiễm sắc thể
có sẵn, ta tính được số loại thể 3 nhiễm có thể có = C72 =21
Câu 14: A
Câu 15: C
Nhìn vô bài này là ta thấy hoàn toàn choáng ngợp bởi lượng thông tin quá lớn mà đề đưa ra cho
chúng ta. Nhưng bình tĩnh nhìn kĩ, quan sát và đánh giá, chúng ta sẽ thấy bài này rất dễ.
Đầu tiên ta cần phải xác định được qui luật di truyền ở đây là gì. Dựa vào cả đáp án và đề, ta dễ
dàng loại được đáp án A (phân li độc lập trong khi đó tỉ lệ KH giả thiết là 4:4:4:4:1:1:1:1).
Vậy ta sẽ có liên kết gen hoặc hoán vị gen. Tiếp tục, ta thấy đề bài cho F1 (dị hợp 3 cặp) lai phân
tích thu được 8 kiểu hình, với kiểu gen

Tr ội Tr ội
Lặn Lặn

Trội lặn ở đáp án thì nếu là liên kết gen thì chắc

chắn ko thể nào đủ được 8 kiểu hình. Vậy qui luật di truyền ở đây chính là hoán vị gen.
Chướng ngại vật đầu tiên đã vượt qua được, đến đây ta sẽ tìm nhóm gen liên kết để ra được đáp

án.
Có 3 trường hợp có thể xảy ra (A với B; A với D; B với D) nhưng ta chỉ cần thử 2 là sẽ ra được
kết quả, nếu chỉ thử một lần mà ra luôn thì quá tốt ^_^
Thử A với B, ta sẽ có: đỏ tròn: đỏ dài: vàng tròn: vàng dài = 1:1:1:1  A và B phân li độc lập

Khang – GSTT

Page 7


với nhau (xui quá :v). Thử tiếp A với D, ta sẽ có: đỏ sớm: vàng muộn: đỏ muộn: vàng sớm =
4:4:1:1 (tỉ lệ bất thường do hoán vị gen). Vậy A sẽ liên kết với D. Do đó F1 sẽ là AD/ad Bb

Khang – GSTT

Page 8



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×