Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

ôn tập KIỂM TRA HSG hóa 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.18 KB, 3 trang )

KIỂM TRA HSG
Phần I
Câu 1. (1,5 điểm)
Không dùng chất chỉ thị màu, chỉ dùng một hóa chất hãy nhận biết các dung dịch loãng
đựng trong các lọ mất nhãn riêng biệt sau: BaCl 2; NaCl; Na 2SO4; HCl. Viết các phương trình
hóa học.
Câu 2. (2,5 điểm)
Cho 18,5 gam hỗn hợp X gồm Zn, Fe, Cu (phần 1) tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl
dư thu được 4,48 lít khí H 2 (đktc). Mặt khác, cho 0,3 mol hỗn hợp X (phần 2) phản ứng vừa
đủ với 7,84 lít khí Cl 2 (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X ở phần 1.
Câu 3. (3,0 điểm)
1. Hòa tan hoàn toàn 12,1 gam hỗn hợp bột CuO và ZnO cần 100 ml dung dịch HCl 3M. Tính
thành phần, phần trăm theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu.
2. Cho hỗn hợp gồm Na và Al vào lượng nước dư. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít
khí H2 và còn một phần chất rắn không tan. Cho chất rắn này tác dụng với dung dịch
H2SO4( loãng, vừ đủ) thì thu được 3,36 lí khí. Tính khối lượng của hỗn hợp đầu, biết thể tích các
khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Câu 4. (3,0 điểm)
Cho b gam hỗn hợp Mg, Fe ở dạng bột tác dụng với 300ml dung dịch AgNO 3 0,8 M, khuấy kĩ để
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A1 và chất rắn A2 có khối lượng là 29,28 gam gồm
hai kim loại. Lọc hết chất rắn A2 ra khỏi dung dịch A1.
1. Viết các PTHH của các phản ứng xảy ra?
2. Hoà tan hoàn toàn chất rắn A 2 trong dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng. Hãy tính thể tích khí
SO2 ở (đktc) được giải phóng ra. Thêm vào A 1 lượng dư dung dịch NaOH, lọc rửa toàn bộ kết
tủa mới tạo thành, rồi nung trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu
được 6,4 gam chất rắn. Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp Mg,
Fe ban đầu.
Phần II
1



Bài I (2,0điểm)
Một hỗn hợp gồm 3 kim loại Na, Al và Fe.
Nếu cho hỗn hợp vào nước cho đến khi phản ứng xong thì thu được V lít khí.

Nếu cho lượng hỗn hợp đó vào dung dịch NaOH (dư) đến khi phản ứng xong thu được

7
4

V lít

khí.

Với lượng hỗn hợp đó cho vào dung dịch HCl (dư) đến khi phản ứng xong thì thu được

9
4

V lít

khí
Viết các phương trình phản ứng xẩy ra.
Xác định tỷ lệ số mol các kim loại có trong hỗn hợp? Biết rằng khí thu được ở các trường hợp
trên đều ở điều kiện chuẩn.
Bài II: ( 2,5điểm )
1. Hãy nêu và giải thích bằng phương trình phản ứng các hiện tượng xảy ra trong từng thí
nghiệm sau :
Cho CO2 dư lội chậm qua dung dịch nước vôi trong (Có nhận xét gì về sự biến đổi số mol kết tủa
theo số mol CO2 ). Sau đó cho tiếp nước vôi trong vào dung dịch vừa thu được cho đến dư.
2. Một số dụng cụ (hoặc chi tiết máy) không thể sơn hoặc tráng men để bảo vệ kim loại. Nêu

ngắn gọn qui trình được thực hiện để bảo vệ kim loại đối với những dụng cụ này.
Bài III.(3,0điểm)
Hòa tan hoàn toàn 22,4g bột sắt vào 500 ml dung dịch HCl 1,6M được dung dịch A. Đun
nóng dung dịch A rồi sục khí Clo vào được dung dịch B, cho dung dịch NaOH (dư) vào dung
dịch B thu được hỗn hợp kết tủa C. Sấy và nung kết tủa C trong không khí thu được lượng chất
rắn có khối lượng giảm đi: 15,12% so với khối lượng kết tủa ban đầu. Tính nồng độ mol các chất
có trong dung dịch B?
Bài IV: (2,5điểm )
Hoà tan hỗn hợp A thu được từ sự nung bột Al và S bằng dung dịch HCl lấy dư thấy còn lại
0,04 gam chất rắn và có 1,344 lít khí bay ra ở (đktc). Cho toàn bộ khí đó đi qua dung dịch
Pb(NO3)2 lấy dư, sau phản ứng thu được 7,17 gam kết tủa màu đen.
2


Xác định phần trăm Al và S trước khi nung.

3



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×