ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN MINH PHÚC
XÂY DỰNG TÀI LIỆU VÀ HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG
THEO MÔ ĐUN PHẦN QUANG HÌNH HỌC - VẬT LÍ 11
GÓP PHẦN BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM VẬT LÍ
HÀ NỘI – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN MINH PHÚC
XÂY DỰNG TÀI LIỆU VÀ HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG
THEO MÔ ĐUN PHẦN QUANG HÌNH HỌC - VẬT LÍ 11
GÓP PHẦN BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM VẬT LÍ
(Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Vật lý)
Mã số: 60 14 01 11
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Thu Hiền
HÀ NỘI - 2015
MỤC LỤC
Lờicảm ơn……………………………………………………….
i
Danh mu ̣c chữ viế t tắ t……………………………………………
ii
Mụclục…………………………………………………………..
iii
Danh mu ̣cbảng……………………………………………………
vi
Danh mu ̣c sơ đồ , biể u đồ ………………………………………
vi
MỞ ĐẦU………………………………………………………….
1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN………………
4
1.1.
Các nghiên cứu tiêu biểu về tự học trên Thế giới và Việt Nam
4
1.1.1.
Các nghiên cứu trên Thế giới…………………………………….
4
1.1.2.
Các nghiên cứu ở Việt Nam………………………………………
5
1.2.
Vấn đề tự học……………………………………………………
6
1.2.1.
Quan niệm về tự học……………………………………………..
6
1.2.2.
Vai trò của tự học………………………………………………….
7
1.2.3.
Các hình thức tự học………………………………………………
8
1.2.4.
Các cấp độ tự học…………………………………………………
9
1.3.
Năng lực tự học Vật lý của học sinh THPT……………………
9
1.3.1.
Năng lực của học sinh THPT……………………………………..
9
1.3.2.
Năng lực tự học của học sinh…………………………………….
11
1.3.3
Vai trò của giáo viên và học sinh trong việc bồi dưỡng năng lực tự
học cho học sinh………………………………………………….
12
1.3.4
Đặc trưng về năng lực tự học……………………………………..
18
1.3.5
Bồi dưỡng năng lực tự học môn Vật lý cho học sinh THPT…….
19
1.4.
Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo mô đun
môn Vật lí………………………………………………………..
1.4.1.
Biên soạn tài liệu theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học môn Vật
1
23
lý cho học sinh……………………………………………………
23
1.4.2.
Phương pháp tự học có hướng dẫn theo mô đun……………….
26
1.4.3
Cấu trúc của tài liệu tự học có hướng dẫn theo mô đun…………
28
1.4.4
Quy trình thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo mô đun……
31
1.5
Thực trạng bồi dưỡng năng lực tự học môn Vật lí của học sinh
1.6
THPH……………………………………………………………..
33
Kết luận chương 1………………………………………………
35
Chƣơng 2: XÂY DỰNG TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ VÀ HƢỚNG DẪN
THEO MÔĐUN MỘT SỐ BÀI PHẦN” QUANG HÌNH HỌC”- VẬT LÍ
11……………………………………………………………….
36
2.1.
Tổng quan về phần “ Quang hình học”- Vật lí 11 cơ bản
36
2.1.1.
Vai trò, vị trí của phần “ Quang hình học”trong chương trình môn
Vật lí lớp 11 Trung học phổ thông…………………………….
36
2.1.2.
Nội dung kiến thức phần “ Quang hình học”- Vật lí 11 cơ bản
36
2.1.3.
Một số lưu ý khi dạy học phần “ Quang hình học”- Vật lí 11
THPT……………………………………………………………..
2.2.
Xây dựng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun phần“ Quang
hình học”- Vật lí 11 cơ bản……………………………
2.2.1.
39
Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun 1 số bài phần “
Quang hình học”- Vật lí 11 cơ bản………………………………
2.3.
39
Nguyên tác chung của việc thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn
theo môđun………………………………………………………
2.2.2.
38
40
Sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđunphần “Quang
hình học”- Vật lí 11 cơ bản…………………………..
56
2.3.1
Đối với học sinh………………………………………………….
56
2.3.2
Đối với giáo viên………………………………………………….
59
2.3.3
Soạn thảo một số tiến trình dạy học có sử dụng tài liệu hướng dẫn
theo mô đun bài Khúc xạ ánh sáng………………………………
2
59
Kết luận chương 2……………………………………………….
67
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM……………………….
68
3.1.
Mục đích thực nghiệm……………………….…………………
68
3.2.
Nhiệm vụ thực nghiệm…………………………………………..
68
3.3.
Đối tượng , thời gian và phương pháp thực nghiệm sư phạm
68
3.4.
Chọn mẫu thực nghiệm………………………………………….
70
3.5
Nội dung thực nghiệm……………………………………………
71
3.6
Kết quả thực nghiệm sư phạm…………………………………
72
3.7
Kết luận chương 3……………………………………………….
77
KẾT LUẬN………………………………………………………
78
DANH MỤC TÀ I LIỆU THAM KHẢO……………………….
80
PHỤ LỤC………………………………………………………..
82
TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM………………………………………….
88
2.4
3
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, đổi mới giáo dục là một trong những vấn đề mà Đảng và Nhà nước
quan tâm. Tại Nghị quyết trung ương Đảng kì họp thứ 8, Quốc hội khóa XI về đổi mới
căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam đã nêu rõ: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương
pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực; chủ động, sáng tạo và vận
dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi
nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ
yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại
khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy và
học".
Bộ Giáo và Đào tạo đã ban hành công văn số 4099/BGDĐT-GDTrH ngày
05/8/2014 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014 dục - 2015 đã chỉ đạo rõ về
đổi mới hình thức tổ chức dạy học: "Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú ý các hoạt
động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; sử dụng các hình thức dạy
học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông như: dạy học trực tuyến,
trường học ảo;... Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên
lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà
trường"
Như vậy bên cạnh việc đổi mới nội dung chương trình và kiểm tra đánh giá kết
quả học, đổi mới phương pháp giảng dạy thì vấn đề nâng cao năng lực tự học của HS
được các nhà giáo dục và các nhà khoa học đặc biệt chú ý. Vấn đề này cũng được đề
cập đến tại điều 5, chương I, Luật Giáo dục: "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của HS; bồi dưỡng năng lực tự học, khả
năng thực hành, lòng say mê và ý chí vươn lên”.
Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, TH là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng
trong việc tạo ra chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học. Bồi dưỡng năng lực TH
cho HS là khâu then chốt để tạo ra "nội lực" nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy
học các môn học nói chung và môn Vật lí nói riêng. Tuy nhiên, trong thực tế NLTH của
4
HS còn nhiều hạn chế, hơn nữa những công trình nghiên cứu về bồi dưỡng NLTH môn
Vật lí cho HS thông qua các phương tiện dạy học hiện đại còn chưa được phổ biến. Việc
bồi dưỡng NLTH cho HS trở thành một yêu cầu cấp bách, một nhiệm vụ quan trọng
trong dạy học hiện nay.
Môđun dạy học là một đơn vị chương trình dạy học được cấu trúc một cách đặc
biệt nhằm phục vụ cho người học. Nó chứa đựng cả mục tiêu, nội dung, phương pháp
dạy học và công cụ đánh giá kết quả học tập, gắn bó chặt chẽ với nhau thành một thể
hoàn chỉnh. Môđun dạy học có nhiều cấp độ: môđun lớn gồm các môđun thứ cấp và
môđun thứ cấp gồm các môđun nhỏ. Trong quá trình dạy học môn Vật lí hướng đến
dạy tự học ở trường Trung học phổ thông, HS sẽ thuận lợi hơn khi tự học với tài liệu có
hướng dẫn theo môđun. Mỗi môđun dạy học là một phương tiện tự học hiệu quả vì nó
tương ứng với một chủ đề dạy học xác định, được phân chia thành từng phần nhỏ với
mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kỹ năng cụ thể và các test đánh giá tương ứng. Trong
một bài học, sau khi học xong môđun nhỏ này HS sẽ học sang môđun nhỏ tiếp theo và
cứ như thế HS sẽ hoàn thành nhiệm vụ học tập và chiếm lĩnh được tri thức. Do tính độc
lập tương đối về nội dung dạy học, GV có thể “lắp ghép”, “tháo gỡ” các môđun để xây
dựng những chương trình dạy học đa dạng, phong phú, đáp ứng yêu cầu dạy học kiểu
phân hoá, cá thể hoá, còn HS dưới sự hướng dẫn của GV có thể tự học theo nhịp độ cá
nhân phù hợp với bản thân mình.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Xây dựng và
sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo mô đun phần Quang hình học, vật lí 11
góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông".
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun phần
Quang hình học nhằm bồi dưỡng NLTH cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy
học ở trường THPT.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun và năng lực tự
học Vật lí của học sinh THPT.
- Phạm vi nghiên cứu: Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo
môđun phần Quang hình học, Vật lí 11 trung học phổ thông.
5
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun trong dạy
học phần Quang hình học một cách phù hợp sẽ bồi dưỡng NLTH cho HS góp phần
nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí ở trường THPT.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
5.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu các tài liệu nhằm hệ thống hoá
cơ sở lý luận của việc xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun
trong dạy học Vật lí.
5.2
Phương
pháp
nghiên
cứu
thực
tiễn:
Đánh
giá
thực
trạng
bồi dưỡng năng lực tự học trong dạy học môn Vật lí cho HS hiện nay.
5.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm để đánh
giá tính hiệu quả và khả thi của các nội dung được đề xuất.
5.4 Phương pháp thống kê toán học: Phân tích, xử lý các số liệu thu được qua
thực nghiệm
6. Nhiệm vụ nghiên cứu.
6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về tự học và NLTH của HS THPT; tài liệu có
hướng dẫn theo mô đun cho học sinh THPT.
6.2 Nghiên cứu nội dung, mục tiêu phần Quang hình học , Vật lí 11 THPT.
6.3 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn: điều tra, đánh giá thực trạng tự học và việc bồi
dưỡng năng lực tự học cho HS ở THPT
6.4. Biên soạn và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo mô đun phần
“Quang hình học” góp phần bồi dưỡng NLTH cho HS
6.5 Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính cần thiết và khả thi của việc sử dụng
tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun phần Quang hình học.
7. Dự kiến đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về việc thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo
môđun trong dạy học môn Vật lí ở trường THPT góp phần bồi dưỡng năng lực tự học
cho học sinh.
6
- Xây dựng được bộ tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun phần Quang hình
học – Vật lí 11 THPT để sử dụng trong dạy học môn Vật lí.
8. Dự kiến cấu trúc của đề tài.
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn.
- Chương 2: Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun phần
"Quang hình" - Vật lí 11
- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
7
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG TÀI LIỆU TỰ HỌC
VÀ HƢỚNG DẪN THEO MÔ ĐUN TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ
1.1 Các nghiên cứu tiêu biểu về tự học trên thế giới và Việt Nam
1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Từ những năm trước công nguyên, nhà giáo dục Xô Cơ Rát (469- 339 TCN) đã
có quan điểm giáo dục trong đó có nêu rõ về vai trò của tự học: "Giáo dục phải giúp
con người tự khẳng định chính mình". Theo ông, trong quá trình dạy học thì người thầy
cần phải tạo cho người học tự suy nghĩ, tự tìm tòi, cần giúp người học tự phát hiện thấy
sai lầm của mình và tự khắc phục những sai lầm đó [7].
Ở thế kỷ XVIII- XIX, rất nhiều nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu về sự phát
triển trí tuệ, tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo của người học trong dạy học như Jan
Jac Rousseau (1712- 1778), Johann Heinrich Pestalozzi (1746- 1827), Adolf Distervers
(1790- 1866), Konstantin Dmitrievich Usinxki (1824- 1870). Các tác giả đã đề cập đến
vai trò của nhà trường và của người thầy trong việc tổ chức và bồi dưỡng kỹ năng tự học
cho người học [dẫn theo 20].
Một số tác giả khác không chỉ khẳng định vai trò to lớn của hoạt động tự học
như tác giả X.P.Baranov, Ilina. T.A [10], I.F Kharlamop[11] mà còn quan tâm tới các
hoạt động tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của người học. Tác giả
Rubakin .N.A [18] đã nhấn mạnh: giáo dục động cơ học tập đúng đắn là điều kiện cơ
bản để học sinh tích cực, chủ động trong tự học. Tác giả X.G.Luconhin, B.P.Exipop [7]
đã nghiên cứu đưa ra những kỹ năng TH cần thiết nhằm đảm bảo cho người học đạt kết
quả cao. Trong số các kỹ năng TH, các tác giả đặc biệt nhấn mạnh vai trò và ý nghĩa
của kỹ năng đọc sách, kỹ năng này được đánh giá là quan trọng nhất trong hoạt động
TH.
Tác giả I.F Kharlamop nghiên cứu về tự học trên cơ sở tìm ra những biện pháp
để phát huy tính tích cực học tập của học sinh bằng cách: Tăng cường việc nghiên cứu,
làm việc với sách và tài liệu học tập, tiến hành dạy học nêu vấn đề, cải tiến công tác tự
lực học tập, đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá… [11].
8
Hiện nay, các tác giả đã nghiên cứu đến việc đề xuất hoạt động tổ chức nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động TH của người học; giáo dục động cơ học tập đúng đắn là
điều kiện cơ bản để học sinh tích cực, xác định các kỹ năng TH của người học. Điều đó
khẳng định, tự học có một ý nghĩa vô cùng cần thiết, ảnh hưởng to lớn tới việc học của
người học trong quá trình dạy học, đặc biệt TH là yếu tố quyết định cho xu hướng học
tập suốt đời của mỗi cá nhân trong xã hội hiện đại.
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đã có rất nhiều nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu về vấn đề tự học.
Điển hình như các công trình tiêu biểu của tác giả Nguyễn Cảnh Toàn [23,24,25] đã nghiên
cứu sâu về tự học, vai trò của tự học, dạy tự học.
Cuốn sách “Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới” của GS.TSKH Thái Duy
Tuyên xuất bản năm 2008 đã thu hút được sự quan tâm của người đọc vì tác giả đã đã đưa ra
nhiều nội dung lí luận quan trọng liên quan đến vấn đề bồi dưỡng NLTH cho học sinh [26].
Tác giả tác giả Nguyễn Cảnh Toàn đã công bố công trình nghiên cứu của mình trong cuốn
sách “Tự giáo dục – tự học – tự nghiên cứu” đã đưa ra phương pháp tự học của sinh viên
để mỗi sinh viên không cảm thấy việc học là gánh nặng nhưng đảm bảo cho các trường Đại
học, Cao đẳng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển của xã hội [25].
Một số nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài luận án về tự học khác như luận án
"Các biện pháp tổ chức hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp" của tác giả Phạm Hồng
Quang[17], đề tài “Các biện pháp tổ chức hoạt động tự học môn Giáo dục học cho sinh
viên các trường ĐHSP” của tác giả Nguyễn Thị Tính[22], luận án của tác giả Nguyễn
Thị Bích Hạnh với đề tài “Biện pháp hoàn thiện kỹ năng tự học môn GDH cho sinh viên
ĐHSP theo quan điểm sư phạm tương tác”[8]; luận án "Hình thành và phát triển NLTH
cho sinh viên ngành Toán hệ cao đẳng sư phạm" của tác giả Lê Hiển Dương[6], luận án
của tác giả Nguyễn Duy Cẩn bàn về "Tăng cường NLTH cho sinh viên hóa học ở
trường đại học sư phạm bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun" [3],
Nguyễn Thị Thanh Hồng nghiên cứu về "Tổ chức tự học Giáo dục học cho sinh viên
đại học sư phạm qua e-learning"[9] …các tác giả đã nghiên cứu về tự học và vai trò,
cách thức đổi mới và phát triển NLTH của người học.
9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lương Duyên Bình – Vũ Quang (Đồng chủ biên), Nguyễn Xuân Chi – Bùi Quang
Hân, Đoàn Duy Hinh (2006), “Bài tập Vật lí 11”, NXB Giáo dục.
2. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vũ Quang (Chủ biên), Nguyễn Xuân Chi –
Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân – Đoàn Duy Hinh (2010), “Vật lí 11”, NXB Giáo
dục.
3. Nguyễn Duy Cẩn (2010), Tăng cường năng lực tự học cho sinh viên hóa học ở
trường đại học sư phạm bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun, Luận
án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
4. Phạm Thị Châm (2014), Xây dựng và sử dụng tài liệu có hướng dẫn theo mô đun
chương "Động lực học chất điểm" góp phần bồi dưỡng năng lực tự học của học
sinh, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
5. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy
học, NXB Giáo dục.
6. Lê Hiển Dương(2006), Hình thành và phát triển năng lực tự học cho sinh viên cao
đẳng ngành sư phạm toán, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường đại học Vinh
7. Exipop B.P(1997), Những cơ sở lý luận dạy học, Tập 1+2, NXB Giáo dục
8. Nguyễn Thị Bích Hạnh(2006), Biện pháp hoàn thiện kỹ năng tự học môn giáo dục
học cho sinh viên Đại học sư phạm theo quan điểm sư phạm tương tác, Luận án
Tiến sĩ Giáo dục học.
9. Nguyễn Thị Thanh Hồng (2012), Tổ chức tự học Giáo dục học cho sinh viên đại
học sư phạm qua e-learning, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học sư
phạm Hà Nội.
10. Ilina T.A(1979), Giáo dục học, Tập 1+2+3, NXB Giáo dục
11. Kharlamop I.F (1979), Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào, NXB Giáo
dục
10
12. Nguyễn Công Khanh, Phạm Ngọc Thạch, Hà Xuân Thành (2014), Tài liệu bồi
dưỡng chuyên môn về đánh giá giáo dục dành cho cán bộ chuyên trách về khảo thí,
đánh giá cấp Bộ, cấp Sở GD&ĐT, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
13. Nguyễn Kì(1995), Phương pháp dạy học tích cực, NXB Giáo dục.
14. Nguyễn Kì (1996), Xã hội hóa giáo dục là cốt lõi xã hội hóa tự học, Số chuyên đề
về tự học của Sở Giáo dục và đào tạo Tỉnh Thừa Thiên Huế.
15. Lương Viết Mạnh (2015), Hình thành và phát triển năng lực tự học môn Vật lí cho
học sinh dự bị đại học dân tộc, luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Vinh.
16. Piaget J(1996), Tuyển tập tâm lí học, NXB Giáo dục.
17. Phạm Hồng Quang (1998), Các biện pháp tổ chức hoạt động học tập ngoài giờ lên
lớp, Luận án Tiến sĩ.
18. Rubakin. N.A (1982), Tự học như thế nào, NXB Thanh niên
19. Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm (1998), Lịch sử giáo dục học thế giới, NXB Giáo
dục
20. Đỗ Thị Phương Thảo (2013), Phát triển kỹ năng tự học Toán cho sinh viên các
trường đại học đào tạo giáo viên Tiểu học, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục,
Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
21. Lâm Quang Thiệp (2012), Đo lường và đánh giá hoạt động học tập trong nhà
trường, NXB Đại học sư phạm.
22. Nguyễn Thị Tính (2004), Các biện pháp tổ chức hoạt động tự học môn Giáo dục
học cho sinh viên các trường ĐH sư phạm, Luận án Tiến sĩ
23. Nguyễn Cảnh Toàn (2001), Dạy –tự học , NXB Giáo dục.
24. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Kì, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (1998), Quá
trình dạy –tự học, NXB Giáo dục.
25. Nguyễn Cảnh Toàn (2001), Tuyển tập tác phẩm: Tự giáo dục – tự học – tự nghiên
cứu (tập 1). Trường ĐHSP. Trung tâm văn hóa – ngôn ngữ Đông Tây
26. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXb Giáo
dục.
11