Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Xây dựng tài liệu thí điểm e learning về tích hợp giáo dục môi trường vào môn tiếng việt cấp tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.91 MB, 43 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

Báo cáo nhiệm vụ
GIÁO DỤC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO

XÂY DỰNG TÀI LIỆU THÍ ĐIỂM E-LEARNING
VỀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀO
MÔN TIẾNG VIỆT CẤP TIỂU HỌC
Đinh Tuấn Long – Viện Đại học Mở Hà Nội

Hà Nội – 9/2015


DANH SÁCH THÀNH VIÊN
1. Chủ nhiệm nhiệm vụ:
a. Đinh Tuấn Long –Viện Đại học Mở Hà Nội
2. Thành viên tham gia
a. Trần Thị Lan Thu – Viện Đại học Mở Hà Nội
b. Nguyễn Thành Huy – Viện Đại học Mở Hà Nội
c. Lê Thị Minh Thảo – Viện Đại học Mở Hà Nội
d. Đinh Khánh Quỳnh – Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội
3. Đơn vị phối hợp
a. Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Thang cấp ðộ tý duy của Bloom .................................................................11
Hình 2: Màn hình giao diện bài 1 ............................................................................17
Hình 3: Sõ ðồ chức nãng của môi trýờng ................................................................18
Hình 4: Các chức nãng chính của môi trýờng .........................................................19


Hình 5: Khái niệm về môi trýờng sống của con ngýời ............................................19
Hình 6: Thực trạng ô nhiễm môi trýờng của Việt Nam và trên thế giới. ................20
Hình 7: Giao diện bài luyện tập ...............................................................................20
Hình 8: Hýớng dẫn làm bài tập trắc nghiệm ............................................................21
Hình 9: Giao diện câu hỏi trắc nghiệm. ...................................................................21
Hình 10: Giao diện thông báo kết quả hoàn thành câu hỏi trắc nghiệm..................22
Hình 11: Giao diện mở ðầu bài 2 .............................................................................23
Hình 12: Mục tiêu bài học .......................................................................................24
Hình 13: Nội dung bài học .......................................................................................24
Hình 14: Giao diện hoạt ðộng 1 ...............................................................................25
Hình 15: Số liệu thống kê tại trýờng tiểu học nãm 2008 .........................................25
Hình 16: Hình thức tích hợp giáo dục bảo vệ môi trýờng .......................................26
Hình 17: Giao diện slide tổng kết bài học ...............................................................27
Hình 18: Slide hýớng dẫn làm bài tập trắc nghiệm .................................................27
Hình 19: Hýớng dẫn trả lời câu hỏi trắc nghiệm .....................................................28
Hình 20: Slide thông báo kết quả hoàn thành câu hỏi trắc nghiệm .........................28
Hình 21: Giao diện mở ðầu bài 3 .............................................................................29
Hình 22: Slide mục tiêu bài học...............................................................................30
Hình 23: Slide nội dung bài học ..............................................................................30
Hình 24: Nội dung phần học vần trong tiếng việt lớp 1 ..........................................31


Hình 25: Nội dung chi tiết phần học vần trong môn tiếng việt lớp 1 ......................32
Hình 26: Nội dung phần tập ðọc trong môn tiếng việt lớp 1 ...................................33
Hình 27: Nội dung phần tập chép trong môn tiếng việt lớp 1 .................................33
Hình 28: Nội dung phần tập chép trong môn tiếng việt lớp 1 .................................34
Hình 29: Bài luyện tập củng cố kiến thức ...............................................................35
Hình 30: Nội dung bài luyện tập củng cố kiến thức ................................................35
Hình 31: Nội dung phần luyện từ và câu trong tiếng việt lớp 2 ..............................36
Hình 32: Câu hỏi trắc nghiệm luyện tập ..................................................................37

Hình 33: Bài luyện tập củng cố kiến thức ...............................................................37


MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN NHIỆM VỤ .................................................................................. 1
I.1. Một số vấn đề liên quan tới eLearning ...................................................................... 1
I.1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 1
I.1.2. Học tập theo phương thức eLearning ................................................................. 2
I.1.3. Ngoài nước ......................................................................................................... 4
I.1.4. Trong nước ......................................................................................................... 5
I.2. Nhiệm vụ xây dựng học liệu điện tử về tích hợp giáo dục môi trường vào môn
Tiếng Việt cấp Tiểu học .................................................................................................. 7

II. XÂY DỰNG HỌC LIỆU THÍ ĐIỂM ELEARNING ...................................... 8
II.1. Giới thiệu chung....................................................................................................... 8
II.1.1. Học liệu điện tử (eLearning) ............................................................................. 8
II.1.2. Học liệu ðiện tử týõng tác ................................................................................. 9
II.1.3. Mức độ của học liệu tương tác........................................................................ 10
II.2. Thiết kế học liệu..................................................................................................... 13
II.3. Lựa chọn công cụ ................................................................................................... 16

III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỌC LIỆU.......................................................... 17
III.1. Yêu cầu chung khi sử dụng học liệu .................................................................... 17
III.2. Hướng dẫn sử dụng chi tiết học liệu ..................................................................... 17
III.2.1. Hướng dẫn sử dụng chi tiết bài 1 “một số vấn đề về môi trường” ................ 17
III.2.2. Hướng dẫn sử dụng chi tiết bài 2 “Giáo dục bảo vệ môi trường cấp tiểu học”23
III.2.3. Hướng dẫn sử dụng chi tiết bài 3, 4, 5 “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
trong môn tiếng việt lớp 1, 2, 3, 4, 5”........................................................................ 29

IV. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 37



Xây dựng tài liệu thí điểm eLearning tích hợp giáo dục môi trường vào môn Tiếng Việt cấp I

I. TỔNG QUAN NHIỆM VỤ
I.1. Một số vấn đề liên quan tới eLearning
I.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Phương thức đào tạo eLearning (Electronic Learning) là một thuật ngữ dùng
để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông.
Phương pháp đào tạo này sử dụng những tiến bộ của phương tiện điện tử,
của công nghệ viễn thông như máy tính, điện thoại, ti vi, internet … nhằm gia tăng
khả năng truyền tải kiến thức của mình. Với các công cụ này, việc truyền đạt
những kiến thức cần thiết trở nên dễ dàng hơn thông qua hình ảnh, âm thanh, các
đoạn phim ngắn,… có khả năng biểu hiện nội dung cần truyền đạt một cách trực
quan, sinh động. Các công nghệ này cũng giúp cho việc giao tiếp từ xa giữa người
dạy và học viên, nâng cao khả năng tự theo dõi, giám sát quá trình học tập của mỗi
người, từ đó đưa được ra lộ trình học tập một cách hiệu quả hơn. Không những
giúp đỡ được học viên học theo những giáo trình sẵn có, eLearning còn là công cụ
giúp những người thành công có thể dễ dàng chia sẻ kinh nghiệm của mình cho
người khác, giúp xã hội ngày càng phát triển và tiến bộ. Có thể nói phương thức
đào tạo eLearning là một phương thức đầy tính nhân văn và vì sự tiến bộ của nhân
loại trên toàn thế giới. Có thể tổng hợp một số đặc tính của phương thức này như
sau:
- eLearning là một loại hình đào tạo năng động: nội dung thông tin mang
tính thời đại và thực tế, có tính cập nhật thường xuyên;
- eLearning là hoạt động thực tế: học viên có thể chọn lựa đúng những gì
mình cần;
- eLearning là loại hình học tập hướng học viên: học viên tham gia phương
thức này hoàn toàn chủ động về thời gian, về nội dung học tập, về khối lượng kiến
thức mà họ muốn thu nhập, và về cách thức tiếp nhận kiến thức sao cho phù hợp

với bản thân mỗi người;
Đinh Tuấn Long – Viện Đại học Mở Hà Nội

1


Xây dựng tài liệu thí điểm eLearning tích hợp giáo dục môi trường vào môn Tiếng Việt cấp I

- eLearning là lại hình đào tạo có tính toàn cầu: với sự phát triển của
Internet, không có ranh giới cụ thể giữa các quốc gia trên hệ thống mạng, học viên
và người dạy có thể đến từ bất kỳ quốc gia nào trên thế giới;
- eLearning là loại hình đào tạo mang tính tổng quát: Với khả năng của
mình, phương thức này đưa ra rất nhiều nội dung, từ nhiều nguồn khác nhau để học
viên tự lựa chọn;
- eLearning là loại hình đào tạo hiệu quả: do sự phát triển của công nghệ, nội
dung đào tạo của phương thức này luôn mang tính trực quan, dễ học, dễ hiểu, học
viên khi tham gia phương thức này bản thân đã có ý thức tự học, nên tính hiệu quả
của việc học rất cao;
- eLearning là loại hình đào tạo tiết kiệm thời gian: học viên có thể chủ động
trong việc bố trí thời gian học như học tại nhà, học trên đường đi, học lúc nghỉ
ngơi ở cơ quan,… học viên cũng có thể tự tăng tốc độ học tập để rút ngắn thời
gian học của mình;
- eLearning có tính nhân văn cao: bất kỳ ai muốn đều có thể trở thành người
truyền thụ kiến thức, từ những giáo sư, các chính trị gia, chuyên gia kinh tế cho
đến những người nông dân, không mất quá nhiều thời gian để họ có thể đưa ra
những tổng hợp kinh nghiệm của mình cho người khác tham khảo.
I.1.2. Học tập theo phương thức eLearning
Việc học trực tuyến với phương thức eLearning thường được chia làm các
hoạt động chính như sau:
- Học trực tuyến: là quá trình tiếp thu kiến thức của người học, được phân

chia làm hai hình thức:
• Không đồng bộ: người học chủ động tham gia hệ thống và tự học
với các học liệu điện tử có sẵn trên hệ thống. Người học có thể sử
dụng nhiều loại phương tiện công nghệ thông tin khác nhau và sử
dụng nhiều loại học liệu khác nhau. Thời gian của người học là hoàn
Đinh Tuấn Long – Viện Đại học Mở Hà Nội

2


Xây dựng tài liệu thí điểm eLearning tích hợp giáo dục môi trường vào môn Tiếng Việt cấp I

toàn chủ động, do người học tự bố trí trong thời gian trống của mình.
Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi hệ thống học liệu phải phù hợp với
việc tự học, có tính cô đọng kiến thức và khả năng minh họa cao.
• Đồng bộ: người dạy và người học cùng tham gia hoạt động học trực
tuyến tại một thời điểm, việc học tập diễn ra gần giống như trong lớp
học truyền thống. Hình thức này thường dùng để tổng hợp, rút kinh
nghiệm, giải đáp thắc mắc trong mô hình đào tạo eLearning nói
chung.
- Kiểm tra đánh giá: việc kiểm tra đánh giá trong hệ thống đào tạo eLearning
mang tính chất kiểm soát toàn bộ quá trình học tập. Thông thường, sau mỗi
bài học, người học sẽ phải tự thực hiện việc kiểm tra kiến thức của mình trên
một hệ thống câu hỏi được chuẩn bị trước. Việc kiểm tra này sẽ giúp người
học hiểu kỹ hơn về nội dung bài học lý thuyết mà mình vừa học. Các câu hỏi
này cũng sẽ có mối liên hệ với nội dung học tập, đảm bảo người học có thể
dễ dàng quay trở lại để xem lại kiến thức liên quan. Ngoài ra, hệ thống đào
tạo eLearning cũng hỗ trợ việc người dạy đưa ra các bài tập tình huống hay
các bài luận, và người học sẽ thực hiện và gửi kết quả cho người dạy chấm.
Kết thúc khóa học, việc kiểm tra cuối khóa sẽ được thực hiện tại các địa

điểm tập trung, có giám sát. Như vậy, việc học tập eLearning có thể nói là
được giám sát chặt chẽ từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, đảm bảo được chất
lượng của hình thức học tập này.
- Trao đổi, thảo luận: để người học có cảm giác được tham gia vào môi trường
học tập thực sự, các hệ thống eLearning còn cho phép tạo ra các kênh trao
đổi, giao tiếp giữa các thành viên trong hệ thống như các diễn đàn, hệ thống
trợ giúp dạng Helpdesk, hệ thống tin nhắn nội bộ,… và tích hợp với các
mạng xã hội như Google, Facebook, Skype,…

Đinh Tuấn Long – Viện Đại học Mở Hà Nội

3


Xây dựng tài liệu thí điểm eLearning tích hợp giáo dục môi trường vào môn Tiếng Việt cấp I

I.1.3. Ngoài nước
Trên thế giới cùng với sự phát triển của e-learning, các nghiên cứu trong
lĩnh vực xây dựng học liệu điện tử cũng có những bước phát triển lớn. Đa số các
nghiên cứu này hướng đến:
+ Nghiên cứu về ảnh hưởng của học liệu điện tử lên kết quả học tập và sự
tích cực hóa người học.
+ Nghiên cứu về các ảnh hưởng của học liệu điện tử lên nhận thức của học
sinh.
+ Nghiên cứu về các ảnh hưởng không kiểm soát được của học liệu điện tử.
+ Nghiên cứu về việc phát triển, sản xuất và ứng dụng học liệu điện tử.
Cộng đồng thế giới, hay điển hình là các trường đại học danh tiếng đã cho ra
đời những website học liệu điện tử mở giúp ích cho hàng ngàn người trên thế giới
có cơ hội tiếp cận những tài liệu và kiến thức quý giá một cách miễn phí. Năm
2003 viện công nghệ Massachusetts (MIT) nổi tiếng của Mỹ đã triển khai chương

trình học liệu mở cung cấp hàng trăm khóa học trên mạng, MIT đã trở thành
trường đại học đầu tiên của Mỹ cung cấp các khoá học miễn phí trên mạng
Internet. Tiếp đó các trường Stanford, Bryn Mawr cũng xây dựng và triển khai
những hệ thống cho riêng mình. Thống kê cho thấy có đến 60% người dùng truy
cập các học liệu này không phải là người Mỹ điều đó cho thấy tính đắc dụng và lợi
ích không biên giới của học liệu điện tử.
Rất nhiều phần mềm cùng với những nghiên cứu hỗ trợ xây dựng học liệu
điện tử đã ra đời trong những năm gần đây và đem lại thành công cho nhà phát
triển, có thể kể đến như Articulate Presenter, Adobe Presenter.
Sự thành công của các dự án nghiên cứu học liệu điện tử mở đã đẫn đến
những quyết định đầu tư nghiên cứu công nghệ e-learning và học liệu điện tử lớn
hơn. Năm 2012 hơn một triệu sinh viên tham dự vào một cuộc thử nghiệm có thể
làm thay đổi nền giáo dục đại học thế giới khi tham gia vào dự án đào tạo trực
Đinh Tuấn Long – Viện Đại học Mở Hà Nội

4


Xây dựng tài liệu thí điểm eLearning tích hợp giáo dục môi trường vào môn Tiếng Việt cấp I

tuyến do ĐH Harvar và Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) tổ chức. Đại
học Harvard và Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã công bố hợp tác xây
dựng chương trình đào tạo trực tuyến với trị giá đầu tư 60 triệu USD có tên edX
nhằm cung cấp các khóa học trực tuyến cho sinh viên trên khắp thế giới với một
tham vọng "cách mạng giáo dục toàn cầu".
Tại châu Á cũng có nhiều nước thành công với e-learning như ExcelSoft là
tập đoàn hàng đầu Ấn Độ trong lĩnh vực e-learning. Đến nay ExcelSoft đã có hơn
20 triệu học viên và hơn 1000 khách hàng trên toàn thế giới. Một số khách hàng
tiêu biểu của ExcelSoft : Cambridge University, Pearson Education, Cengage
Learning, ICICI Bank, ICICI Prodential, First Caribbean Int Bank ...Tại Hàn Quốc

Megastudy trở thành mạng giáo dục trực tuyến lớn nhất nước, với doanh số hàng
năm lên đến 245 tỷ won (3.500 tỷ đồng Việt Nam). Lượng học sinh theo học các
cấp: trung học phổ thông với 2,1 triệu người ghi danh, trung học cơ sở với 2 triệu
người, tiểu học với 3,7 triệu người. Ở bậc học cao đẳng, đại học, Hàn Quốc cũng
có 17 trường đại học và 2 trường cao đẳng hoàn toàn trực tuyến, theo mô hình đại
học ảo (Cyber University) với hàng trăm nghìn học viên đang theo học.
Các thuật ngữ “online learning”, “elearning”, “computer learning”, “cyber
university”… đang được phổ biến rộng rãi và mang lại nhiều lợi ích cho cả người
học lẫn người dạy tại tất cả các nước có nền giáo dục phát triển.
I.1.4. Trong nước
Với sự phát triển mạnh mẽ của e-learning thế giới, tại Việt Nam bộ Giáo dục
& Đào tạo cùng với các trường đại học cũng đi đầu trong lĩnh vực xây dựng học
liệu điện tử và nghiên cứu công nghệ e-learning.
Ban đầu những nghiên cứu trong nước, những phong trào, chủ chương được
bộ Giáo dục & Đào tạo phát động chủ yếu hướng đến việc ứng dụng máy tính vào
quá trình dạy và học nhằm nâng cao hiệu quả học và tiếp thu của học sinh.

Đinh Tuấn Long – Viện Đại học Mở Hà Nội

5


Xây dựng tài liệu thí điểm eLearning tích hợp giáo dục môi trường vào môn Tiếng Việt cấp I

Đa số các nhiệm vụ nghiên cứu trong nước hiện này đều hướng đến việc tìm
hiểu và ứng dụng các công nghệ trên thế giới vào việc xây dựng học liệu điện tử
đáp ứng công nghệ e-learning, giúp người học có thể học mọi lúc mọi nơi thông
qua mạng internet, xóa bỏ khoảng cách địa lý phục vụ học tập tại các nơi xa xôi
miền biên giới, hải đảo. Có thể kể đến rất nhiều các công trình nghiên cứu ứng
dụng Microsoft Power Point, Adobe Presenter, Articulate Presenter vào xây dựng

học liệu điện tử tại các trường đại học và cao đẳng sư phạm trên toàn quốc.
Từ các phong trào do bộ Giáo dục & Đào tạo phát động thì ngay từ cấp tiểu
học các giáo viên cũng có những nghiên cứu, xây dựng những học liệu điện tử
phục vụ thiết thực cho quá trình giảng dạy của mình, lượng học liệu này rất đa
dạng, phong phú và phục vụ hữu ích cho rất nhiều môn học, có thể kể đến như môn
tiếng anh, lịch sử, địa lý…Đây đều là những môn học mà hình ảnh, âm thanh,
video thực tế, các ứng dụng bản đồ số sẽ giúp ích rất lớn cho quá trěnh tiếp thu bŕi
học của học sinh, vŕ tăng sự hứng thú đối với bài học.
Những năm gần đây không những các tổ chức giáo dục mà cả những công ty tư
nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin cũng đã và đang nghiên cứu
xây dựng các hệ thống e-learning cung cấp học liệu điện tử. Và không ít dự án đã
có những kết quả thành công như:
+ Thư viên giáo trình điện tử của bộ Giáo dục & Đào tạo ebook.edu.net.vn
+ Phần mềm xây dựng bài giảng điện tử violet và Thư viện bài giảng điện tử
violet.vn
+ Các Website học tập tiếng Anh trực tuyến như tienganh123.com,
hochay.vn,…
Những tổ chức quốc tế cũng có những đầu tư công nghệ và tài chính giúp
Việt Nam nghiên cứu, xây dựng các dự án học liệu mở, đào tạo trực tuyến hữu ích
cho cộng đồng. Hiện nay tổ chức Unesco cũng đang phối hợp với viện ĐH Mở Hà
Nội xây dựng một dự án học tập e-learning về môi trường với mong muốn thông

Đinh Tuấn Long – Viện Đại học Mở Hà Nội

6


Xây dựng tài liệu thí điểm eLearning tích hợp giáo dục môi trường vào môn Tiếng Việt cấp I

qua sức mạnh và lợi thế vượt trội về mặt địa lý của e-learning đem kiến thức về

bảo vệ môi trường đến toàn thể người dân trên mọi miền của đất nước.
Trên hệ thống mạng Internet, các diễn đàn, các dự án về e-learning và học liệu
điện tử đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam với mục tiêu đổi mới ngành giáo dục
nước nhà. Sự thành công này không chỉ do hạ tầng viễn thông của Việt Nam hoàn
toàn đáp ứng được những yêu cầu cần thiết cho việc đào tạo qua hệ thống mạng
Internet mà còn nhờ vào khả năng tiếp cận công nghệ mới của người dân Việt
Nam. Theo báo cáo cuối năm 2012 của tổ chức WeAreSocial, có 30,8 triệu người
(34% dân số) ở Việt Nam sử dụng Internet, đứng thứ 18 trong 20 nước có số người
sử dụng Internet nhiều nhất thế giới.

I.2. Nhiệm vụ xây dựng học liệu điện tử về tích hợp giáo dục môi
trường vào môn Tiếng Việt cấp Tiểu học
Giáo dục bảo vệ môi trường là một nội dung giáo dục quan trọng trong nhà
trường cấp Tiểu học, thực hiện chỉ thị 36 CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường
công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
và Quyết định 1363 QĐ - TCg "Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống
giáo dục quốc dân", trong thời gian qua ngành giáo dục nói chung, giáo dục tiểu
học nói riêng đã có nhiều cố gắng nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này. Để thực
hiện được việc này, Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi
trường đã triển khai nhiều chương trình, nhiệm vụ xây dựng các tài liệu lồng ghép,
tích hợp những nội dung này vào trong chương trình và tổ chức tập huấn cho giáo
viên tiểu học thực hiện được công việc này, tuy nhiên, để thực hiện được việc tập
huấn cho số lượng lớn giáo viên tiểu học đòi hỏi nhiều thời gian và kinh phí.
Chính vì vậy, dựa trên những thành công của công nghệ eLearning trong đào
tạo, đặc biệt là khả năng phổ cập kiến thức nhanh và chi phí thấp, nhóm tác giả đề
xuất xây dựng học liệu điện tử về nội dụng tích hợp giáo dục môi trường trong
môn học Tiếng Việt cấp Tiểu học cho giáo viên khai thác. Học liệu này dựa trên

Đinh Tuấn Long – Viện Đại học Mở Hà Nội


7


Xây dựng tài liệu thí điểm eLearning tích hợp giáo dục môi trường vào môn Tiếng Việt cấp I

kết quả của các đề tài hướng dẫn tích hợp nội dung này vào trong chương trình tiểu
học của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai trong những năm qua.
Mục đích của học liệu này không những đảm bảo việc truyền đạt những kiến
thức về môi trường và bảo vệ môi trường cho giáo viên mà còn hướng dẫn giáo
viên cách tích hợp vào các bài giảng của mình. Nhiệm vụ cũng góp phần xây dựng
hệ thống tư liệu để giáo viên có thể khai thác, sử dụng một cách hiệu quả nhất để
tạo ra các bài giảng của riêng mình về lĩnh vực này.

II. XÂY DỰNG HỌC LIỆU THÍ ĐIỂM ELEARNING
II.1. Giới thiệu chung
II.1.1. Học liệu điện tử (eLearning)
Học liệu eLearning hay còn gọi là học liệu điện tử là các tài liệu học tập
được số hoá theo một cấu trúc, định dạng và kịch bản nhất định nhằm phục vụ
giảng dạy và học tập. Dạng thức số hoá có thể là văn bản, Slide, bảng dữ liệu, âm
thanh, hình ảnh, video, Flash, các ứng dụng tương tác v.v... và tài liệu hỗn hợp của
các dạng thức nói trên.
Tùy thuộc yêu cầu của đối tượng dạy và học, độ phức tạp của học liệu được
chia làm nhiều mức độ khác nhau, từ dạng tĩnh như văn bản, slide, cho đến dạng
tích hợp hình ảnh, âm thanh, và phức tạp nhất là học liệu điện tử tương tác
(interactive elearning material). Tuy vậy, một học liệu điện tử cũng có những yêu
cầu chung về đặc điểm:
- Có tính tổ chức: được chia làm nhiều bài giảng khác nhau, số lượng bài
giảng tùy thuộc vào độ lớn, độ phức tạp của môn học. Thời lượng mỗi
bài không quá dài để đảm bảo khả năng tập trung của người học.
- Có tính đầy đủ kiến thức: các bài giảng phải chứa đủ lượng kiến thức cần

truyền đạt cho người học, đảm bảo người học khi học thông qua bài
giảng thì sẽ thu được lượng kiến thức tương đương việc học tập trực tiếp.

Đinh Tuấn Long – Viện Đại học Mở Hà Nội

8


Xây dựng tài liệu thí điểm eLearning tích hợp giáo dục môi trường vào môn Tiếng Việt cấp I

- Có khả năng tự kiểm tra: các bài giảng phải có thành phần giúp người
học tự kiểm tra được kiến thức của mình, việc tự kiểm tra sẽ giúp người
học có tính tích cực và ôn luyện bài học nhiều lần.
- Có tính tương thích cao: giúp khả năng hiển thị trên các nền tảng thiết bị
khác nhau là đồng nhất (máy tính, điện thoại, máy tính bảng,...)
- Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về âm thanh, hình ảnh: rõ nét, có thể dễ
dàng đọc và nghe với các điều kiện môi trường thông thường, không có
các yêu cầu đặc biệt, trừ các trường hợp riêng. Phù hợp cho người tự học
trên các thiết bị cá nhân phổ thông trên thị trường.
- Có khả năng cung cấp các kết quả học tập tới các hệ thống quản lý học
tập (LMS – Learning Management System) để phục vụ mục đích kiểm
soát tự động.
II.1.2. Học liệu ðiện tử týõng tác
Học liệu điện tử tương tác là loại học liệu điện tử trong đó các thành phần
của nó chứa các nội dung tương tác, là các nội dung yêu cầu sinh viên sẽ phải thực
hiện một số thao tác nào đó trước khi có thể thu được kiến thức. Các thao tác
thường là lựa chọn, kéo thả vì sẽ giúp tăng tính tương thích trên các hệ điều hành
mobile.
Trong quá trình học tập với các nội dung tương tác này, sinh viên sẽ phải
thực hiện nhiều thao tác hơn trong quá trình học tập, nhưng sẽ mang lại hiệu quả

cao hơn vì sinh viên phải tăng tính tập trung hơn. Tránh được tình trạng sinh viên
chỉ mở bài học mang tính đối phó cho việc hệ thống LMS (Learning Management
System) kiểm soát thời gian học. Phần kiểm tra trắc nghiệm trong các học liệu điện
tử nói ở trên có thể nói cũng chính là một dạng nội dung tương tác, tuy nhiên ở
mức cơ bản và chỉ nhằm mục đích kiểm tra lại kiến thức sau khi học chứ không
cung cấp một kiến thức mới.

Đinh Tuấn Long – Viện Đại học Mở Hà Nội

9


Xây dựng tài liệu thí điểm eLearning tích hợp giáo dục môi trường vào môn Tiếng Việt cấp I

Như vậy, rõ ràng nếu sử dụng học liệu điện tử tương tác sẽ mang lại nhiều
hứng thú cho người học, nâng cao chất lượng bài giảng, từ đó nâng cao chất lượng
đào tạo. Việc chuyển đổi từ học liệu điện tử đơn thuần sang học liệu điện tử tương
tác là cần thiết với tất cẩ các cơ sở đào tạo theo phương thức đào tạo eLearning.
Tuy nhiên, việc cung cấp các nội dung tương tác cũng đòi hỏi quá trình thiết
kế, xây dựng bài giảng điện tử công phu hơn, tốn nhiều công sức từ việc xây dựng
kịch bản học tập, xây dựng các kỹ xảo, hiệu ứng, xử lý tương tác. Chính vì vậy,
cần phải có những lựa chọn cân bằng giữa hiệu quả và mức độ tương tác của học
liệu, cũng như lựa chọn lộ trình chuyển đổi để sao cho phù hợp với từng cơ sở đào
tạo.
II.1.3. Mức độ của học liệu tương tác
Các nội dung tương tác mang lại nhiều sự quan tâm của người học, nâng cao
hiệu quả, tuy nhiên không được lạm dụng các tương tác. Mức độ tương tác của học
liệu điện tử sẽ phù thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Nội dung thông tin cần truyền đạt
- Nền tảng công nghệ

- Tài chính
- Người học
Các học liệu điện tử có thể được chia thành 4 mức tương tác:
- Bị động (không có tương tác)
- Giới hạn
- Vừa phải
- Giả lập, trò chơi học tập
a. Bị động
Mức độ này thường liên hệ tới các học liệu dạng tĩnh, đây là các học liệu
không cung cấp bất kỳ một tương tác nào với người học, nội dung học liệu thông
thường chỉ cung cấp các loại nội dung:
Đinh Tuấn Long – Viện Đại học Mở Hà Nội

10


Xây dựng tài liệu thí điểm eLearning tích hợp giáo dục môi trường vào môn Tiếng Việt cấp I

- Hình ảnh, âm thanh, video clip, văn bản, slide, hoạt cảnh đơn giản
- Các câu hỏi trắc nghiệm
Sinh viên học tập theo học liệu này đơn thuần chỉ tiếp nhận thông tin, nhớ và
hiểu một cách bị động.
Thông thường, các màn hình có nội dung cố định, xuất hiện theo một thứ tự
cố định và không thể lựa chọn theo ý muốn của mình. Mức độ học liệu này phù
hợp cho các khóa học trực tuyến có người học có tính tự giác cao, chi phí sản xuất
học liệu thấp.

Hình 1: Thang cấp độ tư duy của Bloom

Theo thang cấp độ tư duy của Bloom, các học liệu mức độ này chủ yếu dành

cho 2 tầng đầu tiên là: nhớ và hiểu.
b. Giới hạn
Ở mức độ này, sinh viên có thể kiểm soát nhiều hơn quá trình học tập của
mình. Ngoài việc chỉ đơn thuần là “xem” học liệu, sinh viên có thể:
- Bấm và chọn vào các đối tượng trên học liệu
- Di chuyển dựa thông qua menu, từ điển thuật ngữ, liên kết tới các nguồn
dữ liệu ngoài.
- Thực hiện một số bài tập đơn giản thông qua các thao tác như: kéo thả, tìm
cặp đôi, lựa chọn trên ảnh,…
Đinh Tuấn Long – Viện Đại học Mở Hà Nội

11


Xây dựng tài liệu thí điểm eLearning tích hợp giáo dục môi trường vào môn Tiếng Việt cấp I

Đa phần học liệu điện tử hiện nay lựa chọn giải pháp này, với sự hỗ trợ của
các phần mềm biên soạn học liệu, phần mềm giúp tích hợp Slide, Audio, câu hỏi
trắc nghiệm và tạo ra một menu di chuyển nhanh giữa các trang Slide bài giảng.
Mức độ này bắt đầu cung cấp cho người học khả năng vận dụng các kiến
thức đã học của mình thông qua việc hoàn thành các bài tự kiểm tra.
c. Vừa phải
Mức độ 3 này cho phép xây dựng các khóa học có khả năng tùy biến cao,
người học có thể kiểm soát được quá trình học tập của mình và tham gia vào khóa
học một cách chủ động, không phải chỉ đơn thuần là người tiếp nhận kiến thức.
Mức độ này được sử dụng khá nhiều vì có sự cân bằng giữa việc học tập chủ động
và thời gian xây dựng học liệu.
So với các mức độ trên, thì mức độ này của học liệu sẽ có thêm:
- Minh họa trực quan cho các ví dụ sẽ tự thay đổi với dữ liệu nhập vào từ
phía người học

- Các bài tập tình huống được minh họa thông qua hoạt cảnh, người học
đóng vai để giải quyết bài tập
- Các hoạt cảnh tương tác, người học có thể tìm ra được thông tin trong quá
trình thực hiện các thao tác
Với mức độ này, người học đã có thể tiếp cận được đến các bậc cao hơn
trong Thang cấp độ tư duy Bloom.
d. Giả lập, trò chơi học tập
Đây là mức độ cao nhất của học liệu điện tử tương tác. Học liệu điện tử sẽ
bao gồm cả những chương trình giả lập và các nội dung học tập có thể được truyền
tải thông qua các trò chơi được thiết kế đặc biệt. Học liệu này cũng bao gồm tất cả
những dạng thức học liệu ở các mức độ trên, nhưng có khả năng được thiết kế
phức tạp hơn.
Một ví dụ về học liệu ở cấp độ này tại tập đoàn Siemens: Năm 2011, tập
đoàn này đã xây dựng một trò chơi điện tử thực tế ảo có tên gọi là Plantville, mô
Đinh Tuấn Long – Viện Đại học Mở Hà Nội

12


Xây dựng tài liệu thí điểm eLearning tích hợp giáo dục môi trường vào môn Tiếng Việt cấp I

phỏng cách thức điều hành một nhà máy sản xuất. Người chơi đóng vai trò là nhà
quản lý, phải đối mặt với những vấn đề cản trở hoạt động của nhà máy và tìm kiếm
giải pháp bằng cách tìm hiểu và ứng dụng các sản phẩm, giải pháp đến từ tập đoàn
Siemens. Người chơi sẽ được một nhân vật hoạt hình trong trò chơi có tên là
Peter-The-Plant-Manager nhiệt tình giúp đỡ, giới thiệu một cách vui vẻ, lịch sự.
Mong muốn của Siemens là trò chơi này sẽ giúp cho nhân viên có kiến thức về các
sản phẩm, giải pháp của tập đoàn, giúp giảm chi phí trong việc đào tạo nhân viên
mới, ngoài ra, trò chơi còn giúp tiếp cận tới khách hàng thông qua Internet. Trong
ví dụ này, việc thông qua trò chơi để cung cấp các kiến thức về sản phẩm, dịch vụ

của tập đoàn Siemens chính là một dạng trò chơi giáo dục

II.2. Thiết kế học liệu
Học liệu thí điểm eLearning tích hợp giáo dục môi trường trong môn Tiếng
Việt cấp tiểu học được xây dựng trên nội dung đã có dựa trên các nhiệm vụ khác
của Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường.
Mục tiêu của học liệu thí điểm nhằm hướng tới:
- Cung cấp được những kiến thức cơ bản về giáo dục môi trường cho giáo
viên: đảm bảo giáo viên nắm được các kiến thức cần thiết của nội dung
này để làm nền tảng đưa vào tích hợp giảng dạy trong môn Tiếng Việt.
Các kiến thức này ở mức độ cơ bản, phù hợp với khả năng nhận thức và
tiếp thu của học sinh cấp Tiểu học.
- Hướng dẫn được phương pháp sư phạm cho việc tích hợp kiến thức vào
bài giảng cho giảng viên: đảm bảo việc tích hợp là trong suốt, không ảnh
hưởng tới lượng kiến thức và thời gian học tập của môn Tiếng Việt, việc
tích hợp chủ yếu là dựa trên nguyên tắc tích hợp bán phần có lựa chọn
vào một số bài, cân đối về thời gian để học sinh có thể từ từ thẩm thấu
kiến thức một cách tự nhiên.

Đinh Tuấn Long – Viện Đại học Mở Hà Nội

13


Xây dựng tài liệu thí điểm eLearning tích hợp giáo dục môi trường vào môn Tiếng Việt cấp I

- Đưa ra một hướng dẫn chi tiết để giảng viên thực hiện theo: học liệu sẽ
đề xuất một phương án cụ thể về việc tích hợp cho các bài học đã được
lựa chọn môn Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5
- Học liệu thí điểm tích hợp luôn các bài tự kiểm tra để giúp giáo viên ôn

lại kiến thức trong quá trình học tập.
- Học liệu thí điểm ở dạng học liệu tương tác mức độ 3 (vừa phải) để đảm
bảo tính tương tác cao trong học tập, và vẫn duy trì được chi phí và thời
gian xây dựng học liệu.
- Học liệu phải đảm bảo được thiết kế đơn giản, dễ sử dụng để đáp ứng
được trình độ chuyên môn của giáo viên tiểu học ở mọi địa bàn khác
nhau.
- Học liệu có tính tương thích cao với máy tính và các thiết bị di động
thông minh như điện thoại, máy tính bảng để phù hợp nhu cầu sử dụng
của giáo viên tại nhiều địa phương khác nhác.

Với những mục tiêu trên, nhóm tác giả chia học liệu thí điểm thành 5 bài
giảng điện tử với các nội dung như sau:
STT Tiêu đề

Nội dung chính
1. Khái niệm về môi trường

1

Bài 1: Một số

2. Chức năng chính của môi trường

vấn đề về môi

3. Ô nhiễm môi trường (khái niệm, nguyên nhân và

trường


một số biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trường)

Bài 2: Giáo
2

dục bảo vệ
môi trường

1. Khái niệm về giáo dục bảo vệ môi trường cấp tiểu
học
2. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường cấp tiểu học

Đinh Tuấn Long – Viện Đại học Mở Hà Nội

14


Xây dựng tài liệu thí điểm eLearning tích hợp giáo dục môi trường vào môn Tiếng Việt cấp I

cấp tiểu học

3. Các phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cấp
tiểu học
1. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn
tiếng việt lớp 1
2. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn
tiếng việt lớp 2

Bài 3: Tích


Qua các bài học Tập đọc, chính tả, tập viết, học văn ,

hợp giáo dục

nghe – nói giáo dục học sinh:

bảo vệ môi
3

trường trong
môn Tiếng
Việt lớp 1 và
lớp 2

- Giới thiệu về một số cảnh quan thiên nhiên , gia
đình, trường học
- Tác hại của viêc phá hoại môi trường : gây nên
những thiệt hại lớn qua các trận lũ, giông.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua các hàng
động cụ thể: trồng cây bảo vệ thiên nhiên, góp
phần làm đẹp cảnh quan môi trường của quê
hương đất nước.

4

Bài 4: Tích

Tích hợp giáo dục bảo vệ môi thông qua các bài tập


hợp giáo dục

đọc, chính tả, tập làm văn trong môn tiếng việt lớp 3

bảo vệ môi
trường trong

trường tự nhiên của địa phương

môn Tiếng

- Tác hại của việc phá hoại môi trường

Việt lớp 3

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường

Bài 5: Tích
5

- Tìm hiểu những cảnh quan tương đẹp của môi

hợp giáo dục
bảo vệ môi
trường trong

1. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn
tiếng việt lớp 4
2. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn
tiếng việt lớp 5


Đinh Tuấn Long – Viện Đại học Mở Hà Nội

15


Xây dựng tài liệu thí điểm eLearning tích hợp giáo dục môi trường vào môn Tiếng Việt cấp I

môn Tiếng

Qua các bài học Tập đọc, tập làm văn, luyện từ và câu,

Việt lớp 4 và

chính tả giáo dục học sinh về:

lớp 5

- Đặc điểm sinh thái môi trường sự giàu có về tài
nguyên thiên nhiên.
- Tác hại của môi trường sống bị ô nhiễm do hoạt
động công nghiệp hoặc do khai thác thài nguyên
thiên nhiên không có kế hoạch.
- Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi
trường, có hành vi đúng đắn với môi trường
xung quanh

II.3. Lựa chọn công cụ
Công cụ sử dụng là phần mềm biên soạn học liệu điện tử Storyline 2.0 do
công ty Articultate cung cấp. Đây là một phần mềm biên soạn học liệu điện tử

chuyên nghiệp dạng kịch bản, có nhiều tính năng hỗ trợ người biên soạn có thể
giảm bớt các phức tạp trong quá trình xây dựng học liệu, hỗ trợ tiếng Việt theo
chuẩn Unicode. Phần mềm cũng hỗ trợ việc xuất bản ra định dạng Flash và
HTML5, hoàn toàn tương thích với các hệ điều hành thông dụng hiện nay như
Windows, MacOS, Andoid và iOS. Học liệu cũng được xuất bản với chuẩn
SCORM – chuẩn học liệu điện tử phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, có tính
tương thích cao với hầu hết các hệ thống quản lý học tập (LMS) hiện có.

Đinh Tuấn Long – Viện Đại học Mở Hà Nội

16


Xây dựng tài liệu thí điểm eLearning tích hợp giáo dục môi trường vào môn Tiếng Việt cấp I

III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỌC LIỆU
III.1. Yêu cầu chung khi sử dụng học liệu
Mỗi học viên trước khi sử dụng học liệu cần chuẩn bị trang thiết bị cần thiết như
máy tính, máy tính bảng, điện thoại di động…đã cài sẵn các trình duyệt Chrome,
Firefox, opera…

III.2. Hướng dẫn sử dụng chi tiết học liệu
Học liệu được chia thành 5 bài giảng điện tử (chi tiết xem tại mục II.2). Trong mỗi
bài giảng đều được chia thành các nội dung chính sau:
1. Giới thiệu bài học
2. Nội dung chính
3. Phần tổng kết và câu hỏi trắc nghiệm.
Sau đây là hướng dẫn sử dụng chi tiết cho từng bài học

III.2.1. Hướng dẫn sử dụng chi tiết bài 1 “một số vấn đề về môi trường”

Trang mở đầu

Hình 2: Màn hình giao diện bài 1

Đinh Tuấn Long – Viện Đại học Mở Hà Nội

17


Xây dựng tài liệu thí điểm eLearning tích hợp giáo dục môi trường vào môn Tiếng Việt cấp I

Màn hình giao diện mở đầu hiển thị như sau:
Tại các mục đánh số thứ tự như hình trên hiển thị:
(1) Trình đơn: Chọn bất kỳ nội dung bài học mong muốn
(2) Trang chủ: Quay trở về nội dung bài học chính
(3) Tải lại: Chạy lại slide đang học
(4) Dừng: Dừng slide đang học
(5) Trợ giúp: Hướng dẫn sử dụng các phím cơ bản trên slide
(6) Âm thanh: Tăng, giảm âm lượng âm thanh đang phát.
(7) Thanh seekbar: Cho phép kéo thả đến bất kỳ thời điểm nào của slide đang
phát
(8) Trước: Quay trở lại slide trước đó
(9) Tiếp theo: Đến slide kế tiếp.
Một số slide hiển thị nội dung bài học:

Hình 3: Sơ đồ chức năng của môi trường

Trong các nội dung đưa ra của bài học, ngoài những nội dung hiển thị ngắn gọn trên màn
hình, người học có thể chọn vào mục “Chi tiết” để xem chi tiết nội dung của bài học.


Đinh Tuấn Long – Viện Đại học Mở Hà Nội

18


Xây dựng tài liệu thí điểm eLearning tích hợp giáo dục môi trường vào môn Tiếng Việt cấp I

Hình 4: Các chức năng chính của môi trường

Hình 5: Khái niệm về môi trường sống của con người

Các nội dung chính được đưa ra nhằm giới thiệu các khái niệm về môi trường, môi trường
sống, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, các chức năng chính của môi trường hay
tình hình ô nhiễm môi trường trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng.

Đinh Tuấn Long – Viện Đại học Mở Hà Nội

19


Xây dựng tài liệu thí điểm eLearning tích hợp giáo dục môi trường vào môn Tiếng Việt cấp I

Hình 6: Thực trạng ô nhiễm môi trường của Việt Nam và trên thế giới.

Trên slide nội dung bài học, người học ấn vào từng mục hiển thị trên giao diện màn hình
để vào nội dung chi tiết. Trong quá trình học, người học có thể xem lại nội dung của slide
đó, hay tạm dừng, thậm chí vào mục “Trình đơn” hay ấn vào nút “Trang chủ” để học bất
kỳ nội dung nào.
- Trong mỗi bài học sẽ có bài luyện tập để củng cố kiến thức


Hình 7: Giao diện bài luyện tập
Đinh Tuấn Long – Viện Đại học Mở Hà Nội

20


×