Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ĐỔI mới PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ kết QUẢ học tập các môn lý LUẬN CHÍNH TRỊ HIỆN NAY – sự cần THIẾT và một số GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.73 KB, 6 trang )

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
CÁC MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ HIỆN NAY
– SỰ CẦN THIẾT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Đỗ Thị Hiện

1. u cầu của việc đổi mới phương pháp đánh giá kết quả
học tập các mơn lý luận chính trị hiện nay
Trong xu thế phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế
hiện nay, hơn bao giờ hết, Đảng và Nhà nước ta dành sự quan tâm
lớn đến việc xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ của dân tộc, xác
định trí tuệ của dân tộc, tố chất của dân tộc là cơ sở vững chắc quyết
định sự phát triển tốc độ cao, bền vững. Đại hội lần thứ XI của
Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Phát triển, nâng cao nguồn
nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự
phát triển nhanh, bền vững đất nước”1. Giáo dục đại học có vai trò
lớn đối với việc phát huy nguồn lực trí tuệ phục vụ sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, phát triển đất nước trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Theo đó, việc nghiên cứu, nhận diện, đánh giá và có những giải
pháp sát thực để giáo dục đại học thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ
phát huy nguồn lực trí tuệ là một u cầu cấp bách. Việc giảng dạy
các mơn lý luận chính trị cho sinh viên ở các trường đại học, cao
đẳng có vai trò quan trọng trong việc góp phần vào giác ngộ cách
mạng, nâng cao ý thức chính trị, thống nhất ý chí và hành động của
đội ngũ trí thức tương lại đồng thời góp phần xây dựng những lớp



Tiến sĩ, Phó trưởng khoa Lý luận chính trị, trường Đại học An Giang;
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI, Nxb
Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.41
1



266

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


người kế tục trung thành với lý tưởng của Đảng và thực hiện thắng
lợi sự nghiệp cách mạng mà Đảng và nhân dân đã chọn.
Trong q trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta
ln coi trọng cơng tác giáo dục lý luận chính trị và xác định đây là
nhiệm vụ trọng tâm của Đảng. Đảng xác định “giáo dục và đào tạo
cùng với khoa học và cơng nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng
và động lực thúc đẩy cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”2.
Cùng với các chủ trương nhấn mạnh việc đổi mới nội dung và
phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng trong định hướng
chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, Đảng có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về cơng tác
giáo dục lý luận chính trị.
Nghị quyết Trung ương năm khóa IX về cơng tác tư tưởng, lý
luận nhấn mạnh “Nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác tun
truyền, giáo dục lý luận chính trị, tạo sự thống nhất cao hơn nữa
trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân… cần đổi mới mạnh mẽ
chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lý luận, coi trọng
tính chất lượng và hiệu quả.”3 Đại hội X của Đảng tiếp tục xác định:
“coi trọng bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên khát vọng mãnh liệt
xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với
tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho học sinh, sinh
viên bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ trẻ Việt nam hiện

đại”4. Đại hội Đảng lần thứ XI đặt ra u cầu cụ thể việc giáo dục lý
luận chính trị cần “tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp, nâng
cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của cơng tác
tư tưởng, tun truyền học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước… Đổi mới, nâng cao chất lượng cơng tác giáo dục lý luận
chính trị, giáo dục cơng dân trong hệ thống các trường chính trị, các
trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân”5.
2

Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X, Nxb
Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.94
3
Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành TW
khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.135-136
4
Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X, Nxb
Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.207
5
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI, Nxb
Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.256-257

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

267


Cụ thể hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước đã
ban hành nhiều chính sách về giáo dục và đào tạo nói chung và về
giảng dạy các mơn lý luận chính trị nói riêng như: Quyết đinh số

494/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 về đổi mới phương pháp giảng dạy,
học tập các mơn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong
các trường cao đẳng, đại học; Cơng văn số 2488/BGDĐTĐH&SĐH ngày 25/3/2008 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc thơng
báo kế hoạch tổ chức giảng dạy các mơn lý luận chính trị của các
trường đại học, cao đẳng…
Rõ ràng, cơng tác giảng dạy các mơn lý luận chính trị ln
nhận được sự quan tâm của Đảng và nhà nước và cũng là u cầu
thực tiễn nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên đáp ứng
cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ cơng bằng văn minh hiện nay.
Thực hiện chủ trương của Đảng, đội ngũ cán bộ quản lý và
giảng dạy các khơn lý luận chính trị đã khơng ngừng nỗ lực hồn
thành tốt cơng tác giáo dục lý luận chính trị của mình. Trên thực tế,
chất lượng đội ngũ khơng ngừng nâng cao, giảng viên lý luận chính
trị có trình độ chun mơn từ thạc sĩ trở lên tăng nhanh, nội dung,
chương trình, phương pháp liên tục được đổi mới. Theo đó, đa số
sinh viên cho rằng chương trình các mơn lý luận chính trị rất bổ ích,
phù hợp (59,6)6.
Tuy nhiên, hiệu quả của cơng tác giảng dạy các mơn lý luận
chính trị còn hạn chế so với u cầu phát triển đất nước, nội dung,
chương trình còn nhiều bất cập. Sự đổi mới, cải tiến liên tục kể cả
việc giảm tải chương trình từ 5 học phần còn 3 học phần (những
ngun lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam), tăng thời
lượng tự học, seminar… mang lại những thay đổi tích cực bước đầu
trong giảng dạy và học tập các mơn lý luận chính trị; song, để đáp
ứng được u cầu của tình hình mới thì nhất thiết cần tiếp tục đổi
mới căn bản và tồn diện ở mức độ cao hơn và mang tính chiều sâu.
Trong đó, đồng thời với việc đổi mới phương pháp giảng dạy, thì
cần thiết phải chú ý đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập.

6

Xem: Trần Thị Anh Đào (2010), Cơng tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt
Nam hiện nay, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.104

268

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


Quy trình kiểm tra, đánh giá tốt sẽ tạo tác động tích cực tới q trình
dạy và học cũng như thái độ học tập của sinh viên.
2. Một số giải pháp nhằm đổi mới phương pháp đánh giá
kết quả học tập các mơn lý luận chính trị theo tinh thần “đổi mới
căn bản và tồn diện giáo dục và đạo tạo” hiện nay
Xuất phát từ thực trạng giảng dạy các mơn lý luận chính trị
cho sinh viên thời gian qua, trên cơ sở Nghị quyết 29-NQ/TW của
ban Chấp hành Trung ương khoa XI về đổi mới căn bản và tồn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế và Đề án tiếp tục đổi mới giảng dạy, học tập các
mơn lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân của Ban
tun giáo Trung ương, chúng tơi đề xuất một số giải pháp góp phần
nhằm đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập các mơn lý
luận chính trị theo tinh thần “đổi mới căn bản và tồn diện giáo dục
và đạo tạo” hiện nay như sau:
Một là, việc đánh giá kết quả học tập cần được tiến hành
thường xun trong suốt q trình học tập.

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập thường xun là một cơng
việc có tầm quan trọng đặc biệt, nhất là chương trình đào tạo theo
học chế tín chỉ, giáo viên được quyền đánh giá 50% trọng điểm của
người học trong suốt q trình học tập trong đó bao gồm: điểm kiểm
tra thường xun, điểm thảo luận, điểm chun cần…
Để thực hiện tốt thì giảng viên cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi
trắc nghiệm, trả lời ngắn, các chủ đề bài tập nhóm… do vậy, bên
cạnh giáo trình của Bộ, giảng viên cần có thêm tài liệu hướng dẫn
học tập mơn học được triển khai cụ thể, phù hợp với đối tượng,
chương trình mình phụ trách thì mới có thể chủ động kiểm tra, đánh
giá kết quả thường xun.
Hai là, cần đa dạng hóa các hình thức đánh giá đảm bảo
tính hiệu quả, hiện thực.
Việc kiểm tra đánh giá có thể được tiến hành bằng nhiều hình
thức khác nhau cho những đối tượng sinh viên khác nhau. Chẳng
hạn, trong q trình kiểm tra thường xun đánh giá q trình, có
thể kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm, trả lời ngắn, tự luận, báo
cáo nhóm, tự luận, vấn đáp… thậm chí trong các bài báo cáo nhóm
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

269


cho sinh viên chất vấn trực tiếp để được tính điểm tích lũy. Giảng
viên có thể quy định điểm tích lũy (điểm thưởng) cho sinh viên tích
cực. Thi kết thúc học phần đối với những sinh viên có điểm kiểm tra
thường xun cao, tích cực, năng nổ trong các buổi học thì có thể
chọn , khuyến khích các em làm bài tiểu luận kết thúc mơn học.
Với sự đa dạng về hình thức đánh giá như vậy sẽ kích thích
sinh viên nâng cao năng lực tự học, tự đánh giá bằng việc chủ động

thay đổi thái độ học tập từ buộc phải học sang muốn được học,
muốn được khẳng định bản thân. Các đánh giá thay đổi nó có vai trò
lớn trong việc thay đổi phương pháp học tập.
Ba là, khơng chỉ đánh giá về kiến thức mà còn đánh giá năng
lực tự học, khả năng tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề và ứng dụng
kiến thức vào thực tiễn.
Để phát huy năng lực tự học, động viên, khuyến khích người
học phát huy khả năng tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề và ứng
dụng vào thực tiễn. Muốn vậy, trong q trình lên lớp giảng dạy,
hướng dẫn sinh viên học tập, giảng viên khơng chỉ trao đổi thuần
túy những tri thức trong sách giáo khoa, trong sách vở mà ở mỗi
chương ln có những gợi mở đồng thời đạt u cầu nâng cao khả
năng tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề và ứng dụng kiến thức vào
thực tiễn.
Chẳng hạn, ở mỗi chương cần giới thiệu tài liệu tham khảo
mở rộng cho sinh viên, đặt ra các câu hỏi mở liên quan các vấn đề
xã hội hiện đang diễn ra, u cầu sinh viên đưa ra những đánh giá,
nhận xét, rút ra những bài học từ thực tiễn cuộc sống cưa sinh viên,
của giới trẻ, của đất nước, thế giới... thậm chí, giảng viên hồn tồn
có thể đưa ra các bài tập cá nhân, bài tập nhóm mà nội dung kết hợp
các kiến thức được học với một vấn đề thực tiễn. Với hình thức này
tạo điều kiện bước đầu cho các em thích ứng với việc phân tích sâu
vấn đề, làm quen với nghiên cứu khoa học thơng qua việc rèn kỹ
đọc, sưu tầm tư liệu, viết, lập luận, vận dụng thực tiễn…
Chủ trương xun suốt của Đảng ta là xây dựng nguồn nhân
lực “vừa hồng, vừa chun”, các mơn lý luận chính trị có vai trò đặc
biệt quan trọng trong giáo dục lý tưởng cách mạng. Để đáp ứng u
cầu đó, cùng với việc đổi mới căn bản và tồn diện giáo dục và đào
tạo nói chung, các mơn lý luận chính trị cũng cần đổi mới tồn diện


270

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, phát huy năng lực
người học. Vì vậy, việc đổi mới việc đánh giá kết quả học tập là cần
thiết. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong học tập các mơn
lý luận chính trị cần phải mang theo mục tiêu mang tính nhân văn,
vì sự tiến bộ của người học, đáp ứng u cầu chất lượng chứ khơng
đơn thuần là điểm số. Việc đánh giá cần được tiến hành thường
xun với nhiều hình thức đánh giá, kết hợp phương pháp đánh giá
truyền thống với hiện đại, chuyển từ tập trung vào kiến thức có sẵn
sang phát huy năng lực tư duy của sinh viên. Thiết nghĩ, nếu việc
đổi mới nội dung, phương pháp ngay từ đầu kết hợp với việc đổi
mới cách đánh giá thì cơng tác giảng dạy các mơn lý luận chính trị ở
các trường đại học, cao đẳng sẽ sớm đạt được mục tiêu đổi mới căn
bản và tồn diện đáp ứng những u cầu mới của đất nước./.

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

271



×