Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở việt nam và sự vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.72 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

..............................................................

ĐỖ THỊ HẢO

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỤC TIÊU, ĐỘNG LỰC CỦA
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO
CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: CNXHKH
Mã số: 60220308

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Phạm Ngọc Anh

Hà nội - 2015


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 4
2. Tình hình nghiên cứu ....................................................................................... 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ........................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 7
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 8
6. Đóng góp của luận văn ..................................................................................... 8
7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn ...................................................... 8
8. Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 8
B. NỘI DUNG ....................................................................................................... 8
Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỤC TIÊU, ĐỘNG LỰC CỦA


CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ............................................................... 9
1.1. Cơ sở lí luận, thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu,
động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ........................................................ 9
1.1.1. Quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về mục tiêu, động lực
của chủ nghĩa xã hội ............................................................................................. 9
1.1.2. Tình hình thực tiễn ở Việt Nam và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Liên Xô và Đông Âu ................................. Error! Bookmark not defined.
1.1.2.1. Tình hình thực tiễn ở Việt Nam ............ Error! Bookmark not defined.
1.1.2.2. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu .... Error!
Bookmark not defined.
1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam .................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Error!
Bookmark not defined.
1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về động lực của chủ nghĩa xã hội ............ Error!
Bookmark not defined.
Chương 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỤC TIÊU,
ĐỘNG LỰC CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI
MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY ......................... Error! Bookmark not defined.


2.1 - Sự cần thiết phải tiếp tục vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu,
động lực của chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.Error!

Bookmark

not

defined.
2.1.1.Tác động của tình hình trên thế giới ....... Error! Bookmark not defined.

2.1.2 Đối với nước ta........................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xác
định mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở nước taError!

Bookmark

not

defined.
2.3 Đánh giá quá trình hiện thực hóa nhận thức lý luận của Đảng ta trong
việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để xác định mục tiêu, động lực của chủ
nghĩa xã hội. ........................................................ Error! Bookmark not defined.
2.4. Đảng ta vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xác định mục tiêu
và động lực của chủ nghĩa xã hội hiện nay ...... Error! Bookmark not defined.
C. KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 11


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hồ Chí Minh không chỉ là một vị anh hùng giải phóng dân tộc mà còn là danh
nhân văn hóa kiệt xuất của nhân loại. Xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam
và với phương pháp tiếp cận đúng đắn, khoa học, Người đã có nhiều luận điểm sáng tạo
góp phần làm phong phú lý luận của chủ nghĩa Mác – Nin, đặc biệt là trong cách tiếp cận
tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Trong hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, đặc biệt phải kể
đến là tư tưởng của Người về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mà
cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Người xác định: mục tiêu căn bản, bao trùm của cách
mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Việc xác định mục tiêu
bao trùm trên đã được thực tiễn cách mạng Việt nam hơn 70 năm qua chứng minh là

hoàn toàn đúng đắn. Đó cũng chính là bài học xuyên suốt toàn bộ quá trình của cách
mạng nước ta.
Bên cạnh đó, Người còn đưa ra mục tiêu trực tiếp, cấp bách của chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam là: “ Chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần
cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh
phúc”[30;415]. Để đạt được các mục tiêu đó, theo Người, cần phải khai thác mọi tiềm
năng của dân tộc, của quốc tế, biết khéo léo sử dụng tổng hợp sức mạnh của dân tộc, của
thời đại để tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở
nước ta.
Thấm nhuần tư tưởng của Người, cho đến nay, sức sống của tư tưởng trên vẫn
đang được thể hiện trong các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng qua các kì Đại
hội và đang đi vào cuộc sống của mọi người dân.
Tuy nhiên, quá trình đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội không hề đơn giản, con
đường đi tới chủ nghĩa xã hội không bằng phẳng, trơn tru, không ít khó khăn, thậm chí
còn mắc phải những sai lầm, thất bại. Đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng và sụp đổ chủ
nghĩa xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, các thế lực thù địch, cơ hội trong và ngoài
nước vẫn luôn tìm mọi cách tấn công vào các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa


còn lại, tấn công vào hệ tư tưởng Mác – Lênin, trong đó có Việt Nam. Các thế lực thù
địch đòi chúng ta phải từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Hồ Chí Minh và nhân
dân ta đã lựa chọn để đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Nhưng với sự kiên định của
mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam vững bước tiến lên trên
con đường đã chọn. Sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong
suốt 30 năm qua đã khẳng định điều ấy.
Mặt khác, hiện nay, tình hình trong nước và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp,
bên cạnh những thuận lợi do tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế đem lại, đất nước ta
cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trước tình
hình đó, đòi hỏi Đảng và nhân dân ta phải kiên trì mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà Đảng,
Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần

phải biết phát huy nội lực của dân tộc kết hợp với ngoại lực để góp phần đưa đất nước
vượt qua mọi khó khăn thử thách để đi đến mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
Đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam và sự vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay” đã góp phần làm sáng tỏ
nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam và thấy được sự vận dụng linh hoạt tư tưởng đó của Đảng ta vào công cuộc đổi mới
ở nước ta hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở nước ta, việc nghiên cứu tư tưởng của Hồ Chí Minh được tiến hành từ rất sớm,
nhưng nghiên cứu tư tưởng của Người một cách toàn diện và có hệ thống thì chủ yếu
mới được đặt ra từ sau Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991). Trong đó, tư
tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu,
động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một trong những vấn đề được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm. Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề
này:
Các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
như:


1 - Tìm hiểu tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam. TS. Vũ Viết Mỹ đã trình bày quá trình hình thành và phát triển tư tưởng
Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam. Trong đó, tác giả đã làm nổi bật bản chất, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội.
Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực
và các điều kiện để phát huy động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
2 - Vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam. GS.TS Mạch Quang Thắng đã đề cập đến một số vấn đề phương pháp luận trong
việc vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam. Trên cơ sở đó, tác giả nêu nên giá trị lí luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh
về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và một số vấn đề cần bổ sung, phát triển Cương lĩnh xây

dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
3 - “Từ thực tiễn đổi mới đến nhận thức lí luận mới về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
(1986-2011)” GS.TS Hoàng Chí Bảo đã đưa ra các tác động của tình hình thế giới và
trong nước tới công cuộc đổi mới, thời cơ thách thức và những quan điểm chủ yếu của
quá trình đổi mới tư duy lí luận của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn 1986 - 2011.
4 - Những vấn đề lí luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam của GS.TS Nguyễn Duy Quý (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.
Hay Đề tài khoa học KHXH03 - 01: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt
Nam đặc biệt là về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do PGS Song
Thành chủ nhiệm 1996 – 2000.
Bên cạnh đó, còn có các bài viết của các nhà nghiên cứu được đăng trên báo, tạp
chí khoa học: Động lực phát triển của cách mạng nước ta của Nhị Lê, Tạp chí cộng sản
số 19/2003; Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và con đường phát triển kinh tế - xã hội ở
nước ta, Tạp chí cộng sản số 5/1994; Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam của Nguyễn Duy Quý, Tạp chí triết học, Số
3/2000; Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam của Nguyễn Thế Nghĩa, Tạp chí triết học, Số 8/2002.


Các công trình nghiên cứu trên đã phản ánh được nhiều khía cạnh của tư tưởng Hồ
Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận của
Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có một công trình riêng
nào nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam và vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
Trên cơ sở của các thành quả của các tác giả đi trước, đề tài đã cố gắng đi sâu
nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam và sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng vào việc xác định mục tiêu,
động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
3. Mục ích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

- Mục đích: Làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng vào việc
xác định mục tiêu, động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
- Nhiệm vụ:
+ Trình bày cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam;
+ Phân tích được nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam;
+ Đánh giá quá trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng vào việc xác
định mục tiêu, động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng:Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam và sự vận dụng tư tưởng đó của Đảng vào việc xác định mục tiêu, động lực
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
- Phạm vi: Trên sơ sở lý luận của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về mục tiêu,
động lực của chủ nghĩa xã hội, luận văn tập trung nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí
Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đồng thời làm sáng tỏ sự


vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng vào việc xác định mục tiêu, động lực xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở nước ta từ 1986 đến nay.
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lí luận: Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm,
đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội.
- Phương pháp nghiên cứu: Trên sơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như:
Phương pháp hệ thống, phương pháp logic - lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp,
phương pháp so sánh, gắn lí luận với thực tiễn…….
6. Đóng góp của luận văn
+ Luận văn trình bày một cách có hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác –

Lênin về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về
mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam;
+ Đồng thời, luận văn cũng làm sáng tỏ sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh của
Đảng vào việc xác định mục tiêu, động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn
+ Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể góp phần làm sáng tỏ thêm những luận
điểm, các vấn đề lí luận, thực tiễn về mục tiêu, động lực của quá trình đi lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta hiện nay.
+ Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu, nghiên cứu tư
tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 6 tiết.

B. NỘI DUNG


Chương 1:
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỤC TIÊU, ĐỘNG LỰC CỦA CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI Ở VIỆT NAM
1.1. Cơ sở lí luận, thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực
của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
1.1.1. Quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về mục tiêu, động lực của chủ
nghĩa xã hội
* Về mục tiêu
Theo quan điểm của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin, chủ nghĩa xã hội chính là
giai đoạn đầu, giai đoạn thấp hay một nấc thang của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản
chủ nghĩa. Đồng thời, các ông cho rằng đây không phải là một xã hội đã hoàn chỉnh ngay
một lúc mà nó có sự bổ sung, hoàn chỉnh cùng với sự vận động, biến đổi của lịch sử xã
hội.
Khi phân tích quy luật vận động của xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phát hiện ra

xu hướng phát triển tất yếu của lịch sử xã hội loài người và đi đến kết luận rằng chủ
nghĩa tư bản tất yếu sẽ bị thay thế bằng một xã hội khác tiến bộ hơn, đó là xã hội xã hội
chủ nghĩa.
C.Mác, Ph.Ăngghen đã phân tích mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản đó là:
mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hóa cao với quan hệ sản xuất
dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, luận chứng tất
yếu xã hội phải trực tiếp chiếm hữu tư liệu sản xuất. Vì vậy, việc xóa bỏ chế độ tư hữu và
xây dựng chế độ công hữu là tiêu chí đầu tiên của chủ nghĩa xã hội. Vì theo các ông, đấy
là nguồn gốc đẻ ra mọi áp bức, bóc lột, bất công trong xã hội.
Kế thừa tư tưởng trên, V.I.Lênin nhận thấy rõ được tầm quan trọng của việc xóa
bỏ chế độ tư nhân tư bản chủ nghĩa. Ông cho rằng: chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa là
nguồn gốc gây ra mọi đau khổ của quần chúng nhân dân lao động. Vì vậy, để giải phóng
người lao động cần phải xóa bỏ chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa và thiết lập chế độ công
hữu về tư liệu sản xuất. Các nhà kinh điển coi đó là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Vì
thế, không phải ngẫu nhiên mà V.I.Lênin giải thích: chủ nghĩa xã hội là chế độ công hữu


về tư liệu sản xuất từ chủ nghĩa tư bản, nhân loại chỉ có thể tiến thẳng lên chủ nghĩa xã
hội nghĩa là chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất và chế độ phân phối sản phẩm theo
lao động của mỗi người. Đồng thời, đó cũng là cơ sở để phát triển một nền sản xuất có kế
hoạch. Việc điều tiết nền sản xuất theo một kế hoạch là một trong những đặc trưng cơ
bản, là mục tiêu và thực chất của chủ nghĩa xã hội.
C.Mác coi chủ nghĩa xã hội là giai đoạn quá độ tất yếu để đi đến xóa bỏ sự khác
biệt giai cấp nói chung, đây là mục tiêu cần đạt tới của chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, khi
đã xóa bỏ được sự phân chia xã hội thành giai cấp thì sẽ xóa bỏ được mọi sự bất bình
đẳng xã hội và chỉ có chủ nghĩa xã hội mới giải quyết được vấn đề đó. Tuy nhiên, dưới
chủ nghĩa xã hội, bình đẳng không có nghĩa là ngang nhau về mọi phương diện mà phải
luôn hiểu rằng đó là sự bình đẳng xã hội, bình đẳng về địa vị xã hội của con người.
Đặc biệt, trong quá trình nghiên cứu sự vận động của phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa, C.Mác và Ph.Ăngghen đã dự báo cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ nổ ra ở

các nước tư bản ở trình độ cao. Trên cơ sở trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất,
đòi hỏi cần phải thay thế quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ
nghĩa về tư liệu sản xuất bằng chế độ công hữu đối với các tư liệu sản xuất.
Tuy nhiên, trong lịch sử thì cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa không nổ ra ở một
nước tư bản phát triển cao như C.Mác, Ph.Ăngghen dự báo mà lại nổ ra ở một nước tư
bản ở trình độ trung bình còn tồn tại đan xen những tàn dư nặng nề của chế độ phong
kiến nông nô – đó là nước Nga.
Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng 10 Nga năm 1917, dưới sự lãnh đạo của
Đảng Bônsêvích đứng đầu là Lênin, nước Nga Xô Viết bước vào con đường xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Chính quyền Xô Viết đã ra sắc lệnh quốc hữu hóa các nhà máy, các xí
nghiệp thuộc sở hữu tư nhân … Tính ưu việt của chế độ mới lần đầu tiên xuất hiện trong
lịch sử. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân lao động nước Nga đã đứng lên làm chủ
nước nhà.
Tuy vậy, trong hoàn cảnh khó khăn đó, tư duy của V.I.Lênin đã đặt mục tiêu trọng tâm
vào phát triển lực lượng sản xuất của chủ nghĩa xã hội. Người


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Phạm Ngọc Anh và Bùi Đình Phong (chủ biên) - (2009), Sự vận dụng chủ nghĩa

Mác – Lênin của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
2.

Phạm Ngọc Anh và Hoàng Trang (chủ biên) – (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về

độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.
3.


Hoàng Chí Bảo (1999), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”,

Tạp chí Xây dựng Đảng, số 7.
4.

GS.TS Hoàng Chí Bảo (2012),“Từ thực tiễn đổi mới đến nhận thức lí luận mới về

chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (1986 - 2011)”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5.

GS.TS Hoàng Chí Bảo (2012), “Giá trị bền vững và sức sống của chủ nghĩa Mác

- Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6.

Nguyễn Đức Bình (chủ biên) – (2003), Về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên

chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7.

PGS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn (1997), “Những quan điểm cơ bản của C.Mác –

Ăngghen – Lênin về chủ nghĩa xã hội và thời kì quá độ”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
8.

Thành Duy (1990), “Chủ tịch Hồ Chí Minh và việc lựa chọn mục tiêu xây dựng

chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, số 2.
9.


Đảng Cộng sản Việt Nam (1951), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1960), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1976), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.


14.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,


Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16.

Đảng Cộng sản Việt Nam ( 2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17.

Đảng Cộng sản Việt Nam ( 2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18.

Đảng Cộng sản Việt Nam ( 2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
19.

Hồ Chí Minh ( 2011), Toàn tập, Tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20.

Hồ Chí Minh ( 2011), Toàn tập,Tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21.


Hồ Chí Minh ( 2011), Toàn tập, Tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22.

Hồ Chí Minh ( 2011), Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23.

Hồ Chí Minh ( 2011), Toàn tập, Tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24.

Hồ Chí Minh ( 2011), Toàn tập, Tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25.

Hồ Chí Minh ( 2011), Toàn tập, Tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26.

Hồ Chí Minh ( 2011), Toàn tập, Tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27.

Hồ Chí Minh ( 2011), Toàn tập, Tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28.

Hồ Chí Minh ( 2011), Toàn tập, Tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.


29.

Hồ Chí Minh ( 2011), Toàn tập, Tập 11, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30.

Hồ Chí Minh ( 2011), Toàn tập,Tập12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31.

Hồ Chí Minh ( 2011), Toàn tập, Tập 13, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32.

Hồ Chí Minh ( 2011),Toàn tập, Tập 14, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33.

Hồ Chí Minh ( 2011), Toàn tập, Tập 15, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34.

“Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt

Nam” (1998), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
35.

Vũ Đình Hòe và Bùi Đình Phong (chủ biên) – (2010), “Hồ Chí Minh với sự nghiệp


độc lập dân tộc chủ nghĩa xã hội”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.


36.

Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học

Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ( 2003), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb.
Chính trị quốc gia.
37.

Nhị Lê (2003), “Động lực phát triển của cách mạng nước ta”, Tạp chí Cộng sản,

số 19.
38.

Trần Đức Lương (2005), “Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực

tiễn, nhằm làm sáng tỏ hơn nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta”, Tạp chí Cộng sản, số 1.
39.

V.I.Lênin ( 2005) Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

40.

V.I.Lênin ( 2005) Toàn tập, Tập 32, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

41.


V.I.Lênin (2005) Toàn tập, Tập 39, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

42.

V.I.Lênin ( 2005) Toàn tập, Tập 43, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

43.

V.I.Lênin ( 2005) Toàn tập, Tập 44, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

44.

V.I.Lênin ( 2005) Toàn tập, Tập 45, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

45.

Các Mác và Ph.Ăngghen ( 1995), Toàn tập, Tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà

Nội.
46.

Các Mác và Ph.Ăngghen ( 1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà

Nội.
47.

Các Mác và Ph.Ăngghen ( 1995), Toàn tập, Tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà

Nội.
48.


Các Mác và Ph.Ăngghen ( 1995), Toàn tập, Tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà

Nội.
49.

Vũ Viết Mỹ ( 2002), Tìm hiểu tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con

đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
50.

Lê Hữu Nghĩa (2006), “Đại hội X của Đảng với nhận thức về con đường đi lên

chủ nghĩa xã hội ở nước ta”, báo Nhân Dân, ngày 29 – 6.
51.

Nguyễn Quốc Phẩm (2000), “Tính sáng tạo, độc đáo và cụ thể thiết thực trong tư

tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội”, Tạp chí Lịch sử
Đảng, số 6.


52.

PGS.TS Nguyễn Quốc Phẩm (2006), “Đại hội X tiếp tục làm sáng tỏ con đường đi

lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”, Thông tin chủ nghĩa xã hội - lý luận và thực tiễn, số 10,
tháng 6, Viện chủ nghĩa xã hội khoa học.
53.


Nguyễn Quốc Phẩm – Đỗ Thị Thạch (2012), “Những nhận thức mới về chủ nghĩa

xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
54.

Phạm Ngọc Quang (1995), “Tìm hiểu quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu

của chủ nghĩa xã hội”, Tạp chí Thông tin lý luận, số 1.
55.

Nguyễn Duy Quý (chủ biên) – (1998), “Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội

và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
56.

Nguyễn Duy Quý (2000), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội và con

đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam” Tạp chí Triết học, Số 3.
57.

Nguyễn Duy Quý (2003), “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, Nxb. Chính trị

quốc gia, Hà Nội.
58.

Lê Hữu Tầng (1991), “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vấn đề nguồn gốc

và động lực”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
59.


Trần Thành (chủ biên) – (2013), Chủ nghĩa xã hội Việt Nam hiện nay những quan

điểm lý luận cơ bản, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
60.

Mạch Quang Thắng (chủ biên) – (2010), “Vận dụng và phát triển sáng tạo tư

tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội Việt Nam”, Nxb. Lao động xã hội.
61.

PGS.TS Nguyễn Phú Trọng (chủ biên) - (2001), “ Về định hướng xã hội chủ

nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
62.

Trịnh Quốc Tuấn (chủ biên) – (2004), “Về chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa xã

hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
63.

(2011) “ Về những điểm mới của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá

độ lên chủ nghĩa xã hội” ( Bổ sung, phát triển năm 2011), Nxb. Chính trị quốc gia. Hà
Nội.



×