Mở đầu
Chăn nuôi là ngành cung cấp lượng protein động vật trong bữa ăn hàng
ngày của mỗi gia đình. Đó là hình thức được phát triển rộng rãi nhất là ở nông
thôn khi mà ngừoi dân có thể tận dụng diện tích đất trống quanh nhà cũng như
các nguồn thức ăn tự nhiên phong phú để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Hiện
nay hình thức chăn nuôi truyền thống như chuồng trại nằm bên cạnh nhà ở, thậm
chí ở một số nơi ngừoi ta nuôi súc vật trong nhà hay thải chất bẩn trực tiếp ra
sông suối không nhưng gây mùi khó chịu.làm mất vẻ mỹ quan môi trường làm ô
nhiễm dòng sông, kênh rạch. Phân và nước thải từ các hộ chăn nuôi thải ra chưa
qua xử lý trở thành mối nguy trực tiếp tới sức khỏe của con người và cả động
vật nuôi cũng là môi trường lý tưởng cho ruồi nhặng và ký sinh trùng phát triển.
Mật độ ruồi nhặng cao chẳng những gây bất tiện trong sinh hoạt, mà còn là vật
chủng trung gian truyền bệnh truyền nhiễm hết sức nguy hiểm cho con người.
Bên cạnh đó mùi hôi thối của phân gia cầm,gia súc cũng là mối phiền toái đáng
kể cho chính hộ chăn nuôi mà còn ảnh hưởng đến các hộ khác trong vùng.
Hiện nay không chỉ các địa phương ở vùng nông thôn mà ngay ở thị xã
Bắc Kạn, việc chăn nuôi gia súc cũng đang khá phổ biến. Tuy nhiên, với một địa
bàn có mật độ dân cư đông đúc thì việc làm sao để chất thải chăn nuôi không
ảnh hưởng đến môi trường vầ cuộc sống của ngừoi dân cũng là vấn đề cần được
quan tâm.Chính vì thế cần phải có phương pháp hữu hiệu để xử lý chất thải chăn
nuôi đó .Thục tế, có rất nhiều dự án nghiên cứu của nhiều tổ chức, cá nhân về
việc giải quyết chất thảitừ hoạt dộng chăn nuôi làm nguồn nguyên liệu để phục
vụ cho hoạt động nông nghiệp khác.Trong đó, việc tận dụng chất thải chăn nuôi
để tạo ra Bioga là một giải pháp hữu hiệu nhất không những giảm được nguy cơ
ô nhiễm, giải quyết được bài toán năng lượng phục vụ sinh hoạt, mà còn là giải
pháp kinh tế cho người dân.
Nhận định được ý nghĩa từ mô hình Biogas, em đã thực hiện đề tài “ Đánh
giá tiềm năng từ mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm ủ Biogas tại gia
đình chị Nguyễn Thị Quỳnh Nga” hướng tới mục tiêu xây dựng mô hình hầm ủ
Biogas từ chất thải chăn nuôi, nhằm gớp phần giải quyết vấn nạn ô nhiễm đâng
đe dọa môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững và xây
dựng nông thôn mới ở địa phương.
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI VÀ HẦM Ủ BIÔGAS
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI
Định nghĩa về chất thải chăn nuôi
Chất thải chăn nuôi là chất thải phát sinh trong quá trình chăn nuôi như:
phân, nước tiểu, xác súc vật…Chất thải trong chăn nuôi được phân ra làm 3 loại:
chất thải rắn, chất thải lỏng , chất thải khí. Trong chất thải chăn nuôi có nhiều
các chats hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật và trứng kí sinh trùng có thể gây bệnh cho
động vật và con người.
1.1.2Nguồn gốc phát sinh chất thải chăn nuôi
Chất thải rắn bao gồm chủ yếu là phân, xác xúc vật chết,thức ăn dư thừa
của vật nuôi,vật liệu nót chuồng và các chất thải khác, độ ẩm từ 50% - 80% và
tỷ lệ NPK cao,
Chất thải lỏng có độ ẩm cao hơn trung bình khoảng 93% - 98% gồm phần
lớn nước thải của vật nuôi, nước rửa chuồng và phần phan lỏng đuọc hòa tan.
Chất thải khí là loại khí sinh ra trơng quá trình chăn nuôi, quá trình phân
hủy của các chất hữu cơ ở dạng rắn và lỏng.
1.1.1.
Phân loại chất thải chăn nuôi
1.1.3.1 Chất thải rắn
* Phân và nước tiểu gia súc
Lượng phân và nước tiểu gia súc thải ra trong một ngày đêm tùy thuộc
vào giống ,loài, khẩu phần ăn, trọng lượng gia súc.Lượng phân và nước tiểu gia
súc thải ra trong một ngày đêm trung bình như sau:
Loài gia súc, gia
cầm
Trâu bò lớn
Heo < 10kg
Heo 15 – 45 kg
Heo 45 – 100 kg
Gia cầm
Lượng
phân(kg/ngày)
2 – 25
0,5 – 1
1–3
3–5
0,08
Lượng nước
tiểu(kg/ngày)
1 – 15
0,3 – 0,7
0,7 – 2
2-4
Phân heo nói chung được xếp vào loại phân lỏng hoặc hơi lỏng, thành
phần phân heo chủ yếu gồm nước và các chất hữu cơ, ngoài ra còn có tỉ lệ NPK
dứoi dạng các hợp chất vô cơ.
•
•
Xác súc vật chết
Xác súc vật chết do bệnh là nguồn ô nhiễm chính cần phải xử lý triệt để
nhằm tránh lây lan cho người và vật nuôi.
Thức ăn dư thừa,vật liệu nót chuồng và các chất thải
Loại chất thải này có thành phần đa dạng gồm : cám , bột ngũ cốc, bột
tôm, bột cá , các khoáng chất bổ sung, các loại kháng sinh, rau xanh, rơm rạ…Vì
vậy nếu không được xử lý tốt hoặc xử lý không đúng phương pháp thì nó sẽ là
tác nhân gây ô nhiễm môi trường tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng xung
quanh và tác hại trực tiếp đến cơ sở chăn nuôi.
1.1.3.2. Chất thải lỏng
Trong các loại chất thải của chăn nuôi, chất thải lỏng là loại chất thải có
khôi slượng lớn nhất. Đặc bệt khi lượng nước thải rửa chuồng được hòa chung
vơi nước tiểu của gia súc và vơi snước tắm gia súc.Đây là loại chất thải khó
quản lý, khó sử dụng. Mặt khác, nươc sthải chăn nuôi có ảnh hưởng rất lớn đến
môi trường nhưng người chăn nuôi ít để ý đến việc lý nó.
Chất thải lỏng chứa nhiều loài vi sinh vật và trứng ký sinh trùng, làm lây
lan dịch bệnh cho người và gia súc những vi sinh vật là mầm bệnh cho trong
chất thải chăn nuôi gồm E.Coli, Proteus…
1.1.3.3.Chất thải khí
Mùi hôi chuồng nuôi là hỗn hợp khí được tạo ra bởi quá trình phân hủy kỵ
khí và hiếu khí của các chất thải chăn nuôi. Quá trình thối rữa của các chất hữu
cơ trong phân, nước tiểu gia súc hay thức ăn dư thừa sẽ sinh ra các khí độc hại
các khí có mùi hôi thối khó chịu. Cường độ của mùi hôi phụ thuộc vào điều kiện
mật độ nuôi cao, sự thông thoáng kém, nhiệt độ và độ ẩm không khí cao.
Thành phần các khí trong chuồng nuôi biến đổi tùy theo giai đoạn phân
hủy chất hữu cơ thùy theo thành phần thức ăn hệ thống vi sinh vật và tình trạng
sức khỏe của thú. Các khí này có mặt thường xuyên và gây ô nhiễm chính, các
khí này có thể gây hại đến sức khỏe con người và vật nuôi trong đó NH3,H2S và
CH4 được quân tâm nhất.
Khí NH3 và H2S được hình thành chủ yếu trong quá trình thối rữa của
phân do các vi sinh vật gây thối, ngoài ra còn NH3 còn được hình thành từ sự
phân giải ure của nước tiểu.
1.1.4. Khả năng gây ô nhiễm của chất thải chăn nuôi
1.1.4.1 Ô nhiễm không khí
Trong chất thải chăn nuôi luôn tồn tại 1 lượng lớn vi sinh vật hoại sinh.
Nguồn gốc thức ăn của chúng là các chất hữu cơ. Vi sinh vật hiếu khí sử dụng
oxy hòa tan phân hủy các chất hữu cơ tạo ra sản phẩm vô cơ: N2O, NO3,CO2,
SO3 quá trình này xảy ra không mùi thối. Nếu lượng chất hữu cơ có quá nhiều
vi sinh vật hiếu khí sử dụng hết lượng oxy hòa tan trong nước làm khả năng hoạt
động phân hủy của chũng kém, gia tăng quá trình phân hủy yếm khí tạo ra các
sản phẩm CH4,H2S,NH3…tạo mùi hôi nước có màu đencó váng là nguyên nhân
gia tăng bệnh hô hấp, tim mạch ở người và động vật.
* Bụi trong không khí chuồng nuôi
Bụi trong không khí chuồng nuôi có nguồn gốc thừ thức ăn, vật liệu lót
chuồng và các chất thải khác. Tác hại của bụi thường kết hợp với các yếu tố
khác như vi sinh vật, khí độc bụi bám vào niêm mạc gây kích ứng cơ giới gây
khó chịu làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp.
1.1.4.2 Ô nhiễm đất
Chất thải chăn nuôi khi không được xử lý mang đi xử dụng cho trồng trọt
như tưới, bón cho cây, rau ,củ,quả dung làm thức ăn cho ngừoi vầ động vật là
không hợp lý. Nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng tồn tại của mầm bệnh trong
đất, cây có có thể gây bệnh cho ngừơi và gia súc đặc biệt là các bệnh về đường
ruột như thương hàn, phó thương hàn, viêm gan…
Bên cạnh đó việc sử dụng quá nhiều kháng sinh, chất diệt trùng, chất kích
thích sinh trưởng se ảnh hưởng đến môi trường sống của người và gia súc.
1.1.4.3 Ô nhiễm nguồn nước
Khi lượng chất thải chăn nuôi không được xử lý đúng cách tahỉ vào môi
trường quá lớn làm gia tăng hàm lượng chat shữu cơ, vô cơ trong nước, làm
giảm quá mức lượng oxy hòa tan, làm giảm chất lượng nươc mặt ảnh hưởng đến
hệ vi sinh vật nước là nguyên nhân tạo dòng nước chết ảnh hưởng đến sức khỏe
con người, động vật và môi trường sinh thái. Hai chất dinh dưỡng trog nuóc thải
dễ gây nên vấn đề ô nhiễm nguồn nước dố là nitơ và photpho. Trong nước thải
tahỉ chăn nuôi chứa lượng vi sinh gây bệnh và trứng ký sinh trùng.Thời gian tồn
tại của chúng khá lâu.
So với bề mặt, nước ngầm ít bị ô nhiễm hơn. Tuy nhiên vơi squy mô chăn
nuôi ngày càng tập trung, lượng chất thải ngày một nhiều, phạm vi bảo vệ không
đảm bảo thì lượng chất thải thấm vào đất đi vào mạch nước ngầm làm giảm chất
lượng nước.Bên cạnh đó, các vi sinh vật nhiễm bẩn trong chất thải chăn nuôi
cũng có thể xâm nhập nguồn nước ngầm. Ảnh hưởng có tác dụng lâu dài và khó
có thể loại trừ.
1.1.5 Một số phương pháp quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi
Quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường.
Chất thải chăn nuôi đặc biệt là phân và nước tiểu ia súc sau khi được thải ra thì
khả năng ô nhiễm còn thấp, khả năng này chỉ tăng khi phân và nước tiểu gia súc
được để lâu trơng môi trường bên ngoài.Do đó có thể giải quyết kịp thời khả
năng gây ô nhiễm thì chúng ta cần phải quản lý và xử lý chat sthải chăn nuôi
-
ngay từ lúc mơi sthải ra môi trường bằng 1 số biện pháp như:
Thu gom, vận chuyển
Lưu giữ
Xử lý
Phân và nước tiểu sau khi gia súc thải ra phải được thu gom và vận chuyển ra
khỏi chuồng trại chăn nuôi càng sớm càng tốt để tránh vấy bẩn ra chuồng trại và
gia súc đồng thời tránh tạo mùi hôi thối trong chuồng nuôi làm thu hút ruồi muỗi
tới, thuận tiện cho việc rửa chuồng trại, tiếc kiệm điện nước. Tùy theo tình trạng
của phân mà ta có thể thu gom bằng cách hót phân hay xịt cho phân trôi theo
-
dòng chảy vào những thừoi điểm nhất định trong ngày.
Việc thu gom vận chuyển chat sthải cs thể dung nươc sbơm xịt trôi theo đường
cống thoát. Hay dung thùng chưa hoặc có thế dung sọt, bao, thùng xe để vận
-
chuyển phân rắn.
Nơi lưu trữ phân giải và hố chưa, bể lắng, thùng chứa đựng được đậy kín hay
bao kín để xử lý chuyên biệt, nơi lưu trữ phân phải cách biệt vơi schuồng trại
chăn nuôi để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe gia súc.
1.1.6. Ứng dụng của chất thải chăn nuôi hiện nay
1.1.6.1 Sản xuất phân bón hữu cơ từ gia súc
Phân của các loại vật nuôi là hữu cơ, nếu bón trực tiếp cho cây thì cây rất
khó hấp thụ, bên cạnh đó phân còn mang nhiềumầm bệnh truyền nhiễm .Nếu
phân được ủ thì các chất hữu cớẽ chuyển sang dạng vô cơ khi đó phân sẽ có tác
dụng tốt hơn.
Phân được ủ ở những nơi có đất nền cứng, có mái che, xung quanh nơi ủ
có nhiều rảnh và hố được đậy kín để chứa nước phân được chảy ra khi ủ. Có
nhiều cách để ủ phân, nưng về cơ bản được chia r alàm 2 loại là ủ nổi và ủ chìm.
1.1.6.2. Làm thức ăn thủy sản
Trong việc nuôi cá , viêc jxử lý tận dụng phân hữu cơ là một hướng có
nhiều ưu điểm: giảm chi phí thức ăn cho cá đồng thời bảo vệ môi trường khỏi bị
ô nhiễm. Phân chuồng ( lợn, trau bò) gà, vịt cũng như các thức ăn thừa rơi vãi
xuống nước sẽ được cá sử dụng.
Hình 2: Phân bò hằng ngày được phơi khô chuyển vào khu vực ủ để nuôi
giun làm thức ăn cho cá
1.1.6.3 Làm hầm ủ bioga
Một trong những biện pháp để xửu lý chất thải chăn nuôi là ủ bioga. Đay
là phương pháp cũng đuọc sử dụng rộng rãi. Nguyên lý ủ biogas dựa trên sự
phân hủy yếm khí các chất hữu cơ của các vi sinh vật yếm khí. Hỗn hợp khí sinh
ra gồm : CH4, H2S NH3… trong đó CH4 là sản phẩm chủ yếu.
Hầm ủ biogas: tạo nguồn năng lượng để thắp sáng , sưởi ấm, chạy máy
phát điện,chất cặn thải sau quá trình lên men dung để bón cho cây trồng sẽ hạn
chế sử dụng phân hóa học. Ngoài ra trong quá trình lên men trong điều kiện kỵ
khí các vi khuẩn gây bệnh cho con ngừơi đã được loại trừ. Như vậy phát triển
biogas không chỉ giải quyết được vấn đề năng lượng mà còn là giải pháp giảm
thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần bảo vệ nâng cao sức khỏe cộng đồng dân
cư, đồng thời tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Cùng với sự phát triển của chăn nuôi, biogas sẽ là 1 trong những nguồn
năng lượng chính tương lai. Sử dụng công nghệ biogas là giải pháp hữu hiệu cho
sự kết hợp hài hòa giữa cung cấp năng lượng với giảm thiểu ô nhiễm môi
trường.
1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Kạn.
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Bắc kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Bắc Kạn là 1 tỉnh
miền núi cao, địa hình bị chi phối bởi những dãy núi vòng cung quay lưng về
phía đông xen lẫn với nhưng thung lũng
-
Phía Bắc : giáp tỉnh Cao Bằng
Phía Đông : giáp tỉnh Lạng Sơn
Phía Nam : giáp tỉnh Thái Nguyên
Phía Tây : giáp tỉnh Tuyên Quang
Tỉnh Bắc Kạn có 1 thị xã và 7 huyện.Bao gồm 112 xã, 4 phường và 6 thị trấn.
*Khí hậu thủy văn
•
•
Khí hậu
- Khí hậu của huyện mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi Đông Bắc, mùa
Đông thường có sương muối và mùa Xuân thường có sương mù. Về cơ bản, khí
hậu Định Hóa chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô
từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau (bình quân mưa 137 ngày/ năm),
lượng mưa trung bình 1.710mm/năm, tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều,
mưa tập trung vào từ tháng 6 đến tháng 9 chiếm 90 % lượng mưa cả năm. Độ
ẩm bình quân là 83%.
- Về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình cả năm là 22,50C, các tháng nóng là các
tháng mùa mưa, nóng nhất là tháng 7 với nhiệt độ trung bình là 28,7 0C, nhiệt độ
thấp nhất là vào tháng 1 với nhiệt độ trung bình là 15 0C. Biên độ nhiệt ngày
đêm trung bình khá lớn (>70C).
* Thủy văn:
Bắc Kạn có hệ thống sông suối phân bố khá đều trên lãnh thổ với nguồn
nước tương đối phong phú. Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn còn có nhiều hệ suối là
đầu nguồn sông Đáy, sông Gâm, sông Chu… lưu vực nhỏ và độ dốc dòng chảy
lớn, lòng hẹp và có nhiều thác ghềnh, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển
các công trình thuỷ điện nhỏ, tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp phát triển.
Hệ thống sông, hồ và đập nước của huyện khá lớn với trên 100 ao hồ lớn
nhỏ, đặc biệt có hồ Ba Bể. Đây là khu bảo tồn đất ngập nước có tầm quan trọng
của thế giới và là 1 trong 20 hồ nước ngọt đẹp nhất thế giới. Hội xuân Ba Bể
được tổ chức vào tháng giêng âm lịch hàng năm.
*Kinh tế
Bắc Kạn Là tỉnh vùng núi cao, có địa hình phức tạp, cơ sở vật chất và
kinh tế chưa phát triển. Tuy nhiên những năm gần đây tỉnh Bắc Kạn đã có 1 số
bước phát triển đáng kể. Một số chỉ tiêu kinh tế của tỉnh năm 2011: Tổng giá trị
gia tăng (theo giá cố định 1994) ước đạt 1.477.155 triệu đồng, tăng 13% so với
năm 2010 (kế hoạch 13,5%), trong đó:
-
Khu vực kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp đạt 551.839 triệu đồng, tăng 11,36% (kế
hoạch 7,5%)
-
Khu vực kinh tế công nghiệp - XDCB đạt 298.426 triệu đồng, tăng 2,64% (kế
hoạch 23%)
-
Khu vực kinh tế các ngành dịch vụ đạt 626.890 triệu đồng, tăng 20,29% (kế
hoạch 14%).
Tổng giá trị gia tăng (theo giá thực tế) ước đạt 4.349.665 triệu đồng, tăng
22,81% so với năm 2010. Thu nhập bình quân đầu người đạt 14,6 triệu đồng,
tăng 2,7 triệu đồng so với năm 2010.
Cơ cấu kinh tế:
-
Khu vực nông - lâm nghiệp chiếm 42%
-
Khu vực công nghiệp - xây dựng cơ bản chiếm 14,2%;
-
Khu vực dịch vụ chiếm 43,8%. So với cùng kỳ năm 2010,
-
Khu vực kinh tế nông - lâm nghiệp tăng 3,5%,
-
Công nghiệp - xây dựng giảm 3%
-
Dịch vụ tăng 0,4%.
Tỉnh đã hoàn thành chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết
định số 167/2008/QĐ-TTg của Chính phủ. Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện
đã xây dựng 2.601/2.629 nhà cho hộ nghèo (còn lại 28 hộ không có nhu cầu làm
nhà). Các chương trình, dự án, mô hình giảm nghèo tiếp tục được các cấp,
ngành, đoàn thể tổ chức thực hiện hiệu quả. Tỷ lệ hộ nghèo ước giảm 6%
(xuống còn 26,13%).
Bắc Kạn có thế mạnh phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến
khoáng sản, vật liệu xây dựng, nông lâm nghiệp và du lịch.
1.3. TỔNG QUAN VỀ HẦM Ủ BIOGA
1.3.1 Khái niệm biogas
Bioga là một loại khí đốt sinh học được tạo ra khi phân hủy yếm khí phân
thải ra của gia súc. Các chất thải của gia súc được cho vào hầm kín, ở đó các vi
sinh vật sẽ phân hủy chúng thành chất mùn và khí, khí này được thu lại qua một
hệ thống đường đânc tới lò để đốt, phục vụ cho sinh hoạt của gia đình.
Nó chiếm tỉ lệ như sau:
-CH4: 60 – 70%
-CO2 : 30 – 40%
1.3.2. Đặc tính biogas
Đối với khí của Biogas thì trọng lượng riêng khoảng 0,9 – 0,94 kg/m3
trọng lượng riêng này thay đổi là do tỉ lệ CH so với các khí khác trong hỗn hợp.
Lượng H2S chiếm 1 lượng ít nhưng có tác dụng trong việc xác định nơi
hư hỏng của túi để sửa chữa.
Gas có tính dễ cháy trong không khí nếu được hòa lẫn với tỉ lệ từ 6 – 25%
mới có thể cháy được. Nếu hỗn hợp khí mà CH4 chỉ chiếm 60% thì 1 m3 gas
cần 8m3 không khí. Nhưng thường khi đốt cháy tốt cần tỷ lệ gas trên không khí
từ 1/9 - 1/10.
1.3.3 Cơ chế tạo biogas trong hệ thống biogas
Sự tạo thành khí sinh vật là một quá trình lên men phức tạp xảy ra rất
nhiều phản ứng, cuối cùng tạo ra khí CH4 và CO2 và một số chất khác. Quá
trình này thực hiện theo nguyên tắc phân hủy kỵ khí dứoi tác dụng của vi sinh
vật yếm khí đã phân hủy từ những chất hữu cơ dạng phức tạp chuyển thành dạng
đơn giản, một lượng đáng kể chuyển thành khí và dạng chất hòa tan.
Sự phân hủy kỵ khí diễn ra qua nhiều giai đoạn với hàng ngần sản phẩm
trung gian với sự tham giữa các chủng loại sinh vật đa dạng. Đó là sự phân hủy
protein, tinh bột, lipit để tạo thành acid a min,glycerin, acid béo…
CHƯƠG 2 :
QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI TẠI THỊ XÃ BẮC
KẠN BẰNG MÔ HÌNH BIOGAS
2.1. Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi tại địa bàn thị xã.
Hiện nay không chỉ các địa phương ở vùng nông thôn mà ngay ở
thị xã Bắc Kạn việc chăn nuôi gia súc cũng đang khá phổ biến. Tuy nhiên, với
một địa bàn có mật độ dân đông đúc thì việc làm sao để chất thải chăn nuôi
không ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của ngừoi dân cũng là vẫn đề
đang được quan tâm.
Con suối nông thượng đoạn chảy qua phường Sông Cầu thị xã Bắc Kạn
vốn đã trở nên hôi thối bởi đủ các loại chất thải sinh hoạt của ngừoi dân,nay còn
phải chịu thêm việc một số hộ gia đình nuôi lợn đã xả thẳng phân, chất thải
xuống bờ suối gây ô nhiễm nặng và mất mỹ quan đô thị.
Không biết từ bao giờ song có một điều mà ai cũng nhận ra, đó là với
những bãi thải như vậy, người dân cũng chẳng dễ chịu chút nào. Tuy là đô thị,
song trên địa bàn thị xã Bắc Kạn hiện nay, chuyện nhiều hộ gia đình có dăm con
trâu, nuôi hàng chục con lợn lại không phải là điều xa lạ gì. Chính vì vậy, việc
phải đảm bảo vệ sinh môi trường đối với thị xã Bắc Kạn cũng không hề đơn
giản. Để giải quyết tình trạng này, thời gian qua, đã khá nhiều hộ dân xây hầm
khí Bioga một giải pháp được xem là hữu hiệu nhất về môi trường đối với
những người chăn nuôi hiện nay.
2.2 Đề xuất biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi tại thị xã Bắc Kạn
Thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát hoạt động Quỹ HTND và
chương trình ủy thác vốn vay Ngân hàng CSXH năm 2014, tôi có dịp thăm gia
đình chị Nguyễn Thị Quỳnh Nga - Hội viên Chi Hội Tổ 9, Hội Nông dân
phường Sông Cầu, là một trong những hộ gia đình áp dụng mô hình chăn nuôi
kết hợp xử lý chất thải qua hệ thống bể Biogas thành công.
Được sự quan tâm tạo điều kiện của Hội Nông dân các cấp về thực hiện
Dự án chăn nuôi lợn nái sinh sản, đảm bảo vệ sinh môi trường chị Nga đã được
tham gia Dự án và vay vốn với số tiền 30.000.000 đồng để mua lợn giống và
xây dựng hầm Biogas.
Dẫn chúng tôi đi tham quan hệ thống hầm chứa nhiên liệu Biogas vừa
mới xây lắp và vận hành được hơn hai tháng, với chi phí lắp đặt ban đầu là 12
triệu đồng, trữ lượng 9m3, với quy mô chăn nuôi hơn 20 con lợn, và 30 con gà,
nguồn phân thải đủ để tạo khí gas phục vụ sinh hoạt của gia đình.
Chị Nga cho biết: Trước khi chưa xây dựng hầm chứa để xử lý chất thải
từ chăn nuôi, xung quanh nơi đây có mùi rất nặng bởi phân và thức ăn thừa của
lợn, gà.. phải thải ra môi trường, tạo điều kiện cho các côn trùng, ruồi nhặng
phát triển, chị rất e ngại về nguy cơ phát sinh mầm bệnh, ô nhiễm nguồn nước.
Nhưng từ khi có hệ thống này, mùi khó chịu của chất thải chăn nuôi giảm đáng
kể, ô nhiễm nguồn nước đã được “thanh toán”. Quan trọng nhất là chất thải của
lợn, gà được dồn vào hầm lọc để tạo ra khí gas dùng trong đun nấu tiết kiệm
được đáng kể chi phí trong sản xuất. Trước đây, cứ trên 1 tháng, gia đình tôi
dùng hết 1 bình gas công nghiệp để nấu nướng, tốn gần 400 ngàn đồng. Từ khi
lắp đặt bể Biogas sử dụng được cả đun nấu và thắp sáng nên không còn dùng
đến gas công nghiệp nữa, sử dụng điện lưới quốc gia cũng ít hơn. Giờ đây, mỗi
tháng tiết kiệm được từ 350 nghìn đồng để có thể sử dụng vào việc khác nên chị
thấy rất vui. Chị Nga cho biết thêm: “Mô hình điện khí Biogas này cũng đơn
giản, dễ lắp đặt, ai cũng có thể thực hiện được, cách làm này vừa hạn chế ô
nhiễm môi trường”.
Theo đồng chí Hoàng Phi Long - Phó Chủ tịch Hội Nông dân phường
Nguyễn Thị Minh Khai - Chủ Dự án cho biết, năm 2014 Phường có tổng số đàn
lợn gần 1.000 con, trong đó có khoảng 20 hộ hội viên nông dân sử dụng hệ
thống xử lý chất thải Biogas. Hộ gia đình chị Nga là một trong những hộ điển
hình sử dụng hệ thống Biogas có hiệu quả kinh tế rõ rệt nhất trong Phường.
Có thể thấy việc sử dụng hệ thống Biogas trong các hộ gia đình không
những góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải trong chăn nuôi gây
ra mà còn cung cấp nguồn năng lượng thay thế như: sử dụng làm chất đốt, thắp
sáng, sử dụng phụ phẩm làm phân bón, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ những
lợi ích "kép" do nguồn năng lượng này đem lại, thực sự là giải pháp hữu hiệu
giúp các hộ hội viên nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình và cần nhân
rộng
Tài liệu tham khảo:
/> /> />
MỤC LỤC