Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Nghiên cứu thu nhận fucoxanthin từ rong mơ và ứng dụng làm trà hoà tan hỗ trợ làm giảm mỡ nội tạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 57 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

“Nghiên cứu thu nhận fucoxanthin từ rong mơ và ứng dụng
làm trà hòa tan hỗ trợ làm giảm mỡ nội tạng.”

Giáo viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN ĐỨC TIẾN
Sinh viên thực hiện

: CAO THỊ PHƯƠNG

Lớp

: CNTP 12.01

Hà Nội - 2016


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội
LỜI CẢM ƠN

Có được kết quả nghiên cứu này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến :
TS. Nguyễn Đức Tiến – Trưởng Bộ môn Nghiên cứu Phụ phẩm và Môi
trường nông nghiệp thuộc Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ Sau thu
hoạch, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ, động viên, khuyến


khích tôi rất tận tình và chu đáo trong những lúc khó khăn, truyền cho tôi
kiến thức và kinh nghiệm quý báu để tôi có thể hoàn thành đề tài tốt nghiệp
này.
Đồng thời tôi cũng xin được cảm ơn các anh, chị ở Bộ môn Nghiên
cứu Phụ phẩm và Môi trường nông nghiệp thuộc Viện Cơ điện nông nghiệp
và Công nghệ Sau thu hoạch đã hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn
thành đề tài này.
Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo cùng tập thể
cán bộ, nhân viên khoa Công nghệ sinh học – Viện Đại học Mở Hà Nội đã
dạy dỗ, chỉ bảo tận tình trong quãng thời gian 4 năm học tạo trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, người thân, bạn
bè đã luôn ở bên động viên động viên, chia sẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu trên.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Cao Thị Phương

Cao Thị Phương

Lớp: CNTP 1201


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3

1.1.Giới thiệu về rong mơ ........................................................................... 3
1.1.1. Nguồn gốc, phân bố, phân loại, đặc điểm thực vật học ................. 3
1.1.1.1. Nguồn gốc, phân bố ................................................................... 3
1.1.1.2. Phân loại .................................................................................... 4
1.1.1.3. Đặc điểm thực vật học ............................................................... 4
1.1.2. Thành phần hóa học ...................................................................... 5
1.1.3. Giá trị của rong mơ ....................................................................... 6
1.2. Giới thiệu về fucoxanthin .................................................................... 7
1.2.1. Khái niệm, cấu trúc ....................................................................... 7
1.2.2. Sự ổn định của fucoxanthin........................................................... 9
1.2.3. Tác dụng sinh học của fucoxanthin ............................................. 10
1.2.3.1. Tác dụng chống oxy hóa .......................................................... 11
1.2.3.2. Tác dụng chống viêm ............................................................... 11
1.2.3.3. Tác dụng chống tình trạng thừa cân, béo phì ............................ 12
1.2.3.4. Tác dụng chống ung thư........................................................... 12
1.2.3.5. Tác dụng làm đẹp da, trắng da ................................................. 12
1.2.3.6. Tác dụng bảo về mạch máu ...................................................... 13
1.3 . Nghiên cứu thu nhận fucoxanthin từ rong mơ ................................ 13
1.3.1. Ứng dụng sóng siêu âm trong trích ly thu nhận các hoạt chất sinh học
từ rong mơ ............................................................................................ 13
1.3.2. Nghiên cứu công nghệ tinh sạch và thu nhận fucoxanthin từ rong
mơ ........................................................................................................ 14
1.4. Ứng dụng của fucoxanthin trong thực phẩm ...................................... 17
PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU......................................................................................................... 18
2.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu........................ 18
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................. 18
Cao Thị Phương

Lớp: CNTP 1201



Khóa Luận Tốt Nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ..................................................................... 18
2.1.2.1. Hóa chất................................................................................... 18
2.1.2.2. Thiết bị và dụng cụ .................................................................. 18
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................... 19
2.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 19
2.3.

Phương pháp phân tích đo đạc ...................................................... 19

2.3.1. Xác định hàm lượng fucoxanthin bằng phương pháp đo quang
phổ UV-Vis .......................................................................................... 19
2.3.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả tinh sạch ................................... 20
2.3.3. Phương pháp xác định độ ẩm theo TCVN 4326: 2001 (ISO 6496:
1999) .................................................................................................... 21
2.3.4. Phương pháp đánh giá hoạt tính chống oxy hóa (đánh giá DPPH)
............................................................................................................. 21
2.3.5. Phương pháp đánh giá cảm quan................................................. 22
2.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm........................................................... 23
2.4.1. Khảo sát ảnh hưởng tỷ lệ nước khử ion: cao trích ly fucoxanthin
đến hiệu suất thu hồi và độ tinh sạch của chế phẩm fucoxanthin .......... 23
2.4.2. Nghiên cứu xử lý dầu giàu fucoxanthin bằng NaOH cho tinh chế
fucoxanthin........................................................................................... 23
2.4.3. Xác định công thức phối chế bột cho tạo trà hòa tan ................... 24
PHẦN 3: KẾT QUẢ................................................................................. 26

3.1. Khảo sát tỷ lệ nước khử ion: cao trích ly fucoxantin cho làm sạch dầu
fucoxanthin từ cao trích ly thô .................................................................. 26
3.2. Nghiên cứu xử lý dầu fucoxanthin bằng NaOH cho tinh chế
fucoxanthin .............................................................................................. 27
3.2.1. Xác định lượng NaOH cho xử lý cao trích ly fucoxanthin và thời
gian xử lý cao trích ly fucoxanthin. ...................................................... 27
3.2.2. Ảnh hưởng của thời gian xà phòng hóa cao trích ly fucoxanthin
đến hiệu suất xà phòng hóa. .................................................................. 27
3.3. Nghiên cứu tách fucoxanthin từ hỗn hợp xà phòng giàu fucoxanthin. 28
3.3.1 Xác định nồng độ ethanol để tinh sạch fucoxanthin từ hỗn hợp xà
phòng giàu fucoxanthin ....................................................................... 28
Cao Thị Phương

Lớp: CNTP 1201


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

3.3.2. Xác định tỷ lệ dung môi ethanol : hỗn hợp xà phòng giàu cho tinh
sạch fucoxanthin ................................................................................... 29
3.3.3. Xác định thời gian tách fucoxanthin từ xà phòng giàu fucoxanthin
............................................................................................................. 32
3.4. Đánh giá tính ổn định chất lượng chế chẩm fucoxanthin ................... 33
3.4.1. Hàm lượng fucoxanthin, độ ẩm, cảm quan của chế phẩm
fucoxanthin........................................................................................... 33
3.4.2.Đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của chế phẩm rong mơ ........... 33
3.5. Đề xuất quy trình thu nhận fucoxanthin ............................................. 34
3.6. Ứng dụng chế phẩm fucoxanthin cho sản xuất trà hòa tan ................. 36

3.6.1. Xác định cơ chất phù hợp phối chế với chế phẩm fucoxanthin cho
trà fucoxanthin hòa tan ......................................................................... 36
3.6.2. Xác định công thức phối chế tạo trà hòa tan................................ 37
3.6.3. Xác định các thông số thích hợp trong quá trình sấy tạo sản phẩm
trà hòa tan ............................................................................................. 38
3.6.4. Đề xuất quy trình sản xuất trà fucoxanthin hòa tan từ cao trích ly
fucoxanthin........................................................................................... 40
3.6.5. Đánh giá chất lượng sản phẩm .................................................... 41
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................... 42
4.1. Kết luận ............................................................................................. 42
4.2. Kiến nghị ........................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 43
PHỤ LỤC................................................................................................. 48

Cao Thị Phương

Lớp: CNTP 1201


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
DPPH

1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl

EtOH


Ethanol

MeOH

Methanol

S. muticum

Sargassum muticum

Cao Thị Phương

Lớp: CNTP 1201


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội
DANH MỤC BẢNG BIÊU

Bảng 1.1. Diện tích và mật độ rong mơ vùng biển Việt Nam năm 2010 ........... 3
Bảng 3.1. Hàm lượng fucoxanthin, độ ẩm, cảm quan của chế phẩm fucoxanthin .. 33
Bảng 3.2. Khả năng ức chế gốc tự do DPPH của chế phẩm rong Mơ ........... 33

Cao Thị Phương

Lớp: CNTP 1201


Khóa Luận Tốt Nghiệp


Viện Đại học Mở Hà Nội
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Hình ảnh về S.muticum .................................................................... 5
Hình 1.2. Cấu trúc phân tử của fucoxanthin .................................................... 7
Hình 1.3. Các dạng chuyển hóa của fucoxanthin ............................................. 8
Hình 1.4. Con đường chuyển hóa sinh học của fucoxanthin .......................... 10
Hình 1.5. Một số chế phẩm và sản phẩm có chứa fucoxanthin ...................... 17
Hình 3.1. Ảnh hưởng của tỉ lệ nước khử ion: cao trích ly fucoxanthin đến độ
tinh sạch và hiệu suất thu hồi ........................................................................ 26
Hình 3.2. Ảnh hưởng của thời gian xà phòng hóa dầu giàu fucoxanthin đến
hiệu suất xà phòng hóa.................................................................................. 28
Hình 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ dung môi ethanol đến độ tinh sạch và hiệu
suất thu nhận fucoxanthin từ hỗn hợp xà phòng giàu fucoxanthin ................. 28
Hình 3.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ dung môi ethanol: hỗn hợp xà phòng dầu giàu
fucoxanthin.................................................................................................... 30
Hình 3.5. Ảnh hưởng của thời gian tách fucoxanthin từ khô dầu fucoxanthin
xử lý NaOH bằng ethanol đến hiệu suất thu nhận fucoxanthin ...................... 32
Hình 3.6. Sơ đồ quy trình công nghệ tinh chế và tạo chế phẩm fucoxanthin .. 35
Hình 3.7. Sơ đồ quy trình sản xuất trà fucoxanthin hòa tan ........................... 40

Cao Thị Phương

Lớp: CNTP 1201


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

MỞ ĐẦU

Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng tăng
cao, không chỉ quan tâm đến việc “ăn no, mặc ấm” như trước kia mà nhu cầu
về thực phẩm bắt đầu hướng tới tính an toàn, khản năng tăng cường sức đề
kháng, ngăn ngừa nghuy cơ gây bệnh, giảm thiểu các bện mãn tính, kéo dài
tuổi thọ cho người tiêu dùng… Vì vậy thực phẩm chức năng đang là một xu
hướng rất được quan tâm. Chúng có thể cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm
nguy cơ mắc bệnh do có chứa các thành phần có hoạt tính sinh học cao. Trong
đó việc tách chiết các hợp chất sinh học từ thực vật đang được các nhà khoa
học đặc biệt quan tâm. Hiện nay, có rất nhiều hợp chất được chiết xuất từ
thiên nhiên đã được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng trong đời sống. Không
thể không kể đến các hợp chất chống oxy hóa, các chất này có vai trò vô cùng
quan trọng trong việc hạn chế hình thành gốc tự do từ đó làm giảm nguy cơ
lão hóa, phòng ngừa các bệnh như: ung thư, béo phì, tiểu đường…
Việt Nam là một nước có lợi thế về biển, không chỉ tạo điều kiện thuận
lợi cho việc khai thác thủy hải sản mà còn thích hợp cho rong mơ phát triển
mạnh. Rong mơ được xem như một loài thực vật biển quý do giá trị kinh tế
và dinh dưỡng mà nó mang lại rất cao. Nó có chứa nhiều thành phần dinh
dưỡng như các muối vô cơ (trong đó có nhiều iod, kali), protein, lipid, alginic,
đặc biệt là fucoxanthin chiếm hàm lượng khá cao (1,01mg/g trọng lượng khô)
[26]. Fucoxanthin là một carotenoid có trong các loài tảo biển nâu ăn được
như Undaria pinnatifida, Sargassum fulvellum, … là một chất chống oxy hóa
tuyệt vời, chống ung thư, chống bện tiểu đường [37].
Mặc dù là chất có hoạt tính sinh học cao, tuy nhiên hiện nay
fucoxanthin đang được bán xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô, giá trị kinh
tế còn thấp, các cơ sở chế biến rong mơ còn hạn chế. Việc nghiên cứu thu
nhận fucoxanthin từ rong mơ để làm nguyên liệu cho chế biến thực phẩm
chức năng và mỹ phẩm cũng là hết sức cần thiết.


Cao Thị Phương

1

Lớp: CNTP 1201


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

Vì vậy, phát triển rộng hơn những nghiên cứu trước, đáp ứng nhu cầu
thực tiễn, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thu nhận
fucoxanthin từ rong mơ và ứng dụng làm trà hòa tan hỗ trợ làm giảm mỡ
nội tạng”.
− Mục đích của đề tài:
Đưa ra được quy trình tinh chế fucoxanthin từ rong mơ
Đề xuất quy trình ứng dụng chế phẩm fucoxanthin tạo ra cho chế
biến trà hòa tan fucoxanthin

Cao Thị Phương

2

Lớp: CNTP 1201


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội


PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Giới thiệu về rong mơ

1.1.1. Nguồn gốc, phân bố, phân loại, đặc điểm thực vật học
1.1.1.1. Nguồn gốc, phân bố
Rong mơ tên khoa học là Sargassum, là một giống Tảo lớn thuộc ngành
rong Nâu , được các thủy thủ người Bồ Đào Nha tìm thấy trong vùng biển
Sargasso.[8]
Rong mơ sống tập trung ở vùng ven biển, tại các vùng có bãi đá ngầm.
Rong mơ phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Nhật Bản, Philipin, Úc…Ở Việt
Nam trong mơ phân bố dọc bờ biển. Khu vực miền Trung và phía Nam thì tập
trung chủ yếu tại các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng
Trị, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa,
Ninh Thuận, Bình Thuận, Kiên Giang. Năng suất ở các vùng tập trung đó có
khi lên đến 7kg/m2 mặt nước , bình quân trên dưới 5,5kg/m2, tạo nên nguồn
nguyên liệu bền vững cho việc khai thác chế biến và cũng điểm chỉ những
môi trường trồng thuận lợi. [4]
Rong mơ là loài chiếm ưu thế nhất ở các khu vực với trữ lượng chiếm
98% tổng trữ lượng của các bãi rong, mật độ cây trung bình là 43,8 ± 20,2
cây/m2 và sinh lượng trung bình đạt 456 ± 64,2 g khô/m2 [5]
Bảng 1.1.Diện tích và mật độ rong mơ vùng biển Việt Nam năm 2010[3]
Tỉnh
Quảng Nam-Đà

Diện tích (m2)

Mật độ (kg/m)


Mùa vụ sinh trưởng

190.000

2,0-7,0

3,4,5

Bình Định

42.750

2,5

3,4,5

Khánh Hòa

2000.000

5,5

3,4,5

Ninh Thuận

1.500.000

7,0


3,4,5

nẵng

Cao Thị Phương

3

Lớp: CNTP 1201


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

Vùng biển Khánh Hòa có diện tích rong lớn nhất , tổng diện thích lên
đến 2000.000m2 với mật độ là 5,5kg/m. Tiếp theo là vùng biển Ninh Thuận
với diện tích 1.500.000m2 , mật độ 7,0kg/m. Thấp nhất là vùng biển Bình
Định với diện tích 42.750m2, mật độ 2,5kg/m
1.1.1.2. Phân loại
Phân loại khoa học rong mơ theo Wikipedia. [8]
Vực (domain)

Eukaryota

Giới (regnum)

Chromalveolata


Ngành (phylum)

Heterokontophyta

Lớp (class)

Phaeophyceae

Bộ (ordo)

Fucales

Họ (familia)

Sargassaceae

Chi (genus)

Sargassum

Các loài: Sargassum muticum và khoảng 250 loài khác.
1.1.1.3. Đặc điểm thực vật học
Sargassum muticum là một loài rong nâu lớn, màu sắc thay thổi từ nâu
sẫm đến nhạt, vàng nâu tùy thuộc vào mùa vụ và điều kiện phát triển. Các
nhánh của S. muticum mọc so le đều đặn trên thân. Nó được gắn vào đĩa bám,
có rất nhiều phao nhỏ 2 – 3 mm hình tròn hoặc hình quả lê dạng bóng khí trên
thân cây và giúp cho chúng đứng thẳng trong nước hoặc nổi nếu các bộ phận
của cây bị tách khỏi thân gốc. S. muticum có thể dài từ 75 – 120cm, nhưng
thường đạt tới chiều dài 1,5 – 2m ở vùng biển Thụy Điển, 6 – 7m ở Pháp và
lên đến 8,5 m trong vùng biển Na Uy. Nhánh bên bị tách ra khỏi thân vào

mùa hè hoặc mùa thu, để lại một thân gốc ngắn qua mùa đông (Wallentinus,
1999) [28]
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian tăng trưởng của S. muticum
khác nhau tùy thuộc vào nhiệt độ nước mà nó đang sinh sống. Trong các khu
vực có khí hậu ấm hơn thì S. muticum đã được chứng minh là phát triển quanh
năm, nhưng nó vẫn bị mất nhánh (Norton, 1976; Arenas & Frenández, 2000;
Cao Thị Phương

4

Lớp: CNTP 1201


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

Britton-Simmons, 2004). S. muticum có cả hai hình thức sinh sản là vô tính và
hữu tính. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng nhiệt độ tăng trưởng tối ưu của
S. muticum là 25°C, và nghiên cứu này cũng cho thấy S. muticum có thể chịu
được nhiệt độ từ 10°C – 30°C [30]

Hình 1.1: S.muticum
1.1.2. Thành phần hóa học
- Thành phần hóa học
Mầu nâu của rong mơ là kết quả của sắc tố hoàng thể tố fucoxanthin,
thành phần chính của rong mơ là các polysaccharide (cellulose, alginate,
laminaran, fucoidan…), ngoài ra còn có mannitol, gibberellin, cytokinin…
và nhiều loại vitamin. Hàm lượng alginic acid trung bình từ 20 – 30% trọng
lượng khô. Một loại đường khác có giá trị trong rong mơ là mannitol với

hàm lượng từ 7 – 10% trọng lượng khô. Hàm lượng protein có từ 5 – 15%.
Tổng lượng khoáng có từ 20 – 40% trong đó có đầy đủ các nguyên tố
khoáng cần thiết cho cơ thể sinh vật, đặc biệt là iod với hàm lượng từ 0,08 –
0,34% là nguồn dược liệu để chữa bệnh bướu cổ. Ngoài ra rong mơ còn
chứa các phospho lipid dùng trong y dược và các hợp chất có hoạt tính sinh
học khác [6].
Theo kết quả nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng và hóa học của loài
Sargassum naozhouense (tính theo trọng lượng khô) thì có hàm lượng protein
11,20%, chất khoáng 35,18%, lipid 1,06%, carbohydrate tổng số 47,73%,
Cao Thị Phương

5

Lớp: CNTP 1201


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

tổng carbohydrate tan trong nước 29,74%, polysaccharide tan trong nước
21,01%, và chất xơ tổng số 4,83% [34 ].
Kotake-Nara và cộng sự (2005) nghiên cho thấy rong nâu chi
Sargassum và Turbinaria ở vùng nhiệt đới thường có hàm lượng phenol và
tannin tương đối thấp hơn nhiều so với ở vùng ôn đới, do đó 2 chi rong nâu ở
vùng nhiệt đới thường là thức ăn cho cá, động vật ăn cỏ... (ở vụng nhiệt đới
dao động giữa 0 và 1,6% trọng lượng khô, vùng ôn đới dao động từ 3 đến
12% trọng lượng khô ) [35]
Rong mơ có khả năng tích lũy hàng loạt các nguyên tố hóa học với hệ
số tập trung cao, nồng độ các nguyên tố này trong tro của chúng có thể gấp

hàng vạn hay hàng triệu lần so với trong nước biển. Đã tìm thấy khá nhiều
nguyên tố hóa học trong rong mơ: Al, Si, Mg, Ca, Sr, Ba, fe, V, Mn, Ti, Co,
Ni, Cr, Sn, Ag, Bi, Cu, Pb, Zn, Ga, Be, Na, K… [6]
1.1.3. Giá trị của rong mơ
Nguồn lợi mà rong mơ đem lại cho thế giới rất lớn. Các sản phẩm
truyền thống của nó là mannitol (35000 tấn/năm), alginate (hàng triệu
tấn/năm) [6].. Trong khoảng chục năm gần đây, các nghiên cứu phát hiện
rong mơ có chứa một số thành phần quan trọng, đó chính là fucoxanthin,
phlorotannins, fucoidan,… với những hoạt tính sinh học quý, như: Chống ung
thư, giảm mỡ nội tạng, chống cục máu đông, kháng khuẩn, kháng virut (kể cả
virut HIV), chống nghẽn tĩnh mạch... [36]
Rong mơ được sử dụng đầu tiên ở Nhật Bản và Trung Quốc trong vai
trò là nguồn thực phẩm quan trọng. Hàm lượng iod trong rong mơ (0,25 –
0,35% khối lượng khô) cao hơn hàm lượng iod của thực vật ở đất liền vài
trăm lần. Rong mơ được sử dụng như một loại dược thảo chữa bệnh bướu cổ,
nó không chỉ cung cấp iod và các nguyên tố vi lượng cho con người mà còn
cung cấp một số vitamin như A, B, C, D, E, K và hầu hết các acid amin không
thay thế.

Cao Thị Phương

6

Lớp: CNTP 1201


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội


Thành phần hóa học có trong vách tế bào của rong mơ có ý nghĩa rất
lớn. Alginic acid là một loại polysaccharide có giá trị sử dụng. Đây là loại
nguyên liệu quan trọng dùng để trích ly keo alginate, dùng trong nhiều ngành
công nghiệp, như: công nghiệp giấy, sơn, cao su, phim ảnh, mỹ phẩm, công
nghiệp thực phẩm, hoặc thay thế carbon metyl cellulose (CMC) làm phụ gia
cho xi măng dùng cho giếng khoan dầu ở biển, có tác dụng làm tăng thời gian
quánh của xi măng, giải quyết sự cố xi măng đông kết sớm gây khó khăn cho
quá trình xây dựng các công trình, có độ bền uốn cao hơn đảm bảo độ bền cho
công trình... Keo alginate còn được ứng dụng sản xuất một số dụng cụ trong
ngành y (băng gạc, chân tay giả,…). Mannitol là một loại polyol, đồng phân
của sorbitol, loại đường rượu này được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp
thực phẩm và dược phẩm. Mannitol có tác dụng ngăn ngừa hoặc điều trị nước
trong cơ thể dư thừa. Mannitol là giải pháp hiệu quả làm giảm áp suất trong
mắt, giảm sưng não sau chấn thương đầu, điều trị bệnh giãn mạch vành, trị
ung thư, rất có lợi cho người bị bệnh tiểu đường…
1.2. Giới thiệu về fucoxanthin
1.2.1. Khái niệm, cấu trúc
Fucoxanthin là một carotenoid, có công thức phân tử là C42H58O6, trọng
lượng phân tử là 658,91 g/mol, bị nóng chảy ở nhiệt độ 168°C. Fucoxanthin
có cấu trúc allene và epoxide và các nhóm hydroxyl. Cấu trúc đầy đủ của
fucoxanthin được xác định bởi Englert và cộng sự [14]

Hình 1.2. Cấu trúc phân tử của fucoxanthin
Trạng thái vật lý: Fucoxanthin ở dạng tinh thể màu vàng nâu, không
hòa tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ ethanol, acetone,

Cao Thị Phương

7


Lớp: CNTP 1201


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

methanol,… Độ hòa tan của fucoxanthin trong dung môi xấp xỉ 10
mg/ml.[16]

Hình 1.3. Các dạng chuyển hóa của fucoxanthin [17]
Đặc biệt fucoxanthin là một carotenoid allenic đầu tiên được tìm thấy
trong rong Nâu. Fucoxanthin tồn tại ở cả hai cấu hình cis và trans, trong đó
cấu hình dạng trans (chiếm gần 80%) là đồng phân chính của fucoxanthin
[18] và hỗn hợp đồng phân dạng cis (13-cis và 9-cis)[19]. Cấu hình trans của
fucoxanthin ổn định hơn so với dạng cis.
Nakazawa và cộng sự (2009) đã nghiên cứu được dạng đồng phân trans
của fucoxanthin có sự hấp thu và tích hợp vào các tế bào chất béo nhanh hơn
so với dạng cis. Tuy nhiên, đồng phân cis được tìm thấy là có hiệu quả hơn
trong việc ức chế các tế bào trên người bị bệnh bạch cầu so với dạng trans.
Fucoxanthin cũng tồn tại ở dạng khác là fucoxanthinol, được tìm thấy trong
các tế bào ruột của người và chuột sau khi tiêu thụ fucoxanthin. [17]
Cao Thị Phương

8

Lớp: CNTP 1201


Khóa Luận Tốt Nghiệp


Viện Đại học Mở Hà Nội

1.2.2. Sự ổn định của fucoxanthin
- Khả năng chịu nhiệt của fucoxanthin
Theo một nghiên cứu về sự ổn định của fucoxanthin đối với nhiệt độ,
đã đánh giá trên hai chế phẩm là fucoxanthin-1 và fucoxanthin-P1 ở nhiệt độ
80°C và 100°C trong vòng một giờ. Kết quả cho thấy, fucoxanthin-1 tương
đối ổn định ở nhiệt độ 80°C. Tuy nhiên nó bị biến đổi tại nhiệt độ 100°C
trong một giờ. Do đó khuyến cáo rằng fucoxanthin-1 nên được xử lý ở nhiệt
độ dưới 100°C. Còn fucoxanthin-P1 thì ở nhiệt độ 80°C và 100°C trong một
giờ đều ổn định. Vì vậy fucoxanthin-P1 có thể được thao tác theo nhiệt độ xử
lý thông thường cho thực phẩm [20].
- Điều kiện pH cho khả năng ổn định của fucoxanthin
Fucoxanthin dễ bị phân hủy do oxy hóa bởi các tác nhận bên ngoài như
nhiệt độ, độ pH thấp và ánh sáng do chuyển từ dạng đồng phân trans sang
dạng cis kém ổn định.
Năm 2010 Hii và cộng sự đã nghiên cứu tính ổn định của fucoxanthin.
Họ thấy rằng nếu bảo quản fucoxanthin trong điều kiện ánh sang nhân tạo thì
hàm lượng fucoxanthin không đổi trong 3 ngày. Tuy nhiên khi bảo quản trong
điều kiện bóng tối và có bổ sung acid ascorbic thì hàm lượng fucoxanthin
không đổi trong một tuần. Cũng theo nghiên cứu này, tác giả bảo quản dịch
chiết fucoxanthin trong cùng điều kiện bóng tối nhưng thay đổi độ pH khác
nhau (pH3, pH5, pH7, pH9). Kết quả là pH9 trong điều kiện bóng tối là ổn
định nhất. [21]

Cao Thị Phương

9


Lớp: CNTP 1201


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

1.2.3. Tác dụng sinh học của fucoxanthin

Hình 1.4. Con đường chuyển hóa sinh học của fucoxanthin [20]
Vào năm 2002, Surawara và cộng sự

đã kiểm tra sự hấp thụ

fucoxanthin trong các tế bào Caco-2. Kết quả cho thấy, fucoxanthin và
fucoxanthinol với nhóm acetyl thủy phân đã được tìm thấy và được xác định
trong các tế bào Caco-2. Người ta cho rằng nhóm acetyl bị thủy phân bởi các
hoạt động của enzyme esterolytic tồn tại trong đường tiêu hóa và
fucoxanthinol tự do được hấp thụ. Sự trao đổi chất của fucoxanthin đã được
nghiên cứu trên chuột. Mỗi con chuột được cho uống 40 nmol fucoxanthin
trong một giờ và sau đó huyết tương của chúng được lấy đi phân tích. Mặc
dù không tìm thấy fucoxanthin nhưng chất chuyển hóa của nó là
fucoxanthinol và amarouciaxanthin A đã được phát hiện. Theo kết quả kiểm
tra thì sau khi uống, fucoxanthin bị thủy phân thành fucoxanthinol bởi
enzyme lipase từ dịch tụy, enzyme phân hủy các ester trong acid béo như
ascholesterol esterase, hoặc esterase từ các tế bào biểu mô ruột non. Sau đó
fucoxanthin được hấp thụ bởi các tế bào biểu mô đường tiêu hóa, vận chuyển
đến gan thông qua dịch bạch huyết và máu, và được chuyển hóa thành
amaroucixanthin A [20].
Cao Thị Phương


10

Lớp: CNTP 1201


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

1.2.3.1. Tác dụng chống oxy hóa
Hoạt động chống oxi hóa là một trong những đặc tính quan trọng của
các carotenoid và nhiều tác dụng sinh học của nó có liên quan đến khả năng
loại bỏ các dạng oxi hoạt động, đó là một trong những phương thức cho hoạt
động chống bệnh tật của nó (Sachindra và cộng sự, 2007). Các nghiên cứu
trước đó đã chỉ ra rằng fucoxanthin cũng là một tác nhân loại bỏ các gốc tự do
có hiệu quả (Nomura và cộng sự, 1997; Yan và cộng sự, 1999). Các gốc tự do
sử dụng để đánh giá hoạt động chống oxi hóa của fucoxanthin bao gồm DPPH
(1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl), 12-DS (acid 12-doxyl-stearic), (Airanthi và
cộng sự, 2011; Zaragoza và cộng sự, 2008; Nishono và cộng sự, 1998) [32]
Sachandra và cộng sự (2007) đã đánh giá các hoạt động chống oxi hóa
của fucoxanthin và hai chất chuyển hóa của nó là fucoxanthinol và
halocynthiaxanthin trong ống nghiệm liên quan đến việc loại bỏ các gốc tự do
(DPPH, H+) và cho rằng fucoxanthin và fucoxanthinol thể hiện những hoạt
tính chống oxi hóa cao hơn hoặc tương tự như α-tocopherol, còn
halocynthiaxanthin thì thấp hơn [27]
1.2.3.2. Tác dụng chống viêm
Phản ứng chống viêm là một phản ứng tự vệ chống lại các nhân gây
bệnh khác nhau, được đặc trưng bởi việc tập trung một lượng lớn bạch cầu
(neutrophiles, monocytes-macrophages, và dưỡng bào) đến khu vực bị viêm,

trong đó các tế bào viêm được kích hoạt bởi các chất trung gian viêm và tạo
ra anion superoxide và các gốc nitric oxide và có thể trở thành một quá trình
tự hoại, theo công bố của Zaragoza M.C. và cộng sự; Choi S.K. và cộng sự
năm 2008 [22]
Heo và cộng sự (2008); Kim và cộng sự (2010) đã chứng minh tác
dụng ức chế của fucoxanthin trên các cytokine gây viêm và các trung gian
trong lipopolysaccharide được kích thích bởi đại thực bào RAW 264.7.
Những kết quả này cho thấy fucoxanthin ức chế chất cảm ứng nitric oxide và
cyclooxygenase 2, và làm giảm mức nitric oxide, prostaglandin E2,
Cao Thị Phương

11

Lớp: CNTP 1201


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

interleukin 1β và interleukin 6 thông qua việc ức chế sự kích hoạt tác nhân
nguyên tử қB và phản ứng phosphoryl hóa mitogen – được kích hoạt bởi
enzyme kinase [22].
1.2.3.3. Tác dụng chống tình trạng thừa cân, béo phì
Trong báo cáo, Maeda và cộng sự đã chỉ ra rằng các chất béo từ
Undaria pinnatifida làm giảm trọng lượng mô mỡ trắng tại vùng bụng ở
những con chuột cống Wistar và chuột nhà KK-Ay. Nghiên cứu đã khẳng
định fucoxanthin và fucoxanthinol đã ức chế sự tích lũy lipid nội bào và làm
giảm hoạt tính enzyme glycerol-3-phosphate dehydrogenase trong suốt sự
phân hóa thành tế bào mỡ của các tế bào. Nghiên cứu của Miyashita cho thấy

fucoxanthin ở trong thức ăn khi ăn vào cơ thể giúp tăng UCP1 (protein tách
cặp 1) biểu hiện trong các mô mỡ trắng, làm giảm mỡ trắng ở nội tạng, giảm
cân. Một số nghiên cứu cho thấy rằng dùng thực phẩm bổ sung fucoxanthin
làm giảm cân ở phụ nữ béo phì trung bình 4,9 kg trong thời gian 16 tuần.
Cũng trong các nghiên cứu này, Maeda và cộng sự đã cho thấy fucoxanthin
làm giảm đáng kể lượng đường trong máu và mức insulin huyết tương, cũng
như lượng nước uống vào của chuột nhà KK-Ay bị tiểu đường, béo phì [22].
1.2.3.4. Tác dụng chống ung thư
Hiệu ứng gây chết tế bào đã được Hosokawa và cộng sự, Nakazawa và
cộng sự, Kotake-Nara và cộng sự đề xuất là cơ chế sinh hóa mà fucoxanthin đã
gây tác dụng ức chế tế bào ung thư. Năm 2001 Kotake và cộng sự đã chỉ ra
rằng fucoxanthin làm giảm đáng kể khả năng tồn tại của ba dòng tế bào ung thư
tuyến tiền liệt trên người bao gồm PC-3, DU 145 và LNCaP tương ứng 14,9%,
5,0% và 9,8% thông qua cơ chế gây chết tế bào trên các tế bào ung thư. Nghiên
cứu đã chứng minh rằng fucoxanthin tác động lên cơ chế gây chết tế bào trên
các tế bào PC-3 thông qua việc kích hoạt enzyme caspase-3 [22].
1.2.3.5. Tác dụng làm đẹp da, trắng da
Vào năm 2009 Heo và cộng sự ; Urikura và cộng sự, năm 2011đã chỉ
ra rằng việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tạo ra các dạng oxi hoạt động, phản
Cao Thị Phương

12

Lớp: CNTP 1201


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội


ứng viêm được coi là tác nhân gây bệnh chính làm tổn thương các thành phần
tế bào và một số bệnh như nám, ban đỏ và ung thư da. Kết quả nghiên cứu
này cũng cho thấy fucoxanthin làm giảm đáng kể các loại oxi hoạt động trong
tế bào - được tạo ra bởi sự tiếp xúc với bức xạ tia cực tím. Fucoxanthin giúp
nâng cao tỷ lệ sống tế bào và ức chế sự tổn thương ở các tế bào đã được xử lý,
điều này chỉ ra rằng fucoxanthin có thể bảo vệ da khỏi tác hại gây ra bởi tia
cực tím B từ ánh sáng mặt trời. Năm 2011, Shimoda và cộng sự đã cho thấy
rằng fucoxanthin ức chế hoạt động của tyrosinase, melanogenesis trong khối u
ác tính và tia cực tím B – gây nên sắc tố da [22].
Propionibacterium acnes là một loại vi khuẩn mụn trứng cá luôn xuất
hiện trong các nang lông trên da. Vi khuẩn này sử dụng một lượng lớn bã
nhờn như là một nguồn dinh dưỡng. Trong quá trình phát triển của vi khuẩn
này chúng đã sản xuất enzyme lipase làm giảm chất béo trung tính trong bã
nhờn. Thử nghiệm cho thấy fucoxanthin ức chế sự kích hoạt của enzyme
lipase có nguồn gốc từ vi khuẩn mụn trứng cá. Kết quả xét nghiệm chỉ ra rằng
fucoxanthin có hoạt động chống mụn trứng cá [20].
1.2.3.6. Tác dụng bảo về mạch máu
Năm 2013, Ikeda và cộng sự đã nghiên cứu khả năng bảo về mạch máu
não của fucoxanthin trên chuột bạch mắc bệnh cao huyết áp. Kết quả,
fucoxanthin có khả năng bảo vệ mạch máu não thong qua hoạt động loại bỏ
các gốc tự do, chống lại sự chết các tế bào thần kinh ở những con chuột cao
huyết áp [23].
1.3 . Nghiên cứu thu nhận fucoxanthin từ rong mơ
1.3.1. Ứng dụng sóng siêu âm trong trích ly thu nhận các hoạt chất sinh học từ
rong mơ
Hiện nay, việc sử dụng sóng siêu âm để phá vỡ vách bào tử cũng được
ứng dụng khá rộng rãi trong công nghệ trích ly các hoạt chất sinh học nhằm
nâng cao hiệu quả trích ly.

Cao Thị Phương


13

Lớp: CNTP 1201


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

Hiệu quả trích ly các hợp chất hòa tan tăng lên nhờ sự tạo thành các bọt
khí trong dung môi khi sóng truyền qua. Dưới tác dụng của sóng, các bọt khí bị
kéo nén, sự tăng áp quả và nhiệt độ làm các bọt khí nổ vỡ, tạo lên hiện tượng
“sốc sóng”. Khi sự nổ vỡ của các bọt khí ở gần bề mặt pha rắn, xảy ra mất đối
xứng sinh ra các tia dung môi có tốc độ cao vào thành tế bào, do đó làm tăng sự
xâm nhập của dung môi vào tế bào và làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa pha rắn và
lỏng. Điều này làm tăng sự chuyển khối và phá vỡ cấu trúc tế bào. Sự nổ vỡ của
các bọt khí làm tăng sự thoát của các chất nội bào vào dung dịch [8].
Bản chất của quá trình trích ly là dựa vào tính tan của mỗi chất trong
dung môi, chính vì vậy để trích ly hiệu quả hợp chất chống oxy hóa từ rong
Mơ cần biết được tính chất của chúng để tìm được dung môi phù hợp nhất.
Kim và cộng sự đã khai thác fucoxanthin, và nhận thấy bằng cách sử
dụng ethanol làm dịch trích ly thì khoảng 95% chúng đã bị trích ly ra [24].
Trong số các dung môi điều tra, ethanol cho sản phẩm tốt nhất với hàm lượng
fucoxanthin (1,571 mg/g khối lượng mẫu đông khô), trong khi đó n-hexan và
nước không có hiệu quả trong khai thác fucoxanthin. Từ kết quả nghiên cứu
trên ta thấy fucoxanthin là một carotenoid tan tốt trong dung môi ethanol, tan
một phần trong acetone, tuy nhiên chúng lại không tan được trong nước do
khả năng phân cực kém.
1.3.2. Nghiên cứu công nghệ tinh sạch và thu nhận fucoxanthin từ rong mơ

Fucoxanthin đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và nhà sản
xuất do hoạt tính sinh học mạnh của nó. Hiện nay các nước như Nhật Bản,
Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, công nghệ sản xuất chế phẩm
fucoxanthin thương mại làm nguyên liệu cho chế biến thực phẩm, mỹ phẩm
đã được chứng minh, làm rõ cơ chế và chức năng, có hiệu quả giảm cân,
chống béo phì, hiệu ứng chống viêm và chống oxi hoá trong cơ thể. Cùng với
những kết quả được chứng minh bằng các thử nghiệm lâm sàng, sản phẩm
được lưu hành trên thị trường.

Cao Thị Phương

14

Lớp: CNTP 1201


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

Noviendri và cộng sự (2010) đã trích ly và tinh chế thành công
fucoxanthin từ hai loài rong nâu biển Malaysia, cụ thể là Sargassum binderi và
Sargassum duplicatum. Kết quả cho thấy độ tinh khiết của fucoxanthin > 99%
được chỉ ra nhờ phân tích sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Hàm lượng
fucoxanthin, lipid tổng số và thành phần acid béo của rong biển đã cho thấy cả
hai mẫu có chứa một lượng đáng kể fucoxanthin và lipid tổng số. Hàm lượng
fucoxanthin và lipid tổng số của Sargassum duplicatum tương ứng là (1,01 ±
0,10 và 21,3 ± 0,10 mg/g trọng lượng khô), cao hơn đáng kể so với Sargassum
binderi tương ứng là (0,73 ± 0,39 và 16,6 ± 4,10 mg/g trọng lượng khô) [11].
Một nghiên cứu khác, Kim và cộng sự (2012) đã khai thác fucoxanthin

trên loài tảo Isochrysis aff. galbana. Trong nghiên cứu này, fucoxanthin được
khai thác có hiệu quả bằng các dung môi thử nghiệm như methanol, acetone,
ethanol, ethyl acetate. Hầu hết fucoxanthin (gần 95%) có thể trích ly được với
ethanol chỉ trong vòng 5 phút và chỉ 15% sự biến đổi của fucoxanthin được
phát hiện trong quá trình trích ly với ethanol trong 24h. Hệ thống dung môi nhexan: ethanol: nước với tỷ lệ 10: 9: 1 được xác định là tốt nhất cho việc trích
ly fucoxanthin và các chất béo (lipid) từ dịch chiết của Isochrysis aff. galbana
[24]. Cũng trong thời gian này, Kim và cộng sự đã khai thác fucoxanthin trên
một đối tượng khác là tảo cát Phaeodactylum tricornutum. Trong nghiên cứu
này, tác giả đã thực hiện điều tra tác động của loại dung môi, thời gian, nhiệt độ
và phương pháp trích ly (ngâm, Soxhlet, hỗ trợ siêu âm, áp lực chất lỏng) đến
hiệu quả khai thác fucoxanthin. Trong số các dung môi điều tra, ethanol cho
sản phẩm tốt nhất với hàm lượng fucoxanthin (15,71 mg/g khối lượng mẫu
đông khô), trong khi đó n-hexan và nước không có hiệu quả trong khai thác
fucoxanthin. Hàm lượng fucoxanthin trong dịch chiết từ các phương pháp khai
thác khác nhau khá liên tục (15,42 – 16,51 mg/g khối lượng mẫu đông khô).
Phương pháp trích ly bằng Soxhlet được thực hiện với ethanol 100% tại 80°C
và hàm lượng fucoxanthin đạt tối đa là 15,42 mg/g mẫu khô [10].

Cao Thị Phương

15

Lớp: CNTP 1201


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

Dedi Noviendri và cộng sự (2011) đã trích ly fucoxanthin và phân tích

acid béo trên 2 đối tượng rong mơ là Sargassum binderi và S. duplicatum, sử
dụng dung môi trích ly là acetone-methanol lạnh (7: 3) và sau đó tinh chế rồi đi
phân tích hàm lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC. Kết
quả đã cho thấy hàm lượng fucoxanthin và lipid tổng số của S. duplicatum tương
ứng là (1,01 ± 0,10 và 21,3 ± 0,10 mg/g trọng lượng khô), cao hơn so với loài S.
binderi (0,73 ± 0,39 và 16,6 ± 4,10 mg/g trọng lượng khô) [26].
Takeshi Mise và cộng sự (2011) đã nghiên cứu khảo sát các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình chiết fucoxanthin trên đối tượng là loài tảo Cladosiphon
okamuranus. Tác giả đã khảo sát các kích thước nguyên liệu là 50, 200 và
1000 µm với 3 loại dung môi là ethanol, methanol và acetone. Kết quả cho
thấy ở kích thước nguyên liệu 50 µm và dung môi trích ly là methanol cho
hiệu quả trích ly cao nhất, sau đó là đến acetone và ethanol [38].
Irwandi Jaswir và cộng sự (2011) đã trích ly fucoxanthin trên loài tảo
Padina australis sử dụng hệ dung môi acetone-methanol lạnh (7:3), sau đó
làm sạch, tinh chế. Kết quả phân tích HPLC cho thấy hàm lượng fucoxanthin
đạt 0,43 ± 0,07 mg/g trọng lượng khô và hàm lượng lipit đạt 10,70 ± 0,90
mg/g trọng lượng khô [39].
Patent công bố số US20100152286A1, ngày 17 tháng 6 năm 2008 của
nhà sáng chế Liang Li, Yanmei Li công bố [31], nguyên liệu cho sản xuất
fucoxanthin chủ yếu là rong biển mầu nâu, gồn có tảo bẹ, tảo cát, rong mơ
(Sargassum fusiforme, Sargassum kjiellmanianum Yendo, Sargassum
pallidum...) là những loại rong biển cho hàm lượng fucoxanthin cao hơn so
với nguyên liệu khác, ở sáng chế này chủ yếu dùng cồn: ethanol, isopropanol,
methanol, butanol và isobutanol ở các nồng độ khác nhau từ 30-100 % cồn,
cho trích ly ở nhiệt độ 35, 40 và 500C, nguyên liệu trước khi trích ly được
nghiền nát trước khi trích ly, sáng chế đã dùng than hoạt tính, bột nhôm, nhựa
macroporous và polyamide để thực hiện tách các kim loại nặng, muối asen...
và làm giầu fucoxanthin lên, sáng chế đã tạo ra được các chế phẩm có hàm
Cao Thị Phương


16

Lớp: CNTP 1201


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Viện Đại học Mở Hà Nội

lượng 0,5; 3; 10; 18 và 33% fucoxanthin, các chế phẩm tạo ra được này đều
cho dư lượng kim loại nặng dưới 10 ppm và asen ở dưới mức cho phép, kết
quả đều ở dưới 4 ppm. Ở sáng chế này cũng đã đưa ra công nghệ tạo vi nang
fucoxanthin cho chế biến thực phẩm.
1.4. Ứng dụng của fucoxanthin trong thực phẩm
Hiện nay trên thị trường thế giới, chế phẩm fucoxanthin trích ly từ
rong Mơ có nguồn gốc chủ yếu ở các nước: Trung Quốc, Nhật bản, Mỹ, Hàn
Quốc, Đức,… Một số chế phẩm fucoxanthin được chế biến thành các loại
thực phẩm chức năng cải thiện sức khỏe con người và nâng cao giá trị cuộc
sống như: trà, siro, nước uống,…

Hình 1.5. Một số chế phẩm và sản phẩm có chứa fucoxanthin
Cao Thị Phương

17

Lớp: CNTP 1201


×