Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

CÂU hỏi và đáp án ôn tập NHÓM mô ĐUN 2 tập HUẤN mô ĐUN năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.51 KB, 11 trang )

CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN ÔN TẬP NHÓM MÔ ĐUN 2
TẬP HUẤN MÔ ĐUN NĂM 2016

(DÀNH CHO GIÁO VIÊN CHỌN MÔ ĐUN 2)

1


THPT 2. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THPT
Câu 1. Những môn học hấp dẫn với học sinh THPT là những môn học có đặc
điểm như thế nào?
Câu 2. Đối tượng của hoạt động học là:
A. Tri thức khoa học, kỹ năng và kỹ xảo.
B. Kiến thức các môn học trong chương trình.
C. Phương pháp thực hiện kỹ năng, kỹ xảo.
D. Phương pháp tư duy và định hướng nghề nghiệp tương lai.
Câu 3. Mục đích của hoạt động học ở học sinh không chỉ hướng vào thu thập,
tích lũy tri thức mà còn hướng vào
A. kỹ năng sống.
B. phương pháp tư duy.
C. làm thay đổi chính bản thân người học.
D. định hướng nghề nghiệp tương lai.
Câu 4. Người giáo viên cần lưu ý “hoạt động học của học sinh phải gắn liền
với…”
A. tích lũy tri thức, kinh nghiệm sống.
B. tư duy khoa học.
C. nghề nghiệp tương lai.
D. hoạt động tự học.
Câu 5. Hoạt động học của học sinh THPT diễn ra
A. trên lớp.
B. dưới sự điều khiển trực tiếp của giáo viên.


C. một cách tự động.
D. do người học tự định hướng.
Câu 6. Ở học sinh THPT nhất là học sinh cuối cấp, hướng thú học tập
A. tạo thành do định hướng giáo viên.
B. tạo thành do phương pháp giảng dạy thu hút của người thầy.
C. do định hướng xã hội quyết định.
D. gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp.
Câu 7. Hoạt động học là hoạt động được điều khiển bởi
A. bản thân người học.
B. người giáo viên.
C. cấu trúc chương trình.
2


D. hứng thú của người học.
Câu 8. Đặc điểm học tập của học sinh THPT thể hiện
A. phải làm việc nhóm trong học tập.
B. phát triển khả năng ngôn ngữ.
C. tính năng động và độc lập trong học tập.
D. khả năng nghiên cứu khoa học.
Câu 9. Thái độ học tập của học sinh THPT được thúc đẩy trước hết bởi
A. động cơ nhận thức.
B. động cơ thực tiễn.
C. ý nghĩa xã hội của môn học và động cơ nhận thức.
D. động cơ quan hệ xã hội.

Đáp án THPT 2:
Câu 2: A
Câu 3: C
Câu 4: D

Câu 5: B
Câu 6: D

Câu 7: B
Câu 8: C
Câu 9: B

THPT 8. KỸ NĂNG THAM VẤN, TƯ VẤN VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG
PHÁP TIẾP CẬN CƠ BẢN TRONG HƯỚNG DẪN CHO HỌC SINH
THPT
3


Câu 1. Trong tư vấn/tham vấn cho học sinh của mình, người giáo viên cần chú
ý những điểm gì trong đặt câu hỏi?
Câu 2. Trong quá trình tư vấn cho học sinh, người thầy nên tránh
A. đặt ra các câu hỏi mở.
B. sử dụng quá nhiều câu hỏi “tại sao”.
C. đặt ra các câu hỏi đóng.
D. câu hỏi có chức năng như lời khẳng định.
E. Để cho học sinh có thời gian trình bày.
Câu 3. Trong giao tiếp, mức độ thành công của ngôn từ chiếm tỷ lệ bao nhiêu?
A. 55%
B. 38%
C. 7%
D. 3%
Câu 4. Giao tiếp không lời là giao tiếp như thế nào?
A. Là khả năng sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ trong giao tiếp.
B. Là hình thức giao tiếp qua thư, email.
C. Là khả năng sử dụng điệu bộ, cử chỉ trong quá trình giao tiếp

D. Là những biểu hiện của nét mặt, ánh mắt trong quá trình giao tiếp.
Câu 5. Khoảng cách ngồi giữa nhà tham vấn/ tư vấn với thân chủ hợp lý nhất là:
A. từ 70cm đến 90cm
B. từ 60cm đến 80cm
C. từ 80cm dến 100cm
D. từ 100cm đến 120cm.
Câu 6. Trong tham vấn/tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Người tham vấn tư
vấn nên:
A. Chọn ngành, nghề giúp học sinh.
B. Giúp phụ huynh học sinh chọn ngành nghề cho con, em mình.
C. Hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu thông tin mà học sinh còn chưa biết
về ngành nghề mà em còn phân vân.
D. Hướng dẫn học sinh làm các hồ sơ, thủ tục cần thiết.
Câu 7. Các giai đoạn của quá trình tham vấn/tư vấn lần lượt là:
A. thiết lập quan hệ; thực hiện quá trình tham vấn; kết thúc tham vấn.
B. thiết lập quan hệ; thực hiện quá trình tham vấn; đánh giá kết quả.
C. thiết lập quan hệ; thực hiện quá trình tham vấn; chia sẻ kinh nghiệp.
D. thiết lập quan hệ; thực hiện quá trình tham vấn; thực hiện nội dung
được tư vấn.
Câu 8. Giai đoạn Thiết lập quan hệ trong tham vấn/tư vấn nhằm mục đích gì?
4


A. Tạo mối quan hệ tin tưởng; xác định sơ bộ vấn đề; xây dựng mục tiêu,
kế hoạch tham vấn.
B. Giúp thân chủ có cái nhìn mới về đời sống của họ, giúp thân chủ giải
quyết được vấn đề cần được tham vấn.
C. Hướng dẫn thân chủ những điều cần làm và nên làm.
D. Để kiểm tra vấn đề cần tháo gỡ là gì.
Câu 9. Câu hỏi trong tham vấn/tư vấn thường được dùng để làm gì?

A. Khai thác thông tin.
B. Để biết về cảm xúc của thân chủ
C. Để biết quan điểm sống của thân chủ
D. Để khẳng định sự quan tâm chia sẻ của người tham vấn với thân chủ.
Đáp án THPT 8:
Câu 2: B, D
Câu 3: C
Câu 4: A
Câu 5: B
Câu 6: C

Câu 7: A
Câu 8: A
Câu 9: A

THPT 12. KHẮC PHỤC TRẠNG THÁI CĂNG THẲNG TRONG
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THPT
Câu 1. Những yếu tố nào gây ra stress trong học tập cho học sinh?
Câu 2. Theo phương diện tâm lí, stress được hiểu như thế nào?
5


A. Là phản ứng căng thẳng tâm lí của con người.
B. Là phản ứng tâm lí của con người.
C. Là sự căng thẳng về tâm lí và sinh lí mà con người phải trải qua.
D. Là sự căng thẳng về tâm lí mà con người phải trải qua.
Câu 3. Trong quá trình học tập của học sinh THPT, stress xuất hiện khi nào?
A. Khi lượng kiến thức học tập của bản thân quá nhiều.
B. Khi các nhiệm vụ học tập trở thành tình huống có vấn đề.
C. Khi các tác động bên ngoài vượt quá sự chịu đựng của học sinh.

D. Khi sức ép tâm lí vượt quá sự chịu đựng của học sinh.
Câu 4. Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến stress trong học tập của học
sinh THPT?
A. Các nhiệm vụ học tập và trình độ phát triển tâm lí.
B. Các hiện tượng xã hội tác động đến quá trình học tập của học sinh.
C. Các yêu cầu về thành tích học tập mà học sinh phải đạt được.
D. Các yếu tố tâm sinh lí lứa tuổi .
Câu 5. Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của stress trong học tập
của học sinh THPT?
A. Biều hiện về xúc cảm: cáu gắt, không tập trung, không làm chủ bản
thân…
B. Biểu hiện về nhận thức: ghi nhớ kém, hay nhầm lẫn…
C. Biểu hiện về sinh lí: đau đầu, toát mồ hôi, khó thở, mệt lả, …
D. Biểu hiện hành vi: hấp tấp, vội vàng, không quan tâm đến nội dung bài
học…
Câu 6. Chiến lược ứng ứng phó với stress trong học tập của học sinh THPT bao
gồm:
A. Ứng phó nhằm giảm và xóa bỏ stress.
B. Ứng phó nhằm vào giải quyết vấn đề và nhằm vào cảm xúc.
C. Ứng phó nhằm tạo cảm giác tâm lí yên tâm học tập.
D. Ứng phó nhằm tạo hứng thú học tập.

6


Câu 7. Để quản lí căng thẳng của bản thân và ứng phó với stress trong học tập,
học sinh THPT không được làm việc nào sau đây?
A. Phản ứng mạnh mẽ, quyết liệt, thái quá để quên đi căng thẳng .
B. Không để tâm đến những việc lặt vặt.
C. Giảm bớt khối lượng công việc, nghỉ ngơi hợp lí.

D. Thay đổi cách nhìn đối với mọi việc.
Câu 8. Mục tiêu của tham vấn tâm lí học đường:
A. Giảm tối đa căng thẳng tâm lí cho học sinh
B. Nâng cao khả năng ứng phó với các vấn đề của cuộc sống trong học
đường.
C. Nâng cao khả năng loại bỏ stress trong quá trình học tập căng thẳng.
D. Giảm tối đa tác động của stress tiêu cực đối với học sinh.
Câu 9. Để giảm stress có hại trong quá trình học tập, học sinh THPT cần tránh:
A. Thư giãn bằng các câu chuyện hài hước.
B. Thư giãn bằng cách chơi đùa với thú nuôi.
C. Thư giãn bằng cách làm những gì tùy thích.
D. Thư giãn bằng cách thưởng thức nghệ thuật.
Câu 10. Muốn giảm mức độ cao của stress để có một sức khỏe tốt để học và thi
giáo viên nên tư vấn cho học sinh cần phải
A. tập trung cao độ để học và ôn thi
B. tăng thời gian học tập, không tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí.
C. tránh học dồn, lúc thi mới học, tham gia các hoạt động giải trí phù hợp.
D. tập trung học tập bất cứ mọi thời gian.

Đáp án THPT 12:
Câu 2: C
Câu 3: B

Câu 7: A
Câu 8: B
7


Câu 4: A
Câu 5: D

Câu 6: B

Câu 9: C
Câu 10: C

8


THPT 39. PHỐI HỢP GIỮA GIÁO VIÊN VỚI GIA ĐÌNH VÀ
CỘNG ĐỒNG TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH THPT
Câu 1. Người giáo viên cần chú ý những điểm gì về nội dung và biện pháp khi
phối hợp với gia đình và cộng đồng trong giáo dục học sinh?
Câu 2. Trong công tác giáo dục học sinh
A. cộng đồng giữ vai trò chủ đạo.
B. gia đình giữ vai trò chủ đạo.
C. nhà trường giữ vai trò chủ đạo.
D. học sinh tự giáo dục giữ vai trò chủ đạo.
Câu 3. Nội dung chủ yếu của phối hợp giữa giáo viên với gia đình và cộng đồng
A. là nâng cao chất lượng học tập cho học sinh
B. phải thiết thực, gắn với đặc điểm học sinh, tình hình địa phương.
C. là giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh.
D. yêu cầu giáo dục các kỹ năng sống.
Câu 4. Để phối hợp hiệu quả trong công tác giáo dục học sinh THPT, giáo viên
với gia đình và cộng đồng cần
A. xác định rõ trách nhiệm mỗi bên, cách liên kết thực hiện nội dung và
nhiệm vụ giáo dục.
B. tăng cường trách nhiệm giáo dục học sinh, giáo dục kỹ năng sống.
C. quản lí việc giáo dục học sinh chặt chẽ, tăng cường giáo dục các môn thi,
các kỹ năng sống.
D. tôn trọng khả năng giáo dục độc lập của mỗi bên và thực hiện cách thức

giáo dục hiệu quả.
Câu 5. Trước khi xây dựng nội dung và hình thức phối hợp với gia đình và cộng
đồng trong giáo dục học sinh, người giáo viên cần
A. trao đổi với gia đình học sinh.
B. trao đổi với đồng nghiệp.
C. trao đổi với gia đình học sinh và địa phương nơi học sinh đang sống.
D. trao đổi với đồng nghiệp và gia đình học sinh.

9


Câu 6. Khi trao đổi chuẩn bị xây dựng nội dung và hình thức phối hợp với gia
đình và cộng đồng trong giáo dục học sinh, người giáo viên không cần đáp ứng
yêu cầu
A. Phải cầu thị, biết cách lắng nghe.
B. Biết cách phân tích, tổng hợp các thông tin.
C. Dành hết thời gian, trí tuệ cho xây dựng nội dung và hình thức phối hợp.
D. Biết cách chọn lọc thông tin.
Câu 7. Nội dung và hình thức phối hợp giữa giáo viên với gia đình và cộng
đồng trong công tác giáo dục học sinh không thể hiện qua
A. giáo dục học sinh qua các hoạt động văn hóa xã hội lành mạnh tại địa
phương.
B. nắm bắt tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của học sinh.
C. giáo dục hành vi văn hóa và rèn kỹ năng sống cho học sinh.
D. giáo dục bảo vệ môi trường.
E. giáo dục các môn học.
Câu 8. Thời gian phối hợp giữa giáo viên với gia đình và cộng đồng trong công
tác giáo dục học sinh cần
A. thực hiện định kỳ hàng tuần.
B. thực hiện định kỳ theo tháng.

C. thực hiện định kỳ theo tuần hoặc theo tháng.
D. thực hiện linh hoạt.
Câu 9. Kế hoạch phối hợp giữa giáo viên với gia đình và cộng đồng trong công
tác giáo dục học sinh là do
A. giáo viên đưa ra.
B. nhà trường quyết định.
C. gia đình chủ động phối hợp thực hiện.
D. gia đình và cộng đồng chủ động phối hợp thực hiện.

10


Đáp án THPT 39:
Câu 2: C
Câu 3: B
Câu 4: A
Câu 5: D
Câu 6: C

Câu 7: E
Câu 8: D
Câu 9: A

11



×