Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Thủ tục giải quyết vụ án đối với tội cố ý gây thương tích hoặcgây tổn hại cho sức khỏe của người khác (trên cơ cở nghiên cứu thực tiễn địa bàn huyện từ liêm, thành phố hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.09 KB, 21 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

PHM THU HNG

THủ TụC GIảI QUYếT Vụ áN ĐốI VớI TộI
Cố ý GÂY THƯƠNG TíCH HOặC GÂY TổN HạI
CHO SứC KHỏE CủA NGƯờI KHáC
(trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội)

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2015


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

PHM THU HNG

THủ TụC GIảI QUYếT Vụ áN ĐốI VớI TộI
Cố ý GÂY THƯƠNG TíCH HOặC GÂY TổN HạI
CHO SứC KHỏE CủA NGƯờI KHáC
(trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội)

Chuyờn ngnh: Lut hỡnh s v t tng hỡnh s
Mó s: 60 38 01 04

LUN VN THC S LUT HC

Ngi hng dn khoa hc: PGS. TS BCH THNH NH



H NI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính
xác và trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Thu Hƣơng


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT

1.1.
1.2.
1.2.1.
1.2.2.


VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI
CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC ........................................... 9
Khái niệm .......................................................................................... 9

Thủ tục giải quyết vụ án đối với tội cố ý gây thƣơng tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khácError! Bookmark not defined
Thủ tục giải quyết vụ án hình sự ...... Error! Bookmark not defined.
Những thủ tục cần lưu ý khi giải quyết vụ án đối với tội cố ý
gây thương tích ................................. Error! Bookmark not defined.

Kết luận chƣơng 1 ......................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƢƠNG
2.1.
2.1.1.
2.1.2.
2.2.

2.2.1.

TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỪ LIÊM HÀ NỘIError! Bookmark not def
Thực tiễn giải quyết các vụ việc cố ý gây thƣơng tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khácError! Bookmark not defined.
Những kết quả đạt được trong giải quyết các vụ án cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khácError! Bookmark n
Nguyên nhân của những kết quả đạt đượcError! Bookmark not defined.
Những tồn tại, hạn chế trong thủ tục giải quyết các vụ án cố ý
gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác
và nguyên nhân ................................ Error! Bookmark not defined.
Những tồn tại, hạn chế ..................... Error! Bookmark not defined.



2.2.2.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chếError! Bookmark not defined.

Kết luận chƣơng 2 ......................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG

3.1.

3.2.

3.3.

3.3.1.
3.3.2.
3.3.3.

3.4.

3.4.1.
3.4.2.
3.4.3.

CAO HIỆU QUẢ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN ĐỐI
VỚI TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN
HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁCError! Bookmark not defined
Quan điểm về hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
giải quyết đối với vụ án cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn

hại cho sức khỏe của ngƣời khác .. Error! Bookmark not defined.
Giải pháp hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự về tội
cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
ngƣời khác ...................................... Error! Bookmark not defined.
Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết đối với
vụ án cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của ngƣời khác ................................ Error! Bookmark not defined.
Hoàn thiện quy định về điều tra vụ án hình sựError! Bookmark not defined.
Hoàn thiện quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát
trong giải quyết vụ án hình sự .......... Error! Bookmark not defined.
Hoàn thiện một số quy định khác có liên quan đến thủ tục giải
quyết vụ án đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác ........... Error! Bookmark not defined.

Giải pháp nâng cao hiệu quả thủ tục giải quyết đối với vụ
án cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
ngƣời khác ....................................... Error! Bookmark not defined.
Nâng cao hoạt động điều tra của Cơ quan điều traError! Bookmark not define
Nâng cao hiệu quả hoạt động truy tố của Viện kiểm sátError! Bookmark not d
Nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử của Tòa ánError! Bookmark not defined

Kết luận chƣơng 3 ......................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 11
PHỤ LỤC ....................................................... Error! Bookmark not defined.


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS


: Bộ luật hình sự

BLTTHS

: Bộ luật tố tụng hình sự

CQĐT

: Cơ quan điều tra

TAND

: Tòa án nhân dân

TANDTC

: Tòa án nhân dân tối cao

TNHS

: Trách nhiệm hình sự

VKS

: Viện kiểm sát

VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân


VKSNDTC

: Viện kiểm sát nhân dân tối cao


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Bảng So sánh tình hình tội cố ý gây thương tích với tình
2.1: hình tội phạm trên địa bàn huyện Từ Liêm

Trang
Error!
Bookmark
not
defined.

Bảng Một số tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
2.2: danh dự, nhân phẩm có tính phổ biến trong xã hội

Error!
Bookmark
not
defined.

Bảng Tình hình khởi tố, truy tố, xét xử tội cố ý gây thương

2.3: tích trên địa bàn huyện Từ Liêm

Error!
Bookmark
not
defined.

Bảng Tình hình xét xử tội cố ý gây thương tích trên địa bàn
2.4: huyện Từ Liêm

Error!
Bookmark
not
defined.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngay từ ngày lập nước, nhà nước ta rất chú trọng bảo vệ quyền con
người. Các tội xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của
con người được quy định sớm trong luật hình sự nước ta. Trong đó tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác {Điều 104 Bộ
luật hình sự (BLHS)} những năm gần đây có chiều hướng gia tăng. Hậu quả
gây ra rất lớn, không chỉ người bị hại bị xâm hại nghiêm trọng tới sức khỏe
do hành vi phạm tội gây ra mà còn làm mất an ninh, trật tự của xã hội, gây
hoang mang trong quần chúng nhân dân. Đặc biệt, khi nước ta xây dựng nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì mặt trái của cơ chế thị
trường như xuất hiện trên mạng internet phim ảnh bạo lực, các trò chơi điện
tử… tác động đến tình hình tội phạm, tội cố ý gây thương tích có xu hướng
tăng và diễn biến phức tạp, người phạm tội ngày càng trẻ hóa, liều lĩnh, coi

thường tính mạng con người cũng như coi thường pháp luật, sử dụng ngày
một nhiều hơn các loại vũ khí nguy hiểm… Nhiều vụ cố ý gây thương tích có
quy mô tổ chức lớn, nhiều người tham gia ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình
an ninh trật tự ở Thủ đô.
Thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm cố ý gây thương
tích trong thời gian qua của nước ta tuy đã được các cấp, các ngành, các cơ
quan tư pháp chú trọng nhưng do những nguyên nhân chủ quan cũng như
khách quan kết quả đạt được chưa thực sự như mong muốn, một trong những
nguyên nhân của tình trạng trên là thủ tục giải quyết vụ án đối với tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đã phát sinh một số
vướng mắc ảnh hưởng đến việc áp dụng chế tài hạn chế sức răn đe, giáo dục,
trừng phạt người phạm tội cũng như phòng ngừa chung.

1


Qua nghiên cứu thực hiện các thủ tục giải quyết vụ án đối với tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở huyện Từ
Liêm (nay là hai quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm)... là địa bàn có tốc độ
đô thị hóa nhanh, nhiều khu dân cư mới, các trường đại học, khu công
nghiệp… được xây dựng và phát triển. Bên cạnh đó công tác quản lý nhà
nước về an ninh trật tự và tình hình tội phạm đặc biệt là tội cố ý gây thương
tích diễn ra phức tạp; công tác giải quyết của các lực lượng chức năng còn
nhiều bất cập, việc tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác và kiến nghị khởi tố về tội
cố ý gây thương tích còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều vụ cố ý gây
thương tích xảy ra do mâu thuẫn cá nhân nhưng Cơ quan điều tra (CQĐT)
không nắm được tình hình, trong đó rất nhiều vụ đủ yếu tố cấu thành tội phạm
nhưng khó tiến hành hoạt động điều tra. Hoạt động điều tra tội cố ý gây
thương tích hiện cũng còn nhiều bất cập, công tác khám nghiệm hiện trường
còn chưa thực sự đạt yêu cầu, bỏ sót nhiều dấu vết hoặc vật chứng quan trọng,

nhất là trong các vụ cố ý gây thương tích có nhiều đối tượng tham gia. Bên
cạnh đó trong tội phạm này hoạt động giám định thương tích là yêu cầu bắt
buộc tuy nhiên công tác giám định trong thời gian qua còn nhiều vướng mắc
do quy định của luật cũng như trên thực tiễn áp dụng, nhiều trường hợp không
khởi tố được vì đương sự không đi giám định hoặc giám định lại nhiều lần
cho các kết quả khác nhau dẫn đến việc các cơ quan tiến hành tố tụng khó
khăn trong giải quyết. Hoạt động xét xử đối với các vụ án cố ý gây thương
tích cũng còn nhiều khó khăn, chủ yếu ở trong khâu xét hỏi tại phiên tòa,
nhiều trường hợp các bị cáo phản cung, khai khác với lời khai tại CQĐT, một
số vụ án cố ý gây thương tích xảy ra đông người, có đông các đối tượng côn
đồ cộm cán tham gia nên thái độ chống đối rất quyết liệt. Tính chất xuyên
suốt trong thủ tục giải quyết vụ án hình sự về tội cố ý gây thương tích cần
được quan tâm và giải quyết một cách triệt để.

2


Vì vậy, từ lý luận và thực tiễn đấu tranh với loại tội phạm này tác giả
chọn đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ là: "Thủ tục giải quyết vụ án đối với
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
(trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà
Nội)" làm luận văn thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
theo pháp luật hình sự Việt Nam đã được nhiều nhà khoa học, Luật gia nghiên
cứu ở nhiều góc độ. Trên các sách, báo chí, tạp chí... cũng đã đề cập và có
nhiều quan điểm tiếp cận với loại tội này trên nhiều khía cạnh khác nhau.
Đây là một trong những quyền cơ bản của công dân, đó là "Quyền bất
khả xâm phạm về thân thể được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm", "Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hạn cho sức

khỏe của người khác" tại Điều 71 Hiến pháp năm 1992 ghi nhận "người nào
có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của
người khác đều bị xử lý theo pháp luật". Có nhiều tác giả quan tâm tới trách
nhiệm hình sự (TNHS) của tội phạm này như Nguyễn Ngọc Hàn, Trần Văn
Độ, tác giả Nguyễn Cường đã quan tâm đến lỗi cố ý, vấn đề khách thể trực
tiếp; các tác giả Vũ Lập Thành, Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Quốc Hội tiến
hành nghiên cứu những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS...
Một số sách chuyên khảo đề cập đến việc áp dụng pháp luật của Tòa
án nhân dân (TAND) trong hoạt động xét xử án hình sự, trong đó có đề cập
đến việc xét xử các tội phạm hình sự nói chung và tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng như:
- GS. TSKH Đào Trí Úc, "Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật",
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1993. Tác giả đã đi sâu phân tích về áp
dụng pháp luật và hoạt động xét xử của TAND.

3


- TS. Nguyễn Thị Hồi, "Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay và
một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Nxb Tư pháp, năm 2009.
- TSKH.Lê Cảm "Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung luật
hình sự", Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2002.
- ThS. Đinh Văn Quế "Tìm hiểu về tội phạm và hình phạt trong luật
hình sự Việt Nam", Nxb Phương Đông, năm 2010.
- ThS. Đinh Văn Quế "Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự những vấn
đề lý luận và thực tiễn", Nxb Phương Đông, năm 2010.
- TS. Dương Tuyết Miên "Định tội danh và quyết định hình phạt",
Nxb Lao động - Xã hội, năm 2007.
Ngoài ra, các tác giả như TS. Phùng Thế Vắc và TS. Trần Văn Luyện
có công trình bình luận khoa học BLHS năm 1999 (phần các tội phạm) do

Nxb Chính trị quốc gia xuất bản trong đó có đề cập đến tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. TS. Phạm Văn Beo với
"Luật hình sự Việt Nam" phân tích rất rõ các dấu hiệu pháp lý và hình phạt
của loại tội này. Tác giả Đinh Văn Quế có công trình nghiên cứu là cuốn Bình
luận khoa học Bộ luật hình sự (bình luận chuyên sâu) phần các tội phạm, tập
1, do Nxb Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2002 đã đề cập đến tội
phạm này...
Về thủ tục giải quyết vụ án trong tố tụng hình sự cũng có rất nhiều
công trình nghiên cứu dưới các giác độ khác nhau. Có thể kể đến là các giáo
trình Luật tố tụng hình sự của các cơ sở đào tạo luật như Khoa Luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Luật Hà Nội. Về các thủ tục tố tụng đặc
biệt cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này như: Tác giả
Đỗ Thị Phượng với luận án tiến sĩ: "Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành
niên phạm tội" Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; Tác giả Nguyễn Văn
Quảng với luận án tiến sĩ: "Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự Việt Nam",

4


tại Học viện Khoa học xã hội... Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu ở
cấp độ bài viết khoa học nói riêng về vấn đề thủ tục giải quyết vụ án hình sự.
Các công trình trên là nguồn tài liệu tham khảo để tác giả nghiên cứu hoàn
thành đề tài.
Các công trình trên nhìn chung đã nghiên cứu tương đối cơ bản về tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dưới góc
độ luật hình sự hoặc nghiên cứu về thủ tục giải quyết các vụ án hình sự nói
chung mà chưa có bất kỳ công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu về
thủ tục giải quyết vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác. Đặc biệt là nghiên cứu này được thực hiện dựa trên cơ sở số
liệu thực tế của một đơn vị là huyện Từ Liêm Hà Nội (nay là quận Nam Từ

Liêm và Bắc Từ Liêm).
Chính vì vậy, việc tác giả chọn đề tài: "Thủ tục giải quyết vụ án đối
với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
(trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà
Nội)" không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố và có ý nghĩa
quan trọng cả lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ những thủ tục trong các giai đoạn
giải quyết vụ án nói chung và đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác nói riêng theo quy định của Bộ luật tố
tụng hình sự (BLTTHS) hiện hành, trên sơ sở thực trạng thủ tục giải quyết
vụ án đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người
khác trên địa bàn huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội luận văn sẽ chỉ ra
những mặt tích cực, hạn chế, nguyên nhân tồn tại và những vướng mắc, đề
xuất một số giải pháp chủ yếu để hoàn thiện về mặt lý luận, đồng thời góp

5


phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thủ tục giải quyết vụ án cố ý gây
thương tích trên địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội (nay là hai quận
Nam Từ Liêm - Bắc Từ Liêm).
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, quá trình nghiên cứu, tác giả
tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Làm sáng rõ những vấn đề lý luận về thủ tục giải quyết vụ án nói
chung và thủ tục giải quyết vụ án đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe người khác nói riêng.
- Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực tiễn quá trình giải quyết vụ

án tội cố ý gây thương tích trên địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội từ
năm 2010 đến năm 2014. Chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế, nguyên nhân
tồn tại và những vướng mắc trong áp dụng pháp luật về giải quyết vụ án đối
với loại tội phạm này.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết vụ
án, nâng cao khả năng áp dụng pháp luật trong thủ tục giải quyết các vụ án
về tội cố ý gây thương tích nói chung và cụ thể nâng cao năng lực xử lý đối
với tội cố ý gây thương tích của các cơ quan tư pháp trên địa bàn huyện Từ
Liêm nói riêng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về thủ tục giải quyết vụ án đối với tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn huyện
Từ Liêm (nay là hai quận Nam Từ Liêm - Bắc Từ Liêm).
- Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là làm rõ trên phương diện lý luận các
thủ tục giải quyết vụ án theo quy định của BLTTHS và BLHS hiện hành và

6


kết quả nghiên cứu thực tiễn quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác xảy ra từ
năm 2010 đến 2014 tại địa bàn Từ Liêm, Hà Nội.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; quan điểm cơ bản của Đảng
và Nhà nước ta về đấu tranh phòng, chống tội phạm; lý luận về tội phạm học,
Luật hình sự và tố tụng hình sự. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp
khảo sát, thống kê thực tế số liệu xét xử, phương pháp so sánh, tổng hợp, hỏi

ý kiến chuyên gia để rút ra các kết luận khoa học của mình.
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Luận văn là công trình đầu tiên ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học
nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện các vấn đề thủ tục giải quyết đối với
vụ án hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác. Những đóng góp mới của luận văn được thể hiện ở các điểm sau:
- Luận văn đã phân tích được đầy đủ các vấn đề lý luận về thủ tục
giải quyết đối với vụ án hình sự nói chung và vụ án về tội cố ý gây thương
tích nói riêng. Ngoài ra luận văn còn nghiên cứu về trình tự, thủ tục giải
quyết vụ án hình sự về tội cố ý gây thương tích ở các giai đoạn khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử...
- Luận văn đã nghiên cứu một cách toàn diện về thực trạng quá trình
giải quyết vụ án hình sự về tội cố ý gây thương tích trên địa bàn huyện Từ
Liêm thành phố Hà Nội, từ đó rút ra đánh giá về những hạn chế, bất cập trong
quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết vụ án hình sự cũng như những
hạn chế trong thực tiễn áp dụng pháp luật về thủ tục giải quyết vụ án đối với
tội cố ý gây thương tích của các cơ quan tố tụng huyện Từ Liêm.
- Từ những sự phân tích, luận văn cũng đã chỉ rõ được nguyên nhân

7


của những tồn tại hạn chế đó và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và
nâng cao hiệu quả giải quyết vụ án hình sự về tội cố ý gây thương tích trên địa
bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo về mặt lý
luận khi giải quyết vụ án đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác, các giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao khả
năng thực thi pháp luật và các giải pháp phòng ngừa tội cố ý gây thương tích
rút ra qua quá trình áp dụng trên thực tiễn làm cơ sở cho khoa học luật hình sự

và Tố tụng hình sự nói chung và góp phần nâng cao chất lượng khởi tố, điều
tra, truy tố, xét xử tội cố ý gây thương tích nói riêng.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
được chia thành 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Một số vấn đề chung về thủ tục giải quyết vụ án tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Chương 2: Thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự về tội cố ý gây
thương tích trên địa bàn huyện Từ Liêm.
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
giải quyết các vụ án hình sự về tội cố ý gây thương tích.

8


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT
VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI
CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC
1.1. Khái niệm
Thủ tục giải quyết vụ án hình sự là trình tự, biện pháp do cơ quan có
thẩm quyền áp dụng để phát hiện và xử lý tội phạm. Từ khái niệm thủ tục giải
quyết vụ án hình sự có thể rút ra khái niệm: thủ tục giải quyết vụ án cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là trình tự, biện
pháp do cơ quan có thẩm quyền áp dụng để phát hiện và xử lý tội phạm cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Thủ tục giải quyết vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác được quy định chung trong tố tụng hình sự, theo
trình tự như đối với các vụ án hình sự thông thường, và có mục đích cơ bản
là phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành

vi phạm tội cố ý gây thương tích, không để lọt tội phạm, không làm oan
người vô tội.
Xét về hình thức, tố tụng hình sự được phân chia ra các giai đoạn
khác nhau, bao gồm: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử... Mỗi giai đoạn tố
tụng có tính độc lập tương đối nhưng lại có quan hệ mật thiết với nhau, giai
đoạn trước là tiền đề của giai đoạn sau; kết quả của giai đoạn sau là sự
kiểm chứng tính đúng đắn của giai đoạn trước và các giai đoạn hợp thành
một quy trình tố tụng hình sự. Gắn với mỗi giai đoạn là các hoạt động tố
tụng do các chủ thể khác nhau tiến hành (Cơ quan điều tra (CQĐT), Viện
kiểm sát (VKS), Tòa án) với sự tham gia của các chủ thể khác như bị can,
bị cáo, bị hại, người làm chứng, người bào chữa, giám định, các cơ quan tổ

9


chức nhà nước, tổ chức xã hội… Ở mỗi giai đoạn tố tụng khác nhau, các
chủ thể có nhiệm vụ và thẩm quyền khác nhau nhưng đều có một mục tiêu
chung là xác định sự thật khách quan của sự kiện phạm tội đã xảy ra, nhằm
chứng minh hành vi và chủ thể tội phạm.
Trên cơ sở sự kiện phạm tội xảy ra, cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng
các biện pháp của tố tụng hình sự để làm rõ: có hành vi phạm tội xảy ra hay
không; thời gian; địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; ai là
người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có
năng lực TNHS hay không; mục đích, động cơ phạm tội; những tình tiết tăng
nặng, giảm nhẹ TNHS của chủ thể và những đặc điểm về nhân thân của chủ
thể; tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra [27, Điều 63]. Đó
là những vấn đề mà cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh trong vụ án
hình sự nói chung và vụ án cố ý gây thương tích nói riêng. Nhà nước xác định
một hệ thống các biện pháp tố tụng để chứng minh và xử lý tội phạm. Hệ
thống các biện pháp tố tụng, bao gồm: các biện pháp để phát hiện tội phạm

(như khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám xét, khởi tố vụ
án…); các biện pháp ngăn chặn tội phạm (như bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi
khỏi nơi cư trú)… các biện pháp thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm
(như lấy lời khai, thu giữ vật chứng, giám định…), các biện pháp xử lý tội
phạm (như truy tố, xét xử). Các biện pháp này được thực hiện bởi các chủ thể
là các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Tuy nhiên không
phải các sự kiện phạm tội xảy ra đều áp dụng tất cả các biện pháp tố tụng để
giải quyết mà tùy thuộc tính chất, mức độ của sự kiện phạm tội để các cơ
quan tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp tố tụng cho phù hợp, ví dụ: biện
pháp ngăn chặn tạm giam chỉ đặt ra với các sự kiện phạm tội mà người thực
hiện hành vi có mức nguy hại lớn, cần ngăn chặn người đó bỏ trốn hoặc tiếp
tục phạm tội mới… Ngoài ra, các biện pháp và trình tự tố tụng còn được hình

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương (2014), Báo cáo công tác năm
2014, Hà Nội.

2.

Phạm Văn Beo (2008), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam Phần chung,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3.

Lê Cảm (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung),

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. (Tái bản lần thứ nhất - 2003).

4.

Lê Cảm (Chủ biên) (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các
tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

5.

Lê Cảm (2004), "Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng
hình sự", Kiểm sát, (2), tr. 24-29.

6.

Lê Văn Cảm (Chủ biên) (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những
vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

7.

Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên) (2001) Giáo trình Luật tố tụng hình sự
Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

8.

Công an huyện Từ Liêm (2010), Báo cáo tổng kết và thống kê công tác
năm, Hà Nội.

9.


Công an huyện Từ Liêm (2011), Báo cáo tổng kết và thống kê công tác,
Hà Nội.

10. Công an huyện Từ Liêm (2012), Báo cáo tổng kết và thống kê công tác,
Hà Nội.
11. Công an huyện Từ Liêm (2013), Báo cáo tổng kết và thống kê công tác,
Hà Nội.
12. Công an quận Nam Từ Liêm (2014), Báo cáo tổng kết và thống kê công
tác, Hà Nội.

11


13. Nguyễn Thị Thúy Diệp (2013), Áp dụng pháp luật trong thực hành
quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát
nhân dân huyện Từ Liêm, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết 08/2002/NQ-TW ngày
2/01/2002 Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư
pháp trong thời gian tới, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày
24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày
2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020, Hà Nội.
17. Nguyễn Thị Hồi (2009), Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay và một
số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
18. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2009), Giáo trình Luật hình sự
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2009), Giáo trình Luật tố tụng

hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
20. Dương Tuyết Miên (2007), Định tội danh và quyết định hình phạt, Nxb
Lao động - Xã hội, Hà Nội.
21. Đinh Văn Quế (2003), Bình luận khoa học bộ luật hình sự: Phần các tội
phạm: Tập 2: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh
dự của con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đinh Văn Quế (2002), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (bình luận
chuyên sâu) phần các tội phạm, tập 1, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,
Thành phố Hồ Chí Minh.
23. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
24. Quốc hội (1988), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.

12


25. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
26. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
27. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội.
28. Quốc hội (2009), Luật giám định tư pháp, Hà Nội.
29. Quốc hội (2014), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội.
30. Chu Thị Thảo (2012), Tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm
2006 đến năm 2011, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội.
31. Trần Quang Tiệp (2002), Một số vấn đề về thi hành án hình sự, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
32. Tòa án nhân dân huyện Từ Liêm (2010), Báo cáo tổng kết và thống kê
công tác, Hà Nội.
33. Tòa án nhân dân huyện Từ Liêm (2011), Báo cáo tổng kết và thống kê
công tác, Hà Nội.
34. Tòa án nhân dân huyện Từ Liêm (2012), Báo cáo tổng kết và thống kê

công tác, Hà Nội.
35. Tòa án nhân dân huyện Từ Liêm (2013), Báo cáo tổng kết và thống kê
công tác, Hà Nội.
36. Tòa án nhân dân quận Nam Từ Liêm (2014), Báo cáo tổng kết và thống
kê công tác, Hà Nội.
37. Nguyễn Thị Thiên Trang (2012), Tình hình tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa từ năm 2006 đến năm 2011, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội.
38. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật tố tụng hình sự
Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
39. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

13


40. Vũ Thanh Tùng (2011), Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng - Những vấn đề lí
luận và thực tiễn, Khoá luận tốt nghiệp, Hà Nội.
41. Đào Trí Úc (1993), Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
42. Đào Trí Úc (Chủ biên) (1994), Tội phạm học, luật hình sự và luật tố
tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh 24/2004/PL-UBTVQH11
về giám định tư pháp, Hà Nội.
44. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ
điển Bách khoa, Hà Nội.
45. Viện kiểm sát nhân dân huyện Từ Liêm (2010), Báo cáo tổng kết và
thống kê công tác kiểm sát, Hà Nội.
46. Viện kiểm sát nhân dân huyện Từ Liêm (2011), Báo cáo tổng kết và

thống kê công tác kiểm sát, Hà Nội.
47. Viện kiểm sát nhân dân huyện Từ Liêm (2012), Báo cáo tổng kết và
thống kê công tác kiểm sát, Hà Nội.
48. Viện kiểm sát nhân dân huyện Từ Liêm (2013), Báo cáo tổng kết và
thống kê công tác kiểm sát, Hà Nội.
49. Viện kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm (2014), Báo cáo tổng kết và
thống kê công tác kiểm sát, Hà Nội.
50. Trịnh Tiến Việt (2003) Pháp luật hình sự và thực tiễn áp dụng, Nxb
Giao thông vận tải, Hà Nội.
51. Trịnh Tiến Việt (2013), Tội phạm và trách nhiệm hình sự (Sách chuyên
khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14



×