Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Cau hoi ly thuyet va dap an thị trường xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.4 KB, 13 trang )

I. Đề lý thuyết năm 2013 Khoá 1

Câu 1:

1. Hãy cho biết những đặc điểm nói chung của thị trường xây dựng?
2. Viết và giải thích công thức tính giá trị tương lai (F) khi biết giá trị dòng tiền
phân bố đều hàng năm A? Lấy ví dụ thực tế áp dụng tính toán F khi biết A?
Trả lời
1. Trả lời ý 1:
a. Thị trường xây dựng sản phẩm là CTXD, bên mua là các chủ đầu tư, bên bán là
các nhà thầu, việc mua bán diễn ra khi chưa có sản phẩm
b. Giao dịch trên thị trường XD theo đơn đặt hàng, SX sản phẩm đơn chiếc, theo
đồ án thiết kế quy định. Sản phẩm cố định trên đất, có giá trị lớn, có nhiều bộ
phận khó kiểm tra về số lượng và chất lượng
c. Quá trình mua bán diễn ra từ lúc đấu thầu cho đến khi XDCT hoàn thành, và
thực sự chấm dứt khi kết thúc thời gian bảo hành.
d. Có nhiều chủ thể tham gia vào thị trường XD, với nhiều thành phần kinh tế rất
phức tạp.
2. Trả lời ý 2:
a. Viết đúng công thức: F = A * [

(1+ i) n -1
]
i

b. Giải thích đúng các thành phần của công thức


c. Lấy được ví dụ đúng
d. Tính đúng kết quả ví dụ
Câu 2:


Hãy phân biệt sự giống và khác nhau giữa vốn lưu động và vốn cố định? Hãy
nêu tên các chỉ tiêu đánh giá tốc độ chu chuyển của vốn lưu động và trình bày công
thức xác định chỉ tiêu mà anh hay chị biết?
Trả lời:

1. Sự giống nhau: Cùng là vốn SX của doanh nghiệp và cùng được biểu thị bằng
tiền.

2. Sự khác nhau: Về hình thái biến đổi sau 1 chu kỳ sản xuất, thời gian tồn tại,
nguồn hình thái vốn.

3. Nêu tên 4 chỉ tiêu: Số vòng quay (n); Thời gian của một vòng quay (t); Số lượng
VLĐ tiết kiệm được khi tăng vòng quay của VLĐ (V) và (G) giá trị sản
lượng công tác tăng thêm ở năm kế hoạch do việc rút ngắn thời gian một vòng
chu chuyển VLĐ.

4. Viết đúng công thức xác định một chỉ tiêu đánh giá tốc độ chu chuyển của vốn
lưu động.
Câu 3:
Tổng mức đầu tư xây dựng công trình là gì, được xác định ở giai đoạn nào, nội
dung, phương pháp, mục đích xác định và những trường hợp được phép điều chỉnh
tổng mức đầu tư xây dựng công trình?
Trả lời:
− Tổng mức đầu tư dự án đầu tư XDCT là khai toán chi phí của dự án đầu tư
XDCT (Là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng
công trình)
− Tổng mức đầu tư được xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư hoặc lập báo
cáo kinh tế- kỹ thuật.



− Là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả
đầu tư của dự án.
− Nội dung của tổng mức đầu tư: gồm có 7 thành phần chi phí: G XD, GTB, GQLDA,
GTV, GBT,TĐC, GK, GDP.
− Có 4 phương pháp xác định: Phương pháp dựa vào thiết kế cơ sở; Phương pháp
dựa vào suất đầu tư; Phương pháp dựa vào công trình tương tự; và phương pháp
kết hợp.
− Có 3 trường hợp được điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng công trình: (1) Do
thiên tai, địch họa hoặc sự kiện bất khả kháng; (2) Xuất hiện các yếu tố đem lại
hiệu quả cao hơn cho dự án; (3) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh
hưởng đến địa điểm, quy mô, mục tiêu của dự án.

II. Đề lý thuyết năm 2014 Khoá 1

Câu 1:
a. Thị trường xây dựng là gì, hãy nêu đặc điểm của giá xây dựng công trình?
b. Nêu và giải thích các thành phần trong công thức tính giá trị chuỗi dòng tiền
phân bố đều hàng năm A khi biết giá trị hiện tại P? Lấy ví dụ thực tế áp dụng tính
A khi biết P?
Trả lời
1. Trả lời ý a.


a. Thị trường xây dựng gồm 3 yếu tố: sản phẩm là công trình xây dựng; bên mua
là chủ đầu tư; bên bán là các nhà thầu.
b. Giá công trình xây dựng là dự tính và mang tính đơn chiếc.
c. Xác định giá xây dựng công trình là một quá trình đúng dần, từ tổng mức đầu
tư đến bàn giao thanh quyết toán đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
d. Được tổ hợp theo cơ cấu bộ phận cấu tạo sản phẩm, có giá hạng mục công
trình, bộ phận hạng mục, hạng mục, chi tiết công trình.

2. Trả lời ý b.
(1+ i ) n -1
]
a. Viết công thức: P = A * [
i *(1+ i ) n

b. Giải thích đúng các thành phần của công thức
c. Lấy ví dụ đúng
d. Tính đúng kết quả.

Câu 2:
Trình bày phương pháp xác định thời hạn sử dụng tài sản cố định tối ưu về mặt
kinh tế dựa trên tiêu chuẩn chi phí sử dụng tài sản cố định trung bình nhỏ nhất?
Trả lời:
* Nguyên tắc chung:
Thông qua khảo sát sự hoạt động của TSCĐ, chúng ta có nhận xét như sau: khi tài sản
cố định đã được khai thác lâu năm thì chi phí sử dụng máy trung bình sẽ có loại sẽ tăng
như chi phí tiêu hao năng lượng, chi phí sửa chữa, trong khi đó có loại chi phí giảm đi
như chi phí khấu hao hoặc có loại chi phí không đổi.
Có thể biểu thị nhận xét trên trong biểu đồ dưới đây:


Chi phÝ sö
dông
TSC§
trung b×nh

4
3


2
1

To

T

Vẽ sơ đồ xác định thời hạn sử dụng tối ưu của TSCĐ
Ghi chú:
Đường 1: Chi phí khấu hao trung bình.
Đường 2: Chi phí trung bình không đổi theo tuổi TSCĐ
Đường 3: Chi phí trung bình tăng lên theo tuổi TSCĐ
Đường 4: Chi phí trung bình tổng cộng.
T- Tuổi TSCĐ
To: Thời hạn sử dụng TSCĐ tối ưu
Câu 3:
Trình bày khái niệm chi phí khác và tên gọi các loại chi phí được gọi là chi phí
khác trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình?
Trả lời:
− Chi phí khác là những chi phí không thuộc các thành phần chi phí xây dựng, chi
phí thiết bị, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí quản lý dự án, nhưng cần
thiết để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công tình, bao gồm:
− Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ; chi phí bảo hiểm công trình;
− Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường;
− Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình;


− Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình;
− Chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật bị ảnh hưởng khi thi công công trình;
− Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;

− Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn lưu động ban
đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong
thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy
trình công nghệ trước khi bàn giao trừ giá trị sản phẩm thu hồi được; Các khoản
phí và lệ phí theo quy định; và một số khoản mục chi phí khác.



16K. Câu 1 Trình bày khái niệm về lãi suất và lãi tức; công thức tính toán và ý nghĩa
của lãi tức đơn và lãi tức ghép được vận dụng trong các bài toán thực tế nào?
a.. Khái niệm về lãi tức và lãi suất.
Lãi tức (hay lợi tức) là biểu hiện của giá trị gia tăng theo thời gian của tiền tệ và được xác
định bằng hiệu số giữa tổng vốn đã tích luỹ được (kể cả vốn gốc và lãi và số vốn gốc ban
đầu.).
Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của lãi tức thu được trong một đơn vị thời gian so với vốn
gốc. Lãi suất nói lên một đồng vốn bỏ ra sẽ cho bao nhiêu tiền lãi hàng năm, quí hay tháng. Có
thể biểu thị điều đó theo biểu thức sau đây:
LT= Vt - Vo
Lt
LS=
x 100%
Vo
Lt - Là lãi tức thu được trong suốt thời gian hoạt động qui định của số vốn đầu tư bỏ ra
thường kéo dài nhiều năm.
Vt - Tổng vốn đã tích luỹ được (kề cả vốn gốc và lãi) sau thời gian họat động của vốn.
Vo - Vốn gốc bỏ ra ban đầu.
LS - Là lãi suất.
Lt - Lãi tức thu được của một đơn vị thời gian (ví dụ quí hay năm) nằm trong thời gian
hoạt động của vốn.
b. Lãi tức đơn

Là lãi tức chỉ được tính theo số vốn gốc và không tính đến khả năng sinh lãi thêm của các
khoản lãi ở các thời đoạn trước (tức là không tính đến hiện tượng lãi mẹ đẻ lãi con). Lãi tức
đơn ( ký hiệu là Ld) được tính như sau:
Ld = VoIdn
Vo - Vốn gốc bỏ ra ban đầu.
Id - Lãi suất đơn.
n - Số thời đoạn tính lãi tức.
c. Lãi tức ghép
Nếu gọi tổng số vốn cả gốc và lãi tức ghép nhận được là F sau một thời gian tính toán (ví
dụ thời gian cho vay) là n thời đoạn ta sẽ có:
F = Vo ( 1+ i)n
(2.5)
Vo - Là vốn gốc.
i - Là lãi suất được qui định tương ứng với đơn vị đo thời gian của n.
n - Thời gian tính lãi tức (ví dụ thời gian cho vay vốn)
d. Bài toán vận dụng thực tế tính lãi tức đơn, lãi tức ghép


+ Ngân hàng cho doanh nghiệp, hoặc cá nhân vay vốn, tiền lãi trả vào cuối mỗi tháng đây là
bài toán lãi tức đơn.
+ Gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng mà không rút tiền lãi hàng tháng đây là bài toán lãi tức
ghép.

18K2. Câu 1 Anh (chị) hãy nêu căn cứ và nội dung chi phí quản lý vận hành (O&M)
của dự án đầu tư xây dựng thủy lợi. Kể tên một số loại hình doanh nghiệp quản lý khai
thác công trình thủy lợi ở Việt Nam hiện nay?
a. Căn cứ xác định:
+ Số hiệu văn bản: Thông tư số 90/1997/TTLT-TC-NN ngày 19-12-1997 của Liên Bộ Tài
chính và Bộ NN&PTNT.
+ Nội dung cơ bản của thông tư: Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp

nhà nước hoạt động trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi.
b. Nội dung của chi phí O&M:
Chi phí O&M gồm 15 thành phần
1. Lương và phụ cấp lương.
2. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
3. Khấu hao TSCĐ.
4. Nguyên vật liệu để vận hành bảo dưỡng công trình, máy móc thiết bị dùng cho
dịch vụ tưới tiêu.
5. Sửa chữa lớn TSCĐ.
6. Sửa chữa thường xuyên.
7. Chi phí điện năng.
8. Chi trả tạo nguồn nước nếu có.
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp.
10. Chi phí chống lụt, bão, úng, hạn.
11. Chi phí đào tạo ứng dụng KHCN, xây dựng định mức.
12. Chi phí bảo hộ, an toàn lao động, và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
13.chi phí đóng góp cho quỹ phòng chống bão lụt.
14. Chi phí cho công tác thu thuỷ lợi phí
15. Chi phí khác.
c. Một số loại hình doanh nghiệp quản lý khai thác công trình thủy lợi ở Việt Nam hiện
nay.
+ Loại hình doanh nghiệp công ích chưa chuyển đổi: Công ty khai thác công trình thủy lợi.
+ Loại hình doanh nghiệp công ích đã chuyển đổi hoạt động theo luật doanh nghiệp: Công
ty TNHH Một thành viên khai thác thủy lợi.

19K2. CÂU 1


Trình bày khái niệm về giá tài chính và giá kinh tế. Phạm vi áp dụng hai loại giá
này trong việc phân tích, đánh giá hiệu quả của dự án. Cho 4 ví dụ về loại hàng

hóa có cả hai loại giá này trong thực tế?
16K. Câu 2 Khái niệm và phân loại vốn cố định? Những tiêu chuẩn và nhận biết Tài
sản cố định hữu hình và Tài sản cố định vô hình?
a. Khái niệm, phân loại vốn cố định
Khái niệm: Vốn cố định tương ứng với phần tư liệu lao động, không hoặc ít thay
đổi trong kỳ sản xuất.
Phân loại vốn cố định:
+ Phân loại theo mức độ tham gia vào quá trình sản xuất
- Vốn cố định dùng vào sản xuất: là lượng vốn tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp
vào quá trình sản xuất của công ty để tạo ra sản phẩm.
- Vốn cố định phi sản xuất: là giá trị tài sản cố định không tham gia vào quá
trình sản xuất của công ty nhưng lại có ý nghĩa rất lớn tới đời sống của cán bộ, nhân
viên, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng công việc. Vốn cố định loại này có
thể là nhà ở, nhà văn hoá, câu lạc bộ, nhà trẻ...
+ Phân loại theo quan điểm hạch toán kinh doanh
Để phục vụ cho công tác hạch toán của công ty như: tính toán khấu hao, lập kế
hoạch sửa chữa, thay thế, thanh lý tài sản có thể phân loại vốn cố định theo: dấu hiệu,
chủng loại, chức năng, nguồn gốc, mức độ sử dụng, thời gian sử dụng...
b. Những tiêu chuẩn và nhận biết về TSCĐ
+ TSCĐ hữu hình: thoả mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn.
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;
- Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;
- Có giá trị từ 30.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên (theo TT45/2013/TTBTC)
+ TSCĐ vô hình: thoả mãn đồng thời 7 tiêu chuẩn sau:
- Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình
vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;
- Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;
- Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;
- Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;



- Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất
các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;
- Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển
khai để tạo ra tài sản vô hình đó;
- Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài
sản cố định vô hình.
18K2. Câu 2 Anh (chị) hãy trình bày khái niệm, thành phần, các loại nguồn vốn và tên
các chỉ tiêu đánh giá Vốn lưu động.
a. Khái niệm Vốn lưu động
VLĐ là một bộ phận vốn sản xuất của xí nghiệp, là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ và tài sản
lưu thông (TSLT) trong quá trình sản xuất. Trong quá trình sản xuất các tài sản này thường
xuyên luân chuyển toàn bộ từ hình thái vốn này sang hình thái vốn khác.
b. Thành phần vốn lưu động
+ Vốn lưu động nằm trong quá trình dự trữ sản xuất bao gồm (nguyên vật liệu, bán thành
phẩm, vật liệu phụ, nhiên liệu, vật rẻ tiền mau hỏng).
+ VLĐ nằm trong quá trình sản xuất (chi phí xây dựng, lắp đặt, sản xuất dở dang, giá trị
bàn giao thanh toán, hàng hoá mua ngoài, Vốn bằng tiền, vốn thanh toán).
c. Các nguồn vốn lưu động
Có 3 nguồn VLĐ:
- Nguồn vốn lưu động tự có.
- Nguồn vốn lưu động đi vay.
- Nguồn vốn lưu động coi như tự có.
d. Các chỉ tiêu đánh giá nguồn vốn lưu động
+ Số vòng quay của vốn lưu động (n)
+ Thời gian của một vòng quay VLĐ (t)
+ Số lượng vốn lưu động tiết kiệm được khi tăng vòng quay của VLĐ (∆V)
+ Giá trị sản lượng công tác tăng thêm ở năm kế hoạch do việc rút ngắn thời gian một
vòng chu chuyển VLĐ (∆G)


16K. Câu 3 Trình bày cách xác định chi phí, lợi ích hàng năm của một dự án thủy lợi.
Phân biệt chi phí hàng năm của dự án với chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm?
a. Cách xác định chi phí, lợi ích hàng năm của dự án
Bt: Lợi ích mà dự án thu được ở năm thứ t:
- Thu nhập thuần tuý do bán sản phẩm


- Thu nhập bất thường (giá trị thu hồi tài sản khi thanh lý - H)
- Thu hồi giá trị tài sản chưa khấu hao hết
- Thu hồi vốn lưu động ở cuối đời dự án
Ct: Chi phí mà dự án phải chi ra ở năm thứ t:
+ Vốn đầu tư ban đầu của dự án (thường ở đầu năm thứ nhất)
+ Chi phí vận hành của dự án:
- Chi phí nguyên liệu
- Chi phí năng lượng, nhiên liệu
- Chi phí lao động
- Chi phí quản lý
- Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên
+ Chi phí đại tu thay thế tài sản (nếu có)
+ Thuê đất
+ Chi phí tiêu thụ sản phẩm
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp
b. Phân biệt chi phí SXKD và chi phí hàng năm của dự án
Ct: Không phản ánh khấu hao, không phản ánh lãi vay vốn trong vận hành
Chi phí sản xuất kinh doanh: Không có thuế thu nhập doanh nghiệp, không có vốn đầu tư
ban đầu

18K2. Câu 3 : Anh (chị) hãy trình bày nội dung và cách xác định chi phí chung, thu
nhập chịu thuế tính trước trong chi phí xây dựng theo TT 04/2010/TT-BXD ngày

26/5/2010 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng
công trình. Cho ví dụ về cách xác định hai loại chi phí này đối với công trình thủy lợi.
c. Nội dung và cách xác định chi phí chung.
+ Nội dung của chi phí chung gồm: Chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành
sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công
trường và một số chi phí khác
+ Cách xác định chi phí chung:
Chi phí chung được xác định bằng tỷ lệ % quy định trong TT 04/2010/TT-BXD nhân với
chi phí trực tiếp hoặc chi phí chung.
d. Nội dung và cách xác định thu nhập chịu thuế tính trước.
+ Nội dung của thu nhập chịu thuế tính trước: Thu nhập chịu thuế tính trước: là khoản lợi
nhuận của doanh nghiệp xây dựng được dự tính trước trong dự toán xây dựng công trình


+ Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp
và chi phí chung theo quy định đối với từng loại công trình như hướng dẫn tại Thông tư
04/2010/TT-BXD
e. Ví dụ minh hoạ xác định chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước đối với dự án
thủy lợi
+ Chi phí chung C = C1+C2
C1 = 51% x NC đào đắp thủ công
C2 = 5,5% x (Tổng chi phí trực tiếp – 1,02x NC đào đắp thủ công)
+ Thu nhập chịu thuế tính trước (TL)
TL = 5,5%x (T+C)

19K2. CÂU 3 Trình bày nội dung các khoản mục chi phí, các cách xác định Tổng
mức đầu tư, theo TT 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng về Hướng
dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
III. Đề lý thuyết năm 2014 đợt 2


Đáp án:


IV. Đề lý thuyết năm 2015 đợt 1

Đáp án:



×