Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.01 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------------

NGUYỄN TRUNG KIÊN

QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - Năm 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------------

NGUYỄN TRUNG KIÊN

QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM THỊ HỒNG ĐIỆP

XÁC NHẬN CỦA


XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

PGS.TS. PHẠM THỊ HỒNG ĐIỆP

PGS.TS. LÊ DANH TỐN

Hà Nội – Năm 2015


CAM KẾT

Tôi cam đoan rằng tôi đã viết luận văn này một cách độc lập và không
sử dụng các nguồn thông tin hay tài liệu tham khảo nào khác ngoài những tài
liệu và thông tin đã được liệt kê trong phần thư mục tham khảo của luận văn.
Những phần trích đoạn hay những nội dung lấy từ các nguồn tham khảo
được liệt kê trong phần danh mục tài liệu tham khảo dưới dạng những đoạn
trích dẫn hay diễn giải trong luận văn kèm theo thông tin về nguồn tham khảo
rõ ràng.
Bản luận văn này chưa từng được xuất bản và vì vậy cũng chưa được
nộp cho một hội đồng nào khác cũng như chưa chuyển cho một bên nào khác
có quan tâm đối với nội dung này.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuế là một trong những công cụ thể hiện quyền lực của nhà nước và

cũng là nguồn tài chính chủ yếu của nhà nước đó trong bất cứ xã hội có giai
cấp nào. Có nhiều loại thuế khác nhau, trong đó có thuế thu nhập cá nhân.
Đây là loại thuế trực thu phổ biến và cơ bản trong các nền kinh tế thị trường
và được nhiều quốc gia áp dụng.
Thuế thu nhập cá nhân đã có lịch sử hàng trăm năm và hiện nay đã trở
thành loại thuế phổ biến trên thế giới. Có thể nói đối với hầu hết các quốc gia
thuế thu nhập cá nhân được xem như là “vua” của các loại thuế. Không chỉ
bởi nguồn thu khổng lồ của nó trong tổng ngân sách để phục vụ cho việc vận
hành bộ máy hành chính nhà nước, đảm bảo an ninh quốc gia, chính sách xã
hội mà sự ra đời của sắc thuế thu nhập cá nhân còn góp phần quan trọng trong
việc điều tiết phân phối lại thu nhập trong xã hội trên cơ sở xem xét đến hoàn
cảnh cụ thể của người nộp thuế.
Tại Việt Nam, thuế thu nhập cá nhân ra đời năm 1990 dưới tên gọi
“Pháp lệnh thuế đối với người có thu nhập cao” và đã trải qua 9 lần sửa đổi,
bổ sung vào các năm 1992, 1994, 1997, 1999, 2001, 2004, 2007, 2012, 2014
để phù hợp với những điều kiện về kinh tế - xã hội. Luật thuế thu nhập cá
nhân ra đời nhằm thể chế hoá đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về
lĩnh vực tài chính đã đặt ra yêu cầu mới trong công tác quản lý thu thuế thu
nhập cá nhân. Bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ về công tác thu thuế
cũng như quản lý thuế, trong quá trình quản lý thuế thu nhập cá nhân vẫn còn
nhiều hạn chế kể từ việc ban hành pháp lệnh thuế đến tổ chức thực hiện cũng
như thanh tra thuế. Nếu những hạn chế này không được sớm khắc phục thì
công tác thu thuế thu nhập sẽ xảy ra nhiều thất thoát. Chính vì thế, công tác
1


quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng
cần phải được hoàn thiện để đáp ứng những yêu cầu trong xu thế hội nhập và
phát triển nhanh chóng hiện nay.
Hà Nội cùng với Thành phố Hồ Chí Minh là hai nơi tập trung nhiều lao

động đến làm việc, kinh doanh nhất trong cả nước. Chính vì vậy, vấn đề quản
lý thuế thu nhập cá nhân tại Hà Nội là một vấn đề vô cùng nóng bỏng và cấp
thiết. Trong những năm qua, công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Hà Nội
đã đạt được một số thành tựu như góp phần huy động ngày càng nhiều thu
nhập của cá nhân có thu nhập cao cho ngân sách nhà nước; thủ tục hành chính
đã từng bước được cải cách hợp lý hơn; góp phần phân phối lại thu nhập;
năng lực bộ máy quản lý thu thuế được nâng cao thêm. Song bên cạnh đó,
công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Hà Nội vẫn còn tồn tại một số hạn
chế trong công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân như chất lượng hạ tầng
quản lý còn thấp; cơ chế, luật pháp chưa đồng bộ; công tác kiểm soát tính
chân thực trong kê khai, tính thuế và quyết toán thuế còn tương đối thấp; công
tác thanh tra thuế thu nhập cá nhân còn nhiều bất cập. Xuất phát từ thực tế
trên của Việt Nam nói chung và tại Hà Nội nói riêng, nhằm góp phần hoàn
thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân, chống lại nạn thất thu thuế thu
nhập cá nhân và tăng ngân sách nhà nước ở Hà Nội, đề tài “Quản lý thuế thu
nhập cá nhân ở Hà Nội” đã được tác giả lựa chọn làm đề tài nghiên cứu cho
luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế.
Từ vấn đề nghiên cứu được đặt ra như trên, việc nghiên cứu đề tài này
phải trả lời được câu hỏi sau: Làm thế nào để hoàn thiện công tác quản lý
thuế thu nhập cá nhân ở Hà Nội trong thời gian tới?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu

2


Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Hà Nội trong thời gian
tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu đã nêu, đề tài cần thực hiện các
nhiệm vụ cụ thể sau:
Một là, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về thuế thu
nhập cá nhân và quản lý thuế thu nhập cá nhân.
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân
trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009-2014, từ đó chỉ ra những thành tựu đã đạt
được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó.
Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế
thu nhập cá nhân tại Hà Nội trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý thuế thu nhập cá
nhân tại Hà Nội, mà cụ thể ở đây là Cục Thuế Hà Nội với những thành tựu,
hạn chế, và nguyên nhân của những hạn chế đó.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi nội dung
Đề tài nghiên cứu những vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về thuế thu
nhập cá nhân và quản lý thuế thu nhập cá nhân; thực trạng quản lý thuế thu
nhập cá nhân ở Hà Nội thời gian qua, qua đó đưa ra một số giải pháp hoàn
thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Hà Nội trong thời gian tới.
3.2.1. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn
Hà Nội.
3


3.2.1. Phạm vi thời gian
Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn
Hà Nội giai đoạn 2009-2014.
4. Những đóng góp mới của luận văn

Về mặt lý luận: hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về thuế
thu nhập cá nhân và quản lý thuế thu nhập cá nhân như: các khái niệm liên
quan đến thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế thu nhập cá nhân, nội dung
quản lý thuế thu nhập cá nhân, và chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới công tác
quản lý thuế thu nhập cá nhân.
Về mặt thực tiễn: đề tài đã phân tích , đánh giá thực tra ̣ng qu ản lý thuế
thu nhập cá nhân ở Hà Nội giai đoạn 2009-2014, chỉ ra đươ ̣c những thành tựu
đa ̣t đươ ̣c, những mă ̣t ha ̣n chế và nguyên nhân của những mặt hạn chế. Trên cơ
sở đó, đề tài đã đề xuấ t m ột số giải pháp nhằm hoàn thi ện công tác quản lý
thuế thu nhập cá nhân ở Hà Nội trong thời gian tới.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn
gồm 4 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực
tiễn về thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế thu nhập cá nhân
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Hà Nội
Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá
nhân ở Hà Nội

4


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ QUẢN LÝ THUẾ
THU NHẬP CÁ NHÂN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
Thuế là công cụ quan trọng của nhà nước, góp phần quản lý, điều tiết,

ổn định kinh tế vĩ mô, là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, phục vụ
cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, góp phần đảm bảo công bằng xã hội.
Do vậy đây là lĩnh vực mà các quốc gia trên thế giới luôn dành nhiều sự quan
tâm nghiên cứu về cả lý thuyết và thực tiễn nhằm triển khai hoàn thiện chính
sách thuế và quản lý thuế.
Trên thế giới đã có rất nhiều công trình mang tính lý luận chung về
thuế nói chung, trong đó có thuế thu nhập cá nhân. Một số công trình tiêu biểu
là:
Norma B. Coe, Zhenya Karamcheva, Richard Kopcke, Alicia H.
Munnell (2011), How does the personal income tax affect the progressivity of
OASI benefits?, Center for Retirement Research at Boston College: Nghiên
cứu này tính toán tác động của thuế thu nhập liên bang đối với chương trình
bảo hiểm OASI (Old Age and Survivors Insurance). Thông qua sử dụng dữ
liệu HRS (Health and Retirement Study) liên kết các số liệu của thu nhập an
sinh xã hội nghiên cứu đánh giá những đóng góp OASI đối với cá nhân và hộ
gia đình, trước và sau thuế thu nhập. Nghiên cứu cho thấy an sinh xã hội là
tiến bộ trên cơ sở cá nhân, nhưng thuế lũy tiến được cắt giảm đáng kể khi tính
toán dựa trên cơ sở hộ gia đình. Một mặt, việc đánh thuế các khoản đóng góp
làm cho hệ thống thậm chí còn ít tiến bộ hơn so với báo cáo thông thường.
Mặt khác, việc đánh thuế lợi ích lại làm cho nó tiến bộ hơn. Kết quả cuối
5


cùng là tăng thuế thu nhập cá nhân chỉ gây tác động nhỏ đối với sự phát triển
an sinh xã hội, còn các tác động lớn khác lại bù đắp cho nhau. Tuy nhiên, có
vẻ như là thuế ròng có thể mang lại sự tiến bộ cho các hộ gia đình do sự tăng
lên của các hộ gia đình phải chịu thuế trên lợi ích của họ. Khi không có những
thay đổi trong luật thuế, xu hướng tiến bộ hơn có khả năng sẽ xảy ra.
John R. Graham, Jana S. Raedy, Douglas A. Shackelford (2011),
Research in accounting for income taxes, Journal of Accounting and

Economics: Bài báo nghiên cứu về AFIT (Accounting for Income Taxes –
Quyết toán thuế thu nhập) với việc chỉ ra 4 khía cạnh và các quy tắc của AFIT,
sau đó giới thiệu tổng quan các nghiên cứu đã có và đề xuất một số gợi ý cho
các nghiên cứu trong tương lai. Bài nghiên cứu nhấn mạnh một số vấn đề
nghiên cứu đã được giải quyết liên quan đến việc quyết toán thuế thu nhập để
quản lý các khoản thu nhập và xem các khoản thuế được định giá bởi những
người tham gia thị trường chứng khoán.
Ajagu Chikezie (2014), The effectiveness of personal income tax
collection in Nothern Nigeria (A case study of Adamawa State): Bài viết
nghiên cứu hiệu quả của thu thuế thu nhập cá nhân tại State Board of Internal
Revenue Adamawa. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là để xác định hiệu
quả việc thu thuế thu nhập cá nhân trong tiểu bang Adamawa, để xác định các
nguyên nhân có thể thu thuế hiệu quả trong nhà nước và xác định các cách
thức để đảm bảo một hệ thống thuế hiệu quả trong tiểu bang. Bảng câu hỏi
nghiên cứu là công cụ nghiên cứu chính được sử dụng trong nghiên cứu và dữ
liệu được tạo ra thông qua phương pháp thống kê mô tả. Cụ thể, tỷ lệ phần
trăm đơn giản được sử dụng để phân tích các dữ liệu thu thập được. Phân tích
đã chỉ ra rằng hệ thống thuế của bang không hiệu quả xuất phát từ các yếu tố
như hối lộ của cán bộ thuế, cố ý từ chối trả thuế, và tỷ lệ không tuân thủ cao.
Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các yếu tố như đào tạo cán bộ thuế không
6


đúng cách, không nhất quán trong các luật thuế, tham nhũng của cán bộ thuế
và kỹ năng kế toán và lưu trữ hồ sơ còn yếu kém giữa cán bộ thuế được xác
định là nguyên nhân sâu xa của hệ thống thuế không hiệu quả trong tiểu bang.
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp bao gồm đưa ra các chiến lược tuyển
dụng nhân sự phù hợp, kiểm toán thích hợp, lượng kiều hối thuế của người
thu thuế các cấp và việc sử dụng các công nghệ thông tin nhằm tăng cường
thu thuế liên bang.

William G. Gale, Andrew A. Samwick (2014), Effects of Income Tax
Changes on Economic Growth, Economic Studies at Brookings: Bài viết này
nghiên cứu những ảnh hưởng do thay đổi thuế thu nhập cá nhân đối với tăng
trưởng kinh tế trong dài hạn. Cắt giảm thuế suất có thể khuyến khích các cá
nhân làm việc, tiết kiệm, đầu tư, nhưng nếu việc cắt giảm thuế không được
bảo trợ bởi cắt giảm chi tiêu thì chúng có thể làm cho thâm hụt ngân sách liên
bang tăng lên, mà về lâu dài sẽ làm giảm tiết kiệm quốc gia và nâng cao lãi
suất. Tác động ròng lên tăng trưởng là không chắc chắn, nhưng nhiều người
ước tính rằng những tác động đó nhỏ hoặc là tác động tiêu cực. Các biện pháp
mở rộng có thể loại bỏ các tác động của việc cắt giảm thuế suất về thâm hụt
ngân sách, nhưng đồng thời cũng giảm tác động đến cung lao động, tiết kiệm,
đầu tư và do đó làm giảm các tác động trực tiếp đến tăng trưởng. Tuy nhiên,
chúng cũng tái phân bổ nguồn lực giữa các ngành theo mục tiêu kinh tế cao
nhất, dẫn đến tăng hiệu quả và có khả năng tăng kích thước tổng thể của nền
kinh tế. Kết quả cho thấy không phải tất cả những thay đổi thuế sẽ có tác động
tương tự đối với tăng trưởng. Cải cách nhằm cải thiện các ưu đãi, giảm trợ cấp
hiện có, tránh tăng vận may bất ngờ, và tránh thâm hụt tài chính sẽ có ảnh
hưởng tốt hơn đối với nền kinh tế trong dài hạn, nhưng cũng có thể tạo ra sự
đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả.

7


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Hoàng Văn Bằng (2009), “Quản lý thuế thu nhập cá nhân: Nhân tố, công
cụ, chính sách nào ảnh hưởng đến tính tuân thủ của cá nhân người nộp
thuế?”, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, số 9 (74), tr.34-41, Hà
Nội.
2. Ngô Trung Biên (2015), Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá

nhân tại các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Daklak,
Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.
3. Bộ Giáo dục (2005), Giáo trình thuế và hệ thống thuế ở Việt Nam, Nxb.
Giáo dục, Hà Nội.
4. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế thu
nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP, Hà Nội.
5. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý
thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị
định 83/2013/NĐ-CP, Hà Nội.
6. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư
156/2013/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC, 219/2013/TT-BTC, 08/2013/TTBTC, 85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và 78/2014/TT-BTC để cải
cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế, Hà Nội.
7. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 128/2014/TT-BTC hướng dẫn việc giảm
thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân làm việc tại Khu kinh tế, Hà Nội.
8. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị
định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định quy
định về thuế, Hà Nội.

8


9. Lê Thị Chinh (2012), Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, Luận văn
Thạc sĩ quản lý kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội.
10. Chính phủ (2011), Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 về việc phê
duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.
11. Chính phủ (2013), Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu
nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu
nhập cá nhân, Hà Nội.
12. Chính phủ (2013), Nghị định 83/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý

thuế và Luật quản lý thuế sửa đổi, Hà Nội.
13. Chính phủ (2014), Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy
định về thuế, Hà Nội.
14. Cục Thống kê Thành phố Hà Nội (2014), Tình hình kinh tế - xã hội Thủ
đô



Nội

qua

60

năm

xây

dựng



phát

triển,

Hà Nội.
15. Lý Phương Duyên (2009), “Xã hội hóa công tác quản lý thuế thu nhập cá
nhân ở Việt Nam: Tại sao không?”, Tạp chí Tài Chính, số 7, tr.22-25,
Hà Nội.

16. Võ Thị Duyên (2014), Tăng cường quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa
bàn huyện Tam Đảo – Tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên,
Thái Nguyên.
17. Tôn Thu Hiền, Nguyễn Tiến Dũng (2013), “Tuân thủ thuế thu nhập cá
nhân: Lượng hóa và phân tích”, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán
số 10 (123)/2013, tr.25-36, Hà Nội.
18. Học viện Tài chính (2009), Giáo trình nghiệp vụ thuế, Nxb. Tài chính, Hà
Nội.
9


19. Phạm Thị Phương Mai (2008), Thuế thu nhập cá nhân: Kinh nghiệm quốc
tế và việc thực thi ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ ngành Kinh tế chính trị,
Hà Nội.
20. Vũ Thị Mai (2005), Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ở
nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý, Hà Nội.
21. Phạm Hồng Mạn, Trần Xuân Thịnh (2013), “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự
hài lòng của hộ kinh doanh trong kê khai thuế thu nhập cá nhân”, Tạp
chí Tài chính doanh nghiệp, số 1+2/2013, tr.10-16, tr.12-18, Hà Nội.
22. Đỗ Tuyết Minh (2009), Thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập cá nhân ở Chi
cục thuế quận Ba Đình, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội.
23. Lê Thị Kim Nhung (2013), “Quản lý thuế thu nhập cá nhân: Bài học từ
Nhật, Pháp”, Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp, số 8/2013, tr.11-16, Hà
Nội.
24. Nguyễn Hải Ninh (2011), “Những yếu tố ảnh hưởng đến việc kiểm soát
thu nhập của người nộp thuế trong quá trình thực hiện pháp luật thuế
thu nhập cá nhân ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 7, tr.10-15, Hà Nội.
25. Quách Đức Pháp (2000), Những vấn đề cần giải quyết để thực hiện cải
cách hành chính về công tác thu thuế, Ban tổ chức cán bộ Chính phủ,

Hà Nội.
26. Quốc hội (2006), Luật số 78/2006/QH11 Luật Quản lý thuế ngày
29/11/2006, Hà Nội.
27. Quốc hội (2007), Luật số 04/2007/QH12 Luật thuế thu nhập cá nhân ngày
21/11/2007, Hà Nội.
28. Quốc hội (2012), Luật số 26/2012/QH13 sửa đổi bổ sung luật thuế thu
nhập cá nhân, Hà Nội.
29. Quốc hội (2012), Luật số 31/2012/QH13 Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Quản lý thuế, Hà Nội.
10


30. Quốc hội (2014), Luật số 71/2014/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của
các luật về thuế, Hà Nội.
31. Trần Công Thành (2013), Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập
cá nhân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học
Đà Nẵng, Đà Nẵng.
32. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06 tháng
7 năm 2011 Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội.
33. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22 tháng
02 năm 2012 Phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành
phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội.
34. Nguyễn Ngọc Tú (2009), Quản lý thu thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh
Sơn La hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý, Hà Nội.
35. Trần Thị Tuyết (2015), Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá
nhân của Tổng cục Thuế, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế, Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
36. Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (2010), Báo cáo số 12-Xu
hướng cải cách chính sách thuế ở một số quốc gia, Bộ Tài chính, Hà

Nội.
37. Viện quản lý và năng lực tổ chức (2015), Quản lý là gì? Sự thống nhất
hoàn hảo giữa lí luận và thực tiễn, Hà Nội.
Tiếng Anh
38. Norma B. Coe, Zhenya Karamcheva, Richard Kopcke, Alicia H. Munnell
(2011), How does the personal income tax affect the progressivity of
OASI benefits?, Center for Retirement Research at Boston College,
/>
11


39. John R. Graham, Jana S. Raedy, Douglas A. Shackelford (2011),
Research in accounting for income taxes, Journal of Accounting and
Economics,

an-

flagler.unc.edu/Accounting/TaxCenter/taxdoctoral2012/Documents/Gr
aham%20Raedy%20Shackelford%202012.pdf
40. Ajagu Chikezie (2014), The effectiveness of personal income tax
collection in Nothern Nigeria (A case study of Adamawa State),
/>SONAL_INCOME_TAX_COLLECTION_IN_NOTHERN_NIGERIA
41. William G. Gale, Andrew A. Samwick (2014), Effects of Income Tax
Changes on Economic Growth, Economic Studies at Brookings,
/>mwick.pdf

12




×