Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Đánh giá hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng VN.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.71 KB, 33 trang )

PHẦN GIỚI THIỆU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay nền kinh tế thế giới là nền kinh tế toàn cầu hóa. Các nước có xu
hướng mở rộng hợp tác quốc tế. Hòa cùng xu thế đó, nước ta cũng đẩy mạnh các
quan hệ hợp tác với nước ngoài trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, y
tế…trong đó quan trọng nhất là kinh tế. Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên
chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đánh dấu bước phát triển
mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước, giúp nước ta phát triển ngang tầm với các
quốc gia trong khu vực. Từ đó chúng ta có thể khẳng định vị trí của mình trên
trường quốc tế.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển của một đất nước, Ngân hàng đóng một
vai trò rất quan trọng. Nó là hệ thần kinh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nền kinh
tế chỉ có thể phát triển với tốc độ cao nếu có một hệ thống Ngân hàng hoạt động ổn
định và có hiệu quả, không thể có tăng trưởng trong khi hệ thống tổ chức và hoạt
động của Ngân hàng yếu kém và lạc hậu. Như vậy đòi hỏi Ngân hàng phải phát
triển tương xứng và hoạt động có hiệu quả trong hoạt động lưu thông tiền tệ.
Điều hoà lưu thông tiền tệ chủ yếu thông qua hoạt động tín dụng, hoạt động
tín dụng là xương sống của hệ thống Ngân hàng thương mại, cụ thể là quá trình huy
động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả của Ngân hàng sẽ giúp cho các thành phần
kinh tế phát triển ổn định và ngược lại.
Nước ta đang trong quá trình Công nghiệp hoá - hiện đại hoá với đường lối
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần có sự điều tiết của Nhà nước đã tạo tiền đề
cho sự khách quan khôi phục và phát triển các thành phần kinh tế. Thành phần kinh
tế ngoài quốc doanh với những tiềm năng và ưu thế sẵn có đã nhanh chóng thích
nghi với cơ chế kinh tế thị trường ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng
không thể thiếu của mình trong công cuộc đổi mới nền kinh tế. Như vậy, với cương
vị chủ đạo và đứng trước áp lực lớn về sự cạnh tranh, sự biến động kinh tế thì các
ngân hàng thương mại quốc doanh đã và đang hoạt động như thế nào và có hiệu quả
hay không? Vì vậy đề tài “Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống
ngân hàng thương mại quốc doanh ở Việt Nam” được thực hiện nhằm làm rõ
những vấn đề trên.


2. Mục tiêu:
2.1. Mục tiêu chung:
- Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương
mại quốc doanh ở Việt Nam để đề ra biện pháp kinh doanh hiệu quả hơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại
quốc doanh hiện nay thông qua các chỉ số: danh thu, chi phí, lợi nhuận, ROS, ROA,
ROE.
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
- Đề xuất giải pháp kinh doanh hiệu quả hơn.
3. Phương pháp nghiên cứu:
3.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu từ báo cáo thường niên của BIDV, AGRIBANK, tổng cục
thống kê và trung tâm thông tin tín dụng.
3.2. Phương pháp thống kê mô tả
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả sử dụng các bảng số liệu để đánh giá
kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh Việt
Nam.
3.3. Phương pháp phân tích
- So sánh sự tăng, giảm của lợi nhuận qua các năm 2007, 2008, 2009 và 6
tháng năm 2010.
- Từ mô tả và so sánh sử dụng phương pháp tự luận để đưa ra các giải pháp
đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mai quốc
doanh Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về không gian: nghiên cứu ngân hàng đầu tư và phát triển Việt
Nam, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội
Việt Nam.
- Phạm vi về thời gian: các số liệu được lấy trong ba năm 2007, 2008, 2009
và 6 tháng năm 2010.

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUỐC
DOANH
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUỐC DOANH
Sau khi ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), ngân hàng công
thương Việt Nam (Incombank) tiến hành cổ phần hóa năm 2007 thì hệ thống các
ngân hàng thương mại quốc doanh chỉ còn lại ba thành viên. Đó là ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam (AGRIBANK), và ngân hàng chính sách xã hội. Vì vậy, đề tài chỉ tập
trung phân tích ba thành viên ngân hàng thương mại quốc doanh còn lại đó là ngân
hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam và ngân hàng chính sách xã hội.
1.1.1. Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam (BIDV)
Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân
hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao
lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ
phát triển kinh tế đất nước.
1.1.2. Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
(AGRIBANK)
Thành lập ngày 26/03/1988 hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng Việt
Nam, đến nay Agribank hiện là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo
và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối
với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam. Là ngân hàng luôn chú trọng đầu
tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị
kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Hiện Agribank đã
vi tính hóa hoạt động kinh doanh từ trụ sở chính đến hầu hết các chi nhánh trong
toàn quốc và một hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm dịch vụ chuyển tiền điện tử,
dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán quốc tế
qua mạng SWIFT…

1.1.3. Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội (VBSP)
- Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và
tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; Tổ chức huy động tiết
kiệm trong cộng đồng người nghèo.
- Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các
giấy tờ có giá khác; vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; Vay
tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Vay Ngân hàng Nhà nước.
- Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc không
hoàn trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và
các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ trong nước
và nước ngoài.
- Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngoài
nước.
- Ngân hàng Chính sách xã hội có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ
thống liên ngân hàng trong nước.
1.2. THỊ TRƯỜNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 – 2009
1.2.1. Năm 2007:
Năm 2005, 2006, lãi suất trên thị trường ngân hàng phục hồi và liên tục tăng
mạnh. Đến năm 2007 là năm kỷ lục về lợi nhuận, là năm đánh dấu sự phát triển
vượt bậc của các ngân hàng. Có ít nhất 3 đợt tăng lãi suất phổ biến. Với lãi suất
VND, mức tăng và các đợt tăng nhẹ nhàng, thưa thớt hơn, chủ yếu từ các ngân hàng
thương mại cổ phần. Nhưng căng thẳng trên thị trường lại tập trung chủ yếu vào
loại hình lãi suất này. Hiệp hội Ngân hàng, với vai trò trung gian, đã nhiều lần lên
tiếng về sự phá rào thỏa thuận của một số ngân hàng, kể cả ngân hàng quốc doanh.
Thậm chí Hiệp hội đã từng lên kế hoạch để các ngân hàng ngồi lại với nhau nhưng
không thành công.
Kết thúc năm 2007, hệ thống ngân hàng Việt Nam có những điểm nổi bật sau:
 Vốn điều lệ tăng nhanh
Các ngân hàng buộc phải tăng vốn nhưng cũng nhiều thuận lợi để tăng vốn.
Lợi nhuận cao là một thuận lợi. Thị trường vốn phát triển nhanh cũng là một yếu tố

hỗ trợ. Trong năm 2006, một loạt ngân hàng đã tăng vốn bằng cách phát hành thêm
cổ phiếu, trái phiếu và không có thông tin nào nói về thất bại bởi đây là một mặt
hàng hót nhất trên thị trường.
 Nợ xấu được cải thiện
Năm 2007 là năm đất nước trong quá trình hội nhập lớn, các ngân hàng
không thể để nợ xấu làm nặng bước chân trên lộ trình này. Ước tính, nợ xấu của các
ngân hàng thương mại 2007 ở khoảng 3,2%, giảm gần một nửa so với năm 2006.
Riêng khối ngân hàng cổ phần, nợ xấu chỉ ở khoảng 1%, nhiều ngân hàng phổ biến
dưới mức 1%.
 Lợi nhuận vượt trội
Có thể dùng nhiều từ để nói về thành công trong lợi nhuận của các ngân hàng
năm 2007. Nói một cách cụ thể, mức lời của một ngân hàng cổ phần hàng đầu trong
năm nay có thể mua đứt toàn bộ vốn điều lệ của một ngân hàng cỡ trung bình trên
thị trường. Đó là ACB với mức lãi dẫn đầu khối cổ phần. Kế đến là Sacombank với
lãi trên 520 tỷ đồng. Một ấn tượng khác là Eximbank, ngân hàng vừa tuyên bố vượt
qua kỳ chấn chỉnh, cũng có mức lãi trên 360 tỷ đồng. Kế đến là Techcombank gần
300 tỷ đồng; MB, VIB Bank khoảng từ 200 - 250 tỷ đồng. Các ngân hàng khác
cũng lãi 150 - 180 tỷ đồng.
 Bùng nổ dịch vụ và phát triển công nghệ
Tiếp nối làn sóng đầu tư công nghệ diễn ra mạnh mẽ trong năm 2006, năm
2007, các ngân hàng bắt đầu bước vào hoàn thiện cơ bản và đưa ra các dịch vụ ứng
dụng. Lượng tiền các ngân hàng đổ vào cho hệ thống công nghệ cũng tập trung
mạnh trong năm 2007. Sacombank đầu tư khoảng 4 triệu USD cho việc ứng dụng
hệ thống Core Banking; VIB Bank cũng mất hàng triệu USD để hoàn thành dự án
hệ thống ngân hàng đa năng SYMBOL do hãng System Access (Singapore) cung
cấp; MB cũng mạnh tay cho dự án ứng dụng công nghệ T24 và đưa Internet vào
ứng dụng quản lý hệ thống…
1.2.2. Năm 2008:
Năm 2008, một năm đầy khó khăn trong điều hành chính sách tiền tệ và trong
hoạt động của các ngân hàng thương mại. Nhưng đây cũng là năm ấn tượng trong

kết quả chung của thị trường.
 Tăng trưởng huy động và cho vay đột biến
Năm 2008, tổng huy động vốn của hệ thống tín dụng tăng đột biến, khoảng 50%
so với năm 2007. Riêng tại Tp.HCM, kỷ lục được xác lập ở mức tăng khoảng 55%;
tại Hà Nội là 36,1%. Tổng dư nợ cho vay toàn hệ thống cũng đột biến kể từ năm
2005, riêng tại Tp.HCM lên tới 51%, tại Hà Nội là khoảng 38,5%.
 Cung ngoại tệ tăng mạnh
Việt Nam tiếp tục chứng minh là điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước
ngoài. Riêng nửa đầu 2008, lượng ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước mua vào đã lên tới
9 tỷ USD, một con số chưa từng có trong lịch sử.
 Lãi suất USD tăng, lãi suất VND tương đối bình ổn
Năm 2008, lãi suất huy động USD chứng kiến 3 đợt tăng phổ biến, ngược với
diễn biến trên thị trường thế giới. Trong khi đó, lãi suất VND tương đối ổn định,
cân bằng từ xu hướng giảm nhẹ đầu năm và tăng nhẹ cuối năm.
1.2.3. Năm 2009:
Năm 2009, thị trường ngân hàng trong nước đã trải qua những biến động
chưa từng có về lãi suất và tỷ giá… Đây cũng là một năm đáng nhớ trong hoạt
động của các ngân hàng , khi phải trải qua những khó khăn không nhỏ.
 Công cụ điều hành chính sách tiền tệ thay đổi với vận tốc chóng mặt
Tính chung cả năm, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần tăng và 5 lần giảm lãi
suất cơ bản. Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu cũng có tần suất điều
chỉnh tương ứng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có 1 lần tăng trong tháng 2, 4 lần giảm
trong 3 tháng cuối năm (2 lần giảm đối với dự trữ bằng ngoại tệ). Lãi suất tiền
gửi dự trữ bắt buộc có 5 lần điều chỉnh (3 lần tăng, 2 lần giảm).
Cơ chế điều hành tỷ giá cũng ghi nhận những điều chỉnh chưa từng có
trong lịch sử. Biên độ có 3 lần nới rộng, từ +/-0,75% lên +/-3%; tỷ giá bình quân
liên ngân hàng có 2 lần điều chỉnh mạnh, vào tháng 6 và cuối tháng 12. Lãi suất
tín phiếu cũng có hai lần điều chỉnh, một lần tăng từ 7,8% lên 13%, đến tháng 12
giảm xuống còn 4,5%.
 Thực hiện cơ chế cho vay theo trần lãi suất

Lần đầu tiên kể từ 1/12/2006, lãi suất cơ bản được điều chỉnh tăng, từ
8,25% lên 8,75% vào 1/2/2009. Đặc biệt, trong lần điều chỉnh ngày 19/5 (lên
12%), lãi suất cơ bản được trả lại đúng chức năng của nó, trở thành một cơ sở
để xác định hành lang pháp lý cho lãi suất cho vay của các ngân hàng thương
mại, thay vì xơ cứng và mờ nhạt trước đó.
Đồ thị 1: Diễn biến các lãi suất chủ chốt từ đầu năm 2009(%)
 Lãi suất huy động và cho vay biến động chưa từng có
Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất ghi nhận kỷ lục“treo” tới 43%/năm;
nhiều thành viên đồng loạt đẩy mức huy động trong dân cư lên tới trên
19%/năm, cá biệt có trường hợp áp tới 20%/năm.
 Tỷ giá USD/VND tăng đột biến
So với cuối năm 2008, tỷ giá USD/VND mua vào – bán ra của các ngân
hàng thương mại đã tăng khoảng 9%, một mức tăng đột biến so với thay đổi
quen thuộc quanh 1% những năm trước.
 Nợ xấu ngân hàng có xu hướng gia tăng
Khó khăn của nền kinh tế, trong hoạt động của mỗi ngân hàng đang
dần thể hiện ở xu hướng gia tăng của nợ xấu. Nếu trong năm 2007, đa số
thành viên khối quốc doanh chỉ trên dưới 3%, khối cổ phần phổ biến dưới 2%,
thì năm nay dự kiến sẽ có nhiều trường hợp có nợ xấu trên 5%.
 Đa số các ngân hàng không đạt mục tiêu lợi nhuận
Với lãi suất huy động cao trong phần lớn thời gian của năm, tốc độ tăng
trưởng tín dụng thấp, tín dụng bất động sản và tiêu dùng hẹp, đầu tư tài chính khó
khăn đã làm nhiều ngân hàng phải điều chỉnh lại mục tiêu kinh doanh và lợi nhuận.
Chiến lược tăng tốc nhanh được chuyển sang thận trọng và ổn định.
Đồ thị 3: Tăng trưởng tín dụng qua các năm gần đây (%)
 Một loạt nghiệp vụ cho vay bị siết chặt
Năm 2008, thị trường ngân hàng chứng kiến sự bùng nổ về tăng
trưởng tín dụng (tăng 51,39%), trong đó tăng trưởng mạnh ở các nghiệp vụ cho
vay đầu tư bất động sản, chứng khoán và tín dụng tiêu dùng. Bước sang năm
2008, đây là những nghiệp vụ chính bị siết chặt.

CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI QUỐC DOANH
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LÃI SUẤT
2.1.1. Lãi suất cơ bản
Lãi suất cơ bản là mức lãi suất mà các ngân hàng sử dụng làm cơ sở để ấn
định mức lãi suất kinh doanh của mình.
Ở Việt Nam lãi suất cơ bản do Ngân hàng trung ương công bố trên cơ sở
tham khảo lãi suất cho vay thương mại tốt nhất của một nhóm ngân hàng (chiếm
phần lớn thị phần tín dụng) do thống đốc ngân hàng nhà nước quy định. Các tổ chức
tín dụng lấy làm cơ sở để xác định lãi suất kinh doanh cho ngân hàng mình.
2.1.2. Lãi suất chiết khấu:
Lãi suất chiết khấu là lãi suất cho vay mà ngân hàng nhận được thông qua
hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá chưa đến hạn.
(Tiền lãi khấu trừ ngay khi chiết khấu / tổng giá trị thanh toán)*100
2.1.3. Lãi suất tái chiết khấu (lãi suất tái cấp vốn):
Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất cho vay của Ngân hàng trung ương khi tái
cấp vốn cho ngân hàng trung gian dưới hình thức chiết khấu. Do ngân hàng trung
ương ấn định căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của chính sách tiền tệ trong từng thời
kỳ.
2.1.4. Tỉ lệ dự trữ bắt buộc:
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ phần trăm mà các ngân hàng trung gian phải trích
lập trên vốn tiền gửi tại ngân hàng trung ương.
2.2. KHÁI NIỆM VỀ CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
2.2.1. Doanh thu
Doanh thu là toàn bộ giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã
bán, cung cấp cho khách hàng trong kỳ. Đối với ngân hàng doanh thu là toàn giá trị
thu về từ việc cho vay, đầu tư, phát hành cổ phiếu, chiết khấu giấy tờ có giá và các
khoản thu từ cung cấp dịch vụ.
2.2.2. Chi phí

Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thông
hàng hóa. Đó là những hao phí lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền trong quá
trình hoạt động kinh doanh. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát
sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động.
2.2.3. Lợi nhuận
Trong mỗi thời kỳ khác nhau người ta có những khái niệm khác nhau và từ
đó có những cách tính khác nhau về lợi nhuận. Ngày nay, lợi nhuận được hiểu một
cách đơn giản là một khoản tiền dôi ra giữa tổng thu và tổng chi trong hoạt động
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
của doanh nghiệp hoặc có thể hiểu là phần dôi ra của một hoạt động sau khi đã trừ
đi mọi chi phí cho hoạt động đó. Ta có công thức:
Ngoài ra, khi một doanh nghiệp kinh doanh có lãi thì phải có trách nhiệm
đóng góp một phần lợi nhuận vào ngân sách nhà nước, cụ thể là doanh nghiệp phải
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) . Phần lợi nhuận trước khi tính thuế
TNDN được gọi là lợi nhuận
trước thuế và phần lợi nhuận sau khi đã trừ đi thuế TNDN gọi là lợi nhuận sau
thuế hay còn được gọi là lợi nhuận ròng. Ta có:
2.2.4. Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS):
Tỷ số này phản ảnh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong
kỳ. Nói một cách khác, tỷ số này cho chúng ta biết một đồng doanh thu tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu được xác định như
sau:
2.2.5. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA):
Lợi nhuận ròng
Doanh thu thuần
ROS =
Đây là tỷ số đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Chỉ tiêu này cho biết
trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ số lợi nhuận
ròng trên tổng tài sản được tính bằng công thức sau:

2.2.6. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Tỷ số này đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Đây là tỷ số rất
quan trọng đối với các cổ đông vì nó gắn liền với hiệu quả đầu tư của họ. Tỷ số này
chỉ rõ một trăm đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra, sau một năm mang lại bao nhiêu đồng
lợi nhuận. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu được tính bằng công thức sau:
2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
2.3.1. Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam (BIDV)
Trong 3 năm hoạt động của ngân hàng đã đạt được sự thành công đáng kể.
Lợi nhuận của ngân hàng liên tục tăng qua 3 năm. Đó chính là nhờ sự nổ lực của
ban lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên của ngân hàng. Để làm rõ vấn đề này
hơn, ta cùng xem xét bảng 1 dưới đây:
Bảng 1: CÁC KHOẢN DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN
CỦA BIDV QUA CÁC NĂM 2007, 2008, 2009 VÀ 6 THÁNG 2010
Đơn vị: tỷ đồng
Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản bình quân
ROA =
Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở hữu bình quân
ROE =

×