MindMap - Phương pháp bản đồ tư duy
- By ChipPomelo Lời mở đầu:
- Tony Buzan (1942) là một tác giả lớn và nhà tư vấn giáo dục. Ông là người đã sáng tạo
ra phương pháp biểu diễn dòng suy nghĩ bộ não gọi là Mindmap (bản đồ tư duy) nhằm
phát huy tối đa khả năng sáng tạo và trí nhớ của não. Phương pháp này được mang vào áp
dụng rộng rãi trên nhiều nước và đạt những thành công ngoài sức tưởng tượng. Hàng
triệu người đã và đang sử dụng phương pháp Mindmap trong mọi lĩnh vực của đời sống,
kinh tế, chính trị, xã hội. Tony Buzan là một trong những Guru (Người nổi tiếng) trên thế
giới đương đại (như BillGate, Đức Giáo Hoàng, BinLaden, …)
- Theo Tony Buzan: Ngôn ngữ của bộ não là hình ảnh, không phải ký tự hay con số...
Ví dụ: Khi nhắc đến BillGate. Ngay lập tức sẽ xuất hiện hình ảnh của BillGate trong đầu
bạn. Tiếp tục theo dòng suy nghĩ là những sự kiện liên quan đến BillGate mà bạn đã biết
qua các kênh thông tin bạn tiếp nhận. Các dòng suy nghĩ này sẽ dần được liên kết lại và
hình thành dần trong đầu bạn, một cách từ từ từng bước một.
- Theo Tony Buzan: Chúng ta chỉ mới sử dụng chưa đến 1% khả năng của bộ não.
Và càng lớn con người càng trở nên kém sáng tạo do vốn tri thức mình học được
ngày càng nhiều.
- Như vậy, việc tìm hiểu về hoạt động của bộ não và có những phương pháp tối ưu hóa
hoạt động của bộ não là điều hoàn toàn cần thiết trong thời đại sáng tạo là sức mạnh hiện
nay.
- Tony Buzan dựa trên lý thuyết về Bộ Não của Roger Wolcott Sperry để tiếp tục phát
triển các nghiên cứu của mình về bộ não con người. Ông phát minh ra MindMap (Bản đồ
tư duy) như một công cụ giúp con người có thể hệ thống hóa kiến thức, sự kiện và ghi
nhớ một cách tốt nhất theo cách hoạt động của bộ não. Từ đó đề ra những cách thức giải
quyết sáng tạo và hiệu quả.
- Cuối cùng, nếu bạn nào thấy tài liệu này hay và muốn copy chia sẻ với người khác vui
lòng đề tên tác giả (ChipPomelo)
Một số quan niệm về chức năng của bộ não
1) Quan Niệm về bộ não (trái - phải) trước đây:
• Não trái: điều khiển các hoạt động nghiên cứu, học hành, làm việc, suy luận,…
• Não phải: điều khiển các hoạt động vui chơi giải trí, thư giãn, nghe nhạc, đọc
sách,…
Tuy nhiên hiện nay, quan niệm này đã lỗi thời
2) Chức năng của bộ não theo Roger Wolcott Sperry (Giải Nobel Y Học 1981) mà
theo đó
-Não trái: kiểm soát các vấn đề về
• Từ ngữ
• Con số
• Đường kẻ
• Danh sách
• Lý luận
• Phân tích
- Não phải: kiểm soát các vấn đề về
• Nhịp điệu
• Màu sắc
• Hình dạng
• Bản đồ
• Tưởng tượng
• Mơ mộng
MindMap – Bản Đồ Tư Duy
MindMap là một sơ đồ biểu thị các dòng suy nghĩ theo cách thức ghi nhớ tự nhiên của bộ não con
người. Đó là một kỹ thuật đồ thị mạnh cung cấp khả năng phát huy tiềm năng của não bộ. MindMap
có thể được ứng dụng vào mỗi khía cạnh của cuộc sống.
Đây là một kỹ thuật để nâng cao cách ghi chép. Tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng hình ảnh
trong đó các đối tượng thì liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được
ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Một số ví dụ về MindMap – Bản Đồ Tư Duy
VÍ DỤ 1:
VÍ DỤ 2:
VÍ DỤ 3:
Cách vẽ MindMap – Bản đồ tư duy
- Sử dụng một tờ giấy trắng khổ A4 (hoặc lớn hơn) + Bút màu.
- Thực hiện các bước:
•
•
•
•
•
•
Bắt đầu tại trung tâm tờ giấy, vẽ một ảnh lớn bằng màu sắc để đại diện cho đề tài
của bạn
Phân chia ý lớn quan trọng thành những nhánh lớn, xuất phát từ hình trung tâm.
Tiếp tục phát triển tiếp các nhánh con.
Sử dụng từ ngữ và những bức tranh nhỏ để tiếp tục vẽ các ý tưởng theo dòng suy
nghĩ, lan dần ra.
Chú ý vẽ các đường liên kết bằng các màu sắc đặc trưng. Các liên kết càng xa
trung tâm càng nhỏ dần.
Thử nghiệm những cách liên kết khác giữa các nhánh khác nhau. Sử dụng màu
sắc đánh dấu những ý quan trọng.
Đóng khung những ý tưởng trùng nhau và nối chúng lại. Nếu có nhiều ý tưởng
trùng nhau trong một MindMap, thì đó sẽ là đề tài chính cho một MindMap mới
Chú ý: Hiện tại có nhiều phần mềm hỗ trợ vẽ MindMap. Phần mềm tốt nhất hiện nay là
MindManager. Tuy nhiên Tony Buzan khuyên ta nên tự vẽ bằng tay ngoài giấy trước sau đó mới vẽ
lại bằng phần mềm sẽ tốt hơn.
Cách đọc MindMap
- Đọc từ giữa bản đồ mindmap (trung tâm vấn đề)
- Lần theo từng nhánh để tiếp tục phát triển suy nghĩ về vấn đề
Các công thức được Tony Buzan đưa ra nhằm tăng hiệu quả làm việc
của não bộ cũng như phát triển sự sáng tạo
1. Bình thường không tự nhiên
2. Sử dụng màu sắc
3. Phải đoán hoặc ước lượng
4. Suy nghĩ là thú tiêu khiển của bạn
5. Chấp nhận rủi ro
6. Một Team là một tập hợp kinh nghiệm
7. Copy! Copy The Best
8. Hãy đầu tư vào vốn tri thức
9. Giữ gìn sức khỏe
10. Mỗi người đều có tiềm năng tài giỏi
11. Trí tường tượng
12. Sự liên tưởng
13. Chơi những trò chơi tưởng tưởng
14. Sử dụng cả 2 bộ não
15. Hãy mơ mộng
16. Hãy làm thơ
17. Cấp độ cao nhất của suy nghĩ là ẩn dụ
18. What you think are is who you become
Diễn giải
1) Bình thường không tự nhiên
Bạn thường gặp các vấn đề về trí nhớ ?
Bạn hay quên ?
Bạn cảm thấy càng lớn thì sự sáng tạo của bạn càng giảm ?
Và nhiều nhiều thứ nữa liên quan đến trí nhớ và sự sáng tạo của bạn ngày càng kém ?
Bạn yên tâm vì các triệu chứng trên đều Bình thường không tự nhiên. Tất nhiên bất cứ ai, bạn hay
tôi, đều như vậy.
Vấn đề của bạn ở đây là làm sao để có thể Bình thường một cách tự nhiên
Giải thích như sau : càng lớn, khi vốn kiến thức của bạn càng nhiều và không thể sắp xếp một cách
khoa học. Bạn sẽ dễ dàng quên nhiều thứ, và bỏ qua nhiều thứ.
Ví dụ: Mặt trời mọc ở hướng nào ?
Bạn: Tất nhiên là hướng Đông (bạn đã có kiến thức về vấn đề này và cắt đứt dòng suy nghĩ tại đây)
Đứa bé: Hướng Bắc vì ...., hướng Tây vì … (và vô số những lý do, những tưởng tượng của nó về
mặt trời)
Lời khuyên: Luôn tìm hiểu vấn đề theo nhiều hướng (ít nhất là 2 hướng : khẳng định và phủ định)
2) Sử dụng màu sắc
Màu sắc giúp gợi nhớ rất tốt và kích thích sáng tạo.
Sử dụng màu sắc cho những ghi chú, hoặc cho các MindMap của bạn càng nhiều càng tốt
Lời khuyên: Nên mang theo trong người ít nhất 8 cây bút màu để ghi chép các sự kiện trong ngày.
3) Phải đoán hoặc ước lượng
Nên phán đoán và ước lượng cho từng vấn đề bạn gặp phải. Việc này sẽ kích thích suy nghĩ trong
bạn và giúp bạn nhớ lâu hơn khi so sánh kết quả với phán đoán của bạn.
Lời khuyên: Rèn luyện phán đoán và ước lượng trở thành phản xạ là tốt nhất.
4) Suy nghĩ là thú tiêu khiển của bạn
Nên tiêu khiển trong những giờ rảnh rỗi bằng cách suy nghĩ, tập trung vào một vấn đề xác định.
Lời khuyên: Tập giải trí bằng cách suy nghĩ.
5) Chấp nhận rủi ro
Bạn muốn biết chạy xe đạp, tất nhiên phải chấp nhận té xe vài lần.
Bạn muốn biết bơi, tất nhiên phải ngụp nước vài lần.
Chấp nhận rủi ro để tìm tòi vấn đề se giúp cho bạn nhớ lâu và cũng rất tốt cho sự sáng tạo.
Lời khuyên: Không nên quá cầu toàn, phải xác định mục tiêu và thực hiện, chấp nhận rủi ro.
6) Một Team là một tập hợp kinh nghiệm
Đang tìm hiểu một vấn đề, thì việc thảo luận với một nhóm người về vấn đề đó sẽ nảy sinh cho bạn
nhiều ý tưởng. Chắc chắn là như vậy.
Lời khuyên: Nên làm việc cá nhân trước, sau đó tập hợp lại và chia sẻ thông tin với nhau. Như vậy
sẽ phát huy tối đa sáng tạo.
7) Copy ! Copy the best
Thực chất chúng ta không sáng tạo. Chúng ta chỉ copy những cái có sẵn từ thiên nhiên.
Ví dụ:
- Máy bay trực thăng hoạt động theo nguyên lý cánh chuồn chuồn.
- Các bức họa đẹp đều copy từ hình ảnh thật và chia nhỏ từng phần để vẽ.
Lời khuyên: Luôn Copy, và chọn lọc Copy những cái tốt nhất trong mọi khía cạnh và lãnh vực.
Hãy đầu tư vào vốn tri thức
Tất nhiên ai cũng phải có vốn tri thức cho riêng mình. Nền tảng càng lớn, sẽ giúp ích nhiều cho suy
luận và phán đoán của bạn.
Lời khuyên: Học, học nữa, học mãi.
9) Giữ gìn sức khỏe
Sức khỏe tốt, đầu óc sẽ minh mẫn.
Lời khuyên: Luôn giữ gìn sức khỏe, tập thể dục đều đặn.
10) Mỗi người đều có tiềm năng tài giỏi
Mỗi người đều có một sở trường riêng. Và ai cũng như ai, đều có tiềm năng tài giỏi, vấn đề là không
biết cách phát huy.
Lời khuyên: Phát hiện và tập trung vào sở trường của mình sẽ phát huy tối đa hiệu quả của sáng tạo
11) Trí tưởng tượng
Trí tưởng tượng giúp tăng cường tính sáng tạo trong công việc.
Lời khuyên: Đừng bao giờ quên tưởng tượng
12) Sự liên tưởng
Liên tưởng kết nối các vấn đề nhỏ thành vấn đề lớn. Liên tưởng từ vấn đề này sang vấn đề khác. Tìm
lý do, tìm điểm chung, tìm sự liên hệ giữa chúng.
Lời khuyên: Nên tập liên tưởng một cách logic các khía cạnh của một vấn đề.
13) Chơi những trò chơi tưởng tượng
Chơi những trò chơi như xếp hình logo, nặn đất sét, xây lâu đài cát,… rất tốt cho phát triển ý tưởng.
Lời khuyên: Chơi mà học
14) Sử dụng cả hai bộ não (trái – phải)
Tập sử dụng cả hai bộ não trong mọi công việc sẽ làm cho bộ não hoạt động tốt hơn và tận dụng tối
đa tiềm năng bộ não. (Tham khảo các chức năng của hai bán cầu não trái và phải theo Roger Wolcott
Sperry)
Ví dụ:
- Newton khi nhìn thấy trái táo rơi xuống mặt đất. Ông ta phân tích và lý luận (sử dụng các chức
năng của bán cầu não trái) tại sao trái táo lại rơi xuống mà không bay lên trời. Sau đó ông ta tưởng
tượng, liên tưởng (sử dụng các chức năng của bán cầu não phải) để tìm ra lực hút trái đất
- Khi tìm đường, bạn sẽ phân tích đường đi (bán cầu não trái), hình dung địa điểm cần đến, và liên
hệ bản đồ (bán cầu não phải)
Lời khuyên: Cố gắng tập sử dụng cả 2 bộ não trong mọi việc làm, mọi suy nghĩ.
15) Hãy mơ mộng
Mơ mộng là một chức năng của bán cầu não phải. Mơ mộng và MindMap lại sẽ giúp bạn nhiều điều
trong sáng tạo ý tưởng.
Lời khuyên: Đừng quên mơ mộng.
16) Hãy làm thơ
Làm thơ được đánh giá là rất tốt cho sáng tạo. Bạn hãy nảy ra một vài hình ảnh, sau đó MindMap
tiếp tục dòng suy nghĩ của bạn về hình ảnh đó ở mọi khía cạnh bạn có thể nghĩ ra. Làm những bài
thơ dựa theo MindMap.
Lời khuyên: Hãy làm thơ, mỗi ngày một bài thơ chẳng hạn.
17) Cấp độ cao nhất của suy nghĩ là ẩn dụ
Ẩn dụ biểu thị một hàm ý cáo siêu của con người. Tập suy luận, liên tưởng về các ẩn dụ của người
khác hoặc tạo ẩn dụ cho mình. Bạn sẽ phát hiện nhiều điều thú vị.
Lời khuyên: tập ẩn dụ và hiểu ẩn dụ.
18) What you think are is who you become
Đúng như câu nói trên. Bạn sẽ là bất cứ ai nếu bạn tưởng tượng bạn là người đó. Một họa sĩ, một
nhạc sĩ, một nhà thơ.
Lời khuyên: Tập làm một người khác và thực hiện những công việc như chính người đó. Làm thơ
như một nhà thơ, vẽ như một họa sĩ, hát như một ca sĩ,…
Kết thúc
- Viết ghi chú bằng cách liệt kê, danh sách, gạch đầu dòng => Nên thay bằng bản đồ tư duy.
- Viết ghi chú với chỉ một màu mực => Nên thay đổi với nhiều màu sắc.
- Nên tập cho trẻ em và ngay cả bản thân cách làm việc và suy nghĩ bằng cả hai bán cầu não.
- Cuối cùng, bạn nên tập cho mình thói quen vẽ bản đồ tư duy (MindMap) để có thể phát huy cao
nhất khả năng của bộ não. Đọc xong một cuốn sách, hệ thống lại nội dung của nó bằng một bản đồ
tư duy. Suy nghĩ về một vấn đề, lập một bản đồ tư duy. Nghĩ ra một một kế hoạch kinh doanh phát
triển, cũng lập một bản đồ tư duy để hệ thống hóa một cách logic nhất. Đem bản đồ tư duy vào mọi
khía cạnh của cuộc sống giúp phát huy tố đa khả năng tiềm tàng của bộ não.