Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận môn cơ sở văn hóa: Trình bày hiểu biết của em về 1 nội dung mà em ấn tượng nhất trong chuyến tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.21 KB, 12 trang )

BÀI ĐIỀU KIỆN MƠN CƠ SỞ VĂN HĨA VIỆT
NAM
Họ tên : Hoàng Thanh Huyền
Lớp : K65A
Khoa : Giáo dục mầm non

Đề bài : Trình bày hiểu biết của em về 1 nội dung mà em ấn tượng nhất trong
chuyến tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

Bài làm


Nhà sàn của người Thái đen- Một sức hút đặc biệt đối với em
Nhà sàn của người Thái đen là một cơng trình kiến trúc tài hoa, là biểu
tượng của sự hài hòa của con người với đất trời ,thiên nhiên cùng vạn vật. Cộng
đồng người Thái đen sống thành những bản ,mường, ở những thung lũng,gần
nguồn nước,mỗi bản có từ vài chục đến hàng trăm nóc nhà kề bên nhau. Những
ngơi nhà sàn mộc mạc cũng nằm nép mình bên những sườn núi , cùng con người
sống hòa đồng với thiên nhiên. Ở mỗi ngôi nhà, từ kiến trúc cho đến nghệ thuật
trang trí, các đồ vật, vật dụng hàng ngày đều có nguồn gốc từ thiên nhiên và thể
hiện triết lí nhân sinh của bà con dân tộc.
Nhà sàn thường cao hơn mặt đất khoảng 2m ,vưà chống được ẩm thấp vừa
bảo vệ con người khỏi sự đe dọa của thú dữ thời xưa. Phía trên nhà là khơng
gian sinh hoạt của con người, cịn phía dưới có thể dùng để chăn ni. Để chống
chọi với khí hậu khắc nghiệt của thiên nhiên nơi rừng núi hẻo lánh , ngay từ xa
xưa, người Thái đen đã nhận thức được phải làm một kiểu nhà vừa an toàn,


chắc chắn, bền với mưa rừng , gió núi và ẩm ướt quanh năm.Điều đặc biệt là
ngôi nhà sàn truyền thống của người Thái đen được làm nên hoàn toàn từ các
vật liệu lấy từ thiên nhiên. Để có được một ngôi nhà sàn vừa ý,người Thái phải


chọn những loại gỗ tốt làm khung nhà ,mặt sàn được lát bằng những cây
bương, tre, vầu hoặc gỗ; lợp mái bằng cỏ gianh hoặc lá cọ. Thay vì đóng đinh thì
ở tất cả các mấu nối đều được buộc bằng một hệ thống dây chằng, thắt nút khá
công phu tinh xảo ; dây buộc là cây giang, lạt, dây mây hoặc vỏ những cây
chuyên dụng trong rừng như năng hu, năng xa, năng xiểu. Khi làm nhà, người
Kinh thường lắp mộng để nối các lỗ đục của các cột, kèo còn với nhà sàn của
người Thái đen đều sử dụng đòn dầm xuyên suốt qua các cột, tạo nên một kiến
trúc của “ngôi nhà không phải dùng đến mẩu sắt nhỏ nào trong thiết kế, xây
dựng’’. Kiến trúc nhà bằng các nguyên vật liệu từ thiên nhiên, thiết kế khá đơn
giản nhưng lại vô cùng chắc chắn, đủ cứng cáp để che chắn bảo vệ con người,
vượt qua tất cả khắc nghiệt và tàn phá của nắng, mưa, gió, bão,của những trận
rét thấu xương, những đợt sương ẩm nơi rừng núi. Có những nếp nhà sàn tồn
tại tới hàng trăm năm, ăn đời ở kiếp với con người, chứng kiến vui buồn của bao
thế hệ.


Kiểu kiến trúc “không cần đến một mẩu sắt nhỏ nào trong thiết kế xây dựng”
.
-ảnh nhà sàn người Thái đen tại Bảo tàng Dân tộc học
Nhà sàn của người Thái đen có mái giống hình con rùa, đây là kiểu kiến trúc
truyền thống gắn liền với truyền thuyết của người Thái liên quan tới con rùa.
Câu chuyện kể rằng, ngày xưa, khi người Thái không biết làm nhà, một đêm nọ
họ mơ thấy có một con rùa hiện về báo mộng và bảo rằng “hãy nhìn vào hình
dáng của tơi mà làm, bốn chân là bốn trụ chính đỡ nhà, mai rùa là mái lợp’’.
Chính vì coi rùa là ân nhân, nên họ làm ngôi nhà khum khum giống lưng rùa, và
có tục treo thờ mai rùa lên đầu cột thiêng (xau hẹ) trong nhà; và sự tích làm nhà
của người Thái đen có dị bản gần giống với sự tích làm nhà của người Mường
cư trú ở vùng thung lũng Tây Bắc. Phía trên mái nhà ,ở mỗi đầu nóc nhà, có hai
thanh tre hoặc gỗ dựng chéo nhau và được gọi là Khau cút. Khau cút vừa để
trang trí, vừa chống gió lật tốc mép mái gianh, đồng thời thể hiện được sắc thái

văn hóa mang tính xã hội sâu sắc. Khau cút cũng chia thành nhiều kiểu dáng
khác nhau, chỉ cần nhìn vào hình dáng khau cút, người ta cũng có thể biết được
địa vị, tầng lớp của gia đình đó trong xã hội Thái. Nhà q tộc ln có cút lai
bua – “ hoa sen” để thể hiện sự thanh tao và giàu có; những người góa bụa và
nghèo khó dùng loại đơn giản nhất, cút mải chim. Khau cút của các gia đình trẻ
có biểu tượng người phụ nữ với búi tóc đặc trưng trên đầu và bụng chửa, thể
hiện ước vọng hạnh phúc, sự sinh sơi nảy nở- cút hăng mi . Ngồi ra cịn có loại
cút phùa mia – “chồng vợ”, cút po me – “bố mẹ”, của các gia đình đơng con cái,
cuộc sống sung túc. Khau cút thường được quét nước vơi để có màu trắng. Bằng
trí tưởng tượng phong phú và bàn tay tài hoa của mình, những người nghệ sĩ
dân gian đã tạo nên những hoa văn, họa tiết tự nhiên trang trí cho khau cút để
khau cút khơng chỉ có một vẻ đẹp hồn hảo mà cịn chuyên chở những ý nghĩa
nhân sinh cao đẹp. Ngày nay,tục phân chia giai cấp trong xã hội khơng cịn
giống như xưa, trong các bản người Thái đã ít thấy khau cút, nhưng lại xuất
hiện một số kiểu dáng khau cút mới như hình máy bay, tên lửa.Song dù mang
hình dáng và có ý nghĩa như thế nào, thì hình tượng Khau cút của người Thái
đen đã góp phần khơng nhỏ làm phong phú thêm nền văn hóa của dân tộc người
Thái. Và chính những con người nơi đây, mỗi khi bắt gặp hình ảnh Khau cút trên
nóc nhà sàn thân thương chắc chắn đều thêm ấm lòng, cảm thấy gắn bó hơn với
gia đình, bản mường, đất nước.


Một số hình dáng Khau cút trên nóc nhà sàn của người Thái đen
(1)cút hăng mi,(2) cút po me, (3)cút lai bua-hoa sen, (4)cút phùa mia-chồng vợ,
(5)cút mải chim…
Trước mặt mỗi gian nhà thường có một cửa sổ (hu táng).Trước kia, cửa sổ
nhà nghèo thường làm bằng tre hoặc vầu, cịn với nhà q tộc và chức dịch thì
được làm bằng gỗ. Các thanh chấn song gỗ bố trí thành phần trên và phần dưới,
trang trí được thể hiện chủ yếu ở phần dưới, với những hình sừng trâu (khau
quai), đầu rồng (khua ngược), cánh hoa ban (boóc ban), quả bầu (mác tàu), kén

tằm (mọn xao loóc), hoa lịn khịn…chủ yếu là các hoa văn, họa tiết mô phỏng
thiên nhiên theo hình đối xứng hoặc lặp lại. Ngơi nhà của người Thái đen không
chỉ là nơi ở của những người còn sống mà còn là nơi trú ngụ của những linh hồn
đã qua đời. Người Thái đen quan niệm, của sổ gần bàn thờ tổ tiên chính là một
nơi linh thiêng, là nơi linh hồn của ông bà tổ tiên sẽ trở về nên cửa sổ thiêng
cũng sẽ ở khu vực “quản” và giành riêng cho người đàn ông cao tuổi, phụ nữ
cũng khơng được ngồi gần. Nếu bạn có dịp ghé thăm ngôi nhà của người dân
nơi đây, hãy nhớ đừng ngồi quay lưng lại với cửa sổ bởi với người Thái đen, cửa
sổ ngơi nhà chính là đơi mắt, lúc nào cũng phải để thơng thống khơng được che
khuất, và cũng bởi, bất kì phong tục, tục lệ nào nơi đây cũng chứa đựng những


quan điểm về vũ trụ, âm dương ngũ hành và ý nghĩa nhân sinh từ xa xưa của
cộng đồng người Thái.

Một số kiểu họa tiết, hoa văn trang trí trên cửa sổ nhà người Thái đen

Người Thái có câu : “Khửn song phái/cái song đay”, tức là mở hai cửa/đi hai
thang. Nhà người Thái cổ bao giờ cũng có hai cầu thang “ Tang chan” và “
Tang quản”. “Tang chan” ở cuối nhà, bên trái, dành cho phụ nữ lên xuống;
“chan” là phần sàn nhà được nối dài ra ngoài trời. Đây là nơi các mẹ, các chị,
các em…thường ngồi chơi lúc nhàn rỗi, thêu thùa; cầu thang bao giờ cũng mang
số lẻ, thường là 9 bậc, ứng với 9 vía. Cầu thang phía trước nhà, đầu nhà, dành
riêng cho nam giới và khách đi, thường có 7 bậc, ứng với 7 vía, gọi là “tang
quản”. Từ bếp dành cho người già đến hết cầu thang nam giới gọi là “quản”, đây
là nơi dành riêng cho đàn ông, phụ nữ khơng được đến khu vực này. Ở đây có
gian thờ tổ tiên (hỏng hóng) và cột thiêng (xau hẹ) . Với người Thái đen, nhà
không chỉ là nơi sinh hoạt ăn ở mà còn là sự giao hòa giữa trời, đất, và thiên
nhiên vạn vật nên các gian nhà và cầu thang luôn mang số lẻ 3, 5, 7, 9 để đem lại
cho gia chủ sự may mắn và tránh được tà ma. Đặc biệt,là cây cột lan can của

cầu thang ở phía cầu thang nữ giới, khi một cơ gái trong gia đình chưa có chồng
hoặc lấy chồng rồi mà chưa có con, cơ ta sẽ sờ vào cây cột bằng gỗ này để mong
lấy được tấm chồng vừa ý hoặc sớm có được những đứa con khỏe mạnh. Đây
chính là một trong những chi tiết đặc biệt thể hiện tín ngưỡng phồn thực của
người Thái từ xưa kia.
Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt của nhà người Thái đen khá độc đáo, mỗi
gian nhà được bố trí và có vai trị rất rõ ràng.Nhà người Thái hầu như khơng có


các ơ phịng riêng cho từng thành viên trong nhà mà chỉ có phần quy định khơng
gian dành cho mọi người. Trong ngơi nhà, gian chính giữa là nơi trang trọng
nhất, linh thiêng nhất và là nơi người Thái đen đặt bàn thờ; gian nhà này chỉ có
nam giới mới được ngủ lại còn người phụ nữ, nhất là con dâu khi đi qua phải
cúi người xuống. Bàn thờ tổ tiên của người Thái đen đặt trong góc nhà, chia ra
làm 2 nửa rõ rệt, một nửa thờ bên nội, một nửa thờ bên ngoại.Cạnh bàn thờ treo
chiếc túi bằng vải nhỏ, bên cạnh treo một chiếc áo của gia chủ với mong ước
đem lại bình yên no ấm cho gia đình, sự khỏe mạnh may mắn cho các thành viên
trong nhà. Đặc biệt ở khu vực “quản”, không thể không kể đến sự xuất hiện của
cây “ cột thiêng”. Trong kiến trúc nhà sàn của người Thái đen, “cột thiêng” có vai
trị vơ cùng quan trọng, được coi như trụ cột, chứa đựng linh hồn của một ngôi
nhà và là biểu tượng cho sự bền vững của một gia đình. Khi dựng nhà, bao giờ
cột thiêng cũng được dựng trước, rồi mới dựng đến cột ở gian thờ. Người Thái
có câu : Púc sau hẹ khửn cón/Púc sau hóng nắm lăng (Cột thiêng dựng trước/
Cột gian thờ dựng sau). Trên cột thiêng bao giờ cũng treo một giỏ tre được gọi
là “chóp ngm” được đan và lồng vào cột thiêng trước khi dựng. Giỏ tre này
tượng trưng cho bầu trời bao bọc lấy trái đất.Trên chóp ngm treo hình rùa
đẽo bằng gỗ, 3 bơng thì là –“sam hom chik”, 3 bơng lúa- “sam huống khẩu”,1 gói
hạt rau – “tén phấc cát”, một số nơi cịn có hình con cị bằng gỗ và linh vật của
nam nữ…Ngồi nghĩa có tính biểu tượng của Tơ Tem giáo, cách trang trí cây cột
thiêng cịn mang bóng dáng thuyết thiên địa nhân. Mỗi biểu tượng treo trên

“chóp ngm” đều mang những ý nghĩa riêng, nhắc nhở con người tới những
câu chuyện về cội nguồn với những ý nghĩa nhân sinh cao đẹp. Hình rùa gỗ
tượng trưng cho thần rùa-pua tấu, vị thần được trời cử xuống dạy cho người
Thái cách làm nhà để tránh mưa dơng giá rét theo hình rùa đứng, đồng thời
hình ảnh bơng lúa chứa đựng ước mong cuộc sống gia đình ấm no, hịa thuận,
mạnh khỏe, con cháu đơng vui, làm được nhiều của cải; hạt mùi và thì là tượng
trưng cho âm dương. Cột thiêng trong ngôi nhà sàn của người Thái đen không
chỉ ẩn chứa quan niệm tơn giáo của thời kỳ phụ hệ , mà cịn thể hiện những ước
mơ thánh thiện, quan niệm sống , là điểm tựa tinh thần tốt đẹp cho mỗi người .
Nó nhắc nhở mỗi con người nơi đây đều phải có trách nhiệm với truyền thống
tốt đẹp của tổ tiên, có trách nhiệm với cộng đồng.


Bàn thờ tổ tiên…
Về sinh hoạt, nhà của người Thái đen chia các gian nhà theo chiều dọc, thành
các gian chính, gian chái, và gian chái phụ.Thang chính ở đầu nhà sẽ lên gian
quản, sát gian chái phụ.Từ gian này qua cửa chính, phía tay phải là gian nhỏ
dành cho người ở rể,nếu chưa có người ở rể thì để cho con trai. Phía tay trái là
giường khách và bàn ghế tiếp khách.Tiếp đến là gian có bàn thờ tổ tiên, bếp
khách, phần sau dành cho vợ chồng con gái. Cuối nhà, phần dưới mái là nơi
dành cho công việc của nữ giới như khâu vá, thêu thùa, đan lát…cũng là nơi để
nước sinh hoạt, cạnh thang phụ cho nữ giới qua lại. Mỗi nhà tùy theo gia cảnh
mà dựng 3 gian hoặc 5 gian. Mọi không gian trong nhà được sử dụng tối đa để
phục vụ cuộc sống sinh hoạt, được phân chia chức năng một cách rõ ràng, từ
việc bố trí vị trí ngủ nghỉ hợp lí cho từng thành viên trong gia đình đến việc bố
trí cất trữ lương thực, công cụ, bếp lửa, và cả không gian chăn ni.. tất cả đều
được sắp xếp tài tình, khéo léo và hợp với không gian truyền thống của những
người khác nhau trong một gia đình.
Người Thái cịn rất chú trọng tới không gian giành cho việc dệt vải.Ngày xưa,
con gái Thái khơng biết dệt vải thì khơng lấy được chồng vì những của hồi mơn

của người Thái ngày xưa đều do chính bàn tay các cơ gái làm ra như cái gối,
chăn, đệm… Không chỉ dành riêng cho đơi vợ chồng mà số chăn đệm ấy cịn đem
về tặng cho nhà trai, ông bà mối, những người bề trên..Số chăn gối được làm với
số lượng nhiều để chia cho nhà trai.Giữa nhà của người Thái thường có để một
đống chăn, gối và thường quan niệm rằng, gia đình nào càng có nhiều chăn gối


để giữa nhà, gia đình đó càng lắm con cháu, lắm phúc lộc, nhiều ấm no, hạnh
phúc. Chính vì vậy, trong gia đình Thái có con gái phải có khung dệt, nếu khơng
có khung dệt, họ sẽ cho rằng người con gái đó lười khơng biết làm gì,sẽ bị xã hội
chê cười và chắc chắn là không thể lấy chồng được. Khung dệt thường được đặt
ngay ở cửa sổ, gần chỗ ngủ của người con gái, làm sao để người ngồi dễ dàng
nhìn thấy. Đặc biệt, khi bước vào ngơi nhà, người ngồi có thể biết được trong
gia đình có bao nhiêu con trai, bao nhiêu con gái dựa vào số lượng giỏ mây nhỏ
được đan và treo trên khung cửa sổ, số giỏ mây trên cửa sổ gần với lối ra vào
của người nữ, nhất là gần khung dệt vải sẽ là số người con gái trong gia đình,
và tương tự, trên khung cửa sổ gần với khu vực bếp chính là số lượng người con
trai.

Người Thái đen quan niệm nhà càng có nhiều chăn, gối xếp giữa nhà thì nhà đó
càng ấm no,lắm lộc lắm phúc.
Nhà sàn của người Thái đen thường có
hai bếp lửa.Bếp lửa chính đặt ở giữa
ngôi nhà, thường dùng để tiếp khách;


cịn bếp lửa phía dưới nhà dùng vào việc

Cảnh sinh hoạt của người Thái đen


nấu nướng sinh hoạt hằng ngày. Đối với người Thái, cái bếp là linh hồn của ngơi
nhà, họ sợ nhất là ngơi nhà khơng có ai nhóm bếp, đó là ngơi nhà khơng hạnh
phúc.Chỉ cần nhìn vào bếp lửa là có thể biết được văn hóa, cách ứng xử cũng
như vai vế của các thành viên trong gia đình như thế nào. Bếp lửa chính gần cửa


sổ thiêng và gần bàn thờ tổ tiên, là nơi của những người đàn ông lớn tuổi,đàn
bà con gái không được ngồi ở đây, chỉ ở bếp dưới nấu nướng . Bếp lửa cũng là
nơi sưởi ấm tâm tình của các chàng trai cô gái khi họ than quen nhau, là nơi gia
đình quây quần tụ họp, bên ánh lửa bập bùng, chủ và khách cùng ngồi tụ lại,
chia sẻ những câu chuyện cuộc sống, những phong tục lâu đời, kể cho nhau nghe
chuyện thần rùa pua tấu dạy cho cách làm nhà, mối quan hệ càng trở nên gần
gũi, khăng khít. Trên gác bếp có Xạ và Thàn. Xạ ở phía dưới và thường được sử
dụng để đựng những vật sử dụng thường xuyên như mắm muối, nồi niêu, vật
dụng đan lát, cịn những gì ít sử dụng như dây mây ,mẹt, cót thì để ở trên Thàn.
Vật dụng khơng thể thiếu trong bếp của người Thái đen chính là cái chõ đồ
xơi.Người Thái đen rất thích ăn xơi. Phần dưới của chõ đồ xôi gọi là ninh xôi, đây
chính là một trong ba vật hồi mơn quan trọng mà mẹ trao cho con gái khi về nhà
chồng, là biểu tượng cho sự thủy chung,vun vén lo toan cho gia đình của người
phụ nữ.

Hướn đi tẳng cang tèn
Hướn én tẳng cang vên
Lốm luông pặt bấu chại
Lốm hại pặt bấu pay
(Nhà tốt dựng nơi cao ráo
Nhà đẹp dựng giữa mường
Gió to thổi không xiêu
Bão lớn không lay động)
Trước sự phát triển không ngừng của xã hội, người Thái đã áp dụng nhiều ứng

dụng mới để tự cải tiến và thay đổi kiến trúc nhà ở của mình, tạo nên nhiều kiểu
nhà sàn đẹp đẽ và bề thế. Và có một đổi thay kéo theo chính là sự biến mất dần
dần những nếp nhà sàn cổ có cấu trúc theo cung cách truyền thống một cách cổ
điển. Hy vọng , người Thái có thể lựa chọn được cách xây dựng nhà sàn đẹp, vừa


hợp với khơng gian văn hóa của dân tộc mình, vừa không mất đi vẻ đẹp truyền
thống vô giá đã tạo dựng từ rất lâu đời.
Dù cuộc sống có đổi thay thì người Thái đen vẫn thích ăn cơm nếp, chấm chẩm
chéo, mặc áo cóm và ở nhà sàn. Nhà sàn chính là linh hồn, là biểu tượng mn
đời của dân tộc Thái đen. Những ngôi nhà sàn của người Thái đen bình dị ấm
cúng, khói lam thơm thoảng vương vấn trên những mái nhà thân thương, lách
cách tiếng thoi đưa dệt vải, khung cảnh sinh hoạt ấm áp của bản mường sẽ là
trở thành bức tranh sơn thủy hữu tình mà con người sẽ mãi nhớ về một dân
tộc , một nền văn hóa đáng trân trọng.



×