Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Cảm nhận về nhân vật Lão Hạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.84 KB, 2 trang )

Nam Cao là một trong những cây văn học hiện thực sáng giá của nền văn
học Việt Nam đầu thế kỉ 20.Những tác phẩm của ông hầu hết đều viết về
người nông dân nghèo khổ, mạt hạng.Đề tài này cũng được nhiều nhà văn
cùng thời chọn làm mảnh đất ươm trồng tác phẩm.Tuy nhiên, nhà văn Nam
Cao nổi lên với phong cách rất độc đáo, mới lạ. “Lão Hạc” là tác phẩm đại
diện cho phong cách ấy.Tính độc đáo của Nam Cao nói riêng và tính độc
đáo của phong cách văn học nói chung nghĩa là: “Nghệ thuật là lĩnh vực của
cái độc đáo.Vì vậy, nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi
bật.Tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình.”
Nghệ thuật được cấu tạo bởi nhiều khía cạnh của cuộc sống.Nghệ thuật là
lĩnh vực của cái độc đáo.Bởi vậy, để biến cuộc sống rất đỗi bình dị thành nét
độc đáo đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật.Nổi bật ở đay là
phong cách riêng, độc và lạ.Muốn vậy, người sáng tác phải am hiểu tường
tận, có một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm về cuộc sống, có sự say mê và sáng
tạo với nghệ thuật.Một nhà văn lớn và tài năng, họ luôn sáng tác những đứa
con tinh thần thể hiện phong cách nghệ thuật riêng trong họ.
“Lão Hạc” của Nam Cao được viết vào năm 1943, nhà văn đã dựng lên
bức tranh chân thực về đời sống người nông dân Việt Nam nghèo đói, xác
xơ trên con đường bần cùng, thê thảm qua số phận Lão Hạc.Đây là người
nông dân tiêu biểu cho những con người thấp cổ bé họng, những số phận bi
thảm bị xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy đến bước đường cùng.Trong
đêm trường tăm tối đó, đẹp thay khi hình ảnh Lão Hạc-Người nông dân hiền
lành, chất phác, cần cù, có phẩm chất trong sáng, đẹp đẽ.
Hoàn cảnh của Lão Hạc bất hạnh nối tiếp khổ đau.Vợ lão mất sớm.Lão
không đủ tiền cưới vợ cho con.Phẫn chí, con lão bỏ đi làm đồn điền cao su,
để lại thân già một mình bơ vơ, côi cút với con chó Vàng.Bao nhiêu tiền
dành dụm cho con, lão đã tiêu gần hết trong đợt ốm hai tháng mười tám
ngày.Làng lại mất vé sợi, cơn bão đi qua bỏ lại phía sau vườn tược, hoa màu
một màu tan tác.Tuổi gài sức yếu, lão không thể làm thuê để kiếm sống được
nữa.Lão lâm vào cảnh khốn khổ.Lão phải bán con chó yêu của mình và
chuẩn bị trước cho mình một cái chết.Lão gửi lại ông giáo ba sào vườn cho


con trai, gửi lại ba mươi đồng bạc và vài đồng bán chó để làm ma cho mình
rồi ăn bả chó chết một cách đau đớn, thê thảm.
Số phận Lão Hạc tiêu biểu cho bao người nong dân trước Cách Mạng
Tháng Tám.Cuộc đời đói nghèo, bị đảy tới bi kịch thê thảm là do xã hội hỗn


tạp, thực dân nửa phong kiến dã man, tàn bạo, áp bức bóc lột người nông
dân đến tận xương tủy.Cái chết bi thương của Lão Hạc là lời lên án, tố cáo
xã hội bất công, phi nhân đạo ấy.
Sống trong xã hội đó mà không bị làm cho quay quắt, hèn mọn về nhân
phẩm là cả một bản lĩnh của Lão Hạc.Vẻ đẹp tâm hồn ngời sáng của lão làm
thức tỉnh bao trái tim người đọc.
Lão Hạc đối với con là tình phụ tử thiêng liêng, đức hi sinh cao cả.Có gì
đau khổ hơn khi ở cái tuổi gần đất xa trời phải chịu cảnh cô đơn, không nơi
nương tựa, chăm sóc.Vì thương con, lão chấp nhận tất cả miễn sao con thỏa
chí mặc dầu lòng lão đau ngư cắt.Đó là nỗi đau xé ruột của người cha hoàn
toàn bất lực khi thấy con trai tuột ra khỏi tay mình để trở thành người của
người ta.Từ ngày con đi, lão sống thui thủi một mình với con chó.Lão sống
mà không màng tới bản thân, lão tự xóa tên mình với con chó.Bao nhiêu hao
lợi từ tiền làm vườn, tiền đi làm mướn làm thuê, lão đều tích góp tằn tiện để
để dành cho con.Đỉnh cao của đức hi sinh cao cả lại là lúc lão từ giã cõi
đời.Lão chết không chỉ vì để giải thoát cho mình mà chết còn là để giữ trọn
đạp làm cha, giữ gìn cuộc sống cho con.Trước khi chết, lão còn chu đáo gửi
vườn, gửi tiền cho ông giáo để sau bày con nếu có về thì đưa cho nó rồi mới
sẵn sàng cho cái chết dữ dội của mình.Tất cả là vì con, một sự hi sinh thầm
lặng mà cực kì to lớn.Thương con mà vị tha, hi sinh như thế thì đó chính là
lòng thương con mộc mà mà vô cùng cao cả của những người lao động
nghèo trong xã hội cũ.
Là một lão nông nghèo khổ nhưng Lão Hạc luôn giữ vững lòng tự trọng
vàng đá của mình.Ngay cả khi cái đói bám riết khoogn chịu buông tha, lão

cũng không hề động tới một xu nào của con hay bán đi một sào vườn, lão
luôn xem hai sản vật cuối cùng đó là của con trai, không phải của lão, lão chỉ
được phép giữ, không được phép tiêu.Với lòng tự trọng cao độ và nhân cách
hết sức cao đẹp, lão Hạc đã chấp nhận nhịn ăn để dành tiền nhờ ông giáo giữ
phòng lúc mình chết sẽ không ảnh hưởng tới bà con lối xóm.



×