Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LỊCH SỬ VIỆT NAM: SỨ THẦN ĐẠI VIỆT DƯỚI TRIỀU LÊ SƠ (1428 1527)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.28 KB, 98 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA LỊCH SỬ
--------@&?--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Đề tài:

SỨ THẦN ĐẠI VIỆT
DƯỚI TRIỀU LÊ SƠ (1428 - 1527)

Cán bộ hướng dẫn

: T.S Nguyễn Thu Hiền

Sinh viên thực hiện

: Đinh Thị Thúy Hằng

Mã sinh viên

: 625602030

Lớp

: K62 - CLC


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp



HÀ NỘI – 2016

LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành của mình, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới Tiến sĩ Nguyễn Thu Hiền - người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em
hoàn thành đề tài này. Đồng thời, em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Ban
chủ nhiệm khoa Lịch sử, các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử trường Đại học
sư phạm Hà Nội đã tận tâm giảng dạy, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho em trong quá trình học tập tại trường cũng như trong quá trình thực hiện
đề tài này. Em cũng xin cảm ơn sự động viên, khích lệ từ gia đình và bạn bè.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Đinh Thị Thúy Hằng

GVHD: T.S Nguyễn Thu Hiền

2

SVTH: Đinh Thị Thúy Hằng


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................7
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................8

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................11
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................11
3.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................11
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................12
4.1. Mục đích nghiên cứu..............................................................12
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................12
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu...........................................................12
5.1. Nguồn tư liệu..........................................................................12
5.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................13
6. Đóng góp khóa luận.........................................................................................13
7. Bố cục khóa luận.............................................................................................13
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT BANG GIAO ĐẠI VIỆT DƯỚI TRIỀU
LÊ SƠ (1428 – 1527)..................................................................................15
1.1.Bang giao Đại Việt với Trung Quốc dưới triều Lê sơ...........................................15
1.2.Bang giao Đại Việt với một số nước khác dưới triều Lê sơ...................................27
CHƯƠNG 2: TIỂU SỬ, CUỘC ĐỜI CÁC SỨ THẦN ĐẠI VIỆT
DƯỚI TRIỀ U LÊ SƠ (1428 – 1527)........................................................31
2.1. Tiểu sử, cuộc đời sứ thần Đại Việt dưới triều Lê sơ từ năm 1428 đến 1497.............31
CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH ĐI SỨ CỦA CÁC SỨ THẦN ĐẠI VIỆT
DƯỚI TRIỀU LÊ SƠ (1428 – 1527)........................................................59
3.1. Quá trình đi sứ của các sứ thần Đại Việt dưới triều Lê sơ từ năm 1428 đến 1497....59
3.2. Quá trình đi sứ của các sứ thần Đại Việt dưới triều Lê sơ từ năm 1497 đến 1527.....69
KẾT LUẬN...................................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................80
PHỤ LỤC......................................................................................................84
GVHD: T.S Nguyễn Thu Hiền

3

SVTH: Đinh Thị Thúy Hằng



Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

GVHD: T.S Nguyễn Thu Hiền

Khóa luận tốt nghiệp

4

SVTH: Đinh Thị Thúy Hằng


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG

MỞ ĐẦU.........................................................................................................7
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................11
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................11
3.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................11
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................12
4.1. Mục đích nghiên cứu..............................................................12
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................12
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu...........................................................12
5.1. Nguồn tư liệu..........................................................................12

5.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................13
6. Đóng góp khóa luận.........................................................................................13
7. Bố cục khóa luận.............................................................................................13
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT BANG GIAO ĐẠI VIỆT DƯỚI TRIỀU
LÊ SƠ (1428 – 1527)..................................................................................15
1.1.Bang giao Đại Việt với Trung Quốc dưới triều Lê sơ...........................................15
1.2.Bang giao Đại Việt với một số nước khác dưới triều Lê sơ...................................27
CHƯƠNG 2: TIỂU SỬ, CUỘC ĐỜI CÁC SỨ THẦN ĐẠI VIỆT
DƯỚI TRIỀ U LÊ SƠ (1428 – 1527)........................................................31
2.1. Tiểu sử, cuộc đời sứ thần Đại Việt dưới triều Lê sơ từ năm 1428 đến 1497.............31
CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH ĐI SỨ CỦA CÁC SỨ THẦN ĐẠI VIỆT
DƯỚI TRIỀU LÊ SƠ (1428 – 1527)........................................................59
3.1. Quá trình đi sứ của các sứ thần Đại Việt dưới triều Lê sơ từ năm 1428 đến 1497....59
3.2. Quá trình đi sứ của các sứ thần Đại Việt dưới triều Lê sơ từ năm 1497 đến 1527.....69
KẾT LUẬN...................................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................80
GVHD: T.S Nguyễn Thu Hiền

5

SVTH: Đinh Thị Thúy Hằng


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

PHỤ LỤC......................................................................................................84

GVHD: T.S Nguyễn Thu Hiền


6

SVTH: Đinh Thị Thúy Hằng


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thời kỳ phong kiến, hoạt động bang giao được coi là một hoạt động
quan trọng và không thể thiếu của các triều đại. Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử,
tương quan lực lượng mà nhà nước phong kiến đưa ra những chính sách phù
hợp và linh hoạt trong quan hệ bang giao với các nước xung quanh. Dù ở thời
chiến hay trong thời bình, yếu tố bang giao luôn có vai trò quan trọng đối với
sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc Đại Việt.
Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) do Lê Lợi lãnh
đạo đã buộc triều Minh phải rút khỏi Đại Việt sau một thời gian dài đô hộ.
Nền độc lập dân tộc được khôi phục. Một vương triều mới được thành lập –
vương triều Lê sơ. Triều Lê sơ đã tiến hành hoạt động bang giao với nhiều
nước trong khu vực như Trung Quốc, Chiêm Thành, Ai Lao... Bang giao của
triều Lê sơ với các quốc gia như Chiêm Thành, Ai Lao… đan xen giữa giai
đoạn hòa hiếu và xung đột, tranh chấp ở vùng biên giới. Trong đó hoạt động
bang giao của Đại Việt với Trung Quốc là chủ yếu, diễn ra trên nhiều phương
diện. Triều Lê sơ đã thực hiện đường lối bang giao giữ vững độc lập chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ, nêu cao chính nghĩa hòa hiếu, trong xưng đế ngoài
xưng vương.
Những người góp phần không nhỏ tạo nên sự thành công trong hoạt

động bang giao của Đại Việt dưới triều Lê sơ (1428 – 1527) chính là sứ thần.
Đảm nhận nhiệm vụ đi sứ được coi là một niềm vinh hạnh lớn đối với sứ thần
đồng thời cũng là trọng trách và thách thức không hề đơn giản. Trong hành
trình đi sứ, các vị sứ thần phải đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên hàng đầu, sẵn
sàng vượt khó khăn gian khổ dù là thời tiết khắc nghiệt khi nắng gió, ốm đau,
dịch bệnh gặp phải trên đường đi sứ hay thậm chí là hi sinh tính mạng để
hoàn thành sứ mệnh được giao.
GVHD: T.S Nguyễn Thu Hiền

7

SVTH: Đinh Thị Thúy Hằng


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

Tuy nhiên tiểu sử, cuộc đời của sứ thần cũng như quá trình đi sứ của
các sứ thần thời Lê sơ vẫn là một khoảng trống chưa được các nhà sử học
quan tâm nghiên cứu. Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi đã quyết định
chọn đề tài nghiên cứu là “Sứ thần Đại Việt dưới triều Lê sơ (1428 – 1527)”
làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
* Nhóm các tác phẩm do các sử gia phong kiến Việt Nam và Trung
Quốc biên soạn
Tác phẩm đầu tiên đề cập đến sứ thần Đại Việt dưới triều Lê sơ là tác
phẩm Đại Việt sử ký toàn thư do Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê sơ biên
soạn vào thế kỉ XVII. Tác phẩm đã ghi chép nhiều sự kiện về các sứ thần Đại
Việt dưới triều Lê sơ (1428 – 1527), trong đó có nói đến việc các sứ thần đi

sứ triều Minh. Khi viết về sứ bộ Trần Thuấn Du sang Trung Quốc nộp cống
hàng năm, tác giả viết: “Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 8, sai bồi thần là Trần
Thuấn Du, Nguyễn Khả Chi, Bùi Cẩm Hổ sang nước Minh, tiến cống vua
Minh 3 phần, hoàng thái hậu và hoàng thái tử đều một phần và giải nộp vàng
cống hàng năm” [17;536]. Đây là những dẫn chứng quan trọng trong quá
trình nghiên cứu về các sứ thần Đại Việt dưới triều Lê sơ. Tác phẩm không
chỉ ghi chép sự kiện lịch sử mà còn kèm theo nhiều lời bàn luận đánh giá của
các sử gia.
Đến thế kỷ XIX, tác phẩm Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy
Chú (1782 – 1840), lần đầu tiên hoạt động bang giao Đại Việt với các triều đại
phong kiến Trung Hoa được tách thành một phần riêng là Bang giao chí. Phan
Huy Chú đỗ tiến sĩ đời Lê, từng làm quan dưới triều Tây Sơn, sau đó làm quan
dưới triều Nguyễn. Ông biên soạn tác phẩm này trong vòng 12 năm (1809 –
1821). Tác phẩm gồm 49 quyển chia thành 10 chí. Phần Bang giao chí ghi
chép về lịch sử ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Hoa qua các thời kỳ theo
GVHD: T.S Nguyễn Thu Hiền

8

SVTH: Đinh Thị Thúy Hằng


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

từng nội dung: điển sách phong, lễ cống và lễ sính, nghi thức tiếp đãi, việc biên
cương. Tác giả cũng ghi chép lại nhiều thông tin liên quan đến các sứ thần Đại
Việt triều Lê sơ từ năm 1428 đến năm 1527.
Từ năm 1856 đến năm 1881, Quốc sử quán triều Nguyễn đã biên soạn bộ

sử Khâm định Việt sử thông giám cương mục, gồm 52 quyển. Ngoài lời dụ và
tấu, sách có hai phần: tiền biên 5 quyển từ thời Hùng Vương lập nước đến
triều Ngô (năm 967), chính biên có 47 quyển bắt đầu từ nhà Đinh (năm 968)
đến hết triều Lê Trung Hưng (năm 1789). Trong tác phẩm ghi chép có đề cập
đến các lần đi sứ, mục đích đi sứ của các sứ thần dưới triều Lê sơ (1428
-1527). Ví dụ, khi viết về việc vua Lê Thái Tông cử sứ bộ sang Trung Quốc
tâu việc Chiêm Thành, cuốn Khâm định Việt sử thông giám cương mục có
viết: “Tháng 9, năm 1443, sai Hải Tây đạo tham tri bạ tịch là Nguyễn Nhân,
Chính sự viện Đồng tham nghị Trình Hoằng Nghị Sang Minh tâu bày việc
Chiêm Thành thường hay xâm phạm biên giới” [41;936]. Vì tác phẩm được
viết theo thể biên niên dựa trên cơ sở bộ quốc sử trước đó như Đại Việt sử kí
toàn thư, Đại Việt sử kí tục biên nên tác phẩm chủ yếu là liệt kê sự kiện đi sứ
của các sứ thần chứ chưa đề cập đến tiểu sử, quá trình đi sứ, cũng như vai trò
của sứ thần đối với hoạt động bang giao dưới triều Lê sơ.
Nhìn chung, các tác phẩm do các sử gia phong kiến Việt Nam biên soạn
chủ yếu viết về các sự kiện đi sứ của sứ thần Đại Việt dưới triều Lê sơ mà
chưa đề cập đến tiểu sử cuộc đời cũng như vai trò của các sứ thần đối với hoạt
động bang giao của triều đình.
Minh thực lục – Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam thế kỷ XIV – XVII do
Hồ Bạch Thảo (dịch, chú thích), Hoàng Quân (bổ chú) và được Nhà xuất bản
Hà Nội in và phát hành năm 2010. Là tác phẩm ghi chép về mối quan hệ của
Việt Nam - Trung Quốc từ thế kỉ XIV đến thế kỷXVII thông qua những ghi
chép lịch sử trong bộ “Minh thực lục” - một bộ sử biên niên khổng lồ của 13
triều vua Minh (Trung Quốc ) từ Thái Tổ đến Hy Tông. Tác phẩm có nhiều
GVHD: T.S Nguyễn Thu Hiền

9

SVTH: Đinh Thị Thúy Hằng



Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

ghi chép về các sứ thần Đại Việt dưới triều Lê sơ nhưng do hạn bởi người
soạn sử (các sử gia Trung Quốc) dưới triều Minh nên cách phân tích, nhận xét
về các sự kiện liên quan đến hoạt động bang giao giữa Đại Việt và Trung Hoa
ghi chép lại hầu như chỉ là liệt kê các sự kiện, có nhiều chỗ cần phải xem xét
lại.
* Nhóm các công trình chuyên khảo
Năm 1996, tác phẩm Sứ thần Việt Nam do Nguyễn Thị Thảo, Phạm Văn
Thắm, Nguyễn Kim Oanh biên soạn được nhà xuất bản Văn hóa thông tin ấn
hành. Tác phẩm đã hệ thống hóa các sứ thần Đại Việt dưới triều Lê sơ (1428
– 1527) nhưng chỉ mang tính khát quát. Vì vậy phần nội dung tiểu sử, sự
nghiệp của mỗi sứ thần rất ngắn gọn.
Năm 2001, tác phẩm Chuyện đi sứ - tiếp sứ thời xưa của tác giả Nguyễn
Thế Long được xuất bản. Công trình này tiếp tục được tác giả bổ sung, sửa
chữa và xuất bản vào năm 2005 với tên gọi mới là Bang giao Đại Việt chia
làm 5 tập. Tác phẩm đã tái hiện lại nhiều câu chuyện sinh động về các sứ thần
Đại Việt dưới triều Lê sơ trong đó có một số ít những câu chuyện liên quan
đến các sứ thần triều Lê sơ.
Năm 2007, tác phẩm Hoa sen trong giếng ngọc do Phạm Minh Thảo
biên soạn được ấn hành. Tác phẩm tập hợp những câu chuyện kể về các sứ
thần Việt Nam, trong đó có các sứ thần triều Lê sơ (1428 – 1527). Qua những
câu chuyện này, người đọc có thể thấy được sự tài trí ứng xử thông minh,
khôn khéo, nhanh nhạy, dũng cảm và nghệ thuật đàm phán, kiên trì, linh hoạt
của các sứ thần như sứ thần Trịnh Thiết Tường, Vũ Huyên, Quách Hữu
Nghiêm…. Nội dung của tập sách dựa trên chính sử, dã sử và các giai thoại
lưu truyền trong dân gian.

Năm 2011, tác phẩm Nhà nước phong kiến Việt Nam với việc sử dụng
các đại khoa học vị Tiến sĩ (1075 – 1919) do Lê Thị Thanh Hòa nghiên cứu
được xuất bản. Đây là công trình nghiên cứu về việc sử dụng các Đại khoa
GVHD: T.S Nguyễn Thu Hiền

10

SVTH: Đinh Thị Thúy Hằng


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

học vị Tiến sĩ dưới triều đại nhà Lý - Trần - Hồ, nhà Lê, triều Mạc - Lê Trung
hưng và triều Nguyễn. Tác phẩm có kể đến một số sứ thần Đại Việt dưới triều
Lê sơ (1428 – 1527) được triều đình tuyển dụng thông qua chế độ thi cử và
đạt kết quả cao trong những kì thi do nhà nước tổ chức như “Đào Công Sọan,
người tỉnh Hưng Yên, đỗ đại khoa năm 1429” [9;75] hay “Trình Thanh người
tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội), đỗ Hoành Từ năm Tân Hợi
(1431)” [9;75]. Tuy nhiên, tác phẩm chỉ đề cập đến các sứ thần trên khía cạnh
học vị - chức vụ chứ không đề cập đến vai trò cũng như quá trình đi sứ ở nước
ngoài của các vị sứ thần.
Như vậy chúng ta thấy rằng, sứ thần Đại Việt dưới triều Lê sơ (1428 –
1527) đã được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Các công trình tập
trung nghiên cứu công việc đi sứ của các sứ thần mang tính liệt kê sự kiện mà
chưa đề cập nhiều đến tiểu sử, sự nghiệp của sứ thần. Các công trình nghiên
cứu này chưa làm rõ được quá trình đi sứ cũng như vai trò của các vị sứ thần
trong việc thực hiện thành công các hoạt động bang giao của triều đình. Trên
cơ sở kế thừa những thành tựu trên, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và làm rõ

hơn về thân thế, sự nghiệp, quá trình đi sứ của các vị sứ thần Đại Việt dưới
triều Lê sơ (1428 – 1527).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sứ thần Đại Việt dưới triều Lê sơ từ
năm 1428 đến năm 1527.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài là: thời gian tồn tại của triều Lê
sơ từ năm 1428 đến năm 1527.

GVHD: T.S Nguyễn Thu Hiền

11

SVTH: Đinh Thị Thúy Hằng


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

Phạm vi không gian nghiên cứu không chỉ giới hạn trên lãnh thổ Việt
Nam mà còn mở rộng ra một số quốc gia khác như Trung Quốc, một số nước
Đông Nam Á… mà sứ thần Đại Việt đến trong quá trình đi sứ.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của công trình nghiên cứu là tái hiện hoạt động

của các sứ thần Đại Việt dưới triều Lê sơ từ năm 1428 đến năm 1527.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, khóa luận thực hiện
những nhiệm vụ sau:
- Khái quát hoạt động bang giao của Đại Việt dưới triều Lê sơ (1428 –
1457)
- Tìm hiểu tiểu sử, cuộc đời của các sứ thần Đại Việt dưới triều Lê sơ
- Tìm hiểu quá trình đi sứ của các sứ thần Đại Việt. Qua đó đưa ra
những đánh giá, nhận xét về vai trò của sứ thần trong hoạt động bang giao Đại
Việt với các nước xung quanh đầu thế kỉ XV.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu

Nguồn tư liệu đầu tiên đó là các tác phẩm sử học do sử gia phong kiến
Việt Nam biên soạn hay tác phẩm sử học do sử gia phong kiến Trung Quốc
viết và được dịch lại bởi các tác giả Việt Nam (cuốn Minh thực lục – Quan hệ
Trung Quốc - Việt Nam thế kỷ XIV – XVII do Hồ Bạch Thảo (dịch, chú thích),
Hoàng Quân ( bổ chú). Những tác phẩm này là nguồn tư liệu gốc cung cấp sự
kiện, những chi tiết liên quan đến tiểu sử, cuộc đời và quá trình đi sứ của các
vị sứ thần Đại Việt dưới triều Lê sơ.
Nguồn tư liệu thứ hai là các bài viết, công trình chuyên khảo về các sứ
thần Đại Việt của nhiều nhà sử học Việt Nam.
GVHD: T.S Nguyễn Thu Hiền

12

SVTH: Đinh Thị Thúy Hằng



Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:
phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Bên cạnh việc sử dụng phối hợp
nhuần nhuyễn các phương pháp trong đề tài, ở những phần, những đoạn cụ
thể, chúng tôi đều lựa chọn một phương pháp chủ đạo nhằm đạt tới hiệu quả
nghiên cứu một cách tối đa.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp thống kê nhằm hệ thống
các sự kiện lên quan đến các sứ thần dưới triều Lê sơ. Đây là phương pháp
nghiên cứu hỗ trợ giúp chúng tôi nhận thức được khái quát nhất những nét
chính trong cuộc đời, sự nghiệp của các sứ thần. Từ đó đưa ra những phân
tích cụ thể hơn về vai trò của họ đối với nền ngoại giao nước nhà thời Lê sơ
(1428-1527).
6. Đóng góp khóa luận
Thứ nhất, khóa luận thống kê về các sứ thần Đại Việt dưới triều Lê sơ
từ năm 1428 đến năm 1527 trên các khía cạnh: tiểu sử, cuộc đời, quá trình đi
sứ.
Thứ hai, khóa luận đã rút ra những nhận xét về đóng góp của sứ thần
đối với hoạt động bang giao dưới triều triều Lê sơ (1428 – 1527).
Thứ ba, nội dung khóa luận bổ sung thêm nguồn tư liệu nghiên cứu về
vấn đề bang giao Việt Nam thời phong kiến nói chung và sứ thần triều Lê sơ
nói riêng. Đây là nguồn tư liệu quan trọng phục vụ cho quá trình học tập,
nghiên cứu và giảng dạy về bang giao của triều Lê sơ từ năm 1428 đến 1527.
7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
phần nội dung của đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát bang giao Đại Việt dưới triều Lê sơ (1428 -1527)

GVHD: T.S Nguyễn Thu Hiền

13

SVTH: Đinh Thị Thúy Hằng


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

Chương 2: Tiểu sử, cuộc đời các sứ thần Đại Việt dưới triều Lê sơ (1428
– 1527)
Chương 3: Quá trình đi sứ của các sứ thần Đại Việt dưới triều Lê sơ
(1428 - 1527)

NỘI DUNG

GVHD: T.S Nguyễn Thu Hiền

14

SVTH: Đinh Thị Thúy Hằng


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT BANG GIAO ĐẠI VIỆT DƯỚI
TRIỀU LÊ SƠ (1428 – 1527)
1.1.

Bang giao Đại Việt với Trung Quốc dưới triều Lê sơ
Sau khi đánh thắng quân Minh xâm lược, năm 1428, Lê Lợi lên ngôi

vua, xưng hiệu Thuận thiên Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Việt. Từ đây non
sông đất nước thu về một mối, đất nước lại được độc lập tự chủ. Kỉ nguyên
mới của nước Đại Việt bắt đầu. Cùng với tiềm lực kinh tế, quốc phòng ngày
càng được củng cố và tăng cường. Đây là cơ sở vô cùng quan trọng để triều
Lê sơ tiến hành hoạt động bang giao độc lập và tự chủ đối với quốc gia khác.
Triều Lê sơ đã thực hiện bang giao với các nước: Trung Quốc, Ai Lao, Chiêm
Thành… Đối với mỗi quốc gia khác nhau, bang giao của triều Lê Sơ lại mang
những sắc thái riêng.
Cũng như các triều đại phong kiến trước, Đại Việt dưới triều Lê sơ luôn
coi trọng việc bang giao với Trung Quốc. Trung Quốc là nước có tiềm lực
kinh tế, quân sự hùng mạnh, phát triển nhất Châu Á và luôn có tham vọng
bành chướng. Sớm nhận thức được điều này nên những vị vua triều Lê sơ đã
tự vạch cho mình một đường lối bang giao thích hợp để tồn tại và phát triển
trong bối cảnh địa lý chính trị ấy.
Trong thời gian triều Lê sơ tồn tại ( 1428 - 1527), bang giao của triều
Lê sơ với triều Minh được chia làm hai thời kì chính. Từ năm 1428 đến 1437,
là giai đoạn đấu tranh với triều Minh nhằm xác lập vai trò “chính thống” của
vua Lê, hai bên tiếp tục giải quyết các vấn về việc tìm con cháu họ Trần, vấn
đề trao trả quan quân, vũ khí triều Minh... Từ năm 1437 trở về sau, khi vua
Minh Anh Tông chính thức phong vua Lê Thái Tông làm An Nam quốc
vương - thừa nhận địa vị đứng đầu của vua Lê; các vấn đề về tù binh, vũ khí
cơ bản đã giải quyết xong,… quan hệ bang giao giữa hai nước bắt đầu chuyển

GVHD: T.S Nguyễn Thu Hiền

15

SVTH: Đinh Thị Thúy Hằng


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

sang một giai đoạn mới. Bên cạnh nhiệm vụ cầu phong và triều cống, nhiệm
vụ của các đoàn sứ thần Đại Việt lúc này là tạ ơn, giải quyết một số vấn đề về
cương vực lãnh thổ.
Trong hoạt động bang giao với Trung Quốc, các vương triều phong
kiến Việt Nam nói chung, những vị vua triều Lê sơ nói riêng luôn lựa chọn
cách ứng xử hòa bình, mềm dẻo, luôn giữ vững quan điểm, phong cách bang
giao vì hòa bình, hữu nghị với Trung Quốc. Nguyên tắc này là bất biến, song
có thể thay đổi linh hoạt sách lược, theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể, kiên quyết
và cứng rắn khi cần thiết. Nhận xét về cách ứng xử của các vương triều Đại
Việt trong quan hệ với Trung Quốc, Phan Huy Chú đã viết trong Lịch triều
hiến chương loại chí như sau: “Nước Việt có cả cõi đất phía Nam mà thông
hiếu với Trung Hoa,tuy nuôi dân dựng nước có quy mô riêng, nhưng ở trong
mà xưng đế mà ngoài thì xưng vương, vẫn chịu phong hiệu, xét lý thế thực
phải như thế. Cho nên, lễ sách phong, lễ cống sính, việc bang giao các đời
đều xem là quan trọng” [7; 135].
Với nguyên tắc ứng xử hòa bình, mềm dẻo nên ngay sau khi lên ngôi,
vua Lê Thái Tổ đã chủ động cho sứ sang Trung Quốc tiến hành hoạt động
bang giao bình thường với triều Minh. Triều Lê sơ chủ động trao trả tù binh
cho triều Minh, nhiều lần cử sứ thần sang Trung Quốc xin vua Minh Thái Tổ

phong vương, thể hiện tinh thần “Thiên triều – Chư hầu”.
Những vị vua triều Lê sơ nhận thức sâu sắc rằng việc giành và giữ được
vương quyền trước triều đại phong kiến Trung Quốc là một cơ sở quan trọng
để giữ được độc lập dân tộc. Giữ vững được độc lập trước một nước láng
giềng khổng lồ đã từng chiếm đóng nước mình hàng nghìn năm và luôn kiếm
cớ để tái chiếm là mục đích lớn nhất của vương triều Đại Việt. Mặt khác, triều
Lê sơ cần sự phong vương của Thiên triều là để hợp thức hóa chính quyền và
địa vị chính thống của mình ở trong nước; đặc biệt là khi có các thế lực đối
GVHD: T.S Nguyễn Thu Hiền

16

SVTH: Đinh Thị Thúy Hằng


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

lập, một phần cũng để khẳng định vai trò của Đại Việt với các quốc gia trong
khu vực. Chính vì vậy, Đại Việt dưới triều Lê sơ nhiều lần đề nghị triều Minh
công nhận vai trò chính thống của vua Lê.
Về phía triều Minh, trong 3 năm đầu (1428 -1430), một mặt không chịu
phong vương cho vua Lê, mặt khác, liên tục yêu cầu Lê Lợi tiếp tục tìm con
cháu họ Trần. Vua Minh cũng yêu cầu vua Lê Thái Tổ phải trao trả hết số
quân cùng vũ khí đã bị nghĩa quân Lam Sơn bắt giữ trong chiến tranh. Trong
bối cảnh đó, hai bên đã nhiều lần cử sứ giải đi lại trao đổi về vấn đề này. Thực
hiện nguyên tắc bang giao mềm dẻo, khôn khéo, kiên trì nhưng kiên quyết của
những vị vua đầu triều Lê sơ đối với triều Minh, đầu năm 1431, vua Minh
Tuyên Tông là Chu Chiêm Cơ đã chấp nhận sai sứ đến thành Đông Kinh đem

theo ấn sắc phong tước cho vua Lê Thái Tổ. Tuy nhiên, vua Minh Tuyên
Tông mới chỉ phong vua Lê Thái Tổ làm “Quyền thự An Nam quốc sự”, tức
mới chỉ cho “tạm quyền coi việc nước”, chưa công nhận là “quốc vương”.
Năm 1433, vua Lê Thái Tổ mất, Hoàng thái tử Lê Lân nối ngôi (tức Lê Thái
Tông). Khi mới lên ngôi, Lê Thái Tông cũng chỉ được vua Minh phong làm
“Quyền thự An Nam quốc sự” (năm 1435). Phải sau nhiều lần đấu tranh và
biện giải, mãi đến năm 1437, triều Minh mới cử một sứ bộ do Thượng thư
Binh bộ Lý Úc làm Chánh sứ, mang chiếu sắc và ấn mệnh bằng vàng nặng
100 lạng sang phong Lê Thái Tông làm “An Nam quốc vương”. Sau gần 10
năm đấu tranh ngoại giao, đến đây, triều Minh mới chịu công nhận triều Lê sơ
không chỉ trên thực tế mà cả trên quan hệ bang giao với Đại Việt.“Ngày 13,
nước Minh sai chánh sứ là Binh bộ thượng thư Lý Úc, phó sứ là Thông chính
ty hữu thông chính Lý Hanh mang chiếu sắc và ấn vàng sang phong cho vua
làm An Nam quốc vương ( ấn vàng nặng 100 lạng, núm hình con lạc đà, làm
bằng vàng)”[17;563].

GVHD: T.S Nguyễn Thu Hiền

17

SVTH: Đinh Thị Thúy Hằng


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

Dưới đây là bảng thống kê các sứ đoàn triều Lê sơ sang cầu phong triều
Minh và sứ bộ triều Minh sang phong vương cho các vua triều Lê sơ từ 1428
– 1527.

Bảng 1-1. Thống kê các sứ đoàn triều Lê sơ sang cầu phong triều Minh và
sứ bộ triều Minh sang phong vương cho các vua triều Lê sơ (1428 – 1527)

(Theo Đại Việt sử kí toàn thư, Nxb Văn học, Hà Nội, 2009 và Minh
thực lục,Nxb Hà Nội, Hà Nội, 2010)
STT

Triều vua

1

Lê Thái Tổ

Năm

Chú
thích
29/10/1429 Triều đình cử sứ thần mang sản [17;533]

(1428-1433)

Sự kiện

vật đại phương sang Minh cầu
phong và giải đáp về việc trả

2

1/1/1431


người và khí giới.
Triều đình cử sứ thần sang Minh [17;533]
cầu phong và phân giải việc dụ

3

1/11/1431

đồi trả đồ khí giới của quân Minh
Sứ Minh sang Kinh sư, mang ấn [17;535]
phong vua làm quyền thự An

4

Lê Thái

16/5/1434

Tông

biểu và sản vật địa phương sang

(1433-1442)
5

Nam quốc sự.
Triều đình cử sứ thần mang tờ [17;544]

2/1435


nước Minh Cầu phong
Sứ Minh mang sắc mệnh sang [17;554]
phong cho vua quyền coi việc

6

6/6/1436

nước.
Triều đình cử sứ thần sang Minh [34;9]
cầu phong ( Minh Thực Lục viết )

7

8

Lê Nhân

13/1/1437

Sứ nước Minh mang chiếu sắc và [17;563]
ấn vàng sang phong cho vua làm
An Nam Quốc Vương

Tháng

Triều đình cử sứ thần sang Minh [17;578]

GVHD: T.S Nguyễn Thu Hiền


18

SVTH: Đinh Thị Thúy Hằng


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tông

10/1442

Khóa luận tốt nghiệp
cầu phong

(1442-1459)
9

25/10/1443 Sứ Minh sang phong vua làm An [17;581]

10

Nam Quốc Vương
20/10/1459 Triều đình cử sứ thần sang Minh [17;608]

Lê Nghi
Dân

cầu phong

(1459-1460)
11


Sứ Minh mang sắc sang sách [34;68]
phong vua làm Quốc Vương An

12

Lê Thánh

21/9/1460

Tông

Nam
Triều đình cử sứ thần sang Minh [17;613]
xin phong

(1460-1497)
13

14

Tháng

Sứ Minh mang sắc sang sách [17;618]

9/1462

phong vua làm An Nam Quốc

Lê Hiến


Tháng

Vương
Triều đình cử sứ thần sang Minh [17;731]

Tông

11/1497

xin phong

(1497-1504)
1

17/12/1499

15

Sứ Minh mang sắc sang sách [17;745]
phong vua làm An Nam Quốc

1

Lê Túc

16

Tông


17

(1504)
Lê Uy Mục
(1504-1509)

18

Lê Tương

Tháng

Vương
Triều đình cử sứ thần sang Minh [17;758]

11/1503

xin phong nhưng sứ đoàn chưa ra

Tháng

khoiar biên giới thì vua mất
Triều đình cử sứ thần sang Minh [17;759]

12/1503
Tháng

xin phong
Sứ Minh mang sắc sang sách [17;763]


1/1507

phong vua làm An Nam Quốc

Tháng

Vương
Triều đình cử sứ thần sang Minh [17;774]

GVHD: T.S Nguyễn Thu Hiền

19

SVTH: Đinh Thị Thúy Hằng


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
19

Dực

2/1510

Khóa luận tốt nghiệp
xin phong

(1510-1516)
26/1/1513

Sứ Minh mang sắc sang sách [17;785]

phong vua làm An Nam Quốc

20

Lê Chiêu

Tháng

Tông

10/1516

Vương
Sứ đoàn không đi vì trong nước [17;808]
có loạn

(1516-1522)
Nhìn vào bảng thống kê chúng ta thấy, từ năm 1428 đến 1527, những vị
vua triều Lê sơ sau khi lên ngôi đều cử sứ bộ sang Trung Quốc xin phong
vương. Cùng với đó là 9 lần triều Minh cử sứ bộ sang làm lễ tuyên phong cho
các vua triều Lê sơ. Một câu hỏi đặt ra là : vì sao Đại Việt dưới triều Lê sơ
(1428 – 1527) có 11 vị vua mà chỉ có 9 lần triều Minh cử sứ sang làm lễ tuyên
phong cho các vua Lê? Hiện tượng này xuất phát từ bối cảnh lịch sử trong
thời gian đầu khi triều Lê sơ lên nắm quyền lãnh đạo đất nước, vua Minh
chưa chịu công nhận tính chính thống của vua triều Lê sơ. Vua Minh luôn yêu
cầu vua Lê phải tìm con cháu họ Trần giữ việc cai quản đất nước. Chính vì
vậy, hai vị vua đầu triều Lê sơ là vua Lê Thái Tổ (1428 - 1431) và vua Lê
Thái Tông (1433 – 1442) gặp rất nhiều khó khăn trong việc xin vương. Vua
Lê Thái Tổ (1428 – 1431) phải 2 lần cử sứ bộ sang cầu phong nhưng vua
Minh Tuyên Tông mới chỉ ban cho tước vị “Quyền trông coi quốc sự An

Nam”. Vua Lê Thái Tông (1431 – 1442) cũng 2 lần cử sứ thần sang Trung
Quốc cầu phong. Cho đến năm 1437, sau khi vua Minh Anh Tông chính thức
phong cho vua Lê Thái Tông làm Quốc Vương An Nam, từ đây việc cầu –
phong giữa hai nước mới diễn ra thuận lợi.
Năm 1504, vua Lê Túc Tông lên ngôi, có cử sứ sang triều Minh cầu
phong nhưng chưa kịp nhận sách phong thì đã mất. Hai vị vua sau đó là Lê
Uy Mục (1504 – 1509) và Lê Tương Dực (1510 – 1516) khi lên ngôi vẫn tiến
GVHD: T.S Nguyễn Thu Hiền

20

SVTH: Đinh Thị Thúy Hằng


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

hành hoạt động cầu phong đối với “Thiên triều” như thường lệ. Năm 1516, sứ
đoàn cầu phong cho vua Lê Chiêu Tông đang chuẩn bị lên đường thì trong
nước xảy ra biến loạn nên không đi nữa. Từ đây, do tình hình đất nước có
nhiều bất ổn nên việc cầu phong của vua Lê đối nhà Minh không được thực
hiện cho đến khi triều Lê sơ sụp đổ vào năm 1527.
Triều cống là một hình thức vô cùng quan trọng trong hoạt động bang
giao của triều Lê sơ với triều Minh từ năm 1428 đến 1527. Bất cứ vị vua Đại
Việt nào xin sách phong của Thiên triều thì đều phải thực hiện việc triều cống.
Đây là một trong những cách thức quan trọng đảm bảo giá trị của sự phong
vương mà hoàng đế Thiên triều đã ban cho các vua triều Lê sơ. Cống là việc
nước phiên thuộc dâng biếu Thiên triều những sản vật quý, vàng bạc của địa
phương theo quy định thỏa thuận giữa hai bên, bên phiên thuộc bắt buộc phải

thực hiện.
Theo những ghi chép từ các nguồn sử liệu Trung Quốc và Việt Nam
cho thấy khoảng thời gian gần một trăm năm (1431 - 1527), triều Lê sơ thực
hiện đúng lệ cống ba năm một lần được đặt từ thời Hồng Vũ. Năm 1436, bài
biểu gửi vua Minh Anh Tông, vua Lê Thái Tông đã viết: “Ba năm một lần
cống, chế độ của Thánh Tổ ngày xưa; muôn dặm tỏ tấc lòng, mong đợi vầng
giữa trời soi xét” [7;140]. Bài biểu của vua Lê Thái Tông gửi Thái hoàng hậu
nhà Minh vào năm 1441 cũng viết rằng: “Gồm bốn biển ở ngôi tôn, công cao
hơn hết; theo ba năm một lần cống, do ở lòng thành. Vật cống tầm thường,
lòng thao thiết” [7;389,390]. Năm 1444, trong bài biểu của vua Lê Nhân
Tông gửi vua Minh Anh Tông lại một lần nữa nhắc lại kì hạn cống: “Cúi
thấy, Thánh hoàng ngự trị, đối mọi nơi cùng một lòng nhân, sản vật dân lên
lệ ba năm đủ một kỳ cống” [7;395].
Có thể thấy, lời văn trong các bài biểu của vua Lê Thái Tông và Lê
Nhân Tông gửi sang triều Minh thể hiện sự nhún nhường tuy thái độ hết sức

GVHD: T.S Nguyễn Thu Hiền

21

SVTH: Đinh Thị Thúy Hằng


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

tôn trọng Thiên triều nhưng đều kiên định một lập trường: triều Lê sơ trước
sau đề nghị chỉ ba năm cống một lần. Vậy tại sao lại có vấn đề này?
Lệ cống ba năm một đã được đề ra từ đầu thời Hồng Vũ (niên hiệu của

vua Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương). Nhưng ở thời Hồng Vũ, các nước,
trong đó có triều Trần, vì lí do kinh tế hoặc chính trị, hầu như năm nào cũng
cống, thậm có năm cống mấy lần. Từ khi khôi phục quan hệ sách phong, triều
cống với triều Minh (năm 1431), vua Lê Thái Tổ đề nghị cống ba năm một
lần theo quy định thời Hồng Vũ [17;535]. Tuy nhiên triều Minh không chịu
mà vẫn muốn triều Lê sơ cống hàng năm. Trong Đại Việt sử kí toàn thư có
viết: “Ngày 19, tháng Chạp, năm Thuận Thiên thứ 6 (1433), nhà Minh sai
chánh sứ là Binh bộ thị lang Từ Kỳ, phó sứ là Hành nhân ty hành nhân
Quách Tế sang đòi số vàng cống hàng năm. Trước đó, nhà Minh mấy lần sai
sứ sang đòi nhiều số vàng cống hàng năm. Cao Hoàng đế (tức Lê Thái Tổ xin
theo lệ cống ba năm một lần, vì thế mà nhà Minh khăng khăng không chịu.
Đến đây lại sang bọn Lý Kỳ, Tế sang”[17;537].
Điều đó cho thấy rằng, ngay từ thời vua Lê Thái Tổ, triều Minh đã yêu
cầu triều Lê sơ nộp cống hàng năm, đồ cống bằng vàng, nhưng vua Lê Thái
Tổ không thực hiện, mà đề nghị cống ba năm một lần, vì thế mà triều Minh đã
“mấy lần sai sứ giả sang đòi”. Sau khi vua Lê Thái Tổ qua đời, các vua Minh
tiếp tục cử sứ giả sang đòi cống hàng năm, bằng vàng. Vì vậy, vua Lê Thái
Tông và vua Lê Nhân Tông đã liên tục gửi biểu sang đề nghị cống ba năm
một lần.
Rõ ràng, triều Lê sơ đã kiên quyết phản ứng lại, đòi hỏi cống hàng năm
bằng vàng của triều Minh, viện lí do lệ cống này đã do chính Minh Thái Tổ
quyết định. Tuy không có tư liệu nào trong thư tịch cổ nói các vua Minh đồng
ý với đề nghị trên, nhưng trong thực tế, gần 100 năm triều Lê sơ tồn tại chỉ
thực hiện cống ba năm một lần, bất chấp việc triều Minh nhiều lần cử sứ giả
sang đòi. Sự lớn mạnh của nước Đại Việt về mọi mặt và tư thế, tâm lý của
GVHD: T.S Nguyễn Thu Hiền

22

SVTH: Đinh Thị Thúy Hằng



Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp

người đã từng đánh bại quân Minh, khiến triều Lê sơ dứt khoát không chấp
nhận những đòi hỏi vô lý của triều Minh.
Dưới đây là bảng thống kê hoạt động triều cống của triều Lê sơ với triều
Minh (1428-1527)
Bảng 1-2. Bảng thống kê hoạt động triều cống của triều Lê sơ (1428-1527) với
triều Minh
(Theo Đại Việt sử kí toàn thư, Nxb Văn học, Hà Nội, 2009 và Minh
thực lục,Nxb Hà Nội, Hà Nội, 2010)
Triều vua

STT

Năm

Sự kiện

Chú
thích

Lê Thái Tổ

1

1431


(1428 – 1431)

Triều đình cử sứ thầnsang Minh tạ ơn và [17;535]
nộp 5 lạng vàng tuế, xin theo lệ cống năm
Hồng Vũ thứ 3. Từ đây thường cống
không dứt

Lê Thái Tông

2

1433

(1431 – 1442)

Triều đình cử sứ thần sang Minh tiến [17;536]
cống vua Minh 3 phần, hoàng thái hậu và
hoàng thái tử 1 phần

3

1436

Triều đình cử sứ thần sang Minh nộp [17;562]
cống hàng năm

4

1438


Triều đình cử sứ thần sang Minh nộp [17;574]
cống hàng năm

5

1441

Triều đình cử sứ thần sang Minh nộp [17;576]
cống hàng năm

Lê Nhân Tông

6

1444

(1442 – 1459 )

Triều đình cử sứ thần sang Minh nộp [17;581]
cống hàng năm

7

1447

Triều đình cử sứ thần sang Minh nộp [17;583]
cống hàng năm và tâu việc địa phương
Khâm Châu


GVHD: T.S Nguyễn Thu Hiền

23

SVTH: Đinh Thị Thúy Hằng


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
8

1450

Khóa luận tốt nghiệp

Triều đình cử sứ thần sang Minh nộp [17;601]
cống hàng năm

9

1453

Triều đình cử sứ thần sang Minh nộp [17;602]
cống hàng năm

10 1456

Triều đình cử sứ thần sang Minh nộp [17;606]
cống hàng năm và tạ ơn ban mũ

11 1459


Triều đình cử sứ thần sang Minh nộp [17;608]
cống hàng năm và xin bỏ việc mò ngọc
trai

Lê Thánh Tông

12 1462

(1460 -1497)

Triều đình cử sứ thần sang Minh nộp [17;619]
cống hàng năm và xin ban mũ áo

13 1465

Triều đình cử sứ thần sang Minh nộp [17;627]
cống hàng năm

14 1468

Triều đình cử sứ thần sang Minh nộp [17;650]
cống hàng năm

15 1471

Triều đình cử sứ thần sang Minh nộp [17;666]
cống hàng năm

16 1474


Triều đình cử sứ thần sang Minh nộp [17;674]
cống hàng năm

17 1477

Triều đình cử sứ thần sang Minh nộp [17;679]
cống hàng năm

18 1480

Triều đình cử sứ thần sang Minh nộp [17;691]
cống hàng năm và tâu việc Chiêm Thành

19 1483

Triều đình cử sứ thần sang Minh nộp [17;696]
cống hàng năm

20 1486

Triều đình cử sứ thần sang Minh nộp [17;708]
cống hàng năm

21 1489

Triều đình cử sứ thần sang Minh nộp [17;713]
cống hàng năm

GVHD: T.S Nguyễn Thu Hiền


24

SVTH: Đinh Thị Thúy Hằng


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
22 1492

Khóa luận tốt nghiệp

Triều đình cử sứ thần sang Minh nộp [17;717]
cống hàng năm

23 1495

Triều đình cử sứ thần sang Minh nộp [17;719]
cống hàng năm

Lê Hiến Tông

24 1498

(1497 - 1504)

Triều đình cử sứ thần sang Minh nộp [17;737]
cống hàng năm

25 1501


Triều đình cử sứ thần sang Minh nộp [17;750]
cống hàng năm

26 1503

Triều đình cử sứ thần sang Minh nộp [17;758]
cống hàng năm

Lê Uy Mục

27 1507

(1504-1509)
Lê Tương Dực

Triều đình cử sứ thần sang Minh nộp [17;765]
cống hàng năm

28 1510

(1510-1516)

Triều đình cử sứ thần sang Minh nộp [17;777]
cống hàng năm

29 1513

Triều đình cử sứ thần sang Minh nộp [17;789]
cống hàng năm


Lê Chiêu Tông
(1516-1522)

30 1518

Triều đình cử sứ thần sang Minh nộp [17;808]
cống hàng năm và xin phong nhưng vì
trong nước còn loạn lại không đi nữa

Trên cơ sở lập bảng thống kê chúng tôi đưa một số nhận xét sau: việc
triều cống của triều Lê sơ (1428 -1527) đối với triều Minh diễn ra đều đặn, cứ
khoảng ba năm triều cống một lần. Điều đó thể hiện sự kính trọng của Đại
Việt với Trung Quốc, mong muốn có quan hệ hòa hiếu giữa 2 bên. Đây cũng
là cách để các vua Lê bảo đảm giá trị của sự phong vương của thiên triều.
Theo thống kê từ cuốn Đại Việt sử kí toàn thư và cuốn Minh thực lục,
dễ dàng nhận thấy, từ năm 1431 đến năm 1518, trong vòng 87 năm, triều Lê
sơ đã cử 30 sứ đoàn sang Trung Quốc triều cống. Như vậy, triều Lê sơ đã
thực hiện đúng, đều đặn lệ cống ba năm một lần được đề ra từ thời Hồng Vũ.
GVHD: T.S Nguyễn Thu Hiền

25

SVTH: Đinh Thị Thúy Hằng


×