Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Dàn bài đồng tiền chung khu vực châu âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125 KB, 5 trang )

I.

Những tác động của đồng Euro đến nền kinh tế toàn cầu
1) Những tác động của đồng Euro đến với nền kinh tế toàn cầu
a) Tác động đến thị trường tài chính quốc tế
 Đồng Euro và thế lực mới trên thị trường tài chính
 Đồng Euro và trật tự tiền tệ đa cực trong hệ thống tiền tệ
thế giới
b) Tác động đồng Euro đến thương mại toàn cầu
 Đồng Euro và bệ phóng thương mại nội khối
 Đồng Euro và bệ phóng thương mại ngoại hối
c) Tác động đồng Euro đến thị trường đầu tư thế giới


Theo một bản nghiên cứu của Ngân hàng Trung ương châu Âu tỷ lệ của đồng Euro trong dự trữ
ngoại tệ trên toàn cầu tăng từ 13% trong năm 2001 lên 16,4% trong năm 2002và đến 18,7% trong
năm 2003, cũng trong cùng thời gian này tỷ lệ của đồng Đô la Mỹ giảm từ 68,3% (2001) xuống
67,5% (2002) và trong năm 2003 còn 64,5%. Nói chung người ta tin rằng tầm quan trọng của đồng
Đô la Mỹ như là tiền tệ dự trữ thế giới sẽ tiếp tục giảm và đồng Euro sẽ ngày càng quan trọng hơn
trong chức năng này. Tầm quan trọng ngày càng tăng của đồng Euro cũng thể hiện qua một khía
cạnh khác: Trong năm 1999 21,7% tất cả các giấy nợ quốc tế được tính bằng Euro, trong năm 2001
là 27,4% và trong năm 2003 đã là 33%. Năm 2004 đồng Đô la Mỹ đã chấm dứt vai trò là tiền tệ
quan trọng nhất cho các loại trái phiếu và công trái với lãi suất cố định và lãi suất thả nổi (tiếng
Anh: Floating Rate Notes): Trong cuối tháng 9 năm 2004 có trên 12.000 tỷ đô la trái phiếu và công
trái quốc tế lưu hành trên toàn thế giới. Trong đó có 5.400 tỉ là đồng Euro, 4.800 tỉ là đồng Đô la Mỹ,
880 tỷ đồng Bảng Anh, 500 tỉ tiền Yen và 200 tỉ là đồng Franc Thụy Sĩ. Tỷ lệ của đồng Đô la Mỹ
trong tổng số tiền gửi tại các tài khoản của các quốc gia OPEC giảm từ 75% trong mùa hè 2001
xuống còn 61,5% trong mùa hè 2004. Tỷ lệ tiền Euro tăng trong cùng khoảng thời gian từ 12% lên
20%. Trong năm 2003 tỷ lệ mua bán Euro trên các thị trường ngoại tệ là 25% so với 50% của đồng
Đô la Mỹ và 10% cho hai loại tiền Bảng Anh và Yen Nhật. Đồng Euro vì vậy là tiền tệ quan trọng
đứng thứ nhì hiện thời.




b.- Đối với thế giới :
- Tạo sự thay đổi lớn trong hệ thống tiền tệ thế giới.
Hệ thống tiền tệ quốc tế với đồng USD giữ vai trò khống chế trong suốt nửa thế kỷ qua sẽ bị thay thế bởi hệ
thống tiền tệ với hai đồng tiền quan trọng nhất là đồng USD và đồng EURO chi phối. Với một nền kinh tế phát
triển của 11 nước châu Âu có 290 triệu dân, tổng sản phẩm quốc dân chiếm tới 19,6% của thế giới và 18,6%
thương mại toàn cầu, đồng EURO sẽ trở thành một đồng tiền ngoại tệ lớn và là đối thủ đáng gờm đối với đồng
USD. Các nước EU có 370 triệu dân với GDP 7.900 tỷ USD, chiếm 20% hàng hoá xuất khẩu trên thế giới.
Trong khi đó Mỹ có 268 triệu dân với GDP là 8.000 tỷ USD lại chỉ chiếm 15% hàng hoá xuất khẩu trên thế giới.
Nếu đồng EURO giữ được ổn định thì sẽ có sức cạnh tranh mạnh và vị trí truyền thống của đồng USD sẽ ngày
càng bị suy giảm mạnh.
- Sự thách thức của đồng EURO đối với đồng USD thể hiện trên các lĩnh vực dự trữ ngoại tệ, trao đổi
ngoại thương và giá trị cổ phiếu trên các thị trường chứng khoán.
Về dự trữ ngoại tệ : Khi EURO ra đời, ngoại thương của các nước tham gia sẽ trở thành nội thương, nợ giữa
các nước thành viên sẽ trở thành nợ bên trong, vì vậy nhu cầu về dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương
châu Âu sẽ giảm mạnh. Do đó, nhiều khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ bán đi một số lượng lớn
USD. Mặt khác khi đồng EURO trở thành đồng tiền chung của một khối kinh tế mạnh thì nhiều nước trên thế
giới (nhất là Nhật do hầu hết dự trữ ngoại tệ là USD) sẽ giảm bớt một phần dự trữ bằng đồng USD để mua
thêm đồng EURO (mức độ ít nhiều còn tuỳ thuộc vào khả năng ổn định của đồng EURO). Đây có thể là một
nhân tố gây tác động làm giảm giá đồng đô la Mỹ. Thêm vào đó nhu cầu dự trữ về vàng cũng sẽ giảm vì trước
đây các nước chủ yếu dự trữ bằng vàng và USD, nay lại có thêm một đồng tiền mạnh và ổn định có thể được
sử dụng để dự trữ, do vậy trong tương lai vàng sẽ bị bán ra nhiều nên giá vàng cũng sẽ bị giảm. Đây là điều
mà chúng ta phải tính đến trong cơ cấu dự trữ của ta sau này.
Về ngoại thương, trao đổi trong nội bộ khối trước đây (chiếm khoảng 60% xuất khẩu) dùng nhiều USD (ngay
cả những nước như Pháp và Hà Lan vốn rất gắn chặt với đồng mác Đức cũng có xu hướng thanh toán với
nhau bằng USD hơn là bằng mác Đức) nay chuyển sang thanh toán bằng đồng EURO sẽ làm cho kim ngạch
thanh toán bằng đồng đô la Mỹ bị giảm sút đáng kể. Hiện nay trong tổng kim ngạch xuất khẩu của EU thì phần
tính bằng USD chiếm 48%, bằng tiền của các nước EU chiếm 33%. Xét tổng thể, nền kinh tế các nước EU gần
tương đương Mỹ, nhưng tổng giá trị ngoại thương lại vượt hẳn Mỹ. Theo các nhà phân tích kinh tế, sau khi ra

đời, đồng EURO có thể chiếm khoảng 35-40% các khoản giao dịch và buôn bán quốc tế. Trong buôn bán với
Mỹ, các nước EU cũng sẽ buộc Mỹ phải sử dụng đồng EURO, nên Mỹ cũng sẽ phải dự trữ cả EURO. Đối với
thương mại thế giới khi đồng EURO ra đời và được thừa nhận là đồng tiền mạnh và ổn định thì sẽ có xu
hướng các nước cũng sẽ sử dụng EURO thay thế USD trong thanh toán một số giao dịch ngoại thương với
nhau và trong buôn bán giữa EU với các nước khác, do đó sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng USD trong thương
mại thế giới.
Dung lượng và khả năng thị trường tài chính của EU và Mỹ là gần tương đương nhau... Trong tổng vốn đầu tư
của tư nhân trên thị trường quốc tế, phần đầu tư bằng đô la Mỹ chiếm 40%, bằng tiền của EU chiếm 37%,


bằng Yên Nhật chiếm 12%. Theo dự đoán của một số chuyên gia tài chính, có khả năng sau năm 2002 có
khoảng 3000 tỷ đô la vốn đầu tư quốc tế sẽ chuyển sang đồng EURO, trong đó có từ 700 đến 1000 tỷ là từ
đồng đô la Mỹ. Do đó, khi EURO xuất hiện trên thị trường tài chính thế giới thì trong các giao dịch tại thị trường
chứng khoán và trong việc phát hành công trái, các nước trước hết là các nước EU sẽ dùng EURO, do vậy
nhu cầu về USD trên thị trường tài chính sẽ giảm một cách đáng kể.
Tóm lại, sau khi đồng EURO ra đời hệ thống tài chính thế giới sẽ bị thay đổi cơ bản. Những thay đổi này sẽ bắt
đầu từ việc thanh toán các loại dịch vụ và buôn bán quốc tế, kể cả các giao dịch thị trường chứng khoán, sau
đó đến việc giải toả dự trữ ngoại tệ ở các quốc gia. Hơn nữa, bên cạnh việc sử dụng USD như trước đây, trên
thị trường sẽ xuất hiện thêm EURO, do đó trong tương lai không xa, nhu cầu sử dụng USD giảm bắt buộc sẽ
dẫn đến việc giảm giá của USD, và như vậy việc ra đời của EURO không chỉ tác động đến lĩnh vực tiền tệ mà
sẽ tác động cả đến lĩnh vực kinh tế và chính sách kinh tế của các quốc gia.
- Sự cạnh tranh về tiền tệ giữa đồng USD và đồng EURO có thể sẽ gây ra một số rạn nứt trong quan hệ
giữa Mỹ và EU và thúc đẩy xu thế đa cực, đa trung tâm trong quan hệ quốc tế phát triển.
Chính phủ Mỹ tuy bên ngoài đã có những tuyên bố hoan nghênh sự ra đời của đồng EURO và EMU, nhưng
thực tế bên trong cũng hết sức lo ngại. Trước hết như đã phân tích, đồng EURO ra đời sẽ là một đối thủ cạnh
tranh đáng gờm đối với đồng USD và từng bước làm giảm vị trí truyền thống của đồng USD. Để đảm bảo cho
đồng EURO ổn định và vững mạnh, các chính phủ các nước tham gia EMU cũng như Ngân hàng Trung ương
châu Âu sẽ cần phải có những chính sách bảo vệ và khuyến khích sử dụng đồng EURO, điều này chắc chắn
sẽ gây ảnh hưởng bất lợi cho vị trí của đồng USD ở châu Âu và do đó sẽ gây một số thiệt hại về lợi ích cho Mỹ
ở châu lục này. Cuộc đấu tranh vì lợi ích và ảnh hưởng kinh tế ở châu Âu giữa Mỹ và Liên minh Châu Âu sẽ

trở nên quyết liệt hơn.
- Sau khi EURO ra đời, do những thuận lợi của thị trường thống nhất có trình độ phát triển cao và ổn định, khả
năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài của các nước EU sẽ mạnh hơn trên các mặt hàng công
nghệ cao và đòi hỏi vốn lớn. Do đó có thể thấy trước được là một phần vốn đầu tư của thế giới sẽ dồn vào các
nước EU sau khi đồng EURO ra đời. Trong mấy năm qua, các công ty lớn của Mỹ và Nhật đã có những biện
pháp và chuẩn bị cho sự kiện này và họ đã ít nhiều thiết lập được chỗ đứng của mình thông qua các đối tác
nội địa để tận dụng được lợi thế của việc sản xuất tại chỗ đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tránh được
thuế nhập khẩu khi liên minh hình thành.
- Một trong những vấn đề đặt ra cho các nước bạn hàng và con nợ của các nước thành viên EMU là tỷ lệ
chuyển đổi giữa đồng tiền quốc gia nước chủ nợ với đồng EURO. Tuy đồng ECU đã tồn tại trong thanh toán
quốc tế được một thời gian và quy định chuyển đổi ngang bằng với đồng EURO làm dễ dàng phần nào những
giao dịch thương mại mới, nhưng những khoản nợ từ viện trợ, đầu tư... bằng đồng tiền quốc gia cần có hướng
giải quyết thoả đáng. Vì tuy rằng tỷ giá chuyển đổi đồng tiền quốc gia sang đồng EURO là cố định, nhưng lãi
suất sẽ có sự khác nhau giữa các nước tham gia EMU. Cho nên điều quan trọng là các nước nợ phải có
những trao đổi và thương lượng để đi đến thống nhất một tỷ lệ lãi suất thích hợp sao cho số nợ không bị gia
tăng do việc ra đời của đồng EURO./.




×