Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐETHI HSG l10 SỞ GD ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG CẤP TRƯỜNG – NĂM HỌC: 2009 – 2010 Đề chính thức Môn: SINH HỌC Thời gian làm bài: 120 phú( Không kể thời gian phát đNgày thi:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1012.58 KB, 3 trang )

SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT
TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG
CẤP TRƯỜNG – NĂM HỌC: 2009 – 2010
-------------------------------------------Đề chính thức

Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 120 phút
( Không kể thời gian phát đề )
Ngày thi:
-----------------------------------------------------------------------------------------------------Câu 1: (2,5 điểm)
Theo mô hình “ khảm động” màng sinh chất được cấu tạo bởi những thành phần hóa học
nào? Nêu chức năng của từng thành phần hóa học cấu tạo nên màng sinh chất?
Câu 2: (1,5 điểm)
Năng lượng tế bào sử dụng trong các hoạt động sống được lấy từ quá trình nào, dưới dạng
hợp chất nào? Mô tả cấu trúc hóa học của dạng hợp chất đó, tại sao hợp chất này dễ dàng cung
cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào?
Câu 3: (4,0 điểm) Trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau:
a. Tại sao kích thước tế bào lại rất nhỏ?
b. Tại sao nói nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào?
c. Chức năng của thành tế bào là gì?
d. Tại sao sự thẩm thấu lại phụ thuộc tổng nồng độ chất tan trong dung dịch?
e. Bản chất pha sáng và pha tối trong quang hợp là gì?
f. Vì sao một số loại vi khuẩn có khả năng kháng thuốc?
g. Tại sao khi làm mứt các loại quả, củ,....trước khi rim đường người ta thường luộc qua nước
sôi?
h. Nguyên tắc đặt tên cho loài? Viết tên khoa học của Hổ và Sư tử, biết Hổ thuộc loài Tigris;
Sư tử thuộc loài Leo; đều thuộc chi Felis.
Câu 4: (2,0 điểm):
So sánh quá trình lên men rượu từ đường và lên men lactic ?
Câu 5: (2,0 điểm)


Ngâm tế bào thực vật vào dung dịch đường saccarôzơ có áp suất thẩm thấu 0,8 atm và 1,5
atm. Cho biết áp suất trương nước của tế bào trước khi ngâm vào dung dịch là 0,6 atm và áp suất
thẩm thấu là 1,8 atm. Hãy giải thích hiện tượng xảy ra ở tế bào thực vật.
Câu 6: (4,0 điểm)
Khi gen tự nhân đôi tạo thành 2 gen con đã làm hình thành 3800 liên kết Hiđrô. Trong số các
liên kết Hiđrô đó thì số liên kết Hiđrô của cặp G – X nhiều hơn số liên kết Hiđrô trong các cặp A
– T là 100 liên kết.
a. Tính chiều dài của gen?
b. Khi 2 mạch đơn của gen mở ra ở lần nhân đôi đầu tiên đã có 150 nuclêôtit A đến bổ sung
cho mạch thứ nhất và 300 nuclêôtit G đến bổ sung cho mạch thứ 2. Tính số lượng từng loại của
gen và của từng mạch đơn của gen.
Câu 7: (4,0 điểm)
Một tế bào sinh dục của gà (2n =78 ) nguyên phân nhiều lần liên tiếp.tổng số tế bào lần lượt
sinh ra trong các thế hệ là 510. các tế bào con sinh ra trong thế hệ cuối cùng đều giảm phân tạo
giao tử.biết hiệu suất thụ tinh của giao tử là 1,5625% và tạo được 16 hợp tử.
a. Xác định số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục nói trên.
b. Xác định giới tính của cá thể nói trên.


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT
CẤP TRƯỜNG – NĂM HỌC 2009 – 2010
Câu

Đáp án

* Thành phần hóa học của màng sinh chất:
- Lipit màng: lớp photpholipit kép.
2,5đ - Prôtêin màng.
- Các phân tử Colesterol.
- Cacbohyđrat màng.

* Chức năng của các thành phần :
- Lớp photpholipit tạo nên tính mềm dẻo, linh hoạt của màng.
- Prôtêin màng : phân bố khảm vào màng lipit ở dạng bám màng hay xuyên màng và có chức
năng : vận chuyển, xúc tác, thu nhận và truyền đạt thông tin, nhận biết tế bào, kết nối,.....
- Các phân tử Colesterol tạo nên khung ổn định của màng, nếu tỷ lệ photpholipit / colesterol cao
 màng sẽ mềm dẻo còn tỷ lệ này thấp( lượng colesterol cao)  màng bền chắc và kém linh
động.
- Cacbohyđrat màng : liên kết với prôtêin bám ngoài màng tạo chất nền ngoại bào lipoprôtêin
vừa có chức năng kết dính giữ các tế bào vừa có chức năng thu nhận thông tin.
- Năng lượng được lấy từ quá trình hô hấp tế bào.
2
- Dưới dạng hợp chất hữu cơ là ATP.
1,5đ – Cấu trúc hóa học của ATP, gồm:
+ Ađênin.
+ Đường Ribôzơ(5C) làm khung.
+ 3 nhóm phôtphat(2 liên kết phôtphat ngoài cùng là liên kết cao năng).
- ATP là hợp chất dễ dàng cung cấp năng lượng vì trong cấu trúc phân tử với 2 liên kết cao năng
ở 2 gốc Pi ngoài cùng. Vì 2 gốc này tích điện âm nằm gần nhau  có khuynh hướng đẩy nhau
 liên kết dễ phá vỡ  giải phóng Q.
Trả lời đúng mỗi câu trả lời được 0,5 điểm
3
a. Tại sao kích thước tế bào lại rất nhỏ?
Kích thước tế bào nhỏ  tỉ lệ S/V lớn  trao đổi chất mạnh mẽ  sinh trưởng nhanh 
4,0đ
phân chia nhanh  dễ thích ứng với sự thay đổi môi trường.
b. Tại sao nói nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào?
Vì nhân có chứa NST mang ADN có các gen điều khiển và điều hòa mọi hoạt động sống của
tế bào.
c. Chức năng của thành tế bào là gì?
- Tạo bộ khung ngoài ổn định hình dạng tế bào.

- Bảo vệ bề mặt và gắn dính nhưng vẫn đảm bảo liên lạc giữa các tế bào nhờ khớp nối hay
cầu nguyên sinh chất.
d. Tại sao sự thẩm thấu lại phụ thuộc tổng nồng độ chất tan trong dung dịch?
Vì khi có nhiều chất tan khác nhau cùng tan trong nước thì càng có nhiều phân tử nước liên
kết với các chất tan, do đó càng ít phân tử nước tự do, mà sự khuếch tán của nước chỉ thực hiện
bởi các phân tử nước tự do này.
e. Bản chất pha sáng và pha tối trong quang hợp là gì?
- Bản chất của pha sáng là pha oxi hóa nước, thông qua pha sáng năng lượng ánh sáng đã
chuyển thành năng lượng trong ATP, NADPH.
- Bản chất của pha tối là pha khử CO 2 nhờ sản phẩm của pha sáng để hình thành các hợp chất
hữu cơ( C6H12O6).
f. Vì sao một số loại vi khuẩn có khả năng kháng thuốc?
Vì: Vi khuẩn có chứa plasmit, phân tử ADN dạng vòng. Trong plasmit chứa các gen tổng hợp
enzim có khả năng phân hủy chất kháng sinh.
g. Tại sao khi làm mứt các loại quả, củ,....trước khi rim đường người ta thường luộc qua
nước sôi?
Khi luộc qua nước sôi sẽ làm chết các tế bào, vì vậy:
- Tính thấm chọn lọc của màng giảm( quá trình vận chuyển chủ động của màng tế bào không
diễn ra), tế bào không bị mất nước  mứt giữ nguyên được hình dạng ban đầu mà không bị teo.
- Đường dễ dàng thấm vào các tế bào ở phía trong  mứt có vị ngọt từ bên trong.

1

Điểm
0,5 đ

2,0 đ

0,25 đ
0,25 đ

0,5 đ

0,5 đ


h. Nguyên tắc đặt tên cho loài? Viết tên khoa học của Hổ và Sư tử, biết Hổ thuộc loài
Tigris; Sư tử thuộc loài Leo; đều thuộc chi Felis.
- Nguyên tắc đặt tên: dùng tên kép theo tiếng latinh:
Tên thứ nhất: là tên Chi ( viết hoa).
Tên thứ hai: là tên Loài ( viết thường).
- Tên khoa học của Hổ: Felis tigris - tên khoa học của Sư tử: Felis leo.
* Giống nhau:
4
1,0đ
- Do VSV thực hiện.
- Nguyên liệu là đường C6H12O6.
2,0đ
- Đều qua giai đoạn đường phân.
- Môi trường yếm khí – không có ôxi.
* Khác nhau:
1,0đ
Nội dung
Lên men rượu từ đường
Lên men lactic
Tác nhân Nấm men
Vi khuẩn lactic
Sản phẩm Rượu Êtylic
Axit lactic
Thời gian Lâu
Nhanh

Phản ứng C6H12O6  2C2H5OH + 2CO2 + Q C6H12O6  2CH3CHOHCOOH + Q
Mùi
Có mùi rượu
Có mùi chua
- Sức hút nước của tế bào: S = P – T = 1,8 – 0,6 = 1,2 atm.
- Đường saccarôzơ không thấm qua màng sinh chất.
2,0đ - Khi dung dịch có áp suất thẩm thấu 0,8 atm < sức hút nước của tế bào  tế bào hút nước và
tăng thể tích nhưng không bị phá vỡ do có thành Xenlulôzơ.
- Khi dung dịch có áp suất thẩm thấu 1,5 atm > sức hút nước của tế bào  tế bào bị mất nước và
xảy ra hiện tượng co nguyên sinh.
a. Tính chiều dài của gen?
6
- Số liên kết H có trong 1 gen: 3800 : 2 = 1900 lk
4,0đ - Theo bài toán: Số lk H của các cặp G – X > A – T trong 1 gen: 1000 : 2 = 500 lk
Ta có hpt: 2A + 3G = 1900 (1)
3G – 2A = 500 (2)
 G = X = 400 Nu ; A = T = 350 Nu
Tổng Nu của 1 mạch: A + G = 750 Nu
Chiều dài của gen: 750 x 3,4A0 = 2550 A0
b. - Số lượng từng loại Nu của 1 gen:
A = T = 350 Nu ; G = X = 400 Nu
- Số lượng từng loại Nu có trong mỗi mạch đơn của gen:
T1 = A2 = 150 Nu
A1 = T2 = 350 – 150 = 200 Nu
G1 = X2 = 300 Nu
X1 = G2 = 400 – 300 = 100 Nu
a. Số lần nguyên phân của tế bào sinh dục là: 2( 2x – 1) = 510  x = 8
7
b. Xác định giới tính của gà:
4,0đ - Số giao tử tạo thành: ( 16 x 100 ) : 1,5625 = 1024 ( giao tử )

- Só giao tử tạo thành từ 1 tế bào sinh giao tử: 1024 : 256 = 4( giao tử )
Vậy cá thể trên là gà trống.

5

0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ



×