Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Từ ngữ chỉ chức sắc trong cộng đồng tộc người Mạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.01 KB, 30 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ

NIÊN LUẬN
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC

Đề tài:

TỪ NGỮ CHỈ CHỨC SẮC TRONG TỔ CHỨC
CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI MẠ

CBHD: PGS.TS NGUYỄN CÔNG ĐỨC
SVTH: MAI THANH THIÊN TRANG
LỚP: NGÔN NGỮ K12
MSSV: 1256010181

TP.HCM, ngày 18 tháng 06 năm 2015


MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................1
PHẦN 1: DẪN NHẬP ..............................................................................................3
1.

Lí do chọn đề tài .........................................................................................3

2.

Lịch sử vấn đề ............................................................................................4



3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................5

4.

Đối tượng và phạm vị nghiên cứu ..............................................................5

5.

Tư liệu và phương pháp .............................................................................5

6.

Ý nghĩa đề tài .............................................................................................6

7.

Kết cấu niên luận ........................................................................................7

PHẦN 2: NỘI DUNG...............................................................................................9
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ NHẬN THỨC ...............................................9
1.1.

Khái quát về “chức sắc” phi nhà nước ....................................................9

1.2.

Quan niệm về “chức sắc” của cộng đồng tộc người Mạ.........................9


1.3.

Khái niệm về từ .....................................................................................10

1.4.

Khái niệm về ngữ ..................................................................................10

1.5.

Giới thiệu sơ lược về tộc người và ngôn ngữ Mạ tại địa bàn khảo sát .11

1.5.1.

Về tên gọi tộc người và ngôn ngữ ..................................................11

1.5.2.

Một số đặc điểm văn hóa – xã hội của người Mạ...........................13

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ CHỈ CÁC CHỨC SẮC TRONG TỔ
CHỨC CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI MẠ .......................................................16

1


2.1. Đặc điểm cấu tạo của từ chỉ chức sắc trong tổ chức cộng đồng người Mạ.
..........................................................................................................................16
2.1.1. Từ thuần Mạ .......................................................................................16

2.1.2. Từ vay mượn......................................................................................18
2.2. Đặc điểm cấu tạo của ngữ chỉ chức sắc trong tổ chức cộng đồng người
Mạ ....................................................................................................................19
2.3. Phân loại về mặt xã hội các chức sắc trong tổ chức cộng đồng tộc người
Mạ ....................................................................................................................20
2.4. Tiểu kết: ....................................................................................................22
CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA CÁC VỊ CHỨC SẮC TRONG TỔ CHỨC
CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI MẠ ....................................................................23
3.1.

Người đứng đầu trong thôn/bon ............................................................23

3.2.

Chức sắc trong tôn giáo ........................................................................24

3.3.

Cán bộ, công chức cấp xã .....................................................................25

PHẦN 3: KẾT LUẬN ............................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................29

2


PHẦN 1: DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, bao gồm 54 dân tộc anh em, trong đó có
53 dân tộc thiểu số. Với một nền văn hóa đa dân tộc, đa ngôn ngữ đó, mỗi dân tộc

anh em chung sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có một bản sắc văn hóa riêng, tiếng
nói riêng của mình. Bên cạnh quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản
sắc dân tộc thì chúng ta cũng cần phải đẩy mạnh việc giữ gìn, phát huy bản sắc riêng
của mỗi dân tộc để đảm bảo một nền văn hóa đa dạng, đầy màu sắc của Việt Nam,
song song đó, việc tìm hiểu, giữ gìn ngôn ngữ của mỗi dân tộc cũng được xem là
bước đi quan trọng trong việc tìm hiểu, bảo tồn cội nguồn, văn hóa, phong tục và tri
thức của các dân tộc tại Việt Nam.
Hiểu rõ vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta đang rất quan tâm đến vấn đề giữ gìn,
phát huy tiếng nói của 54 dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó có tiếng Mạ tại
địa bàn tỉnh Đak Nông. Hiện nay, tiếng Mạ đã được đưa vào giảng dạy cho các cán
bộ, công chức sinh sống và làm việc tại địa bàn có dân tộc Mạ sinh sống, nhằm nâng
cao năng lực song ngữ Mạ - Việt cho những người ở đây.
Việc nghiên cứu, tìm hiểu từ ngữ chỉ chức sắc trong tiếng Mạ là việc làm cần
thiết, góp phần giữ gìn ngôn ngữ dân tộc và phát huy bản sắc văn hóa của tộc người
Mạ. Đồng thời, việc nghiên cứu này còn giúp ta hiểu một cách sâu sắc, đầy đủ hơn
về một nét văn hóa lâu đời của đồng bào người Mạ và cũng góp phần làm phong phú
thêm về mặt tư liệu văn hóa của dân tộc này.
Với những lí do đó, người viết đã chọn vấn đề về Từ ngữ chỉ chức sắc trong tổ
chức cộng đồng tộc người Mạ để làm đề tài nghiên cứu cho mình. Mặt khác, việc
nghiên cứu từ ngữ chỉ chức sắc trong tổ chức cộng đồng tộc người Mạ còn với một

3


mục đích khác là giúp cho các dân tộc khác hiểu thêm được văn hóa của dân tộc Mạ
qua hệ thống từ ngữ chỉ chức sắc của họ.
Việc nghiên cứu từ ngữ chỉ chức sắc trong tiếng Mạ không chỉ có ý nghĩa khoa
học thực tiễn mà còn góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh giáo dục, thực hiện
chủ trương của Đảng và Chính phủ trong việc dạy và học tiếng Mạ cho người dân,
công chức sinh sống và làm việc tại đây.

2. Lịch sử vấn đề
Việc nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số đã được quan tâm từ rất sớm. Tác
giả Vương Toàn trong cuốn “Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
những năm 90” - Viện Thông tin Khoa học Xã hội (Trung tâm KHXH & NV Quốc
gia), xuất bản năm 2002, đã liệt kê thư mục nghiên cứu về ngôn ngữ các dân tộc
thiểu số từ năm 1990 đến năm 2002, trong đó bao gồm 58 công trình về vấn đề chung
và 253 công trình về các ngôn ngữ dân tộc thiểu số khác nhau.
Một số công trình tiêu biểu khác như:
-

Trần Trí Dõi, 1999. Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt

Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
-

Hoàng Văn Ma, 2002. Ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam – một số

vấn đề về quan hệ cội nguồn và loại hình học, Khoa học xã hội
-

Hoàng Tuệ, Nguyễn Văn Tài, Hoàng Văn Ma, 1984. Ngôn ngữ các dân

tộc thiểu số ở Việt Nam và chính sách ngôn ngữ, NXB Khoa học Hà Nội.
Cho đến nay, có rất nhiều nghiên cứu về ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số đã
được hoàn thiện và công nhận, một số tiếng như: tiếng M’nông, tiếng Ê Đê, tiếng
Stiêng,…Tuy nhiên, với đề tài này, đối tượng nghiên cứu là tiếng Mạ thì hầu như có
rất ít công trình nghiên cứu, còn khá sơ lược và chưa được quan tâm đúng mức.
4



3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
- Nghiên cứu về từ chỉ chức sắc trong tiếng Mạ
- Đưa ra bảng hệ thống từ ngữ chỉ chức sắc trong tiếng Mạ một cách đầy đủ và
hệ thống.
- Thông qua việc nghiên cứu từ chỉ chức sắc trong tiếng Mạ giúp ta hiểu rõ hơn
về văn hóa của tộc người Mạ qua vốn từ.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được những mục đích trên, niên luận có các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận: về một số khái niệm ngôn ngữ học, đặc điểm của tiếng
Mạ, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa,…
- Miêu tả đặc điểm cấu trúc trong những từ, ngữ chỉ chức sắc trong tiếng Mạ,
đồng thời miêu tả văn hóa của các từ chỉ chức sắc trong tiếng Mạ.
4. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: từ chỉ chức sắc trong tiếng Mạ tại tỉnh Đăk Nông
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu giới hạn trong cộng đồng tộc người
Mạ tại địa bàn bon B’Srê B, xã Đăk Som, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông.
5. Tư liệu và phương pháp
5.1. Tư liệu
- Nguồn tư liệu thành văn:
Hỏi đáp về 54 dân tộc Việt Nam (2014), Người Mạ ở Việt Nam – The Mạ in Việt
Nam (2014)…và một số công trình có liên quan khác của những người đi trước.
- Nguồn tư liệu điền dã:

5


 Thu thập tư liệu từ thực tiễn cuộc sống, qua đợt điền dã tại địa bàn
nghiên cứu.
 Các tài liệu truyền miệng do những người gốc Mạ sinh sống tại địa bàn

nghiên cứu, và nhất là nguồn tài liệu từ những người cao niên, giải thích
về tên gọi của các vị chức sắc trong bon.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, bài niên luận đã được sử dụng các phương pháp nghiên cứu
dưới đây:
- Phương pháp nghiên cứu điền dã tại địa bàn nghiên cứu nhằm thu thập tư liệu,
nhất là về nghĩa của các từ ngữ chỉ chức sắc và đơn vị tham gia cấu thành nên chúng.
- Trên cơ sở thu thập được tư liệu qua văn bản từ chính quyền địa phương và
những người dân bản địa, chúng tôi vận dụng phương pháp miêu tả với các thủ pháp:
thủ pháp luận giải; (1) phân loại, hệ thống các từ ngữ thành nhóm để phân tích những
đặc điểm về cấu trúc, ngữ nghĩa của các đơn vị cấu tạo nên từ, ngữ chỉ chức sắc, (2)
nêu ra tính tâm lí, văn hóa trong việc sử dụng các từ ngữ chỉ chức sắc trong cộng
đồng tộc người Mạ.
- Thủ pháp mô hình hóa, diễn dịch, quy nạp,…
6. Ý nghĩa đề tài
6.1. Về lí luận
- Niên luận Từ ngữ chỉ chức sắc trong tổ chức cộng đồng tộc người Mạ là công
trình niên luận nghiên cứu đầu tiên về vốn từ chỉ chức sắc của ngôn ngữ này.
- Niên luận bổ sung tư liệu vào việc nghiên cứu văn hóa dân tộc Mạ qua hệ
thống từ ngữ chỉ chức sắc của tộc người này.
6.2. Về thực tiễn
- Niên luận giúp các dân tộc khác hiểu biết được nét đẹp văn hóa của dân tộc
Mạ qua sự thể hiện của hệ thống từ ngữ chỉ chức sắc.
6


- Góp phần vào việc dạy và học tiếng Mạ cho những cán bộ công chức đang
làm việc tại khu vực có người Mạ sinh sống. Niên luận còn góp phần vào việc thực
hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ nhất là việc thực hiện Quyết định 53/CP và
Quyết định 253/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2003, cũng như Quyết định số

03/2004/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2004, nhằm đưa việc học tiếng dân tộc thiểu
số trở thành nhiệm vụ đối với cán bộ, công chức hay Chỉ thị 38/2004/CT-TTg về
việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức
công tác ở vùng có người dân tộc sinh sống, miền núi.
7. Kết cấu niên luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung
của niên luận gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề nhận thức
1.1.

Khái quát về “chức sắc” phi nhà nước

1.2.

Quan niệm về “chức sắc” của cộng đồng tộc người Mạ

1.3.

Khái niệm về từ

1.4.

Khái niệm về ngữ

1.5.

Giới thiệu sơ lược về tộc người và ngôn ngữ Mạ tại địa bàn khảo sát

1.5.1. Về tên gọi tộc người và ngôn ngữ
1.5.2. Một số đặc điểm văn hóa – xã hội của người Mạ

Chương 2: Đặc điểm từ ngữ chỉ các chức sắc trong tổ chức cộng đồng tộc người
Mạ
2.1.

Đặc điểm về nguồn gốc của từ chỉ chức sắc trong cộng đồng người Mạ

2.1.1. Từ thuần Mạ
2.1.2. Từ vay mượn
2.2.

Đặc điểm cấu tạo của ngữ chỉ chức sắc trong tổ chức cộng đồng người Mạ
7


2.3.

Phân loại về mặt xã hội các chức sắc trong tổ chức cộng đồng tộc người
Mạ

2.4. Tiểu kết
Chương 3: Vai trò của các vị chức sắc trong tổ chức cộng đồng người Mạ
3.1. Người đứng đầu trong thôn/bon
3.2. Chức sắc trong tôn giáo
3.3. Cán bộ, công chức cấp xã

8


PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ NHẬN THỨC

1.1.

Khái quát về “chức sắc” phi nhà nước

Trước khi tìm hiểu về “chức sắc” phi nhà nước là gì thì chúng ta cần làm quen
với những khái niệm cơ bản sau:
-

“Chức sắc”: theo cố Giáo sư Hoàng Phê định nghĩa, chức sắc là (1)

người có chức vị và phẩm hàm ở nông thôn thời trước, (2) người có chức vị trong
một số tôn giáo, (3) quyền chức và địa vị. (4, Tr.259).
-

Phi nhà nước là một khái niệm được hiểu là những gì nằm ngoài nhà

nước.
Vậy, “chức sắc” phi nhà nước có thể hiểu là những chức vị nằm ngoài nhà nước,
không do nhà nước điều hành và quản lý.
1.2.

Quan niệm về “chức sắc” của cộng đồng tộc người Mạ.

Theo quan niệm của cộng đồng tộc người Mạ, “chức sắc” là khái niệm dùng để
chỉ những người có chức vị cao, đứng đầu một bon hay thôn.
Chức sắc trong tổ chức cộng đồng tộc người Mạ là những vị chức sắc phi nhà
nước, không nằm trong bộ máy quản lý và điều hành của nhà nước, các vị chức sắc
này được bầu chọn là dựa vào sự tin tưởng của người dân, họ là những người có uy
tín, kinh nghiệm sống dồi dào, nắm rõ những luật tục trong làng, có tài ăn nói và có
khả năng giải quyết được những chuyện liên quan đến đời sống của người dân (giải

quyết những vụ ẩu đả, giải quyết đất đai,…) được người dân tin tưởng và tín nhiệm.
Họ có trách nhiệm trông coi và quản lý mọi mặt đời sống cho dân làng.
Trước đây, chức sắc trong tổ chức cộng đồng tộc người Mạ gồm một số chức sắc
tiêu biểu như: già làng, trưởng bon, phó bon, thầy cúng, thầy bói,… nhưng về sau
9


này, khi trải qua quá trình lịch sử lâu dài, cộng thêm việc tiếp xúc văn hóa với người
Kinh mà trong cộng đồng tộc người Mạ hiện nay chỉ còn giữ lại các chức sắc là: già
làng, trưởng bon, phó bon, mất đi thầy cúng và thầy bói, thay vào đó là hệ thống
chức sắc mới của đạo giáo, điển hình là đạo Thiên chúa giáo và đạo Tin lành, và hệ
thống chức sắc theo bộ máy quản lý của Nhà nước (các công chức, cán bộ).
1.3.

Khái niệm về từ

“Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình thức” [8, tr.61]
Tính độc lập của từ được thể hiện:
- Độc lập về vị trí: mỗi từ đều có khả năng tách khỏi từ bên cạnh một cách dễ
dàng.
- Độc lập về chức năng: từ có khả năng độc lập, đảm nhiệm một chức năng cú
pháp nào đó trong câu, ví dụ như làm chủ ngữ, bổ ngữ,…
Từ có cấu trúc ổn định, hoàn chỉnh về ngữ âm và ngữ nghĩa, là đơn vị cơ bản để
cấu tạo nên các đơn vị lớn hơn nó như câu, cụm từ,…
1.4.

Khái niệm về ngữ

“Ngữ là cụm từ có sẵn trong ngôn ngữ, có giá trị tương đương với từ, có nhiều
đặc điểm giống với từ:

- Chúng có thể tái hiện trong lời nói như từ
- Về mặt ngữ pháp, chúng có thể làm thành phần câu, cũng có thể làm cơ sở để
cấu tạo các từ mới.
- Về mặt ngữ nghĩa, chúng cũng là những đơn vị định danh, biểu thị những hiện
tượng của thực tại khách quan, gắn liền với những kiểu hoạt động khác nhau của con
người.” [8, tr.71-72]

10


Ngữ mà ta hay nói tới là ngữ cố định, nó bao gồm tập hơp của những từ đơn có
kết cấu chặt chẽ, bất biến, có nghĩa hoàn chỉnh để gọi tên sự vật, hiện tượng, biểu
thị khái niệm.
Ngoài ra, còn có ngữ tự do, nghĩa của nó là do các từ vựng độc lập tạo thành,
ngữ này có khả năng sản sinh ra từ mới một cách linh hoạt.
1.5.

Giới thiệu sơ lược về tộc người và ngôn ngữ Mạ tại địa bàn khảo sát

1.5.1. Về tên gọi tộc người và ngôn ngữ
- Tên gọi tộc người
Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc. Các tiêu chí để xác định thành phần dân
tộc dựa trên: cộng đồng về mặt ngôn ngữ, đặc điểm chung về sinh hoạt – văn hóa, ý
thức tự giác tộc người. Theo đó, người Mạ được định danh là một tộc người riêng
biệt trong 54 dân tộc của Việt Nam.
Tộc người Mạ thuộc loại hình nhân chủng Anhđônêdiên, có chiều cao trung bình
khoảng 1,57m đến 1,6m đối với nam và 1,5m đến 1,56m đối với nữ, cũng có những
trường hợp người Mạ cao tới 1.7m. Thân hình vạm vỡ, cân đối. Da ngăm đen, mặt
rộng, gò má hơi dô, mũi bè, môi dày, mặt nâu sẫm hoặc đen. Tóc cứng.
Về tên gọi: đã có không ít những nhà nghiên cứu quan tâm đến tộc danh “Mạ”,

tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có một nhà nghiên cứu nào khẳng định về tên gọi
của tộc danh này, tất cả chỉ dừng lại ở mặt giải thuyết. Đa số người Mạ và phần nhiều
cư dân cư trú gần người Mạ trong cùng nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer đều quan
niệm, tộc danh Mạ đồng nghĩa với từ “mir” có nghĩa là rẫy, vậy có hay không việc
họ đã đồng nhất tộc danh của mình với việc xác định một phương thức sinh hoạt
kinh tế của những người làm rẫy?.
Tộc người Mạ là một cộng đồng người thống nhất, có một tên gọi và ngôn ngữ
chung, tự phân biệt mình với các dân tộc láng giềng. Nhưng trong quá trình tồn tại,
11


phát triển, cộng đồng người Mạ đã chia thành các nhóm địa phương như: Mạ Ngăn,
Mạ Xốp, Mạ Tô, Mạ Krung.
- Ngôn ngữ
Ngôn ngữ của người Mạ thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer (thuộc ngữ hệ
Nam Á). Nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer có 21 dân tộc: Ba na, Brâu, Bru - Vân
Kiều, Chơ – ro, Co, Cơ – ho, Cơ – tu, Gié – triêng, Hrê – Kháng, Khmer, Khơ mú,
Mạ, Mảng, M’Nông, Ơ – đu, Rơ – măm, Tà – ôi, Xinh – mun, Xơ – đăng, Xtiêng.
Trong nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer này lại được chia thành 5 tiểu nhóm nhỏ bao
gồm: Khmer, Khơ – mú, Cơ tu, Ba na, M’Nông. Người Mạ được xếp vào tiểu nhóm
M’Nông cùng với các thành phần dân tộc M’Nông, Kơ ho, Xtiêng, Chơ ro. Tuy cùng
thuộc một nhóm ngôn ngữ, nhưng người Kơho và người Mạ là hai dân tộc khác
nhau.
Trước đây, do ít có điều kiện tiếp xúc với người Kinh, khu vực sinh sống đóng
kín, nên người Mạ ít biết tiếng phổ thông. Nhưng sau hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ, địa bàn người Mạ phần lớn trở thành khu căn cứ cách mạng, do
đó điều kiện tiếp xúc với người Kinh đã thường xuyên hơn, việc tiếp xúc này ngày
càng quan trọng và dần dần trở thành một nhu cầu thiết yếu trong giao tiếp cộng
đồng. Hơn nữa, hiện nay Đảng và Nhà nước Việt Nam đang thúc đẩy chính sách
kinh tế mới, điều này đã làm lượng người Kinh đến đây sinh sống, làm việc ngày

càng nhiều, diễn ra hiện tượng giao tiếp ngôn ngữ. Do đó, ngoài ngôn ngữ chính của
mình, đa số người Mạ còn biết thêm tiếng phổ thông và sử dụng chữ quốc ngữ một
cách thuần thục, nhất là đối với giới trẻ.
- Dân số và địa bàn cư trú.
Người Mạ là một trong những cư dân bản địa sống lâu đời ở khu vực Tây Nguyên.
Họ tập trung chủ yếu tại tỉnh Lâm Đồng, Đak Nông, Đồng Nai.
12


Theo báo cáo điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009 của Ban chỉ đạo Tổng điều tra
Dân số và Nhà ở, dân số Mạ ở Việt Nam hiện thời có 41.405 người, trong đó nữ là
21.316 người và nam là 20.087 người. Theo sự phân bố về khu vực sinh sống, người
Mạ cư trú tại 34/63 tỉnh, thành phố. Tại tỉnh Lâm Đồng có 31.869 người, chiếm 77%
tổng người Mạ tại Việt Nam; tỉnh Đak Nông có 6.456 người; Đồng Nai là 2.436
người; tại Bình Phước chiếm 432 người; cuối cùng là thành phố Hồ Chí Minh với
72 người.
Người Mạ có những nhóm địa phương sau:
- Mạ Ngăn: được quan niệm là người Mạ chính dòng, cư trú chủ yếu ở lưu vực
sông Đa Đơng và phía tây, phía bắc thị xã Bảo Lộc.
- Mạ Xốp: là người Mạ cư trú ở vùng đất xốp (xốp có nghĩa là đất phiến), nay
thuộc huyện Bảo Lộc.
- Mạ Tô: ở thượng lưu sông La Ngà, nằm trên cao nguyên Bảo Lộc, có nhiều
quan hệ với người Cơ Ho.
- Mạ Krung: là người Mạ cư trú ở miền bình nguyên, tính từ phía Tây – Nam
Bảo Lộc đến huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
1.5.2. Một số đặc điểm văn hóa – xã hội của người Mạ.
- Đơn vị cư trú của người Mạ là bon, tương đương với “làng, buôn, bảng” của
những dân tộc khác. Phạm vị một bon của người Mạ là rất rộng, bao gồm khu vực
để ở, khu vực để làm rẫy, khu vực rừng tái sinh, khu vực dành để làm nghĩa địa,…
Đứng đầu bon là già làng. Già làng là hiện thân cho truyền thống và là yếu tố tinh

thần đem lại sự thống nhất trong bon. Bên cạnh già làng, mỗi bon trong tộc người
Mạ còn có một hệ thống chức sắc liên kết chặt chẽ, phụ trợ lẫn nhau, cùng nhau
mang lại sự an toàn và yên bình trong bon.

13


- Nhà cửa: trước đây người Mạ chủ yếu xây nhà kiểu nhà sàn, nhưng do quá
trình tiếp xúc văn hóa xã hội với các dân tộc khác nên ngày nay nhà sàn còn rất ít,
chủ yếu là nhà trệt.
- Cưới xin: chế độ hôn nhân của người Mạ là một vợ một chồng, theo chế độ
phụ hệ. Khi người con trai đến tuổi trưởng thành (khoảng 15 – 17 tuổi), cảm thấy
mến cô gái nào thì báo cáo cha mẹ để đi tìm người mai mối. Người Mạ quan niệm,
khi người con gái lấy chồng, nhà gái mất đi một công cụ lao động, nên sính lễ được
đòi hỏi khá nhiều để đền bù sự mất mát đó. Sính lễ của người con trai thì thường là
một ché rượu, một con gà, một số tặng phẩm như chuỗi hạt đeo cổ, lục lạc, lược sừng
và một số đồ trang sức nhỏ khác theo ý thích của người vợ tương lai. Nếu sau ngày
cưới, nhà trai nộp đủ sính lễ thì chỉ ở lại nhà gái tám ngày, ngược lại, nếu nhà trai
nộp không đủ sính lễ thì chàng trai phải ở lại nhà gái cho đến khi nào nộp đủ thì thôi.
- Sinh đẻ: người Mạ quan niệm, hễ sinh con trai thì nhau của đứa bé sẽ được
đặt trong vỏ trái bầu khô và chôn trước nhà, nếu là con gái thì chôn sau nhà. Sau tám
ngày, người mẹ đưa con ra tắm nắng, nếu là con trai thì phải mang xà gạc, nỏ, dao
vót nan, còn là con gái thì mang theo gui, rìu chẻ củi, túi đựng cơm và dụng cụ dệt
vải.
- Ma chay: Khi nhà có người chết, cả buôn đều bị ảnh hưởng. Dân trong bon
đến nhà có người chết, thăm viếng và giúp đỡ công việc. Sau khi chôn cất thì bảy
ngày kế tiếp là ngày kiêng không đi làm rẫy. Hết bảy ngày người dân giết một con
gà, nấu nước sôi, lấy lá Suarning, làm lễ rửa một lần nữa. Với dân tộc Mạ, họ không
có sự phân biệt trong đám tang giữa chủ làng với người thường, ai chết, dân làng
đều lo như nhau.

- Kho tàng văn học dân gian: gồm nhiều truyện cổ, truyền thuyết, huyền thoại
độc đáo, những bài dân ca trữ tình được gọi là tam bớt. Nhạc cụ có bộ chiêng, đồng,
trống, khèn bầu, khèn sừng trâu, đàn lồ ô, sáo trúc 3 lỗ gắn vào trái bầu khô.

14


- Trang phục: Tóc dài búi sau gáy, nam ở trần đống khố, nữ mặc váy. Nam nữ
thường thích mang vòng đồng hồ ở cổ tay có những ngấn khắc chìm, đó là những ký
hiệu các lễ hiến sinh tế thần cầu mát cho chủ nhân của nó. Nam nữ đều đeo hạt cườm
trên cổ, và đeo hoa tai cỡ lớn bằng đồng, ngà voi, gỗ. Phụ nữ còn mang vòng chân
đồng nhiều vòng xoắn. Tuy nhiên, ngày nay rất ít thấy những hình ảnh này, chỉ có
trong ngày lễ, hội, những ngày quan trọng thì người Mạ mới ăn mặc như vậy.
- Học: Người Mạ không có chữ viết, nền văn hóa dân gian của người Mạ là do
truyền miệng mà tồn tại đến ngày nay. Hiện nay, ngoài tiếng nói của mình, người
Mạ còn học thêm tiếng phổ thông, biết viết và nói thuần thục tiếng phổ thông.
- Tôn giáo - tín ngưỡng: chủ yếu là đạo Tin lành, ngoài ra còn có đạo Thiên
Chúa.
- Lễ hội chính và quan trọng tại địa phương:
 Lễ hội đâm trâu vào tháng 8 và 10 hàng năm
 Lễ hội thu mùa vào tháng 11 và 12 hàng năm
- Lịch: người Mạ theo âm lịch

15


CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ CHỈ CÁC CHỨC SẮC
TRONG TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI MẠ
Từ chỉ chức sắc là những từ chỉ về chức vị do một người đảm nhận. Đây là những
danh từ chung, có thể là từ đơn tiết, chẳng hạn như Pap (Linh mục). Tuy nhiên, lớp

từ chỉ chức sắc đa số là các từ đa tiết, đa thành tố, ví dụ như: Cara bon (già làng),
Utbô bon (trưởng bon).
2.1. Đặc điểm cấu tạo của từ chỉ chức sắc trong tổ chức cộng đồng người Mạ.
Trong suốt quá trình điều tra điền dã tại địa bàn được khảo sát, chúng tôi đã khảo
sát được 30 từ, ngữ chỉ về hệ thống chức sắc trong tổ chức cộng đồng tộc người Mạ.
Trong hệ thống từ đã khảo sát, chúng tôi phân ra làm hai loại, là lớp từ thuần Mạ và
lớp từ vay mượn.
2.1.1. Từ thuần Mạ
Tiếng Mạ có hệ thống từ vựng khá phong phú, đa dạng và hoàn chỉnh. Xét về
nguồn gốc thì từ vựng tiếng Mạ có hai bộ phận là từ thuần Mạ và từ vay mượn của
các ngôn ngữ khác. Những từ thuần Mạ chiếm địa vị quan trọng trong hệ thống tiếng
Mạ. Xét theo đặc điểm cấu tạo, ta có thể chia từ chỉ chức sắc trong tiếng Mạ làm hai
loại: từ đơn và từ ghép.
- Từ đơn:
Từ đơn là những từ chỉ cấu tạo bằng một đơn vị nhỏ nhất có nghĩa từ vựng.
Chúng có thể do một hay nhiều âm tiết tạo thành.
Canara

Cán bộ

Phucuru

Thầy (chức sắc trong đạo Công Giáo)

Pap

Linh mục
16



- Từ ghép:
Ghép là phương thức cấu tạo từ được bắt gặp rất nhiều trong hệ thống từ vựng
tiếng Mạ, trong đó có hệ thống từ chỉ về chức sắc. Từ ghép trong tiếng Mạ khi chỉ
về chức sắc phần nhiều là từ ghép chính phụ. Từ ghép chính phụ là loại từ ghép được
cấu tạo theo nguyên tắc yếu tố chính (C) chỉ sự vật, hoạt động khái quát đứng trước,
yếu tố phụ (P) làm chức năng bổ ngữ đứng sau, kiểu như:
Cara bon (già + bon/làng) = già làng
Utbô bon (trưởng + bon/làng) = trưởng bon
Sau đây là sơ đồ miêu tả về mối quan hệ giữa các thành tố
Cara bon

Utbô bon

Trong ví dụ trên, Cara (già) là yếu tố chính, bon (bon/làng) là yếu tố phụ
đứng sau, bổ ngữ cho yếu tố chính đứng trước nó, tạo thành nghĩa: già làng (cara
bon), tương tự như ví dụ Utbô bon (trưởng (C) + bon (P) = trưởng bon).
Dưới đây là hệ thống từ thuần Mạ chỉ chức sắc được cấu tạo theo phương thức
ghép mà chúng tôi khảo sát được trong cộng đồng tộc người Mạ.
Cara bon

Già + bon/làng

Già làng

Utbô bon

Trưởng + bon/làng

Trưởng bon


Chau canăng

Người + bói

Thầy bói

Chau lơdâng

Người + cúng

Thầy cúng

Chau lơgung/Chau Utbô

Người + trưởng/đứng đầu

Ông trùm

Chau knoarơ

Người + ?

Mục sư

17


Có rất ít từ chỉ chức sắc là vốn từ thuần Mạ, có thể là do phong tục tập quán, địa
bàn cư trú của người Mạ đã hình thành một cơ cấu kinh tế, xã hội rất khác, cuộc sống
của họ chủ yếu là phát nương làm rẫy theo kiểu tự cung tự cấp, các mối quan hệ

trong xã hội vô cùng giản đơn, nên các từ chỉ chức sắc, sự phân biệt địa vị xã hội
như người Kinh dường như không hình thành, bởi ngôn ngữ chính là phản ánh nhận
thức khách quan và thế giới khách quan của một tộc người.
2.1.2 Từ vay mượn
Qua quá trình tiếp xúc văn hóa, chính trị (chủ yếu là tiếp xúc với tiếng Việt),
người Mạ có nhu cầu định danh các chức sắc mới trong cộng đồng của mình, từ đó,
quá trình vay mượn ngôn ngữ diễn ra. Quá trình này được biểu hiện trên hai bình
diện sau đây.
- Mượn cách viết lẫn phiên âm với ngôn ngữ tiếp xúc:
Tiếng Mạ

Tiếng Kinh

Bí thư Đảng ủy

Bí thư Đảng ủy

Phó Bí thư Đảng ủy

Phó Bí thư Đảng ủy

Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân

Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân

Chủ tịch Ủy ban nhân dân

Chủ tịch Ủy ban nhân dân

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân


Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân

Chủ tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam

Chủ tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam

Chủ tịch Hội nông dân

Chủ tịch Hội nông dân

Chủ tịch Hội phụ nữ

Chủ tịch Hội phụ nữ

Chủ tịch Hội cựu chiến binh

Chủ tịch Hội cựu chiến binh

Bí thư Đoàn thanh niên

Bí thư Đoàn thanh niên

Nữ tu

Nữ tu

Nhà sư

Nhà sư

18


Những từ này đều được người Mạ đọc và viết như tiếng Việt.
- Mượn một số yếu tố của ngôn ngữ tiếp xúc kết hợp với một số yếu tố của
từ bản địa.
Utbô công an

Trưởng + công an

Trưởng công an

Canara văn phòng

Cán bộ + văn phòng

Cán bộ văn phòng

Canara địa chính

Cán bộ + địa chính

Cán bộ địa chính

Canara kế toán

Cán bộ + kế toán

Cán bộ kế toán


Canara tư pháp

Cán bộ + thư pháp

Cán bộ thư pháp

Canara văn hóa

Cán bộ + văn hóa

Cán bộ văn hóa

2.2. Đặc điểm cấu tạo của ngữ chỉ chức sắc trong tổ chức cộng đồng người Mạ
Trong tổng số 30 từ, ngữ chỉ chức sắc trong tiếng Mạ khảo sát được, chúng
tôi chỉ phát hiện ra ba ngữ thuần Mạ chỉ về chức sắc:

Chau cara utbô bon (1)

Chau năng du cha (2)

Chau lơwroa tâm bon (3)

19


(1) Chau cara utbô bon (người + già + trưởng + bon/làng) = già làng
(2) Chau năng du cha (người + bói + cúng + ma) = thầy phù thủy
(3) Chau lơwroa tâm bon (người + ? + ? + bon/làng) = phó bon
Vậy, cấu trúc của ngữ chỉ chức sắc trong tiếng Mạ rất có thể là cấu trúc chính
phụ, yếu tố phụ đi sau bao giờ cũng bổ nghĩa cho yếu tố chính đi trước.

2.3. Phân loại về mặt xã hội các chức sắc trong tổ chức cộng đồng tộc người
Mạ
Dựa vào các nguồn tư liệu truyền miệng của những người dân bản địa và
nguồn tư liệu của các cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân xã Đak Som, chúng
tôi phân loại về mặt xã hội các chức sắc trong tổ chức cộng đồng tộc người Mạ như
sau:
TỪ NGỮ CHỈ CHỨC SẮC TRONG TỘC NGƯỜI MẠ

STT

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TRONG THÔN/BON
TIẾNG VIỆT

TIẾNG MẠ

1

Già làng

Cara bon/ Chau cara utbô bon

2

Trưởng bon

Utbô bon

3

Phó bon


Chau lơwroa tâm bon

4

Thầy bói

Chau năng

5

Thầy cúng

Chau lơdâng

6

Thầy phù thủy

Chau năng ducha
CHỨC SẮC TRONG TÔN GIÁO

TIẾNG VIỆT

TIẾNG MẠ

7

Linh mục


Pap

8

Mục sư

Chau knoar

9

Nhà sư

Nhà sư
20


10

Ông trùm

Chau lơgung/Chau Utbô

11

Thầy

Phucuru

12


Nữ tu

Nữ tu
CÁN BỘ CẤP XÃ

TIẾNG VIỆT

TIẾNG MẠ

13

Bí thư Đảng ủy

Bí thư Đảng ủy

14

Phó Bí thư Đảng ủy

Phó Bí thư Đảng ủy

15

Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân

Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân

16

Chủ tịch Ủy ban nhân dân


Chủ tịch Ủy ban nhân dân

17

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân

18

Chủ tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam Chủ tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam

19

Chủ tịch Hội nông dân

Chủ tịch Hội nông dân

20

Chủ tịch Hội phụ nữ

Chủ tịch Hội phụ nữ

21

Chủ tịch Hội cựu chiến binh

Chủ tịch Hội cựu chiến binh


22

Bí thư Đoàn thanh niên

Bí thư Đoàn thanh niên
CÔNG CHỨC CẤP XÃ

TIẾNG VIỆT

TIẾNG MẠ

23

Trưởng công an

Utbô công an

24

Cán bộ văn phòng

Canara văn phòng

25

Cán bộ địa chính

Canara địa chính


26

Cán bộ kế toán

Canara kế toán

27

Cán bộ thư pháp

Canara tư pháp

28

Cán bộ văn hóa

Canara văn hóa

Tuy nhiên, hiện nay tại địa bàn khảo sát (Bon B’Srê B, xã Đak Som, huyện
Đak Glong, tỉnh Đak Nông) đã không còn tồn tại các vị chức sắc: thầy bói, thầy cúng
21


và thầy phù thủy, thay vào đó là hệ thống chức sắc trong bộ máy quản lý của nhà
nước và hệ thống chức sắc trong các tôn giáo, điển hình là đạo Thiên Chúa và đạo
Tin lành.
2.4. Tiểu kết:
Qua phân tích, tìm hiểu về từ ngữ chỉ chức sắc trong tổ chức cộng đồng tộc
người Mạ, ta có thể nhận thấy:
- Từ ngữ chỉ chức sắc trong tiếng Mạ là không nhiều, hầu hết đều là những từ

vay mượn.
- Về ngữ âm: trong những từ chỉ chức sắc, có từ đơn tiết và từ đa tiết. Từ đơn
tiết chiếm số lượng rất ít, phần nhiều là từ đa tiết.
- Về cấu trúc: có từ đơn và từ ghép, trong đó, từ ghép được cấu tạo theo phương
thức chính phụ.
- Về cấu trúc của ngữ chỉ chức sắc trong tiếng Mạ thì chỉ có cấu trúc chính phụ.
- Ngữ chỉ về chức sắc trong tiếng Mạ là rấ ít

22


CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA CÁC VỊ CHỨC SẮC TRONG
TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI MẠ

3.1.

Người đứng đầu trong thôn/bon

Người Mạ sống thành từng bon/thôn, mỗi bon/thôn tương tự như làng của
người Việt. Xưa kia, bon/thôn được coi là đơn vị hành chính xã hội, với bộ máy tự
quản do hội đồng già làng đứng đầu. Ngày nay, hội đồng già làng chỉ còn già làng
(Cara bon/Chau cara utbô bon), trưởng bon (Utbô bon) và phó bon (Chau lơwroa
tâm bon).
Già làng là người có hiểu biết về luật tục, phong tục tập quán của làng, có tài
ăn nói, có kinh nghiệm dồi dào trong sản xuất lẫn vốn sống đa dạng, phong phú. Bên
cạnh già làng, còn có trưởng bon và phó bon, họ đều là những người có uy tín, được
sự tin cậy và tín nhiệm của người dân. Già làng, trưởng bon và phó bon hỗ trợ nhau
trong việc trông coi các công việc quan trọng, giữ gìn đất đai, giải quyết những vấn
đề mâu thuẫn, hòa giải, xử phạt cũng như đứng ra tổ chức các hoạt động lễ nghi
trong cộng đồng.

Thông thường, già làng là những người lớn tuổi, được người dân bầu chọn và
sẽ đảm nhiệm chức vụ cho đến khi qua đời, còn trưởng bon thì sẽ đảm nhiệm chức
vụ từ 5 đến 10 năm, hoặc có những trường hợp trưởng bon vẫn còn nhận được sự tín
nhiệm của người dân, vẫn còn minh mẫn thì người đó có thể thực hiện nhiệm vụ của
mình đến 20 năm.
Hội đồng già làng của người Mạ không tách khỏi cộng đồng, mà họ chính là
đại diện, có quyền và nghĩa vụ gắn liền với cộng đồng.

23


Hiện nay, hội đồng già làng không còn nắm giữ mọi quyền quyết định như
xưa nữa, bởi bây giờ ở các thôn/bon, ngoài già làng thì còn có bộ máy chính quyền
cấp xã. Theo đó, tất cả các việc của làng đều được hai bên bàn bạc và đưa đến thống
nhất chung.
Nhìn chung, ngày nay hội đồng già làng vẫn phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ
của mình trong việc giải quyết những mâu thuẫn trong làng một cách ôn hòa, nhất
là trong việc vận động, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà
nước đến từng nhà một cách thấu tình đạt lý.
Hội đồng già làng như linh hồn sống của cộng đồng, luôn gắn chặt với cộng
đồng và cùng với bộ máy chính quyền địa phương đảm bảo, thúc đẩy an sinh cho
cộng đồng của mình.
Việc giữ gìn từ ngữ chỉ chức sắc trong cộng đồng tộc người Mạ là bước đầu
của việc lưu truyền và phát huy những nét đẹp văn hóa trong tổ chức cộng đồng của
họ.
3.2.

Chức sắc trong tôn giáo

Trong thời gian qua, đối với cộng đồng tộc người Mạ tại bon B’Srê B thì các

vị chức sắc trong tôn giáo là những người có vai trò hết sức quan trọng, được sự tín
nhiệm cao trong bon/thôn. Tại địa bàn, có hai tôn giáo tồn tại song song là đạo Công
giáo và đạo Tin lành, giáo lý của cả hai cơ bản là giống nhau, những giáo lý này có
ảnh hưởng rất lớn đến cách suy nghĩ và lối sống của cộng đồng người Mạ nơi đây,
hướng họ đến với những suy nghĩ và hành động đẹp đẽ, sống theo cái thiện. Để có
được sự tác động tích cực đó, các vị chức sắc đã phát huy rất tốt vai trò của mình,
họ tuyên truyền, thuyết giải giáo lý đến từng người một cách cặn kẽ, dễ dàng thấu
hiểu.

24


×