Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đạo hiếu trong phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đạo đức ở VN hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.73 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------

NGUYỄN THỊ THU

“ĐẠO HIẾU” TRONG PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƢỞNG
CỦA NÓ ĐẾN ĐẠO ĐỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THU

“ĐẠO HIẾU” TRONG PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƢỞNG
CỦA NÓ ĐẾN ĐẠO ĐỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học
Mã số: 60.22.03.01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Mai Thị Thanh

Hà Nội - 2015



LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em, kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Luận văn có sự kế thừa các công
trình nghiên cứu của những người đi trước, trên cơ sở đó tác giả luận văn bổ sung
thêm những tư liệu mới và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào.
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Thị Thu


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, em đã nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ
và hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn TS. Mai Thị Thanh. Vì vậy,
em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới giảng viên hướng dẫn TS. Mai Thị
Thanh đã tạo điều kiện hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ tận tình cho em hoàn thành
công trình nghiên cứu một cách thuận lợi nhất.
Trong phạm vi của công trình nghiên cứu này, cũng như bản thân em
còn hạn hẹp về kinh nghiệm, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em
mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và toàn thể
bạn đọc.
Chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Học viên
Nguyễn Thị Thu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 3
2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................. 4

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận vănError!

Bookmark

not

defined.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu luận văn Error! Bookmark not defined.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn ............... Error!
Bookmark not defined.
6. Đóng góp của luận văn.............................. Error! Bookmark not defined.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận vănError!

Bookmark

not

defined.
8. Kết cấu của lận văn: ................................. Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 1: “ĐẠO HIẾU” TRONG PHẬT GIÁO VIỆT NAM ......... Error!
Bookmark not defined.
NỘI DUNG VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN CƠ BẢNError!

Bookmark

not

defined.
1.1. Khái quát chung về Phật giáo Việt Nam .. Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Sự ra đời và quá trình phát triển của Phật giáoError! Bookmark not

defined.
1.1.2. Quá trình du nhập, phát triển Phật giáo ở Việt Nam .................. Error!
Bookmark not defined.
1.2. Nội dung cơ bản về “Đạo Hiếu” trong Phật giáo Việt Nam........ Error!
Bookmark not defined.


1.2.1. Tư tưởng về “Đạo Hiếu” trong Phật giáoError!

Bookmark

not

defined.
1.2.2. Tư tưởng “Đạo Hiếu” trong Phật giáo Việt NamError!

Bookmark

not defined.
Chƣơng 2: ẢNH HƢỞNG “ĐẠO HIẾU” TRONG PHẬT GIÁO ĐẾN ĐẠO
ĐỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ... Error!
Bookmark not defined.
2.1. Thực trạng ảnh hƣởng “Đạo Hiếu” trong Phật giáo đến đạo đức ở
Việt Nam hiện nay ......................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Những tư tưởng về “Đạo Hiếu” trong đạo đức Việt Nam .......... Error!
Bookmark not defined.
2.1.2. Những ảnh hưởng tích cực từ “Đạo Hiếu” Phật giáo đến đạo đức ở
Việt Nam ......................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Những ảnh hưởng tiêu cực từ “Đạo Hiếu” Phật giáo đến đạo đức ở
Việt Nam ......................................................... Error! Bookmark not defined.

2.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những ảnh hƣởng tích cực
và hạn chế mặt tiêu cực của “Đạo Hiếu” trong Phật giáo đến đạo đức ở
Việt Nam hiện nay ......................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Phát triển kinh tế cần gắn với việc giáo dục các giá trị “Đạo Hiếu”
của Phật giáo vào đời sống xã hội................. Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Đổi mới nội dung giáo dục “Đạo Hiếu” Phật giáo cho phù hợp với
điều kiện nước ta hiện nay............................. Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Kết hợp giáo dục pháp luật kết hợp với giáo dục “Đạo Hiếu” cho mỗi
cá nhân trong xã hội ...................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xưa đến nay, cha ông ta rất coi trọng việc giáo dục đạo đức cho con
cháu, trong đó giáo dục đạo Hiếu được đặt lên hàng đầu. Đạo Hiếu vốn là truyền
thống quý báu tốt đẹp của dân tộc ta, tinh thần ấy được giữ gìn, bảo tồn, phát
huy qua bao thế hệ. Đạo Hiếu được bắt nguồn từ tấm lòng tri ân, là sự bày tỏ, đền
đáp công lao dưỡng dục của mẹ cha - người đã đem lại cho ta sự sống, nâng đỡ ta
từ bước đi đầu tiên. Đạo làm con phụng dưỡng cha mẹ là để báo đền ân đức nhưng
không có nghĩa là chỉ phụng dưỡng cha mẹ về vật chất mà còn về tinh thần, không
để cha mẹ lo lắng, phiền muộn. Cũng như thế, Phật giáo với triết lý nhân sinh cao
cả mang trong mình giá trị nhân văn sâu sắc khi luôn hướng về cội nguồn. Phật
giáo gần gũi với Hiếu đạo trong truyền thống dân gian vì gia đình được xây
dựng trên nền tảng của luân lý thành kính, tấm lòng biết ơn của con cháu đối với
cha mẹ, ông bà tổ tiên. Ý thức về trách nhiệm, bổn phận, lương tâm được đánh
thức dậy từ thái độ biết ơn, đáp đền ân nghĩa của cuộc sống mà khởi đầu là đáp đền
ân nghĩa mẹ cha. Lớn lên, khi nhận thức và kinh nghiệm sống trưởng thành, người
con nhận ra tình thương cha mẹ không chỉ là ân nghĩa lớn mà còn là lẽ sống của

mình.
Người phương Đông vốn coi trọng các giá trị đạo đức truyền thống, coi các
chuẩn mực đạo đức là thước đo nhân cách con người. Cách ứng xử trong gia đình
cũng như ngoài xã hội đều trong vòng luân thường đạo lí, trong đó mối quan hệ gia
đình được đề cao vì đó là nguồn gốc, nền tảng cho các mối quan hệ khác. Trong
quan hệ gia đình chữ Hiếu đóng vai trò vô cùng quan trọng, Hiếu không đơn thuần
chỉ là hành vi ứng xử đạo đức của con cái đối với cha mẹ mà hơn thế nữa, suy rộng
ra chữ Hiếu còn bao gồm các mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình dòng tộc,
là sự ghi nhận, tưởng nhớ của con của thế hệ sau đối với thế hệ trước. Đạo Hiếu
không chỉ là Hiếu với cha mẹ mình như người xưa vẫn nói , trong thời đại ngày


nay, Hiếu còn là Hiếu v ới nhân dân, với toàn dân tộc. Đây là điều mà các nhà tư
tưởng đạo đức hướng đến, chính cái nhìn từ bi của Phật giáo đã tiếp thêm sức sống
cho dân tộc và khơi nguồn thêm cho dòng thác nhân đạo của dân tộc Việt Nam
chảy mạnh vào nghĩa sống vô cùng, đó là lòng hiếu thảo.
Nền kinh tế nước ta hiện nay đang trong giai đoạn quá độ, chuyển tiếp từ
nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những mặt tích cực, kinh tế thị
trường cũng gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống đạo đức, tinh thần của
thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai đất nước. Thực trạng đó đã gióng lên hồi chuông
cảnh báo cho toàn xã hội, đòi hỏi cộng đồng phải dành sự quan tâm, nghiên cứu
nhiều hơn đến đạo đức - vấn đề cần được quan tâm trong bối cảnh hội nhập quốc tế
hiện nay.
Tình hình đạo đức ở Việt Nam hiện nay đặt ra vần đề muốn giữ gìn, phát
huy các giá trị đạo đức của dân tộc cần nghiên cứu tư tưởng đạo Hiếu trong Phật
giáo, bởi đạo Hiếu trong Phật giáo có tầm ảnh hưởng rộng lớn tới nếp sống, phong
tục, tập quán người Việt, là tư tưởng mang giá trị nhân văn sâu sắc. Với những lý
do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Đạo Hiếu trong Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến
đạo đức ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ Triết học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề “Đạo Hiếu” trong Phật giáo giống như thỏi nam châm thu hút nhiều
sự chú ý của các nhà nghiên cứu. Nhiều bài giảng, bài viết đã làm rõ hơn các khía
cạnh của đạo Hiếu, trong đó có thể kể đến:
- Bài giảng “Đạo Phật và chữ Hiếu” của Hòa Thượng Thích Minh Châu. Số
ra đăng ngày 21 tháng 8 năm 2010.
- Bài giảng “Chữ Hiếu trong Kinh điển Phật giáo” của Hòa thượng Thích
Nhật Từ, Tạp chí Hương Sen, 1991.


- Bài giảng “Đạo Hiếu và chữ Hiếu” của Hòa Thượng Thích Minh Châu,
Thư viện Hoa Sen, 2011.
- Bài giảng “Đạo Hiếu trong nhà Thiền” của Hòa Thượng Thích Minh
Thông (Tháng 6/2014).
- Bài viết “Quan niệm về Hiếu trong giáo lý Phật giáo”, Thanh Dũng, Trung
tâm văn hóa Phật Giáo Liễu Quán. Đăng ngày 21 tháng 7 năm 2014
- Bài viết “Từ Đạo Hiếu truyền thống nghĩ về Đạo Hiếu ngày nay”. Nguyễn
Thị Thọ, đăng trên tạp chí Triết học số 8/2013
- Bài viết “Lễ Vu Lan và đạo lý sống của dân tộc Việt Nam” của Hòa
Thượng Thích Phước Đạt, đăng ngày 31/8/2012 trên báo Văn hóa - giáo dục.
- Bài viết “ Hiếu và xây dựng đạo Hiếu trong xã hội hiện nay” của GS.
Nguyễn Tài Thư, đăng trên Tạp chí Triết học tháng 8/2013.
Những bài giảng, bài viết nêu trên phần nào giúp chúng ta hiểu thêm về đạo
Phật nói chung cũng như quan niệm về chữ Hiếu trong Phật giáo. Tuy nhiên, với
những bài viết nêu trên các tác giả chưa đi sâu vào nghiên cứu ảnh hưởng “đạo
Hiếu”, cũng như chưa đưa ra được giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực cũng như
hạn chế mặt tiêu cực của “đạo Hiếu” tới đạo đức ở Việt Nam hiện nay.
Liên quan đến văn hóa, lối sống Phật giáo và ảnh hưởng của nó tới đời sống
đạo đức trong xã hội Việt Nam còn có một số luận văn, luận án như:
- Luận án tiến sĩ Triết học “Ảnh hưởng của những tư tưởng Triết học Phật giáo

trong đời sống văn hóa tinh thần dân tộc Việt Nam”, Lê Hữu Tuấn, 1999.
- Luận án tiến sĩ Triết học “Vai trò của Phật giáo ở Việt Nam”, Phạm Văn
Sinh, Trường đại học tổng hợp, 1995.
- Luận án tiến sĩ Triết học “Ảnh hưởng của “Tâm” trong Phật giáo đối với
đời sống đạo đức ở nước ta hiện nay”, Ngô Thị Lan Anh.
- Luận án tiến sĩ Triết học “Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời
sống đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay”, Tạ Chí Hồng, 2004.


- Luận văn thạc sĩ “Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến lối
sống con người Việt Nam”, Nguyễn Minh Nhựt, Trường khoa học xã hội nhân văn
thành phố Hồ Chí Minh, (tháng 9, 2011)
- Luận văn thạc sĩ “Thế giới quan, nhân sinh quan đạo Phật và sự ảnh
hưởng của nó tới xã hội Việt Nam”, Mai Xuân Hội, Trường đại học khoa học xã
hội nhân văn, 1996.
- Luận văn thạc sĩ “Đạo Hiếu trong lễ Vu Lan Phật giáo”, Nguyễn Thị
Phương Hà, Trường đại học khoa học xã hội nhân văn, Hà Nội, 2014.
- Luận văn thạc sĩ “ Đạo Hiếu trong giáo dục đạo đức ở Việt Nam hiện nay”, Lý
Thị Cẩm Vân, Trường đại học khoa học xã hội nhân văn, Hà Nội, 2014.
Các luận văn, luận án trên đã phân tích rõ ảnh hưởng của Phật giáo đến đạo
đức, đời sống con người Việt Nam, vai trò của Phật giáo ở Việt Nam. Ảnh hưởng
của “Tâm” trong Phật giáo đối với đời sống đạo đức ở nước ta hiện nay, ảnh hưởng
của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức của xã hội hiện nay, nhân sinh quan
Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến lối sống con người Việt Nam… Tuy nhiên các
tác giả chưa đi sâu vào nghiên cứu “đạo Hiếu” mà mới chỉ dừng lại ở mức độ khái
quát ảnh hưởng của Phật giáo đến đạo đức nói chung.
Một số cuốn sách của các nhà nghiên cứu tâm huyết cũng đề cập một cách
rõ ràng hơn đến đạo Phật như:
Cuốn sách "Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam", ủy ban khoa
học xã hội Việt Nam - Viện triết học xuất bản năm 1984, tập hợp 25 bài tham luận

của các nhà nghiên cứu có tên tuổi của giới khoa học nước ta.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Văn Cang (2006), Hiếu hạnh xưa và nay, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà
Nội.
2. Nguyễn Duy Cần (1993), Tinh hoa Phật giáo, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Thích Minh Châu và Minh Chi (1991), Từ điển Phật học Việt Nam, Nxb.
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
4. Thích Minh Châu (1972), Kinh Tương Ứng I, Viện nghiên cứu Phật học
Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Thích Minh Châu (1993), Kinh tương Ứng Bộ, Nxb. Hải Phòng.
6. Thích Minh Châu (1996), Kinh Tăng Chi Bộ I, Nxb. Hải Phòng.
7. Thích Minh Châu (1996), Kinh Tăng Chi Bộ III, Nxb. Hải Phòng.
8. Thích Tâm Châu (1999), Kinh Hiếu Tử, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
9. Đoàn Trung Còn (2009), Tứ Thư, Nxb. Thuận Hóa, Huế.
10. Thích Duy Cực (1994), Kinh Kim Cương, Nxb Thành hội Phật giáo thành
phố Hồ Chí Minh.
11. Quang Đạm (1997), Nho giáo xưa và nay, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.
12. Thích Nhuận Đạt (2012), Tư tưởng Hiếu đạo trong Phật giáo, Nxb. Tổng
hợp TP.Hồ Chí Minh.
13. Thích Huệ Đăng (2013), Kinh báo Hiếu và Vu Lan, Nxb. Hải Phòng.
14. Trần Bạch Đằng (1986), Mấy vấn đề nghiên cứu Phật giáo và lịch sử tư
tưởng dân tộc, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
15. Thích Nữ Trí Hải (2000), Đức Phật dạy những gì, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội.
16. Nguyễn Hùng Hậu (2002), Đại cương Triết học Phật giáo Việt Nam, tập I,
Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
17. Xuân Hoa (2015), Báo tuổi trẻ, số 4 ngày 20 tháng 4, trang 5.
18. Bùi Biên Hòa (1998), Đạo Phật và thế gian, Nxb. Hà Nội.



19. Nguyễn Duy Hinh (1999), Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, Nxb. Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
20. Thích Tâm Hiệp (2009), Hương Hiếu hạnh, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
21. Lệ Hiếu (2015), Báo đời sống, số 5 ngày 26 tháng 6, trang 8.
22. Học viện Chính trị - Hành chính khu vưc I – Khoa Triết học (2008), Giáo
trình đạo đức học, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Mai Xuân Hội (1996), Thế giới quan, nhân sinh quan đạo Phật và sự ảnh
hưởng của nó tới đời sống xã hội Việt Nam, Nxb. Hải Phòng.
24. Trí Huệ (2007), Nhơn trung Hiếu đạo Ngâm, Nxb. Thanh Niên, Hà Nội.
25. Vũ Thanh Huân (1986), Mấy nét về đạo Phật Việt Nam qua các thời kỳ lịch
sử, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
26. Hạnh Hương (2005), Chữ Hiếu, Nxb Tổng Hợp TP.Hồ Chí Minh.
27. Mai Hương (2012), Báo đời sống, số 2 ngày 28 tháng 7, trang 5.
28. Trần Khang (2001), C.Mác – Ănggen, V.I Lênin bàn về tôn giáo và chủ
nghĩa vô thần, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
29. Vũ Ngọc Khánh (1986), Phật giáo và văn hóa dân gian, mấy vấn đề Phật
giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam, Viện Triết học, Hà Nội.
30. Vũ Khiêu (1995), Nho giáo và gia đình, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
31. Hoài Lan (2015), Báo pháp luật, số 3 ngày 18 tháng 7, trang 9.
32. Nguyễn Lang (1992), Việt Nam văn hóa sử luận, Nxb. Văn học Việt Nam,
Hà Nội.
33. Nguyễn Hiến Lê (1991), Khổng tử, Nxb. Văn hóa, Hà Nội.
34. Bảo Linh (2013), Báo tin tức mới, số 2 ngày 16 tháng 8, trang 5.
35. Xuân Luận (2012), Báo đời sống, số 5 ngày 10 tháng 12, trang 7.
36. Pháp Sư Tuệ Luật (2006), Phật giáo với nhân sinh, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
37. Hà Thúc Minh (2001), Đạo Nho và văn hoá phương Đông, Nxb. Giáo dục,
Hà Nội.
38. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập,tập 7, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.



39. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội
40. Minh Ngọc (1998), “Đạo Hiếu qua trang sử Phật bà chùa Hương với xã
hội”, Tạp chí nghiên cứu Phật học, số 3, trang 15-24.
41. Thích Hòa Quan (1995), Kinh Thập Thiện, Thành hội Phật giáo Hồ Chí
Minh, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
42. Lê Văn Quán (1998), Bước đầu tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo, nghiên
cứu Phật học, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
43. Thích Nhật Quang (2009), Từ Ân của Mẹ, Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí
Minh.
44. Thích Trí Quảng (1999), Lược giải kinh Pháp Hoa, Nxb. TP. Hồ Chí Minh.
45. Thích Thiện Siêu (1993), Kinh Pháp Cú, viện nghiên cứu Phật học Việt
Nam, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
46. Thích Thiện Siêu (2000), Lời Phật dạy, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
47. Phạm Văn Sinh (1995), Vai trò Phật giáo ở Việt Nam, Trường Đại học
Tổng hợp, Nxb. TP. Hồ Chí Minh.
48. Phương Kỳ Sơn (1999), Lịch sử Triết học, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
49. Nguyễn Đức Sự (2001), C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I Lênin bàn về tôn giáo,
Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
50. Trần Ngọc Thêm (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
51. Bùi Hữu Thư (2001), Dạy dỗ con cái lễ phép trong một thế giới vô lễ, Nxb.
Thuận Hóa, Huế.
52. Nguyễn Tài Thư (1997), Nho học và Nho học ở Việt Nam, Nxb. Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
53. Nguyễn Tài Thư (1997), Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối
với con người hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
54. Nguyễn Tài Thư (2007), Lịch Sử Phật giáo Việt Nam ,Tập I, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
55. Thích Chân Tính (2007), Tu Nhà, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.



56. Thích Huyền Tôn (2000), Kinh đại báo Phụ Mẫu trọng Ân, Nxb. Tôn giáo,
Hà Nội.
57. Lê Hữu Tuấn (1998), “Ảnh hưởng của Phật giáo đối với tư duy người Việt
Nam trong lịch sử”, Tạp chí Triết học, số 6, trang 7-15.
58. Phúc Tuệ (1998), Mục Liên Sám Pháp, Nxb. TP. Hồ Chí Minh.
59. Thích Minh Tuệ (1991), Thập đại đệ tử Phật, Nxb. Tổng hợp TP.Hồ Chí
Minh.
60. Nguyễn Trãi (1976), Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
61. Trần Văn Trình (1999), Tìm hiểu những khía cạnh xã hội của tình hình phát triển
Phật giáo hiện nay, Nghiên cứu Phật học, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
62. Giáo trình Triết học Mác-Lênin(2002), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
63. Nguyễn Khắc Viện (1993), Bàn về đạo nho, Nxb. Trẻ, Hà Nội.
64. Viện Khoa Học Xã Hội, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (1998), Bản kỷ thực lục,
quyển XIII, kỷ nhà Lê, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
65. Viện Triết học (1984), Một số vấn đề lý luận về lịch sử tư tưởng Việt Nam,
Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
66. Viện Triết học (1986), Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt
Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
67. Viện Triết học (1988), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội,
Hà Nội.
68. Nguyễn Hữu Vui (1998), Lịch sử Triết học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội.



×