Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Xây dựng hệ thống văn bản quản lý chất lượng theo ISO 9000 cho trường mầm non ban mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (971.32 KB, 92 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài :
XÂY DỰNG HỆ THỐNG VĂN BẢN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
THEO ISO 9000 CHO TRƯỜNG MẦM NON BAN MAI

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS : Hoàng Đình Hòa
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Đình Thành
Lớp

: 12-01
Hà Nội- 2016


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài :
XÂY DỰNG HỆ THỐNG VĂN BẢN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
THEO ISO 9000 CHO TRƯỜNG MẦM NON BAN MAI

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS : Hoàng Đình Hòa
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Đình Thành
Lớp

: 12-01

Hà Nội- 2016




MỤC LỤC

Lời mở đầu

01

I, Những kiến thức cơ bản về hệ thống ISO 9000

02

1 .Hệ thống ISO 9000 là gì ?

02

2. Lợi ích khi áp dụng hệ thống ISO 9000

03

3. Tình hình áp dụng hệ thống ISO 9000

05

II , Những nội dung cơ bản của hệ thống văn bản để thực hiện ISO 9000 09
1, Sơ đồ hệ thống tổ chức Trường Mầm Non Ban Mai :

09

2 , Phân công chức năng – nhiệm vụ của từng đơn vị thành viên

của Trường Mầm Non Ban Mai

11

2.1 : Hội Đồng Quản Trị ( Ban Giám Hiệu )

11

2.2 . Hiệu Trưởng

16

2.3 . Hiệu Phó Chuyên Môn

22

2.4 . Hiệu Phó Nuôi Dưỡng

45

2.5 . Phòng Kỹ Thuật

54

2.6 . Phòng Hành chính – Văn thư

67

2.7 . Phòng Tài vụ - Kế toán


74

2.8 . Phòng Y Tế

77


2.9 . Tổ Bảo Vệ

82

Tài liệu tham khảo

87


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Hiệu Viện Đại Học Mở HN ,
đặc biệt là các thầy cô trong khoa Công Nghệ Sinh Học chỉ dạy em trong suốt 4
năm học ở trường , trang bị cho em nền tảng kiến thức khoa học và tạo điều kiện
tốt nhất cho em được làm bài báo cáo tốt nghiệp này .
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy PGS. TS Hoàng
Đình Hòa – người đã truyền cho em phương pháp học tập , tận tình hướng dẫn ,
chỉ dạy và giúp đỡ em trong suốt qua trình làm khóa luận tốt nghiệp .
Cuối cùng , em xin gửi tới gia đình , người thân , bạn bè lời cảm ơn đặc biệt vì
đã luôn giúp đỡ , luôn bên cạnh động viên em trong suốt thời gian học tập .
Sinh viên
Nguyễn Đình Thành



LỜI MỞ ĐẦU
Sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo của nước ta trong những năm qua đã đạt được
những thành tựu đáng ghi nhận: Cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu
học, đang triển khai phổ cập giáo dục trung học cơ sở; hệ thống giáo dục từ phổ
thông đến đại học ngày càng hoàn thiện và đang phát triển theo hướng đa dạng
hoá, đáp ứng yêu cầu học tập ngày càng cao của xã hội. Với 22 triệu người đi
học trên tổng số80 triệu dân, Việt Nam đã được UNESCO xếp thứ 64/127 nước
về phát triển giáo dục. Tuy nhiên, vấn đề chất lượng giáo dục lại đang là thách
thức lớn đối với toàn xã hội và Ngành Giáo dục nước ta. Trước yêu cầu đổi mới
và phát triển đất nước trong xu thế toàn cầu hoá và bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế, việc nâng cao chất lượng giáo dục đã trở thành một đòi hỏi bức bách và
ngày càng khẩn thiết. Xây dựng Hệ thống Quản lý Chất lượng giáo dục theo ISO
9000 đang được các nhà quản lý giáo dục quan tâm và được coi là một trong
những giải pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. ISO 9000 là
bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc
tế ban hành, có thể áp dụng cho mọi đối tượng, kể cả dịch vụ hành chính . Việc
áp dụng ISO 9000 vào dịch vụ hành chính ở một số nước trên thế giới trong
nhiều năm qua đã tạo được cách làm việc khoa học , loại bỏ được nhiều thủ tục
rườm rà , rút ngắn thời gian và giảm chi phí , đồng thời cũng làm cho năng lực ,
trách nhiệm cũng như ý thức của mỗi cá nhân được nâng cao rõ rệt . Những nhận
thức trên đây là lý do để em lựa chọn đề tài “ Xây dựng hệ thống văn bản quản
lý chất lượng theo ISO 9000 cho Trường Mầm Non Ban Mai ’’ với mục đích
nghiên cứu nhằm tìm hiểu rõ hơn về chuyên ngành Quản lý chất lượng được áp
dụng trong dịch vụ hành chính công .

1


I, Những kiến thức cơ bản về hệ thống ISO 9000
1 .Hệ thống ISO 9000 là gì ?

 ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu
chuẩn hoá quốc tế (ISO) ban hành. Tiêu chuẩn được áp dụng khi một tổ
chức cần chứng tỏ khả năng cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách
hàng và luật định một cách ổn định và mong muốn nâng cao sự thoả mãn
của khách hàng.
1.1. Xuất xứ của hệ thống ISO 9000
 ISO 9000 đã được nghiên cứu từ năm 1979, dựa trên tiêu chuẩn Anh: “BS
5750 : 1978 – Các hệ thống chất lượng”, vốn có xuất xứ từ những hệ
thống đám báo chất lượng trong công nghiệp quốc phòng của Anh, Mỹ và
khối quân sự NATO. Năm 1987, ISO dược công bố lần đầu, sau đó được
soát xét, tu chỉnh lần thứ nhát vào năm 1994, trở thành ISO 9000 : 1994 và
bản tiêu chuẩn hiện hành của ISO 9000 là ISO 9000 : 2000.
 Bộ Tiêu chuẩn ISO 9000 do ban kỹ thuật TC 176 ban hành lần đầu vào
năm 1987, được sửa đổi 3 lần vào năm 1994, năm 2000 và năm 2008. ISO
9000 là bộ các seri tiêu chuẩn quốc tế và các hướng dẫn về quản lý chất
lượng áp dụng trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ...
1.2. Mục đích của hệ thống ISO 9000
 Thúc đẩy sự phát triển về vấn đề tiêu chuẩn hoá nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ quốc tế. Với ích lợi và tính hiệu
quả của việc áp dụng ISO, ngày nay người ta mở rộng phạm vi áp dụng

2


cho mọi tổ chức không phân biệt loại hình, quy mô và sản phẩm vào cả
lĩnh vực quản lý hành chính, sự nghiệp.
1.3.Các nội dụng cơ bản của hệ thống ISO 9000

 ISO - 9001: tiêu chuẩn về hệ thống đảm bảo chất lương trong thiết kế,
triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ.

 ISO - 9002: Hệ thống chất lượng - mô hình đảm bảo chất lượng trong sản
xuất, lắp đặt và dịch vụ.
 ISO - 9003: Hệ thống chất lượng - mô hình đảm bảo chất lượng trong
kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng.
2. Lợi ích khi áp dụng hệ thống ISO 9000
 Tạo nền móng cho sản phẩm có chất lượng:
-"Một hệ thống quản lý tốt sẽ tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt".
-ISO 9000 giúp định hướng các hoạt động theo quá trình
-ISO 9000 giúp quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hệ thống và
có kế hoạch
-ISO 9000 giúp giảm thiểu và loại trừ các chi phí phát sinh sau kiểm tra, chi phí
bảo hành và làm lại.
-ISO 9000 giúp cải tiến liên tục hệ thống chất lượng và cải tiến liên tục chất
lượng sản phẩm.
 ·Tăng năng suất và giảm giá thành:
3


-ISO 9000 cung cấp các phương tiện giúp cho mọi người thực hiện công việc
đúng ngay từ đầu để giảm thiểu khối lượng công việc làm lại
-ISO 9000 giúp kiểm soát chi phí xử lý sản phẩm sai hỏng, giảm lãng phí về thời
gian, nguyên vật liệu, nhân lực và tiền bạc
-ISO 9000 giúp giảm được chi phí kiểm tra cho cả công ty và khách hàng
 ·Tăng năng lực cạnh tranh:

-ISO 9000 giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh thông qua việc chứng tỏ với
khách hàng rằng:̀ các sản phẩm họ sản xuất phù hợp với chất lượng mà họ đã
cam kết
-ISO 9000 giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả nguồn nhân lực, tích luỹ những
bí quyết làm việc - yếu tố cạnh tranh đặc biệt của kinh tế thị trường

 ·Tăng uy tín của công ty về chất lượng:

-ISO 9000 giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh về một hệ thống quản lý đạt
tiêu chuẩn mà khách hàng và người tiêu dùng mong đợi, tin tưởng
-ISO 9000 giúp doanh nghiệp chứng minh chất lượng sản phẩm, dịch vụ của
công ty đáp ứng và vượt quá sự mong đợi của khách hàng
-ISO 9000 giúp doanh nghiệp xác định hiệu quả quá trình, phân tích, đánh giá
sản phẩm, ra quyết định quản lý, cải tiến hiệu quả hoạt động, nâng cao sự thoả
mãn khách hàng thông qua những dữ liệu có ý nghĩa
4


3. Tình hình áp dụng hệ thống ISO 9000
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được biết đến ở Việt Nam từ năm 1989, cho đến nay nó
đó được phổ biến khá rộng ở Việt Nam.
 Năm 1994, tổng cục tiêu chuẩn đo chất lượng thành lập trung tâm đào tạo
chuyên về giới thiệu các hiêủ biết về ISO 9000, về phương pháp áp dụng
tiêu chuẩn này vào các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay Việt Nam có
khoảng hơn 300 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận ISO 9000 so với
mục tiêu là 400 doanh nghiệp vào năm 2000.
 Trong số các doanh nghiệp đó được chứng nhận ISO 9000 theo bảng trên,
bao gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau như: Doanh nghiệp quốc
doanh, Xí nghiệp liên doanh, Công ty nhưng sự phân bố này trong các khu
vực không đồng đều phần lớn tập trung ở phía Nam. Hơn nữa trong 3 tiêu
chuẩn của ISO 9000về hệ thống đảm bảo chất lượng, chủ yếu các doanh
nghiệp đăng ký áp dụng và đơc chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9002, số ít áp
dụng ISO 9001 và hầu như không có áp dụng ISO 9003.
* Các bước thực hiện để xây dựng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000
như sau:


Bước 1: Cam kết của lãnh đạo.
Đây là bước quan trọng có tính quyết định sự thành công việc xây dựng hệ
thống. Vai trò của lãnh đạo là phải xác định được chính sách chất lượng của
công ty, đồng thời phân bố nguồn lực cần thiết để thực hiện được chương trình
và phối hợp các hoạt động của hệ thống QLCL.
5


Bước 2: Xây dựng nhóm lãnh đạo chương trình chất lượng và nhóm cải tiến chất
lượng.
Thành lập ban lãnh đạo chương trình chất lượng thường từ 3 đến 7 người, chịu
trách nhiệm toàn bộ việc lập kế hoạch giám sát thực hiện kế hoạch này, đa ra
những chỉ dẫn và phân bố các nguồn lực cần thiết.
Bước 3: Nhận thức về ISO 9000 ở doanh nghiệp.
Các chương trình nhận thức về ISO 9000 phải truyền đạt tới mọi thành viên
trong doanh nghiệp.
Bước 4: Đào tạo.
Đào tạo là một hoạt động cần thiết và đòi hỏi phải tiến hành liên tục và thường
xuyên.
Chương trình đào tạo phải được xây dựng cho từng loại đối tượng khác nhau,
lãnh đạo các cấp, cấp trung gian giám sát viên và công nhân. Đào tạo phải bao
quát các khái niệm cơ bản của hệ thống chất lượng ISO 9000.
Bước 5: Đánh giá thực trạng công ty.
Doanh nghiệp phải lập một lưu đồ các hoạt động thông tin từ khi khách hàng đặt
đơn mua hàng đến khi sản phẩm đến tay họ. Từ sơ đồ chính này, xây dựng các
sơ đồ cho phòng ban phân xưởng. Qua đó doanh nghiệp thiết lập hồ sơ, tài liệu
hiện có, xem một tài liệu vẫn sử dụng được bổ sung vào bộ tiêu chuẩn ISO 9000.
Loại bỏ các tài liệu lạc hậu.
Bước 6: Kế hoạch thực hiện.


6


Sau khi xác định rõ những quy trình và hướng dẫn công việc cần phải xây dựng
thì doanh nghiệp tiến hành xây dựng kế hoạch cụ thể để hoàn thành công việc
Bước 7: Xây dựng hệ thống văn bản theo ISO 9000.
Tầng 1: sổ tay chất lượng: quy định chớnh sách chất lượng, mục tiêu của tổ chức
và mô tả khái quát hệ thống chất lượng.
Tầng 2: Các quy định của hệ thống mô tả hoạt động của từng phòng ban, phân
xưởng, việc kiểm soát chất lượng thực hiện như thế nào.
Tầng 3: Các tài liệu chất lượng( hướng dẫn công việc biểu mẫu, biểu cáo).
Bước 8: Áp dụng hệ thống chất lượng mới.
Ở các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hệ thống chất lượng thường áp dụng ngay
trong toàn bộ doanh nghệp. Doanh nghiệp thực hiện theo từng giai đoạn thì có
thể đánh giá hiệu quả của hệ thống theo từng khu vực lựa chọn. Tốt nhất là nên
đánh giá khu vực có nhiều cơ hội.
Bước 9: Đánh giá chất lượng nội bộ.
Khi hệ thống được thiết lập thỡ phải thừơng xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng
nội bộ. Đào tạo một số nhân viên để thự hiện đánh giá nội bộ.
Sau khi đánh giá chất lượng lần đầu. Doanh nghiệp tổ chức hội nghị nhằm đánh
giá hệ thống chất lượng đang áp dụng có phù hợp hay không. Hội nghị phải chỉ
ra các hành động khắc phục phòng ngừa (nếu có) và đảm bảo hiệu quả của các
hành động này.
Bước 10: Chứng nhận và đăng ký.

7


Dựa trên danh sách các tổ chức chứng nhận hiện có trong nước và ngoài nước.
Xem xét tổ chức này có được cung cấp dịch vụ chứng nhận trong khu vực mà

doanh nghiệp kinh doanh hay không và giá cả lựa chọn một vài tổ chức thích
hợp.
 Sau khi lựa chọn tổ chức chứng nhận, công việc đầu tiên tổ chức chứng
nhận sẽ đánh giá hệ thống văn bản tài liệu của doanh nghiệp. Nếu phù hợp
sẽ tiến hành đánh giá việc áp dụng hệ thống tài liệu này tại doanh nghiệp
có phù hợp hay không.
 Ở Việt Nam : ISO 9000 đã góp phần không nhỏ làm thay đổi sự lãnh đạo
và quản lý các doanh nghiệp, thay đổi tư duy quản lý, kinh doanh của
nhiều chủ doanh nghiệp, họ đã có tầm nhìn chiến lược trong kinh doanh,
làm ăn có bài bản, không theo kiểu trước mắt.
 Đến năm 2002, các thành viên chủ lực của Tổng công ty dệt may Việt
Nam đã đưa ISO 9000 vào đời sống kinh doanh và sản xuất. Nếu không có
sự áp dụng này, ngành dệt may Việt Nam không tạo được niềm tin với bạn
hàng quốc tế rằng chất lượng là một tố chất chính của chiến lược kinh
doanh của ngành dệt may Việt Nam.
 Một thành công đáng ghi nhận nhất là các tổng công ty xây dựng - xây lắp
(công nghiệp và dân dụng) như Lilama, Vinaincon, Coma, Vinaconex,
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Tàu biển Việt Nam... đã
áp dụng ISO 9000 ngay từ năm 1997. Đến nay các tổng công ty này đã
thực sự đóng vai trò tổng thầu (EPC) cho một số dự án tầm cỡ quốc gia và
quốc tế.

8


 Trong lĩnh vực thủy sản, nông sản, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất,
chế biến để xuất khẩu thủy sản đã thực hiện từ khâu sản phẩm phải có chất
lượng ổn định (áp dụng ISO 9000) và phù hợp với chuẩn mực vệ sinh
ATTP (HACCP) và đã thành công vượt qua những rào chắn kỹ thuật của
những thị trường khó tính nhất như Mỹ, Nhật, EU.

 Trong 10 năm qua, nhờ áp dụng ISO 9000, chất lượng dịch vụ của các
tổng công ty dịch vụ (bưu chính viễn thông, hàng không, du lịch...) và các
ngân hàng thương mại lớn đã tăng lên rất đáng kể. Ngay từ năm 1995,
Tổng công ty Dầu khí đã đưa ISO 9000 đến các công ty thành viên, kể cả
những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu như Viện NIPI.
 Trên diện vĩ mô, sau 10 năm, trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, xây
dựng, thủy sản, nông nghiệp, bưu chính viễn thông, ngân hàng, du lịch, tàu
biển... đã có một bước tiến rõ nét về chất lượng thông qua việc áp dụng bộ
tiêu chuẩn ISO 9000 và các ngành này đã lần lượt đưa chất lượng là một
trong những yếu tố chính trong chiến lược phát triển và kinh doanh của
mình.

II , Những nội dung cơ bản của hệ thống văn bản để thực hiện ISO 9000
1, Sơ đồ hệ thống tổ chức Trường Mầm Non Ban Mai :

9


Hội đồng quản trị

))
Hiệu trưởng

Hiệu phó chuyên môn

Hiệu phó nuôi dưỡng

Tổ nhà trẻ

Tổ mẫu giáo


Nhóm
Văn Phòng

Tổ
Nuôi dưỡng

Nhóm lớp
18-24 tháng

Lớp 3-4 tuổi

Hành chínhVăn thư

Tổ bảo vệ

Nhóm lớp
24-36 tháng

Lớp 4-5 tuổi

Y tế

Lớp 5-6 tuổi

Kỹ thuật

Kế toán
tài vụ


10


Danh sách các phòng ban chính của Trường Mầm Non Ban Mai :
 HĐQT ( Ban Giám Hiệu )
 Hiệu Trưởng
 Hiệu Phó Chuyên Môn : + Tổ Nhà Trẻ
+ Tổ Mẫu Giáo
 Hiệu Phó Nuôi Dưỡng : + Tổ Nuôi Dưỡng
 Phòng Hành chính – Văn thư
 Phòng Kế toán – Tài vụ
 Phòng Kỹ Thuật
 Phòng Y Tế
 Phòng Bảo Vệ
2 , Phân công chức năng – nhiệm vụ của từng đơn vị thành viên của
Trường Mầm Non Ban Mai
2.1 : Hội Đồng Quản Trị ( Ban Giám Hiệu )
 Gồm : 1 Hiệu Trưởng và 2 Phó Hiệu Trưởng
 Chức năng – nhiệm vụ chính :
+ Xây dựng và quyết định các chế độ thu chi tài chính trong trường
mầm non theo quy định của Nhà nước và chế độ quan lý tài chính.
+ Huy động các nguồn vốn để xây dựng trường .
+ Phê duyệt phương án và tổ chức bộ máy , biên chế và các vấn đề
có liên quan đến nhân sự của Trường .
11


2.1.1 : Xây dựng và quyết định các chế độ thu chi tài chính trong trường
mầm non theo quy định của Nhà nước và chế độ quản lý tài chính .
 Quy trình :

Lên danh sách – ghi chép các chế độ thu chi tài chính
theo quy định của Nhà nước .

Theo dõi khi có sự thay đổi ( không thay đổi ) theo sự
điều chỉnh của Nhà nước.

Hạch toán quản lý thu chi kinh phí theo đúng quy định
của Nhà nước .

Thực hiện công khai dân chủ .
 Thuyết minh quy trình :
+ Lên danh sách – ghi chép các chế độ thu chi tài chính trong
trường mầm non theo đúng quy định của Nhà nước như sau :

Phần Thu

Phần Chi

+ Các khoản thu theo quy định : + Chi hoạt động thường xuyên
- Học phí

+ Chi hoạt động chuyên môn

+ Các khoản thu theo thỏa thuận nghiệp vụ
12


: - Tiền phục vụ ăn sáng

+ Trích lập quỹ :


 Tiền học các môn

 Quỹ

bổ trợ ( vẽ , võ ,...)

phát

hoạt

 Tiền hỗ trợ CSVC ,

triển

động

sự

nghiệp .
 Quỹ khen thưởng

TSCĐ.
+ Các khoản thu chi hộ :

và phúc lợi .

 Tiền ăn
 Quỹ


phụ

huynh

trường
+ Theo dõi sự thay đổi và điều chỉnh các chế độ thu chi tài chính
của Nhà nước . Nếu có thì cần điều chỉnh ngay lập tức .
+ Hạch toán quản lý thu chi kinh phí : cần ghi chép và tính toán tỉ
mỉ , cụ thể để đảm bảo việc khi thực hiện .
+ Cuối cùng , là thực hiện các chế độ thu chi một cách công khai
dân chủ .
 Chỉ tiêu chất lượng :
Phiếu xác nhân chất lương công việc
Ngày .... Tháng .... Năm

Mục tiêu

Phòng : Ban Giám Hiệu gồm :

+ Nâng cao chất lượng hiệu quả

+ Hiệu Trưởng : Nguyễn .....

công tác các bộ công –viên

+ Hiệu Phó chuyên môn : Lê ....

chức của nhà trường .

+ Hiệu Phó nuôi dưỡng :

Nguyễn ...
13

+ Đảm bảo việc công bằng ,


công khai , dân chủ và đoàn kết
nội bộ và giữa gia đình và nhà
trường .
Chữ kí : Hiệu trưởng

Thực hiện công việc :
+ Xây dưng và quyết định các

Và 2 hiệu phó .

chế độ thu chi tài chính trong
trường theo quy định của Nhà
nước .
2.1.2 : Huy động các nguồn vốn để xây dựng Trường
 Quy trình :
Lập kế hoạch huy động các nguồn lực

Tổ chức thực hiện kế hoạch

Chỉ đạo quá trình huy động các nguồn lực.

Kiểm tra và đánh giá
 Chỉ tiêu chất lượng :
Phiếu xác nhân chất lương công việc

Ngày .... Tháng .... Năm
Phòng : Ban Giám Hiệu gồm :

+ Nâng cao về chất lượng mô

+ Hiệu Trưởng : Nguyễn .....

hình Trường học .

+ Hiệu Phó chuyên môn : Lê ....
14

Mục tiêu


+ Hiệu Phó nuôi dưỡng : + Nâng cao chất lượng học tập
Nguyễn ...

và rèn luyện của trẻ em trong
Trường học cũng như chất
lượng hiệu quả dạy học của
giáo viên .

Thực hiện công việc :

Chữ kí : Hiệu trưởng

+ Huy động nguồn vốn để xây

Và 2 hiệu phó .


dựng Trường .

2.1.3 : Phê duyệt phương án về tổ chức bộ máy , biên chế và các vấn đề có
liên quan đến nhân sự Trường .
 Quy trình :
Nhận phương án tổ chức bộ máy của phòng Tổ chưc –
nhân sự .

Tiến hành họp Ban Giám Hiệu

Xem xét và củng cố , kiện toàn bô máy của Trường .

Hoàn thiện và phê duyệt phương án.
 Chỉ tiêu chất lượng :

15


Phiếu xác nhân chất lương công việc
Ngày .... Tháng .... Năm

Mục tiêu

Phòng : Ban Giám Hiệu gồm :

+ Thiết lập một bộ máy tinh

+ Hiệu Trưởng : Nguyễn .....


gọn , nâng cao chất lượng hiệu

+ Hiệu Phó chuyên môn : Lê ....

quả công tác cán bộ , công

+ Hiệu Phó nuôi dưỡng : Nguyễn chức – viên chức của nhà
Trường .

...

+ Nâng cao hiệu suất lao động .
Thực hiện công việc :
+ Phê duyệt phương án về

Chữ kí : Hiệu trưởng
Và 2 hiệu phó .

tổ chức bộ máy , biên chế
và các vấn đề có liên quan
đến nhân sự Trường .

2.2 . Hiệu Trưởng
 Gồm : 1 Hiệu Trưởng
 Chức năng – nhiệm vụ chính :
+ Xây dựng quy hoạch phát triển nhà Trường , lập kế hoạch , tổ
chức thực hiện kế hoạch giáo dục theo từng năm học .
+ Phê duyệt dự toán và quyết toán bằng ngân sách các khoản chi
tiêu nội bộ của Trường .
16



+ Phân công , quản lí , đánh giá và xếp loại đối với giáo viên , nhân
viên theo quy định của Trường .
2.2.1 : Xây dựng quy hoạch phát triển nhà Trường , lập kế hoạch ,
tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục theo từng năm học .
 Quy trình :
Lập kế hoạch giáo dục theo từng khối lớp gồm : Nhà Trẻ ,
Mẫu Giáo , Năng Khiếu .

Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục

Báo cáo kết quả theo từng năm với BGH
 Thuyết minh quy trình :
+ Lập kế hoạch giáo dục từng khối lớp theo từng năm học gồm
các lớp : Tổ Nhà Trẻ , Tổ Mẫu Giáo và Tổ Năng Khiếu .
Hai yếu tố chính trong kế hoạch giáo dục đó là : Đặc điểm tình
hình của lớp và Mục tiêu giáo dục
Kế hoạch giáo dục năm học 2015-2016
 Đặc điểm tình hình
lớp học

17

+ Thuận lợi


+ Khó khăn
 Mục tiêu giáo dục


+ Sự phát triển thể chất
+ Sự phát triển tình cảm và
quan hệ xã hội
+ Sự phát triển về ngôn ngữ
và giao tiếp
+ Sự phát triển nhận thức
+ Sự phát triển về thẩm mỹ

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục
+ Tổng hợp kết quả của tổ chuyên môn và báo cáo với BGH kết
quả thực hiện trong 1 năm .
Cần có sự điều chỉnh nếu mục tiêu giáo dục không đạt được hiệu
quả như mong muốn .
 Chỉ tiêu chất lượng :
Phiếu xác nhân chất lương công việc
Ngày .... Tháng .... Năm

Mục tiêu
+ Mong muốn nâng cao khả

Phòng : Hiệu Trưởng gồm :

năng nhận thức và phát triển tư
duy của trẻ của mỗi khối lớp .

18


+ Hiệu Trưởng : Nguyễn .....
+ Nâng cao khả năng về thể

chất và tinh thần của trẻ .
Thực hiện công việc :

Chữ kí : Hiệu trưởng

+ Lập kế hoạch giáo dục

2.2.2 : Phê duyệt dự toán và quyết toán bằng ngân sách các khoản
chi tiêu nội bộ của Trường


Quy trình :
Nhận bảng dự toán các khoản từ phòng tài vụ kế toán

Kiểm tra , xem xét chi tiết các khoản đó

Xét duyệt và quyết toán bằng ngân sách .

 Thuyết minh quy trình :
+ Nhận bảng dự toán các khoản chi tiêu nội bộ từ phòng tài vụ - kế
toán :
Các khoản chi tiêu nội bộ năm 2015-2016

19


Danh mục


Chi thanh toán

cho cá nhân

Cụ thể các khoản
+ Tiền lương
+ Phụ cấp lương
+ Các khoản đóng góp
+ Thanh toán khác cho cá
nhân



Chi thanh toán
cho dịch vụ , hàng

+ Tiền thưởng
+ Phúc lợi tập thể

hóa .
+ Vật tư văn phòng
+ Thông tin liên lạc
+ Hội nghị
+ Công tác phí
+ Chi phí thuê mướn
+ Tiền công
+ Chi nghiệp vụ chuyên môn
+ Chi khác , tiếp khách
+ Chi sửa chữ thường xuyên
TSCĐ .

20



×