Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Một số giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở làng nghề thu gom, tái chế phế liệu diễn hồng – diễn châu – nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.44 KB, 110 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc. Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài
này tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi
thực hiện để tài.
Sinh viên

Trần Thị Tuyết Mai

i


Lời cảm ơn

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hoàn thành đợc luận
văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận đợc rất nhiều sự
quan tâm giúp đỡ của các tập thể, các cá nhân trong và ngoài trờng.
Trớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo
Khoa KT & PTNT Trờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS.
Quyền Đình Hà, đã tận tình hớng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập tốt
nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ trong UBND và nhân dân xã
Diễn Hồng Diễn Châu NGhệ An đã cung cấp những số liệu cần thiết và
giúp đỡ tôi tận tình trong thời gian tôi thực tập tại địa phơng.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên khích lệ và
giúp đỡ tôi hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu.


Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2010

Sinh viên

Trần Thị Tuyết Mai

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An là một trong những xã
có nghề thu gom, tái chế phế liệu phát triển. Sự phát triển của làng nghề đã
giúp xóa đói giảm nghèo, giải quyết công việc lúc nông nhàn, tăng thu nhập,
và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện
đại hóa cho người dân nơi đây. Nhưng bên cạnh những thành tựu về kinh tế,
làng nghề đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt môi
trường.
Để có thể phát triển bền vững, đòi hỏi phải có những giải pháp thiết
thực để có thể giải quyết vấn đề này. Nhận thức được điều đó, chính quyền
và người dân nơi đây đã và đang cố gắng tích cực thực hiện các giải pháp
nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong khu vực làng nghề cũng như trên
địa bàn toàn xã. Vậy họ đã và đang làm những gì? Thực trạng thực hiện các
giải pháp này như thế nào? Để trả lời cho những câu hỏi này, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường ở làng nghề thu gom, tái chế phế liệu Diễn Hồng –
Diễn Châu – Nghệ An”.
Với mục tiêu của đề tài là: đánh giá, phân tích thực trạng thực hiện các
giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và từ đó đề xuất một
số các giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở làng nghề

thu gom, tái chế phế liệu xã Diễn Hồng – Diễn Châu – Nghệ An.
Đề tài sử dụng hệ thống phương pháp nghiên cứu là:
• Phương pháp chọn địa bàn và đối tượng nghiên cứu
• Phương pháp thu thập thông tin, số liệu đề tài có sử dụng đến
phương pháp điều tra hộ, phỏng vấn (KIP)
• Phương pháp so sánh, thống kê mô tả để phân tích số liệu

iii


Do các hoạt động sản xuất tại làng nghề còn mang nhiều tính nhỏ lẻ,
tự phát, công nghệ lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguyên/nhiên liệu thấp, mặt
bằng sản xuất hạn chế nên đã tạo sức ép lên môi trường và là nguyên nhân
trực tiếp gây ô nhiễm môi trường ở làng nghề và cả khu vực lân cận.
Môi trường làng nghề đang suy thoái trầm trọng, đặc biệt là ô nhiễm
không khí. Bụi chứa kim loại và vật liệu độc hại, mùi khẹt lẹt của đốt nhựa
lẫn mùi hôi thối của tạp chất là những thứ gây ô nhiễm môi trường không khí
ở nơi đây. Nước thải từ các cơ sở nghiền, xay nhựa đều không qua xử lý
được thải thẳng ra môi trường là yếu tố gây ra ô nhiễm nguồn nước. Tình
trạng ô nhiễm đất tại làng nghề đang có chiều hướng gia tăng. Phần lớn chất
thải rắn không được thu gom, mà thải thẳng vào môi trường.
Ô nhiễm môi trường làng nghề là nguyên nhân làm bệnh tật gia tăng,
tuổi thọ của người dân nơi đây bị suy giảm. Bệnh phổ biến nhất mà người
dân ở đây hay gặp phải chủ yếu là các bệnh về hô hấp, bụi phổi, và bệnh về
thần kinh như là: bệnh ung thư, nghẹt thở, phế quản, mắt bị viêm giác mạc...
Số người mắc bệnh tăng cao dẫn đến chi phí khám chữa bệnh tăng cao và
gánh nặng bệnh tật được đặt lên vai người lao động làm giảm năng suất lao
động. Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng nguy hại tới động thực vật sống, làm
giảm năng suất cây trồng vật nuôi. Vấn đề lợi ích kinh tế vẫn được đặt lên
trên vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, điều này đã dẫn tới

những mâu thuận và xung đột giữa người làm nghề và những người không
làm nghề; giữa lao động làm thuê và chủ cơ sở sản xuất; giữa các hoạt động
sản xuất và mỹ quan; và xung đột trong hoạt động quản lý môi trường.
Nhận thức được vấn đề này, chính quyền và người dân nơi đây đã và
đang cố gắng tích cực thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường trong khu vực làng nghề cũng như trên địa bàn toàn xã. Và bước đầu
đã triển khai được một số giải pháp đó là: ban hành các quy chế, quy định về
bảo vệ môi trường trên địa bàn xã; quy hoạch xây dựng Khu công nghiệp

iv


nhỏ Diễn Hồng; tổ chức thu gom, xử lý rác thải rắn tại địa phương; hệ thống
cơ sở hạ tầng cho bảo vệ môi trường đang được hình thành; tổ chức kiểm tra,
xử phạt các trường hợp vi phạm quy chế môi trường; thực thực hiện tuyên
truyền, giáo dục bảo vệ môi trường. Các tổ chức đoàn thể, cộng đồng người
dân nơi đây cũng đã tham gia tích cực vào hoạt động gìn giữ vệ sinh thôn
xóm. Các cơ sở tái chế trên địa bàn xã ít nhiều cũng đã tự trang bị cho cơ sở
mình những hệ thống để giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, công tác BVMT làng nghề vẫn còn nhiều bất cập, tồn tại,
đó là: Các văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề còn
thiếu và chưa cụ thể; Hệ thống tổ chức quản lý môi trường còn nhiều hạn
chế; Công tác quy hoạch Khu công nghiệp nhỏ Diễn Hồng còn nhiều vấn đề
tồn tại; Công tác tổ chức thu gom, xử lý rác thải còn nhiều bất cập; Nguồn
lực tài chính, công nghệ cho bảo vệ môi trường làng nghề không đáp ứng
được nhu cầu làng nghề;Ý thức BVMT làng nghề của người dân còn thấp;
Chưa huy động được đầy đủ các nguồn lực xã hội trong bảo vệ môi trường
làng nghề.
Phát triển bền vững là quan điểm chung đối với mọi sự phát triển ở
nước ta, trong đó có làng nghề. Chính vì vậy mà trong phát triển sản xuất,

kinh doanh ở làng nghề thì BVMT phải được kết hợp hài hòa và hướng tới
cải thiện môi trường. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi
trường trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đó
là coi “Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các
ngành, các tổ chức, cộng đồng và của mọi người dân”, bảo vệ môi trường
làng nghề phải là trách nhiệm chung của chính quyền các cấp, địa phương,
của cộng đồng sản xuất, kinh doanh và của cộng dân cư làng nghề.
Trên cơ sở các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước, để giảm
thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề cần phải áp dụng tổng thể các giải pháp
quản lý như: Hoàn thiện thể chế, tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về

v


bảo vệ môi trường làng nghề; Quy hoạch Khu công nghiệp làng nghề mới;
Hoàn thiện công tác thu gom, xử lý rác thải; Tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm BVMT; Đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, nâng cao ý thức BVMT; Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Bên
cạnh đó cần kết hợp các biện pháp kỹ thuật là áp dụng sản xuất sạch hơn
nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Mâu thuẫn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường trong hoạt động
sản xuất của làng nghề đang là bài toán khó, đòi hỏi có sự can thiệp của Nhà
nước về mặt thể chế, chính sách để làng nghề phát triển bền vững. Điều quan
trọng là ý thức của nhà sản xuất cần phải được nâng cao, bởi hiện nay chưa
có một quy chế mang tính pháp lý xử lý môi trường các làng nghề Việt Nam.
Có như vậy, các làng nghề mới thật sự phát triển hiệu quả và bền vững.

vi



MỤC LỤC

vii


DANH MỤC BẢNG

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH

ix


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1: Phản ánh của người dân về ô nhiễm môi trường không khí.......Error:
Reference source not found
Hộp 4.2: Phản ánh của công nhân về ô nhiễm môi trường không khí.......Error:
Reference source not found
Hộp 4.3: Phản ánh của người lao động về việc khám chữa bệnh..............Error:
Reference source not found
Hộp 4.4 : Phản ánh của người dân về tình trạng khiếu nại.......Error: Reference
source not found
Hộp 4.5 : Suy nghĩ của người lao động làm thuê trong cơ sở tái chế:.......Error:
Reference source not found
Hộp 4.6: Quy chế tổ chức và bảo vệ môi trường trên địa bàn xã Diễn Hồng:
......................................................................Error: Reference source not found
Hộp 4.7:Ông Ngô Đình Nhậm - Chủ tịch UBND huyện Diễn Châu lý giải về
vấn đề ô nhiễm môi trường ở khu công nghiệp nhỏ Diễn Hồng:..............Error:

Reference source not found
Hộp 4.8 :Đề xuất một số quy định về vệ sinh môi trường trên địa bàn xã Error:
Reference source not found

x


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Al2O3
BOD
BVMT
Cl2
CNCO
COD
Cr
Fe
THC
HCl
H2S
HF
N2
NXB
Ni
NO2
NOx
P
Pb
PbO
SS
SO2

TN &MT
Zn
ZnO
UBND

Nhôm ôxít
Nhu cầu ôxy sinh học
Bảo vệ môi trường
Clo
Xyanua
Các bon mônôxít
Nhu cầu ooxxy hóa học
Crôm
Sắt
Tổng hyđrô cacbon
hyđrô Clorua
hyđrô Sunfit
hyđrô florua
Nitơ
Nhà xuất bản
Niken
Nitơ điôxít
Các Nitơ ôxít
Phốt pho
Chì
Chì ôxít
Chất rắn lơ lửng
Sunfua điôxít
Tài nguyên và Môi tường
Kẽm

Kẽm ôxít
Ủy ban nhân dân

xi


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo báo cáo môi trường Quốc gia với chủ đề Môi trường làng nghề
Việt Nam công bố năm 2008 của Bộ Tài nguyên môi trường thì hiện nay nước
ta có hàng ngàn làng nghề tập trung nhiều tại Đồng bằng Sông Hồng, Bắc
Trung Bộ và Đông Nam Bộ và đang thu hút khoảng 11 triệu lao động với
kinh ngạch xuất khẩu gần 900 triệu USD (2008). Báo cáo này còn chỉ ra xu
hướng các làng nghề còn tăng lên nữa. Với sự phát triển của mình, các làng
nghề đã có những đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội của nhiều
địa phương. Sự phát triển làng nghề đã nâng cao thu nhập của người dân nông
thôn lên gấp 3-4 lần so với hoạt động sản xuất nông nghiệp, đồng thời góp
phần cải thiện cơ sở hạ tầng, đảm bảo an ninh trật tự nông thôn.
Tuy nhiên cũng chính hoạt động của các làng nghề đã và đang làm suy
thoái môi trường, trở thành một vấn đề vô cùng bức xúc. Riêng về ô nhiễm
không khí, xếp theo thứ tự thì các làng nghề tái chế phế liệu gây ô nhiễm môi
trường nhiều nhất, tiếp đến là các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai
thác đá, các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ. Các
cơ sở này hiện đang tông thẳng vào nguồn nước các chất độc hại hầu hết vượt
tiêu chuẩn cho phép, chất thải rắn tại hầu hết làng nghề không được thu gom hết
và xử lý triệt để, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Bệnh tật gia tăng, tuổi thọ
người dân suy giảm, mâu thuận và xung đột xẩy ra đã trở thành hậu quả tất yếu
từ việc ô nhiễm môi trường làng nghề. Theo các kết quả nghiên cứu, tuổi thọ
trung bình của người dân làng nghề ngày càng giảm đi và thấp hơn từ 5-10 tuổi
so với người dân không ở làng nghề. Ô nhiễm môi trường làng nghề cũng kéo

theo các bệnh phổ biến như: bệnh ngoài da, viêm niêm mạc gây nấm, bệnh về
đường tiêu hóa, hô hấp thần kinh... thậm chí là cả ung thư. Tình trạng này đã ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững của các làng nghề.

1


Xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An là một trong những xã
có nghề thu gom, tái chế phế liệu phát triển. Sự phát triển của làng nghề đã
giúp xóa đói giảm nghèo, giải quyết công việc lúc nông nhàn, tăng thu nhập,
và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện
đại hóa cho người dân nơi đây. Nhưng cũng giống như những làng nghề khác,
bên cạnh những thành tựu về kinh tế, làng nghề đã và đang gây ra những hậu
quả nghiêm trọng về mặt môi trường, đặc biệt là về môi trường không khí.
Bụi chứa kim loại và vật liệu độc hại, mùi khét lẹt của đốt nhựa lẫn mùi hôi
thối của tạp chất phế liệu là những thứ gây ô nhiễm môi trường không khí ở
nơi đây. Nước thải từ các cơ sở nghiền, xay nhựa đều không qua xử lý được
thải thẳng ra môi trường khiến cho môi trường nước cũng bị ô nhiễm nặng.
Hậu quả là đã làm gia tăng một số loại bệnh ở nơi đây đó là các bệnh về hô
hấp, bụi phổi, và bệnh về thần kinh, bệnh ung thư, nghẹt thở, phế quản, mắt bị
viêm giác mạc...
Phát triển bền vững là quan điểm chung đối với mọi sự phát triển ở
nước ta, trong đó có làng nghề. Chính vì vậy mà để có thể phát triển bền
vững, đòi hỏi phải có những giải pháp thiết thực để có thể giải quyết vấn đề
này. Nhận thức được điều đó, chính quyền và người dân nơi đây đã và đang
cố gắng tích cực thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường
trong khu vực làng nghề cũng như trên địa bàn toàn xã. Vậy họ đã và đang
làm những gì? Thực trạng thực hiện các giải pháp này như thế nào? Để trả lời
cho những câu hỏi này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số giải
pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở làng nghề thu gom,

tái chế phế liệu xã Diễn Hồng huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An”.
Các vấn đề về hiện trạng ô nhiễm môi trường, tác động của nó đến
cộng đồng, thực trạng và những tồn tại trong quản lý môi trường và các giải
pháp tiếp theo nhằm cải thiện môi trường làng nghề nơi đây sẽ được phân tích
và làm rõ trong những phần tiếp theo của báo cáo.

2


1.2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá, phân tích thực trạng quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường
và từ đó đề xuất một số các giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường ở làng nghề thu gom, tái chế phế liệu xã Diễn Hồng – Diễn Châu –
Nghệ An.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên về quản lý
giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở làng nghề nói riêng và khu vực nông thôn
nói riêng.
 Đánh giá, phân tích thực trạng quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi
trường ở làng nghề thu gom, tái chế phế liệu xã Diễn Hồng – Diễn Châu –
Nghệ An.
 Đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường ở làng nghề thu gom, tái chế phế liệu xã Diễn Hồng – Diễn Châu –
Nghệ An.
1.3


ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình ô nhiễm môi trường và tình hình

thực hiện các giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở làng
nghề thu gom, tái chế phế liệu xã Diễn Hồng – Diễn Châu – Nghệ An.
Chủ thể là các hộ tham gia vào hoạt động thu gom, tái chế phế liệu và
những người dân sống xung quanh khu vực làng nghề, các cán bộ chuyên
trách quản lý môi trường ở xã Diễn Hồng – Diễn Châu – Nghệ An.
1.4

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Phạm vi nôi dung
Đề tài nghiên cứu tình hình ô nhiễm môi trường và tình hình thực hiện
các giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các yếu tố ảnh

3


hưởng đến việc quản lý ô nhiễm môi trường ở làng nghề thu gom, tái chế phế
liệu xã Diễn Hồng – Diễn Châu – Nghệ An.
1.4.2 Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa xã Diễn Hồng – Diễn Châu –
Nghệ An.
1.4.3 Phạm vi thời gian
- Thời gian nghiên cưu của đề tài: Các số liệu thứ cấp được thu thập
trong ba năm: 2007, 2008, 2009. Khoảng thời gian chủ yếu là năm 2009.
- Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2010.

4



PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở LÀNG NGHỀ
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến quản lý môi trường
Trong “Luật Bảo vệ môi trường” của nước CHXHCN Việt Nam số
52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 định nghĩa khái niệm môi trường
như sau:
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật.
- Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ
môi trường
- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không
phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật
- Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi
trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm.
- Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch
đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi
trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác,
sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.
2.1.1.2 Một số khái niệm liên quan đến làng nghề thu gom, tái chế phế liệu
- Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn,
phum, sóc, hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn có các hoạt
động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.


5


- Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu
dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất. (Khoản 13, Điều 3, Luật
Bảo vệ môi trường 2005).
- Tái chế: là phương pháp dùng lại sản phẩm đã qua sử dụng theo một
lối mới nhưng không làm biến đổi chất liệu đã tạo nên sản phẩm đó.
Hoặc có thể được định nghĩa như sau: Tái chế là chế tạo lại từ những
sản phẩm cũ, hỏng hoặc từ đồ phế thải.
Khác với tái chế là tái sinh, cách này hao tốn nhiều năng lượng hơn khi
phải phá hủy vật liệu gốc để tạo ra một sản phẩm hoàn toàn khác biệt.
Như vậy, Làng nghề thu gom, tái chế phế liệu là một hoặc nhiều cụm
dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, hoặc các điểm dân cư tương
tự trên địa bàn một xã, thị trấn có các hoạt động thu gom, tái chế phế liệu.
Cùng với khái niệm phế liệu, Luật Bảo vệ môi trường 2005 đề cập tới khái
niệm chất thải như là một khái niệm đọc lập với khái niệm phế liệu, đó là:
- “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”.
Tiêu chí công nhận làng nghề:
Làng nghề được công nhận phải đạt 3 tiêu chí sau:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành
nghề nông thôn.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu hai năm tính đến thời
điểm đề nghị công nhận.
- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Phân biệt chất thải với phế liệu:

6



Bảng 1: Phân biệt phế liệu và chất thải
Phế liệu
Bao gồm sản phẩm và vật liệu

Chất thải
Các yếu tố có thể trở thành chất thải
bao gồm các loại vật chất trong đó có
sản phẩm và vật liệu, là yếu tố trở thành
phế liệu.

Việc từ bỏ giá trị, công dụng

Việc từ bỏ giá trị, công dụng của chủ sở

của chủ sở hữu vật chất mang hữu vật chất bao gồm cả chủ động và bị
tính chủ động
động
Mục đích được thu hồi để dùng Không quy định mục đích sau quá trình
làm nguyên liệu sản xuất là một thải ra
tiêu chí
2.1.1.3 Một số khái niệm liên quan đến giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường làng nghề thu gom, tái chế phế liệu
Ô nhiễm môi trường làng nghề thu gom, tái chế phế liệu là sự ô
nhiễm môi trường do quá trình hoạt động thu gom, tái chế phế liệu gây ra.

7



Các số liệu đặc
trưng môi
trường trong
dòng thải của
làng nghề

Có chất thải nguy hại vượt
quá quy định


Không

Ô
nhiễm
nặng

Có ít nhất một thông số môi
trường đặc trưng cho làng nghề
cao hơn 5 lần TCCP

Không
Có ít nhất một thông số môi
trường đặc trưng cho làng
nghề từ 2 – 5 lần TCCP



Ô
nhiễm
trung

bình

Không
Có ít nhất một thông số môi
trường đặc trưng cho làng
nghề nhỏ hơn 2 lần TCCP



Ô
nhiễm
nhẹ

Không
Làng nghề không gây ô nhiễm
Hình 2.1: Sơ đồ đánh giá mức độ ô nhiễm tại các làng nghề
Theo Giáo trình Kinh tế & quản lý môi trường thì:
- “Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách
kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống
và phát triển bền vững kinh tế - xã hội”.

8


- Giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề
thu gom tái chế phế liệu là những việc làm trực tiếp hay gián tiếp làm giảm
sự ô nhiễm môi trường ở khu vực làng nghề nhằm bảo vệ chất lượng môi
trường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
Mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý về môi trường làng nghề bao gồm:
- Khắc phục và phòng chống suy thoái ô nhiễm môi trường phát sinh

trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân làng nghề.
- Phát triển bền vững kinh tế và xã hội khu vực làng nghề theo nguyên
tắc của một xã hội bền vững, không tạo ra ô nhiễm và suy thoái chất luợng
môi trường sống.
- Xây dựng các giải pháp có hiệu lực và khuyến khích để cả cộng đồng
sống tại làng nghề cùng tham gia vào việc quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm
môi trường trong làng nghề.
2.1.2 Giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề
thu gom tái chế phế liệu
2.1.2.1 Sử dụng các công cụ quản lý môi trường
Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động thực hiện công tác
quản lý môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. Mỗi một
công cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn
nhau.
Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo bản chất thành các
loại cơ bản sau:
- Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật
quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường
quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương.
- Các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền
của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả
trong nền kinh tế thị trường.

9


Theo Nghị định Số 67/2003/NĐ-CP, Về phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải Quy định:
Số phí
BVMT đối

với nước
thải công
nghiệp

=

Tổng
lượng
nước
thải ra
(m3)

Hàm lượng
chất gây ô
x nhiễm có
x 10-3
trong nướcc
thải (mg/l)

Mức thu
(đồng/kg
chất gây ô
nhiễm có
trong nước
thải)

Bảng 2.1: Quy định mức thu phí nước thải
STT

Chất gây ô nhiễm có trong nước Mức thu (đồng/kg chất gây ô nhiễm có

thải
trong nước thải)
Tên gọi

Ký hiệu

Tối thiểu

Tối đa

1

Nhu cầu ô xy sinh hoá

ABOD

100

300

2

Nhu cầu ô xy hoá học

ACOD

100

300


3

Chất rắn lơ lửng

ATSS

200

400

4

Thuỷ ngân

AHg

10.000.000

20.000.000

5

Chì

APb

300.000

500.000


6

Arsenic

AAs

600.000

1.000.000

7

Cadmium

ACd

600.000

1.000.000

- Các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát
nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân
bố chất ô nhiễm trong môi trường. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm

10


các đánh giá môi trường, minitoring môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái
sử dụng chất thải. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành
công trong bất kỳ nền kinh tế phát triển như thế nào.

- Công cụ giáo dục và truyền thông môi trường
"Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo
dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết,
kỹ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền
vững về sinh thái".
Mục đích của giáo dục môi trường là nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ
năng vào giữ gìn, bảo tồn và sử dụng môi trường theo cách bền vững cho cả
thế hệ hiện tại và tương lai.
2.1.2.2 Quy hoạch không gian sản xuất làng nghề
Quy hoạch không gian làng nghề là giải pháp không những tạo điều
kiện thuận lợi cho sự pháp triển sản xuất mà còn tạo điều kiện thuận lợi để áp
dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm phát sinh trong quá trình sản xuất,
nhằm hạn chế tối đa các tác động xấu đến môi trường xung quanh và sức khỏe
con người.
Quy hoạch tập trung là tạo ra khu sản xuất riêng biệt tách khỏi khu
sinh hoạt và được quy hoạch đồng bộ về mặt sản xuất, cơ sở hạ tầng như
đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, cung cấp nước, hệ thống thông tin,
hệ thống thu gom và xử lý môi trường.
Quy hoạch phân tán tại hộ gia đình là xây dựng mô hình bố trí, sắp
xếp không gian sản xuất và giúp cho các hộ sản xuất có thể áp dụng mô hình
này ngay tại nhà.
2.1.2.3 Tổ chức hệ thống quản lý môi trường tại các làng nghề
Đối với các làng nghề thì quản lý cấp xã là nòng cốt trong hệ thống
quản lý môi trường, vì tại cấp xã các cán bộ quản lý có thể đi sát hoạt động
của từng hộ gia đình để có thể thực hiện hiệu quả các giải pháp quản lý.

11


Vai trò và nhiệm vụ của các cấp trong mô hình tổ chức quản lý vệ sinh

môi trường bao gồm:
- Tổ chức công tác vệ sinh môi trường thông qua các hoạt động trên địa
bàn mình phụ trách.
- Theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các hoạt động vệ sinh môi
trường và nội quy vệ sinh môi trường tại địa bàn xã.
- Hướng dẫn, giáo dục và tuyên truyền cho nhân dân về công tác vệ
sinh môi trường, tham mưu cho lãnh đạo quản lý vệ sinh môi trường chung.
Theo mô hình phân cấp quản lý nhà nước về BVMT, chức năng và
nhiệm vụ của cán bộ các cấp như sau:
• UBND xã cần:
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường.
- Chỉ đạo kiểm tra việc thực hiên đúng quy định của Nhà nước, của
UBND các cấp về công tác BVMT trên địa bàn toàn xã.
• Cán bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách về môi trường:
Chủ trì tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm giúp UBND xã thực hiện
việc quản lyd Nhà nươc về BVMT.
• Quản lý môi trường cấp thôn, xóm:
- Trưởng thôn và cán bộ lãnh đạo thôn thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước về vệ sinh môi trường trên địa bàn thôn.
- Ở cấp thôn phải phân công cán bộ phụ trách kiêm nhiệm để theo dõi
về vệ sinh môi trường, giúp trưởng thôn trong việc quản lý về vệ sinh môi
trường trong địa bàn thôn.
2.1.3 Quan điểm phát triển bền vững làng nghề
Hội nghị thượng đỉnh về trái đất năm 1992 tổ chức tại Rio de Janeiro
năm 1992 đưa ra định nghĩa vắn tắt về phát triển bền vững:

12


Phát triển bền vững là: Phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ ngày

nay mà không làm tổn hại đến khẳ năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.
Phát triển bền vững là quan điểm chung đối với mọi sự phát triển ở
nước ta, trong đó có làng nghề. Phát triển bền vững đã được khẳng định trong
chủ trương, đường lối phát triển của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
nước ta. Đối với phát triển ngành nghề nông thôn, yêu cầu phát triển bền vững
cũng được khẳng định trong Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của
Chính phủ.
Các làng nghề được định hướng phát triển bền vững, đóng góp xứng
đáng vào sự phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, đảm
bảo an sinh xã hội, góp phần bảo vệ và cải thiện moi trường nông thôn. Chính
vì vậy mà trong phát triển sản xuất, kinh doanh ở làng nghề thì BVMT phải
được kết hợp hài hòa và hướng tới cải thiện môi trường. Sự hài hòa này có ý
nghĩa là: Không hi sinh lợi ích môi trường cho lợi ích kinh tế trước mắt và các
lợi ích từ sản xuất, kinh doanh cần được chia sẻ cho hoạt động bảo vệ môi
trường vì sự phát triển bền vững chung của làng nghề, bao gồm cả công đồng
dân cư xung quanh.
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các giải pháp quản lý
nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề
2.1.4.1 Con người
Con người là nguồn lực quan trọng nhất trong mọi hoạt động sản xuất
của xã hội. Con người vừa là tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường cũng là
nhân tố thực thi các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Trình độ văn hóa, chuyên ngành và nhận thức của con người là những
yếu tố chi phối quá trình thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường.

13


Để công cuộc BVMT có hiệu quả, còn phải có những giải pháp nâng

cao nhận thức của con người, đào tạo nguồn nhân lực cán bộ bảo vệ môi
trường độih có thẻ thực thi tố nhiệm vụ của mình.
2.1.4.2 Chính sách, pháp luật của Nhà nước
Một yếu tố quan trọng khác là vấn đề chính sách phát triển kinh tế, văn
hoá xã hội của địa phương, của Nhà nước. Đây là yếu tố mang tính chất dẫn
đường, hướng dẫn mọi hoạt động kinh tế, văn hoá xã hội của cả một vùng,
một cộng đồng. Bên cạnh đó còn là những hỗ trợ cho sự phát triển của các
làng nghề này nữa. Do đó, nếu các chính sách này mà đúng đắn, khuyến khích
phát triển thì sẽ tạo nhiều điều kiện, cơ hội cho việc phát triển làng nghề và
giảm thiểu ô nhiễm môi trường của địa phương và ngược lại nếu các chính
sách này không tốt hoặc không kịp thời thì sẽ làm cho tình trạng ô nhiễm môi
trường ngày càng trầm trọng thêm nữa.
2.1.4.3 Khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ cũng là một nhân tố vô cùng quan trọng có tác
động lớn đến công cuộc BVMT.
Nếu đầu tư khoa học công nghệ phát triển, làng nghề sử dụng những
máy móc hiện đại, có công nghệ cao giúp giảm thiểu nguyên/nhiên liệu, giảm
hao phí và các chất thải ra ngoài sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Áp dụng các hình thức sản xuất sạch hơn.
Ngoài ra, phát triển áp dụng khoa học công nghệ để tìm ra các giải
pháp kỹ thuật công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường.
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước về quản lý môi trường
2.2.1.1 Trung Quốc
Đặc thù của kinh tế Trung Quốc hậu giai đoạn cải cách là sự phát triển
rầm rộ của các khu vực làng nghề. Nhưng ô nhiễm từ các làng nghề cũng là

14



×