Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển của một số giống ớt ở các điều kiện phân bón khác nhau trồng vụ đông 2015 tại cao minh phúc yên vĩnh phúc (LV01847)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

VŨ THU HỒNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG ỚT Ở
CÁC ĐIỀU KIỆN PHÂN BÓN KHÁC NHAU
TRỒNG VỤ ĐÔNG 2015 TẠI CAO MINH PHÚC YÊN - VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Dƣơng Tiến Viện

HÀ NỘI, 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
“Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển của một số giống ớt ở các
điều kiện phân bón khác nhau trồng vụ đông 2015 tại Cao Minh - Phúc
Yên - Vĩnh Phúc” là trung thực, đầy đủ, rõ nguồn gốc và chƣa đƣợc sử dụng
để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài liệu tham khảo sử dụng trong
luận văn này đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực
hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn.
Tôi xin chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng bảo vệ luận văn, Khoa Sinh KTNN, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học và Nhà trƣờng về các thông tin, số
liệu trong đề tài.
Hà Nội, ngày



tháng

Tác giả luận văn

Vũ Thu Hồng

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn
nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài trƣờng.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS
Dƣơng Tiến Viện ngƣời thầy đã tận tình dìu dắt và hƣớng dẫn chuyên môn
cho tôi trong thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trƣờng Đại Học Sƣ Phạm
Hà Nội 2 cùng các thầy cô giáo trong Khoa Sinh - KTNN trƣờng Đại Học Sƣ
Phạm Hà Nội 2, các cán bộ phòng sau đại học trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Hà
Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, các bạn trong lớp K18 - Sinh
Thái, các sinh viên đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài và
hoàn thành đề tài này.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhƣng luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, tôi mong nhận đƣợc sự quan tâm đóng góp ý
kiến của quý thầy cô và các bạn để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày tháng năm 2016

Học viên

Vũ Thu Hồng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................... 2
4. Đóng góp mới ............................................................................................ 2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
1.1. Nguồn gốc, phân bố, phân loại ớt ........................................................... 3
1.1.1. Nguồn gốc ......................................................................................... 3
1.1.2. Phân loại ........................................................................................... 4
1.2. Đặc điểm thực vật học của ớt cay .............................................................. 5
1.3. Yêu cầu sinh thái của ớt .......................................................................... 7
1.3.1. Nhiệt độ ............................................................................................. 7
1.3.2. Ánh sáng............................................................................................ 8
1.3.3. Ẩm độ ................................................................................................ 9
1.3.4. Đất và dinh dưỡng ............................................................................ 9
1.4. Giá trị dinh dƣỡng, tình hình sản xuất, tiêu thụ ớt trên thế giới và ở
Việt Nam ...................................................................................................... 10
1.4.1. Giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng của cây ớt ........................... 10
1.4.2. Tình hình tiêu thụ ớt trên thế giới và ở Việt Nam ........................... 11
1.4.3. Tình hình sản xuất ớt ở Việt Nam ................................................... 13
1.5. Tình hình nghiên cứu ............................................................................ 15
1.5.1. Một số nghiên cứu về công tác chọn tạo giống ớt cay trong
nước và trên thế giới. ................................................................................ 15
1.5.2. Các nghiên cứu về phân bón cho ớt ở Việt Nam ............................ 21

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, THỜI GIAN, PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 28


2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................... 28
2.1.1. Đối tượng thực vật .......................................................................... 28
2.1.2. Phân bón ......................................................................................... 28
2.2. Thời gian địa điểm nghiên cứu ............................................................. 28
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 29
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 29
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ....................................................... 29
2.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi, phương pháp theo dõi, đánh giá.................. 30
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 33
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 34
3.1. Các chỉ tiêu về sinh trƣởng và phát triển .............................................. 34
3.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến thời gian sinh trưởng
của giống ớt thí nghiệm ............................................................................ 34
3.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây của giống ớt thí nghiệm ..................................................... 38
3.1.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến phân cành trên thân
chính và đường kính tán của giống ớt thí nghiệm .................................... 43
3.1.4. Một số đăc điểm về hình thái của giống ớt thí nghiệm................... 38
3.2. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại ....................................................... 45
3.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sâu hại chính ................. 45
3.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến bệnh hại chính............... 47
3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất........................................ 49
3.3.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành
năng suất .................................................................................................. 49
3.3.2. Một số đặc điểm quả khi chín và chất lượng quả của các giống
ớt thí nghiệm ............................................................................................. 52

3.4. Hiệu quả kinh tế .................................................................................... 55


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 59
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 64


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

R
6

CC

: Chiều cao

cs
CT

: Cộng sự
: Công thức

EU

: Liên minh Châu Âu

FAO

: Tổ chức nông luơng thế giới


G

: Giống

IBPG
ICPN

: Tổ chức nguồn tài nguyên gen thực vật thế
: Chuơng trình cải tiến giống ớt cay quốc tế 6
giới

LM

: Luỡi mác

: Nhắc lại
NSCT : Năng suất cá thể
NSLT : Năng suất lý thuyết
NL

NSTT

: Năng suất thực thu

PB

: Phân bón

PGS

: Phó giáo sƣ
PTNN : Phát triển nông thôn
QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TG
T.S

: Trung gian
bình
:: Tiến
Trungsĩbình

VRDC

: Trung tâm nghiên cứu phát triển rau châu Á

X.đậm

: Xanh đậm


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Đặc điểm thực vật học của các loài trong chi Capsicum ............... 5
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất ớt trên thế giới giai đoạn 2009 - 2012 ......... 12
Bảng 1.3. Sản lƣợng ớt ở một số nƣớc trên thế giới giai đoạn 2011 - 2013 . 13
Bảng 3.1. Ảnh hƣởng phân bón đến các giai đoạn sinh trƣởng của các giống
ớt trồng vụ đông 2015 ........................................................................ 35

Bảng 3.2. Một số đăc điểm về hình thái của giống ớt trồng vụ đông 2015 .. 38
Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của phân bón đến tăng trƣởng chiều cao cây của các
giống ớt trồng vụ đông 2015 .............................................................. 40
Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của phân bón đến phân cành trên thân chính và đƣờng
kính tán của các giống ớt trồng vụ đông 2015 ................................... 44
Bảng 3.5. Ảnh hƣởng của phân bón đến mật độ và tỷ lệ hại của sâu đục quả
các giống ớt trồng vụ đông 2015 ........................................................ 46
Bảng 3.6. Ảnh hƣởng của phân bón đến bệnh thán thƣ hại các giống ớt trồng
vụ đông 2015 ...................................................................................... 48
Bảng 3.7. Ảnh hƣởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất các giống ớt trồng vụ đông 2015 ........................................ 49
Bảng 3.8. Ảnh hƣởng của phân bón đến phẩm chất, hình thái quả của các
giống ớt trồng vụ đông 2015 .............................................................. 53
Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế của các giống ớt ở các mức phân bón ............... 56


DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Thời gian từ trồng đến quả chín của các giống ớt trồng vụ đông
2015 ..................................................................................................... 37
Hình 3.2. Chiều cao cuối cùng của các giống ớt trồng vụ đông 2015 ............ 42
Hình 3.3. Năng suất thực thu của các giống ớt trồng vụ đông 2015 .............. 51
Hình 3.4. Chiều dài quả của các giống ớt trồng vụ đông 2015....................... 54


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cây ớt (Capsicum frutescens L.) là cây gia vị quan trọng có xuất xứ từ

Mehico, Goatemala và từ trung tâm khởi nguyên Đông Nam Á. Cho đến nay
ớt đã đƣợc dùng rộng rãi trên thế giới từ 55o vĩ bắc đến 55o vĩ nam.
Cây ớt là loại rau gia vị có lịch sử trồng trọt lâu đời ở nƣớc ta đƣợc ƣa
chuộng nhất trong nhóm các cây gia vị, tiềm năng phát triển ớt ở nƣớc ta rất
lớn. Trong quả ớt có chứa nhiều vitamin A, B, C đặc biệt là vitamin C (163
mg/100 g) cao nhất là so với các loại rau. Bên cạnh đó ớt cay còn chứa lƣợng
Capsicin là một loại Alcaloid không màu dạng tinh thể có vị cay. Gần đây
ngƣời ta còn chứng minh đƣợc vai trò của quả ớt trong việc ngăn ngừa các
chất gây ung thƣ. Quả ớt có thể sử dụng ở nhiều dạng nhƣ: ăn tƣơi, ăn khô,
hoặc chế biến thành tinh bột ớt.
Ở Việt Nam, cây ớt là một loại rau gia vị có giá trị kinh tế cao, diện
tích phân bố khá rộng rãi, tập trung ở miền Bắc và miền Trung, ở miền Nam
diện tích trồng ớt còn phân tán. Những năm gần đây, một số tỉnh vùng đồng
bằng sông Hồng cũng đã bắt đầu hình thành những vùng trồng ớt tập trung
với diện tích lớn. Tại nhiều địa phƣơng nhƣ Thanh Hóa, Hải Phòng, Hải
Dƣơng, Thái Bình… đã triển khai thành công mô hình trồng ớt xuất khẩu mở
ra hƣớng đi mới cho bà con nông dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng
để sản xuất ra sản phẩm trở thành hàng hoá đem lại thu nhập cao. Tại một số
vùng còn xem cây ớt là cây xóa đói giảm nghèo điển hình là các huyện: Kỳ
Anh (Hà Tĩnh), Hoằng Hóa, Nga Sơn, Hậu Lộc (Thanh Hóa). Hiện nay, tại
Phúc Yên - Vĩnh Phúc đã đƣa cây ớt vào trồng trên diện tích rộng nhằm cung
cấp nguyên liệu cho các nhà máy, các công ty sản xuất các mặt hàng thực
phẩm để tiêu thụ và xuất khẩu, đem lại lợi nhuận cao.


2

Trong quá trình trồng ớt có nhiều yếu tố nhƣ đặc điểm di truyền của
giống, yếu tố khí hậu, phân bón, chất kích thích tăng trƣởng,...làm ảnh hƣởng
trực tiếp đến sinh trƣởng và năng suất của ớt. Do đó việc nghiên cứu tìm hiểu

hàm lƣợng phân bón phù hợp với cây ớt trồng tại Phúc Yên - Vĩnh Phúc để
mang lại năng suất cao là rất cần thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện
đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển của một số giống ớt ở
các điều kiện phân bón khác nhau trồng vụ đông 2015 tại Cao Minh - Phúc
Yên - Vĩnh Phúc”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá ảnh hƣởng của hàm lƣợng phân bón đến sinh trƣởng phát
triển của một số giống ớt trồng vụ đông 2015 tại Cao Minh - Phúc Yên - Vĩnh
Phúc làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất hàm lƣợng phân bón phù hợp với
các giống ớt nhằm mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những dẫn
liệu khoa học cho việc tuyển chọn giống ớt và lƣợng phân bón NPK phù hợp
cho năng suất và chất lƣợng cao.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp việc xác định
hàm lƣợng phân bón phù hợp với các giống ớt trồng tại Phúc Yên - Vĩnh
Phúc.
4. Đóng góp mới
Cung cấp một số dẫn liệu cập nhật về các giống ớt nghiên cứu.


3

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc, phân bố, phân loại ớt
1.1.1. Nguồn gốc
Cây ớt (Capsicum frutescens L.) có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt
đới Châu Mỹ, bằng chứng của sự trồng trọt sớm nhất tìm thấy ở nơi an táng
của ngƣời Peru và dấu vết hạt giống khoảng 5000 năm trƣớc Công nguyên
đƣợc tìm thấy trong các hang động ớt Tehuacan, Mexico.

Theo các nhà nghiên cứu phân loại thực vật thì trung tâm khởi nguồn
của ớt là Mexico và trung thứ hai là Guatemala, còn theo Vavilop thì trung tâm
khởi nguồn thứ hai là Evazi (Mai Thị Phƣơng Anh và cs, 1996) [2].Cây ớt đƣợc
phân bổ rộng rãi khắp châu Mỹ kể cả dạng hoang dại và dạng trồng trọt.
Ở châu Âu, đến thế kỷ thứ XVI cây ớt mới đƣợc biết đến nhờ nhà
thám hiểm Colombus. Từ Tây Ba Nha ớt đƣợc phát tán rộng rãi đến Địa
Trung Hải, nƣớc Anh và trung tâm Châu Âu trong những năm cuối thế kỷ
XVI. Ngƣời Bồ Đào Nha mang ớt từ Brazil đến Ấn Độ trƣớc năm 1885
(Bouell, V.R, 1986) [33].
Khu vực châu Á, cuối thế kỷ XIV cây ớt đã đƣợc trồng ở Trung Quốc
và lan rộng ra Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên đầu thế kỷ XV. Các giống ớt
trồng ở khu vực này đều thuộc nhóm cay và không cay. Các nƣớc Đông Nam
Á nhƣ Indonesia, cây ớt đƣợc trồng sớm hơn Châu Âu và hiện nay cây ớt
đƣợc trồng hầu hết ở các nƣớc trong khu vực với dạng ớt cay là chủ yếu.
Theo tổ chức nông lƣơng thế giới (FAO, 2015) cây ớt đƣợc xem là một
trong những cây trồng quan trọng của vùng nhiệt đới. Diện tích trồng ớt thế
giới năm 2013 vào khoảng 1.964.910 ha cho mục đích lấy quả tƣơi với sản
lƣợng 3.446.634 tấn [41].


4

Các nƣớc nhập khẩu và xuất khẩu quan trọng nhất bao gồm: Ấn Độ,
Mexico, Trung Quốc, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ. Trong đó Ấn Độ là nƣớc đứng
đầu thế giới về tiêu dùng và xuất khẩu ớt.
Ở nƣớc ta chƣa có nghiên cứu đầy đủ về lịch sử trồng trọt của cây ớt
cay, nhƣng căn cứ vào sự đa dạng của các giống ớt địa phƣơng có thể khẳng
định sự xuất hiện của cây ớt ở nƣớc ta từ rất lâu đời. Cây ớt có mặt ở nƣớc ta,
đƣợc du nhập từ Trung Quốc, Ân Độ. Diện tích phân bố khá rộng rãi, tập
trung ở miền Bắc và miền Trung, ở miền Nam diện tích trồng ớt còn phân tán.

1.1.2. Phân loại
Theo Bosland P.W and Votava (2000) [32] cây ớt thuộc họ cà
(Solanaceae), chi Capsicum. Hiện nay có ít nhất 25 loài hoang dại đƣợc biến
đến và 5 loài đƣợc thuần hóa bao gồm:
- Capsicum frutescens,bao gồm cả ớt Tabasco
- Capsicum chinense, bao gồm cả loài ớt cay nhất nhƣ naga, habanero

và Scotch bonnet
- Capsicum pubescens, bao gồm cả ớt rocoto Nam Mỹ
- Capsicum baccatum, bao gồm cả ớt cay Nam Mỹ
- Capsicum annuum, bao gồm nhiều loại khác nhau nhƣ Bell pepper,

Paprika, Cayenne, Jalapexnos và Chiltepin
Năm loài trồng trọt trên đƣợc xuất phát từ ba trung tâm khởi nguồn khác
nhau: Mexico là trung tâm khởi nguồn của Capsicum annuum và Guatemala là
trung tâm thứ 2, vùng rừng Amaron là trung tâm khởi nguồn của Capsicum
frutescens và Capsicum chinense, Peru và Bolivia là trung tâm khởi nguồn của
Capsicum baccatum và Capsicum pubescens (Lipert và cs, 1996)[37]. Trong
năm loài thì loài Capsicum annuum là loài đƣợc trồng rộng khắp và thông
dụng nhất, hầu hết các giống đều thuộc chi (FAO. ALG, 2002) [36]. Độ cay là
một đặc điểm tiêu biểu của loài Capsicum annuum, hầu hết các giống thuộc


5

loài này đều cay. Tuy nhiên, cũng có một số giống cay không thuộc loài này.
Capsicum frutescens đƣợc biết đến với dạng quả nhỏ và rất cay, nó đƣợc
trồng phổ biến rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (Mai Thị
Phƣơng Anh và cs, 1996) [2]. Các loài còn lại chỉ hạn chế ở Nam và Trung
Mỹ. Các loài trồng trọt trong chi Capsicum thƣờng đƣợc phân biệt theo đặc

điểm hoa và quả thể hiện theo bảng sau (Lipert và cs, 1996) [37]:
Bảng 1.1. Đặc điểm thực vật học của các loài trong chi Capsicum
Loài

Màu tràng Đốm trên Màu bao
hoa

Răng

tràng hoa phấn hoa đài hoa

Màu Số hoa/
hạt

đốt

C. annuum

Trắng

không

Xanh tía



Vàng

1


C.frutescens

Trắng

không

Xanh

Không

Vàng

1-3(5)

C.chinense

Trắng xanh

không

Xanh



Vàng

1-5

C.baccatum


Trắng xanh Xanh vàng

Vàng



Vàng

1-2

Tím



Đen

1

C.pubescens

Tím

không

Sự phong phú về các loài trồng trọt và hoang dại là một ƣu thế để phục
vụ cho công tác chọn tạo giống. Tuy nhiên, sự tƣơng hợp giữa các loài khác
nhau rất phức tạp. Tất cả các loài trong chi Capsicum đều có bộ nhiễm sắc thể
2n = 24, nhƣng khi thực hiện lai không phải luôn thu đƣợc hạt lai và con lai hữu
dục. Đặc điểm chung của các loài hoang dại là quả nhỏ, rất cay, quả các loài
trồng trọt có sự thay đổi lớn về độ cay (Mai Thị Phƣơng Anh và cs, 1996) [2].

1.2. Đặc điểm thực vật học của ớt cay
Ớt cay là cây một năm (dạng hoang dại thuộc nhóm cây nhiều năm),
dạng cây cỏ hoặc cây bụi đôi khi có thân gỗ, thẳng, phân nhánh mạnh, thuộc
lớp 2 lá mầm.
- Rễ: Rễ ớt ăn nông và kém chịu úng, rễ tập trung chủ yếu ở tầng 0 30cm. Ban đầu rễ cọc phát triển nhƣng do việc cấy chuyển rễ cọc bị đứt, hệ rễ


6

chùm phát triển.
- Thân: Ớt là cây thân bụi 2 lá mầm, thân thƣờng mọc thẳng, đôi khi có
thể gặp các dạng (giống) có thân bụi, nhiều cành, chiều cao trung bình 0,5 1,5 m có thể là cây hàng năm hoặc cây lâu năm nhƣng thƣờng đƣợc gieo
trồng là cây hàng năm.
- Lá: Thƣờng ớt có lá đơn mọc xoắn trên thân chính, lá có nhiều hình
dạng khác nhau, nhƣng thƣờng gặp nhất là dạng lá móc, trứng ngƣợc, mép lá
hình răng cƣa. Mặt trên lá phụ thuộc vào các loài khác nhau, một số có mùi
thơm. Lá thƣờng mỏng có kích thƣớc trung bình 1,5 - 12,0 cm x 0,5 - 7,5 cm.
- Hoa: Cấu tạo của hoa ớt gồm 5 - 7 cánh, cuống dài 1,5cm, đài ngắn có
dạng chuông có từ 5 - 7 răng đài dài khoảng 2 mm bọc lấy quả. Nhị đơn giản
có màu trắng hoặc tím, hoa có từ 5 - 7 nhị đực với ống phấn màu xanh da trời
hoặc màu tía. Vị trí có thể thấp hơn hoặc cao hơn so với ống phấn vừa là một
tính trạng di truyền nhƣng cũng thay đổi theo điều kiện khí hậu. Thông
thƣờng các giống có cọc vòi nhụy cao hơn ống phấn thì có tỷ lệ giao phấn
cao, còn các giống có vòi nhụy thấp hơn ống phấn thì tỷ lệ tự thụ cao
(Nguyễn Thị Giang, 2005) [11].
Hoa ớt là hoa lƣỡng tính, đƣợc xếp vào nhóm cây tự thụ (tỷ lệ giao phấn
<4%). Nhƣng theo Odland, M.L và Poter A.M tỷ lệ giao phấn của ớt là 7,6 36,8%, trung bình là 16,5%. Tùy theo giống và điều kiện ngoài cảnh sẽ ảnh
hƣởng tới mức độ giao phấn.
Những giống có ống phấn thấp hơn vòi nhụy thƣờng có tỷ lệ giao phấn
khá cao đôi khi lên tới 36,5%, trong điều kiện nhiệt độ cao thông thƣờng tỷ lệ

giao phấn tới 90% và đƣợc thụ bằng ong và một số loài sâu khác (Mai Thị
Phƣơng Anh, 1999) [4].
Bao phấn thƣờng không tung phấn tại thời điểm nở hoa, có thể sớm hơn
hoặc muộn hơn. Đặc điểm này phụ thuộc vào các giống và điều kiện nhiệt độ.


7

Trong điều kiện nóng bao phấn nở sớm hơn mùa lạnh nhiệt độ tối thiểu để hạt
phấn nảy mầm là 10°C. Trong điều kiện 35 - 40°C quá trình nảy mầm của hạt
phấn bị đình trệ. Bảo quản hạt phấn dƣới 20°C có thể kéo dài sức sống của hạt
phấn từ 2 - 4 ngày. Chứng tỏ vị trí vòi nhụy so với ống phấn là một tính trạng
di truyền đồng thời nó cũng phụ thuộc vào điều kiện khí hậu. Thông thƣờng ớt
giao phấn nhờ côn trùng, vì vậy để sản xuất hạt giống nên trồng cách ly (Vũ
Hữu Yêm, 1995) [29].
- Quả: Quả ớt thuộc dạng quả mọng có cuống ngắn và to. Dạng quả rất
khác nhau từ dạng quả tròn tới dạng quả thon dài và thon đầu bóp nhọn lại,
kích thƣớc quả cũng rất khác nhau từ rất nhỏ đến quả có kích thƣớc lớn nhƣ
quả ớt ngọt. Quả mọc xuôi (chỉ địa) hoặc thẳng đứng (chỉ thiên), quả đơn.
Các giống khác có kích thƣớc quả, dạng quả, màu sắc, độ cay và độ mềm thịt
quả khác nhau. Quả ớt chƣa chín có thể có màu xanh, tím. Quả chín màu đỏ,
da cam, vàng...
- Hạt: Hạt có dạng thận và màu vàng rơm, chỉ có hạt của C.pubescens có
màu đen. Hạt có chiều dài khoảng 3 - 5 mm. Một gam hạt ớt cay có khoảng 220
hạt (Mai Thị Phƣơng Anh, 1999), (Bosland P.W and Votava, 2000) [4][32].
1.3. Yêu cầu sinh thái của ớt
1.3.1. Nhiệt độ
Ớt đƣợc trồng từ mặt nƣớc biển tới độ cao 3000m, chúng dễ bị ảnh
hƣởng bởi sƣơng giá và nhiệt độ thấp. Cây yêu cầu khí hậu ấm áp, có thời
gian sinh trƣởng dài trƣớc khi cho thu hoạch (Vincent E và cs,1986) [46].

Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến quá trình sinh trƣởng phát triển của cây đƣợc
nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau:
Nhiệt độ trung bình ngày 20 - 25oC là lý tƣởng, cây sinh trƣởng tốt hơn
khi nhiệt độ ban đêm không vƣợt quá 20oC. Nhiệt độ thấp có khuynh hƣớng
làm giảm mùi vị và sự phát triển của màu sắc.


8

Cây ớt phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ ban ngày từ 18 - 27oC
và 15 - 18oC ban đêm, nhiệt độ ban đêm thấp hơn ảnh hƣởng lớn đến sự phân
cành và lƣợng hoa, nhiệt độ ban đêm ấm áp hoa nở sớm và có biểu hiện rõ
nhƣ sự gia tăng thêm cƣờng độ chiếu sáng (Muthukrishman C,R, T,Thangaraj
and R, Chatterrjee, 1986) [38]. Nhìn chung ớt có thể chịu đƣợc nhiệt độ cao
hơn so với khoai tây và cà chua, tuy nhiên hoa không thụ tinh ở nhiệt độ dƣới
16oC hoặc trên 32oC do số lƣợng hạt phấn ít. Nhiệt độ tối cao cho hoa đậu là
nhiệt độ ban ngày và ban đêm trong khoảng 16 - 21oC, nhiệt độ ban đêm trên
24oC dẫn đến hiện tƣợng rụng hoa, những quả đậu có thể bị rụng nếu nhiệt độ
trên 32oC (Bosland, P.W và Votava, E.J, 2000) [32].
Ở giai đoạn nảy mầm, nhiệt độ đất có ảnh hƣởng rất lớn đến thời gian
nảy mầm. Thí nghiệm nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhiệt độ đất tới thời gian
nảy mầm của ớt cho thấy: ở nhiệt độ 5 - 10oC hạt giống không nảy mầm, ở
nhiệt độ 15oC hạt nảy mầm sau 25 ngày, 20oC sau 13 ngày còn nhiệt độ từ 25
- 30oC hạt nảy mầm sau 8 ngày, ở nhiệt độ 35oC hạt nảy mầm sau 9 ngày và ở
nhiệt độ 40oC hạt không nảy mầm (Mai Thị Phƣơng Anh, 1999) [4].
1.3.2. Ánh sáng
Ảnh hƣởng của ánh sáng đến cây trồng bao gồm thời gian chiếu sáng và
cƣờng độ ánh sáng. Ớt là cây trồng không mẫn cảm với quang chu kỳ (ở nƣớc
ta ớt có thể trồng đƣợc quanh năm), tuy nhiên trong điều kiện ánh sáng ngày
ngắn (9 - 10 giờ/ngày) sẽ kích thích cây sinh trƣởng tăng năng suất từ 21 - 24%

(Mai Thị Phƣơng Anh và cs, 1996) [2].
Bigotti (1974) khi nghiên cứu ảnh hƣởng của cƣờng độ ánh sáng đến sinh
trƣởng, phát triển của ớt ông cho rằng, giảm bức xạ mặt trời xuống còn 50% sẽ
tăng khối lƣợng quả mà không ảnh hƣởng đến hàm lƣợng capsaicin và vitamin C
(Muthukrishman C.R. T,Thangaraj and R, Chatterrjee, 1986) [38].
Trong điều kiện thời tiết âm u sẽ hạn chế sự đậu quả và giảm năng suất
(Mai Thị Phƣơng Anh, 1999) [4].


9

1.3.3. Ẩm độ
Cây ớt rất thích hợp với chế độ ấm. Cây sinh trƣởng tốt trong điều kiện
lƣợng mƣa từ 600 - 1250 mm và phân bố trong suốt quá trình sinh trƣởng và
phát triển. Lƣợng mƣa lớn trong thời gian hoa nở là nguyên nhân của sự rụng
hoa, tỷ lệ đậu quả thấp. Trong điều kiện khô hạn sẽ kích thích quá trình chín
của quả còn thời kỳ quả chín lƣợng mƣa lớn sẽ làm cho trái bị thối hỏng (Mai
Thị Phƣơng Anh, 1999); (FAO, ALG, 2002) [4][36].
Theo tác giả Mai Thị Phƣơng Anh thì ẩm độ đất thấp không làm ảnh
hƣởng đến tỷ lệ đậu quả nhƣng làm tăng tỷ lệ rụng quả. Nếu ẩm độ khoảng
10% tỷ lệ rụng là 71,2% trong khi ẩm độ 55 - 58% thì tỷ lệ rụng quả chỉ còn
20 - 30%. Nếu ẩm độ thấp hơn 70% ở giai đoạn ra hoa, hình thành quả thì sẽ
bị cong, vỏ sần sùi, giảm giá trị thƣơng phẩm. Ẩm độ thích hợp nên duy trì
ẩm độ đồng ruộng trong khoảng 70 - 80% (Mai Thị Phƣơng Anh, 1999) [4].
Cây ớt rất mẫn cảm với điều kiện ngập úng, trong điều kiện ngập úng
cây bị rụng lá, rễ thối hỏng (Mai Thị Phƣơng Anh, 1999) [4].
1.3.4. Đất và dinh dưỡng
Ớt là cây trồng tƣơng đối dễ trồng, đặc biệt là cây ớt cay, đất phù hợp
nhất là đất thịt nhẹ, giàu Canxi. Ớt cũng có thể sinh trƣởng, cho năng suất ở
trên đất cát nhƣng phải đảm bảo chế độ nƣớc và phân bón đầy đủ. Đất chua

và kiềm đều không thích hợp cho ớt sinh trƣởng và phát triển, cây ớt sinh
trƣởng trên đất màu mỡ thì tính chín sớm bị ảnh hƣởng. Ớt là cây chịu mặn,
hạt có thể nảy mầm ngay cả ở nồng độ muối 400 ppm và pH 7,6 (Mai Thị
Phƣơng Anh và cs, 1996); (Mai Thị Phƣơng Anh, 1999) [2][4].
Về độ pH đất, cây có thể sinh trƣởng đƣợc ở độ pH từ 6 - 7 nhƣng lý
tƣởng nhất là 6 - 6,5.
Ớt là cây rất mẫn cảm với phân bón, trƣớc hết là phân hữu cơ, nó cần
lƣợng phân bón cao, bón sớm và cân đối lƣợng N:P:K. Trong quá trình sinh


10

trƣởng của cây ớt cần xới xáo, làm cỏ để cây sinh trƣởng và phát triển tốt
(Mai Thị Phƣơng Anh, 1996) [1].
1.4. Giá trị dinh dƣỡng, tình hình sản xuất, tiêu thụ ớt trên thế giới và ở
Việt Nam
1.4.1. Giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng của cây ớt
Ớt đƣợc chia thanh hai nhóm ớt cay và ớt ngọt dựa vào hàm lƣợng
capsicin chƣa trong quả. Trong ớt cay hàm lƣợng capsicin rất cao còn trong ớt
ngọt hàm lƣợng capsicin có thể không có hoặc rất ít. Ớt cay đƣợc trồng nhiều
ở Ấn Độ, châu Phi và một số nƣớc nhiệt đới khác, ớt ngọt đƣợc trồng nhiều
tại châu Âu, châu Mỹ và một số nƣớc châu Á quả đƣợc dùng nhƣ một loại rau
xanh để ăn hoặc chế biến (Trần Khắc Thi, 2003) [24].
Ớt là loại cây trồng vừa đƣợc sử dụng nhƣ rau tƣơi, vừa đƣợc dùng làm
gia vị vì có giá trị vitamin cao trong các loại rau nhất là vitamin C và
provitamin A (Caroten), theo một số tài liệu thì hàm lƣợng vitamin C ở một
số giống ớt là 340 mg/100g quả tƣơi, ngoài ra còn chƣa một số vitamin nhƣ
B1, B2, P, E... và khoáng chất (Vũ Văn Chuyên, 1995) [8].
Quả ớt đƣợc sử dụng dƣới dạng ăn tƣơi, muối chua, nƣớc ép, nƣớc sốt,
tƣơng, chế xuất dầu, sấy khô hoặc làm bột.

Trong ớt cay còn có chất capsicin là một loại alcaloid có vị cay, gây
cảm giác ngon miệng khi ăn, khích thích quá trình tiêu hóa. Chất này có nhiều
trong thành giá noãn và biểu bì của hạt (trong 1kg có chứa tới 1,2g). Hoạt
chất capsicin giúp cơ thể phòng đƣợc sự hình thành của các cục máu đông,
giảm đau trong nhiều trứng viêm do ức chế các yếu tố P trong cơ thể, gần đây
ngƣời ta còn chứng minh đƣợc vai trò của ớt trong ngăn cản các chất gây ung
thƣ (Vũ Văn Chuyên, 1995) [8].
Theo Bajajj và CS (trích: Mai Thị Phƣơng Anh và cs, 1996) [2] cho
rằng thành phần của ớt đỏ nhƣ sau:


11

Chất khô 22,01%
Axit acorbic 131,06 mg/100 mg tƣơi.
Chất khô có màu 67,38 đơn vị ASTA.
Capsaicin 0,34% trọng lƣợng khô.
Chất xơ thô 26,75% và tro tổng số 6,69%.
Ngày nay các sản phẩm từ ớt đỏ (cay hoặc không cay) là một loại gia vị
quan trọng. Ớt cay đƣợc sử dụng khác rộng rãi trên thế giới, ngoài tạo màu
sắc và hƣơng vị cho món ăn còn cung cấp thêm các vitamin và các khoáng
chất cần thiết cho cơ thể. Dịch chiết từ ớt đƣợc sử dụng trong các sản phẩm
bia gừng và các loại nƣớc giải khát, thậm chí Capsicum frutescens còn đƣợc
sử dụng trong y học. Quả ớt xanh chứa nhiều rutin là một chất sử dụng rộng
rãi trong chế biến thuốc, y học (Mai Thị Phƣơng Anh và cs, 1996); (Bosland,
P.W and Votava E.J, 2000) [2][32].
Nhìn chung, vai trò của ớt ngày nay đã đƣợc khẳng định, ngoài sử dụng
nhƣ một loại thực phẩm, gia vị, y học... ớt còn đƣợc sử dụng nhƣ một loại cây
cảnh dùng để trang trí trong gia đình.
1.4.2. Tình hình tiêu thụ ớt trên thế giới và ở Việt Nam

Xuất phát từ giá trị dinh dƣỡng, hiệu quả kinh tế, cây ớt đã giữ một vị
trí quan trọng trong nền nông nghiệp hàng hóa, đặc biệt là các nƣớc có điều
kiện khí hậu, đất trồng thích hợp. Cây ớt đƣợc xem là một trong những cây
trồng quan trọng ở các vùng nhiệt đới. Diện tích và sản lƣợng ớt trên thế giới
ngày càng tăng [42].


12

Bảng 1.2. Diện tích, năng suất ớt trên thế giới giai đoạn 2009-2012
Diện tích (ha)

Các châu

Năng suất (tấn/ha)

2009

2010

2011

2012

2009

2010

2011


Châu Phi

324.07

301.182

321.053

363.937

9.051

8.726

7.866 7.929

Châu Mỹ

218.093

218.976

217.917

212.67

16.121 17.627 16.939

Châu Á


1.145.356 1.181.726 1.205.453 1.218.792 16.77

2012

19.009

16.767 17.364

17.522

123.791

122.62

118.497

116.545

24.298 23.427 24.115

24.279

2.560

2.726

2.706

2.741


21.798 20.798 20.959

20.943

Thế giới 1.813.871 1.827.229 1.865.626 1.914.685 15.834 15.998 16.114

16.280

Châu Âu
Châu Đại
Dƣơng

Theo FAO, diện tích trồng ớt năm 1994 trên thế giới là 1,25 triệu ha
thì tới năm 2001 diện tích này tăng lên 1,45 triệu ha, tăng lên 1,656 triệu ha
vào năm 2004, với sản lƣợng ớt tƣơi là 24,027 triệu tấn. Tới năm 2009, diện
tích ớt đã tăng lên trên 1,8 triệu ha và đạt 1,91 triệu ha vào năm 2012, trong
đó châu Á dẫn đầu cả về sản lƣợng và diện tích với 63,6% diện tích và 68,5%
sản lƣợng của toàn thế thế giới. Tuy nhiên, về năng suất có thể nhận thấy
châu Á chỉ có năng suất đạt loại trung bình với trên 17,5 tấn/ha, châu Phi có
năng suất rất thấp 7,9 tấn/ha vào năm 2012. Châu Âu với việc áp dụng các
công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong canh tác ớt cho năng suất rất cao gấp 1,5
năng suất trung bình của thế giới và gấp 3 lần so với châu Phi năm 2012.
Ngoài ra, châu Đại Dƣơng cũng có năng suất trung bình ở mức khá cao trên
20 tấn/ha [41].


13

Bảng 1.3. Sản lƣợng ớt ở một số nƣớc trên thế giới giai đoạn 2011 - 2013
Nƣớc


Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(100 ha)

(tấn/ha)

(100 tấn)

2011

2012

2013

Trung Quốc

42.773

43.000

44.000

Mexico

31.471


32.500

Ấn Độ

804.792

Peru

15.683

Thế giới

2011

2012

2013

282.342 290.000 300.000

66.009

67.442

68.182

32.500

18.807


18.462

18.462

59.189

60.000

60.000

793.590

79.200

15.859

16.432

17.374

1.276.301

15.000

159.000

109.628 108.667 103.145

1.865.626 1.914.685 1.964.910


2011

16.114

2012

16.280

2013

171.929

1.304.000 1.376.000
163.000

164.000

16.320 30.063.389 31.171.567 3.446.634

1.4.3. Tình hình sản xuất ớt ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực có vĩ tuyến 8 - 23°B, chịu ảnh hƣởng khí
hậu nhiệt đới gió mùa, thích hợp cho cây ớt phát triển quanh năm. Tuy nhiên,
để đảm bảo năng suất, tăng hệ số sử dụng đất, cây ớt đƣợc gieo trồng vào hai
thời vụ chính:
Vụ đông xuân: Gieo từ tháng 10 - 12, trồng vào tháng 1 - 2, thu hoạch
từ tháng 4 - 5. Vụ hè thu: Gieo hạt từ tháng 6 - 7 trồng vào tháng 8 - 9 thu
hoạch từ tháng 1 - 2. Ngoài ra có thể trồng thêm một vụ ớt xuân hè, gieo hạt
tháng 2 - 3 trồng tháng 3 - 4, thu hoạch tháng 7 - 8 (Mai Thị Phƣơng Anh và
cs, 1996) [2].

Ở nƣớc ta, ớt là một loại gia vị rất phổ biến, ở nông thôn đƣợc trồng
trong vƣờn gia đình ngƣời ta thƣờng trồng một vài cây ớt thƣờng dùng trong
bữa ăn hàng ngày, vừa để làm cảnh. Ngoài lƣợng ớt trồng để sử dụng trong
nƣớc, hàng năm hàng trăm tấn ớt đƣợc xuất khẩu sang nhiều nƣớc (Bùi Cách
Tuyến, 1998) [27].
Theo số liệu thống kê năm 1998 diện tích sản xuất ớt của cả nƣớc là
2.114 ha, năng suất trung bình 5,6 tấn/ha, trồng tập trung chủ yếu tại các tỉnh
đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nam Bộ và các tỉnh miền
Trung (Nguyễn Hoàn, 2000) [15].


14

Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt ở nƣớc ta có thể chia ra các giai
đoạn sau:
Giai đoạn trƣớc năm 1990
Theo Trần Thế Tục diện tích trồng ớt cay ở các vung tập trung vào
khoảng 3000 ha, năng suất khoảng 10 - 12 tấn quả tƣơi, sản lƣợng trung bình
30.000 tấn quả tƣơi/năm. Năm 1996, diện tích trồng ớt cao nhất lên tới 5.700
ha/329.000 ha diện tích trồng rau (Mai Thị Phƣơng Anh, 1999) [4].
Trong 5 năm 1986 - 1990, Tổng Công ty rau quả đã xuất sang thị
trƣờng Liên Xô cũ 22.290 tấn ớt bột, trung bình mỗi năm 4.500 tấn.
Giai đoạn sau năm 1990
Sự đổ vỡ của thị trƣờng Đông Âu, đã làm xáo trộn tình hình sản xuất
tại các vùng chuyên canh, diện tích ớt thu hẹp lại.
Tuy nhiên, những năm gần đây diện tích ớt xuất khẩu vẫn duy trì ở một
số địa phƣơng có truyền thống trồng trọt lâu đời. Quảng Trị, những năm gần
đây trồng tới 1000 ha ớt cay để xuất khẩu và đem lại hiểu quả kinh tế cao hơn
trồng lúa 3 lần.
Công ty Xuất nhập khẩu rau quả Quảng Trị mỗi năm xuất khoảng 300

tấn ớt tƣơi sang thị trƣờng Đài Loan, nhu cầu của thị trƣờng này rất lớn nhƣng
chƣa đáp ứng đƣợc (Nguyễn Hoàn, 2000) [15].
Năm 1994 - 1995, diện tích trồng ớt ở Thừa Thiên Huế là 600 ha, năng
suất trung bình 10,6 tấn/ha, sản lƣợng trung bình năm là 6000 - 6500 tấn.
Xuất khẩu khoảng 400 - 500 tấn/năm, ngoài ra ớt còn đƣợc xuất khẩu theo
còn đƣờng tiểu ngạch hàng trăm tấn/năm (Lê Thị Khánh, 1999) [18].
Trong 5 năm 2006 - 2010, Tổng công ty rau quả Việt Nam đã xuất sang
thị trƣờng Nga 23.920 tấn ớt bột, trung bình mỗi năm 4.580 tấn [50].
Hiện nay diện tích trồng ớt của nƣớc ta còn manh mún chƣa đƣợc quy
hoạch. Một số tỉnh phía Bắc có diện tích sản xuất ớt nhiều xuất khẩu sang các


15

nƣớc Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan... nhƣ Thái Bình, Hải Dƣơng, Hải
Phòng, Lạng Sơn, Thanh Hóa.
1.5. Tình hình nghiên cứu
1.5.1. Một số nghiên cứu về công tác chọn tạo giống ớt cay trong nước và
trên thế giới
1.5.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới vai trò của cây ớt ngày nay đã đƣợc khẳng định. Do vậy,
công tác nghiên cứu ớt đã đƣợc tiến hành từ rất lâu, đặc biệt trong lĩnh vực
chọn tạo giống. Những kết quả đầu tiên đã đƣợc ghi nhận là công tác thu thập
và bảo tồn nguồn gen các mẫu giống ớt của tổ chức nguồn tài nguyên gen
thực vật thế giới (IBPGR). Ƣớc tính có khoảng 23.000 mẫu giống ớt đƣợc lƣu
giữ tại đây.
Trong năm 1986, dựa vào mức tiêu thụ cao và giá trị dinh dƣỡng cũng
nhƣ lợi tức cây ớt mang lại cho nông dân và ngƣời tiêu dùng ở các nƣớc đang
phát triển. Trung tâm nghiên cứu phát triển rau châu Á (AVRDC) đã công
nhận cây ớt là cây trồng mới. Mục đích của chƣơng trình là cải thiện các yếu

tố di truyền và các yếu tố quản lý sản xuất ớt ở vùng nhiệt đới ẩm, nâng cao
sản phẩm, phẩm chất ớt hiện nay ở những vùng sản xuất và đƣa cây ớt vào
trồng ở những vùng mới (Bùi Cách Tuyến, 1998) [27].
Cũng trong năm này, AVRDC cũng bắt đầu thu thập và bảo tồn nguồn
gen ớt. Ngoài ra, cục tài nguyên gen thực vật quốc gia Ấn Độ cũng hình thành
ngân hàng gen ớt đứng sau AVRDC (Mai Thị Phƣơng Anh, 1997) [3].
Bệnh và côn trùng là những yếu tố hạn chế chủ yếu tới việc sản xuất ớt
trên phạm vi toàn cầu. AVRDC tập trung vào nghiên cứu các bệnh của ớt
bằng cách phối hợp giữa tính kháng bệnh của ớt và các yếu tố quản lý, 6000
giống ớt trên thế giới đƣợc sƣu tập và sàng lọc một cách có hệ thống để tuyển
chọn những giống kháng đối với côn trùng và bệnh và thành lập ngân hàng


16

gen ớt (Bùi Cách Tuyến, 1998) [27]. Bên cạnh việc đánh giá tính chống chịu
của cây trồng với điều kiện bất thuận, sâu, bệnh... hại trên đồng ruộng,
AVRDC đã sử dụng phƣơng pháp điện di và RAPD để đánh giá nguồn gen.
Một số thành tựu về chọn tạo giống có năng suất cao, chống chịu sâu
bệnh đƣợc thể hiện dƣới đây:
Giống ớt CO.1 đƣợc chọn từ dạng “samba”, cây gọn, khả năng phân
cành và chiều cao trung bình, quả dài 7,3cm, chín đỏ, năng suất khô là 2,1
tấn/ha, thời gian sinh trƣởng 210 ngày (Trần Ngọc Hùng, 1999) [17].
Giống ớt “Red pepper 8” có năng suất khô 2-2,5 tấn/ha, số quả trên cây
là 44,7 quả, có khả năng thích ứng với môi trƣờng và khả năng chống chịu
bệnh phytophoth blight (Huyo, S.G., 1992) [35].
Ngoài ra còn nhiều giống cho năng suất cao hay tiềm năng cho năng
suất cao khác nhƣ: K2, X 197, G4. (Muthukrishman C.R và cs, 1986) [38].
Về bệnh thán thƣ là đối tƣợng hại chính cho các vùng trồng ớt.
Nhiều giống mang nguồn gen kháng bênh thán thƣ đã đƣợc chọn tạo và

đƣa vào sản xuất.
Giống Pant C1 là kết quả từ tổ hợp lai giữa NP46A và giống địa phƣơng,
ra quả sau trồng hai tháng, 100 ngày thu hoạch lứa đầu, giống này đƣợc xác định
là chống bệnh thán thƣ (Muthukrishman C.R. và cs, 1986) [38].
Tại AVRDC, nghiên cứu chống bệnh tháng thƣ của 18 giống ớt, kết
luận là giống PDC 495 có khả năng kháng bệnh thán thƣ (Trần Ngọc
Hùng,1999) [17].
Tại Philippin bệnh thán thƣ xuất hiện ở 13/19 tỉnh trồng ớt. Trong 71
dòng thì nghiệm có dòng A-148 và CO 1172 kháng bệnh thán thƣ (Opina,
N.L,1994) [40].
Kết quả nghiên cứu giống chống bệnh thán thƣ ở Thái Lan cho thấy hai
giống CAS00 và CA 446 kháng bệnh cao (Ngô Bích Hảo, 1991) [14].


×