Tải bản đầy đủ (.pptx) (27 trang)

MOD sử DỤNG máy TÍNH cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.88 KB, 27 trang )

SỬ DỤNG MÁY TÍNH CƠ BẢN


Trình tự và các lưu ý thực hiện công việc đúng cách, an toàn

• Trình tự thông thường các công việc cần thực hiện khi sử dụng máy
tính:
• Mở máy và đăng nhập vào hệ thống
• Sử dụng các công cụ của hệ điều hành để chuẩn bị môi trường làm việc, quản
lý dữ liệu
• Chạy các phần mềm ứng dụng cần thiết
• Lưu lại hoặc đưa các kết quả công việc ra ngoài
• Kết thúc làm việc và tắt máy.

• Nếu thao tác đúng trong các trường hợp trường hợp mở/tắt máy,
mở/tắt hệ điều hành, mở/đóng chương trình ứng dụng, tắt một ứng
dụng bị treo (non-responding) thì sẽ bảo vệ được máy tính hoạt động
lâu dài, ổn định, bảo vệ được các linh kiện máy tính không bị hỏng
hóc.


Các chế độ tắt máy tính thông thường.
• Sử dụng chuột: Đối với Windows 7, chúng ta nhấp
chuột vào nút chức năng Start (ngoài cùng bên trái
của thanh Taskbar), chọn Shutdown.
• Sử dụng phím tắt: Đối với Windows 7, nhấn tổ hợp
phím Alt + F4, chọn Shutdown rồi nhấn Enter.


Hậu quả của việc mất điện khi đang làm việc hoặc tắt máy đột ngột.


• Đối với phần mềm: Nguy cơ gây lỗi cho các chương
trình đang chạy là rất cao (đặc biệt là hệ điều hành).
Đặc biệt nếu có quá trình sao chép file tại thời điểm
xảy ra mất điện hoặc tắt máy đột ngột, nguy cơ bị
mất file đó vĩnh viễn lên đến 90%.
• Đối với phần cứng: Tuổi thọ của máy tính sẽ bị giảm
đi đáng kể, gây ra những nguy hại cho các bộ phận
của máy tính như: HDD, Mainboard, nguồn,…


Bàn phím – một số phím chức năng cơ bản
• Esc : Hủy bỏ một hoạt động đang thực hiện
• Tab: Di chuyển dấu nhấp một đơn vị định trước, hoặc di chuyển dấu
nhấp sang ô, cột, trường kế tiếp.
• Enter: Phím dùng để chọn hoặc chạy một chương trình đang được lựa
chọn.
• Backspace: Xóa ký tự bên trái dấu nhấp.
• Phím windows: Mở menu Start của Windows và được dùng kèm với
các phím khác để thực hiện một chức năng khác.
• Phím Menu: Mở nhanh menu chuột phải.
• F1 để mở cửa sổ trợ giúp, F2 để đổi tên đối tượng được chọn, F3 để tìm
kiếm nhanh
• Print Screen: Chụp ảnh màn hình hiện tại


Bàn phím – một số phím chức năng xử lý văn bản

• Insert : Bật/tắt chế độ viết đè
• Delete : Xóa đối tượng đang được chọn,
• Home: Di chuyển dấu nháy về đầu dòng trong các

chương trình xử lý văn bản.
• End: Di chuyển dấu nháy về cuối dòng trong các chương
trình xử lý văn bản.
Page Up: Di chuyển màn hình lên một trang trước nếu có
nhiều trang trong cửa sổ chương trình.
• Page Down: Di chuyển màn hình xuống một trang sau
nếu có nhiều trang trong cửa sổ chương trình.


Phím tắt
• Windows + Tab: Chuyển đổi các Tab chương trình trên
thanh Taskbar.


Ctrl + Esc: Mở menu Start (tương tự như phím Windows)



Ctrl + Alt + Del: Mở bảng Task Manager.

• Winndows + Pause/Break: Mở bảng System Properties.



Ctrl + A: Chọn tất cả các đối tượng, tập tin và thư mục.

• Windows + E: Mở chương trình Windows Explorer.




Ctrl + C: Sao chép (Copy) các đối tượng, tập tin, thư mục và ghi nhớ vào
bộ nhớ đệm (Clipboard).



Ctrl + X: Cắt (Cut) các tập tin, thư mục và ghi nhớ vào bộ nhớ đệm
(Clipboard).



Ctrl + V: Dán (Paste) các tập tin, thư mục đã ghi nhớ từ bộ nhớ đệm
(Clipboard) vào nơi đang chọn.



Ctrl + Z: Phục hồi lại (Undo) lệnh, thao tác mới vừa thực hiện.



Del (Delete): Xóa tập tin hoặc thư mục đang được chọn và đưa vào thùng
rác (Recycle Bin) để sau này có thể phục hồi lại được.



Shift + Del (Delete): Xóa tập tin hoặc thư mục đang được chọn nhưng
không đưa vào thùng rác (Recycle Bin), sẽ không phục hồi lại được.



Alt + F4: Đóng chương trình đang hoạt động.


• Alt + Tab: Chuyển đổi các cửa sổ của chương trình đang
được mở.

• Windows + D: Thu nhỏ/phục hồi các cửa sổ.
• Windows + M: Thu nhỏ tất cả các cửa sổ đang mở.
• Shift + Windows + M: Phục hồi việc thu nhỏ các cửa sổ
đang mở.
• Windows + R: Mở hộp thoại Run.
• Windows + F: Mở chức năng tìm kiếm Search
của Windows Explorer.
• Shift + F10: Hiển thị Menu ngữ cảnh của mục được chọn
(tương tự khi nhấn nút phải chuột). Alt + Enter: Hiển thị
hộp thoại Properties của mục được chọn.


CHƯƠNG 2: HỆ ĐIỀU HÀNH
2.1. Khái niệm hệ điều hành
2.2. Một số hệ điều hành thông dụng
2.3. Hệ điều hành Windows
2.4. Windows Explorer
2.5. Giới thiệu cửa sổ Control Panel
2.6. Virus máy tính


2.1. Khái niệm hệ điều hành
- Hệ điều hành (Operating System) là tập hợp các chương trình tạo sự liên hệ
giữa người sử dụng máy tính và máy tính thông qua các lệnh điều khiển.
Không có hệ điều hành thì máy tính không thể hoạt động được.
- Chức năng chính của hệ điều hành là:

 Thực hiện các lệnh theo yêu cầu của người sử dụng máy.
 Quản lý, phân phối và thu hồi bộ nhớ.
 Điều khiển các thiết bị ngoại vi như ổ đĩa, máy in, bàn phím, màn hình,...
 Quản lý tập tin,...
- Hiện nay có nhiều hệ điều hành khác nhau như MS-DOS, UNIX, LINUX,
Windows 95, Windows 98 , Windows 2000, Windows XP, Windows 2003, Win
7,...


2.2. Một số hệ điều hành thông dụng




MS-DOS (Microsoft Disk Operating
System) – ra đời 8/1981 với giao
diện dòng lệnh
Windows – ra mắt 11/1985 với giao
diện đồ hoạ (GUI – Graphical User
Interfaces)


2.2. Một số hệ điều hành thông dụng
(tiếp)


Mac OS (Macintosh Operating System) được
phát triển bởi công ty Apple cho các máy
tính Apple Macintosh, ra mắt năm 1984 với
giao diện đồ hoạ.



2.2. Một số hệ điều hành thông dụng
• Unix hay UNIX do một số nhân viên của công
ty AT&T Bell Labs bao gồm Ken Thompson, Dennis
Ritchie và Douglas McIlroy đưa ra những năm
1960 và 1970.
• Ngày nay hệ điều hành Unix được phân ra thành
nhiều nhánh khác nhau, nhánh của AT&T, nhánh của
một số nhà phân phối thương mại và nhánh của
những tổ chức phi lợi nhuận.


2.2. Một số hệ điều hành thông dụng
(tiếp)


Linux là tên gọi của một hệ điều
hành máy tính và cũng là tên hạt
nhân của hệ điều hành.






Phiên bản đầu tiên do Linus Torvalds viết
vào năm 1991
Phân phối dưới bản quyền GNU (General
Public License)

Có nhiều bản phân phối khác nhau






Ubuntu
Debian
Redhat
Google Chrome OS
Fedora…


2.3. Hệ điều hành WINDOWS
2.3.2. Khởi động và thoát khỏi Windows
a. Khởi động
- Ấn nút Power
- Với máy tính đã cài đặt Windows thì khi bật máy lên chờ một thời gian
ngắn thì màn hình nền (Desktop) xuất hiện. Trên màn hình nền là các biểu
tượng. Dưới đáy màn hình là thanh tác vụ (Taskbar), phía trái của thanh tác
vụ có nút Start – nơi khởi đầu của hầu hết các công việc trong Windows,
phía phải nút Start là các ứng dụng đang mở.


2.3. Hệ điều hành WINDOWS
b. Thoát khỏi Windows và tắt máy

- Nháy vào nút Start \ chọn Shut down
+ Switch user: Chuyển đổi qua lại giữa các tài khoản

khác nhau.
+ Log off: Thoát các chương trình và khóa tài khoản
hiện tại đang sử dụng.
+ Lock: Khóa máy tính bằng cách đưa máy tính về
màn hình đăng nhập (Nên thực hiện chức năng khi rời
khỏi máy tính)
+ Restart: Khởi động lại.
+ Sleep : Đưa máy tính về chế độ tiết kiệm năng
lượng và cho phép hệ thống hoạt động lại một cách
nhanh chóng.


2.3. Hệ điều hành WINDOWS
2.3.3. Giới thiệu màn hình Windows
- Nút Start: Mở menu start chứa nhiều menu con dẫn đến các thư mục và trình
ứng dụng khác.
- My computer: Trong nhóm này là tất cả tài nguyên của máy tính, bao gồm các
ổ đĩa, máy in, modem....
- My document: Bao gồm tất cả các tài liệu dưới dạng tệp (văn bản, hình ảnh,
bảng tính...) do người sử dụng tạo ra với các ứng dụng tương ứng.
- Recycle Bin: Thường được gọi là thùng rác. Nó chứa tất cả các tệp bị người sử
dụng xoá (Tất cả những gì bị xoá được đưa vào đây)


2.3. Hệ điều hành WINDOWS
2.3.3. Giới thiệu màn hình Windows
- Thanh tác vụ (Taskbar): Hiển thị tập hợp nút dành cho các chương trình và
cửa sổ đang mở, chứa nhiều thanh công cụ khác nhau để có thể thực hiện
những tác vụ không giống nhau.
- Thanh công cụ (Toolbar): Một thanh chứa nút riêng biệt có thể được ghép vào

thanh Tác vụ. Có thể tự tạo lấy thanh công cụ cho riêng mình.
- Khay (Tray): Một bộ phận của thanh tác vụ, chứa đồng hồ, nút điều chỉnh âm
lượng, và biểu tượng dành cho các tiện ích chạy trong “ hậu trường” của hệ
thống.
- Các biểu tượng lối tắt (shortcut icon): cho phép khởi động chương trình ứng
dụng và tải tài liệu chỉ với một lần nhấp chuột.
- Cửa sổ: Khi mở ra trên màn hình nền, có thể được di chuyển xung quanh và
điều khiển kích thước.


2.3. Hệ điều hành WINDOWS
e. Thoát khỏi Windows và tắt máy

- Nháy vào nút Start \ chọn Shut down
+ Switch user: Chuyển đổi qua lại giữa các tài
khoản khác nhau.
+ Log off: Thoát các chương trình và khóa tài
khoản hiện tại đang sử dụng.
+ Lock: Khóa máy tính bằng cách đưa máy tính
về màn hình đăng nhập (Nên thực hiện chức
năng khi rời khỏi máy tính)
+ Restart: Khởi động lại.
+ Sleep : Đưa máy tính về chế độ tiết kiệm năng
lượng và cho phép hệ thống hoạt động lại một
cách nhanh chóng.


2.3. Hệ điều hành WINDOWS
2.3.4. Khởi động một chương trình


- Nháy đúp chuột vào biểu tượng (Icon) trên màn hình nền.
- Start\All Programs\Nháy chuột vào chương trình muốn khởi
động.
- Vào Menu Start \ Nhập tên chương trình trong mục Search
Programs and Files\Click chọn chương trình cần khởi động từ
danh sách tìm thấy.


2.5. Quản lý hệ điều hành Windows với Control Panel

2.5.1. Giới thiệu cửa sổ Control Panel

- Control Panel của Windows là một thư mục chứa nhiều
tiện ích cá thể, cho phép điều chỉnh và lập cấu hình các
thuộc tính hệ thống khác nhau. Hầu hết những gì có thể
lập cấu hình với Windows đều có mặt trong Control Panel.
- Muốn mở thư mục Control Panel thực hiện như sau:
+ Nhấp nút Start.
+ Từ menu start  Control Panel


2.5. Quản lý hệ điều hành với Control Panel

2.5.2. Điều chỉnh ngày giờ của máy tính
- Bước 1: Start/Control Panel, xuất hiện cửa sổ Control Panel, nháy đúp chuột
lên biểu tượng Date and Time. Xuất hiện cửa sổ Date and Time Properties:
- Bước 2: Chọn thẻ Date & Time, lựa chọn ngày và điểu chỉnh giờ theo ý muốn.


2.5. Quản lý hệ điều hành với Control Panel


2.5.3. Thiết lập cách biểu diễn ngày giờ, ngôn ngữ hệ thống
- Bước 1: Start/Control Panel, xuất hiện cửa sổ Control Panel, nháy đúp chuột lên
biểu tượng Regional and Language.


2.5. Quản lý hệ điều hành với Control Panel

2.5.4. Cài đặt máy in
- Bước 1: Start / Control Panel, xuất hiện cửa sổ Control Panel, nháy đúp chuột
lên biểu tượng Devices and Printers. Xuất hiện cửa sổ :
- Bước 2: Để cài đặt thêm một máy in mới ta chọn nút Add a printer trên thanh
công cụ, xuất hiện hộp thoại Add Printer . Sau đó làm theo các bước hướng
dẫn của MS Windows
- Để loại bỏ máy in đã cài: R_click trên máy in tương ứng / chọn
Remove device


2.6. Virus máy tính
2.6.1. Khái niệm
- Virus tin học (hay còn gọi virus máy tính) là các chương trình đặc biệt do con
người tạo ra ẩn trong máy tính.
- Các chương trình này có khả năng bám vào các chương trình khác như một vật
thể ký sinh. Chúng cũng tự nhân bản để tồn tại và lây lan.
- Do cách thức hoạt động của chúng giống virus sinh học nên người ta đặt cho
chúng cái tên "Virus“.
* Các triệu chứng khi máy nhiễm Virus:
+ Khởi động lâu hơn
+ Máy tính bị treo nhưng không phải do lỗi của chương trình.
+ Các tệp chương trình ngày càng chiếm nhiều bộ nhớ

+ ….


2.6. Virus máy tính
2.6.2. Phòng chống Virus máy tính
 Luôn tạo ra các bản sao đối với các dữ liệu quan trọng, và bản sao này phải
được cất giữ ở nơi an toàn.
 Luôn luôn quét virus trên các đĩa mềm lạ trước khi mở các tập tin hoặc chạy
chương trình trên đĩa đó. Các đĩa CD cũng có thể chứa các chương trình
nhiễm virus.
 Thường xuyên cập nhật các chương trình diệt virus vì virus mới có thể phát
sinh mỗi ngày, chương trình diệt virus cũ không thể diệt được virus mới.


×