Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

ứng dụng phần mềm macromedia director mx trong mô phỏng hệ thống sản xuất ethanol

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.77 MB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MACROMEDIA
DIRECTOR MX TRONG MÔ PHỎNG
HỆ THỐNG SẢN XUẤT ETHANOL
S

K

C

0

0

3

9

5

9

MÃ SỐ: T2011- 43

S KC 0 0 3 3 6 2



Tp. Hồ Chí Minh, 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MACROMEDIA DIRECTOR
MX TRONG MÔ PHỎNG HỆ THỐNG SẢN XUẤT
ETHANOL
Mã số: T2011-43

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Kim Dưỡng

TP. HCM, 12/2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG


ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MACROMEDIA DIRECTOR
MX TRONG MÔ PHỎNG HỆ THỐNG SẢN XUẤT
ETHANOL
Mã số: T2011 - 43

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Kim Dưỡng
Thành viên đề tài:

TP. HCM, 12/2011


Mục lục
Phần 1: Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.1.

Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 1

1.2.

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................................. 1

1.3.

Những vấn đề còn tồn tại ........................................................................................ 1

Phần 2: Giải quyết vấn đề ..................................................................................................... 2
2.1.

Mục đích đề tài ........................................................................................................ 2


2.2.

Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 2

2.3.

Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 2

2.3.1. Tổng quan .......................................................................................................... 2
2.3.2. Phần mềm Macromedia Director MX ............................................................... 3
2.3.3. Qui trình sản xuất ethanol tinh khiết................................................................ 20
2.3.4. Thiết bị phụ ...................................................................................................... 28
2.3.5. Hệ thống tháp chưng cất hoàn chỉnh ............................................................... 38
2.4.

Kết quả đạt được ................................................................................................... 39

2.4.1. Tính khoa học .................................................................................................. 39
2.4.2. Khả năng triển khai, ứng dụng......................................................................... 39
2.4.3. Hiệu quả kinh tế xã hội .................................................................................... 39
Phần 3: Kết luận ................................................................................................................... 40
3.1.

Kết luận ................................................................................................................. 40

3.2.

Kiến nghị ............................................................................................................... 40



1

PHẤN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1: Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu ứng dụng phần mềm Macromedia Director Mx để mô phỏng hệ thống sản
xuất ethanol dùng làm nhiên liệu sinh học.
Thiết kế nguyên lý hệ thống sản xuất ethanol tinh khiết dùng làm nhiên liệu sinh học.
1.2: Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.
Sơ đồ hệ thống thiết bị chưng cất ethanol trong nước và trên thế giới thường trình bày ở
dạng rời rạc, từng phần và mang tính nguyên lý chung, chưa có hệ thống hoàn chỉnh được
mô phỏng từ khâu lên men cho đến khi ra sản phẩm (ethanol tinh khiết).
1.3: Những vấn đề còn tồn tại.
Các sơ đồ hệ thống thiết bị hiện có thường được trình bày dưới dạng nguyên lý chung,
khó cho việc giảng dạy và học tập của sinh viên.


2

PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1: Mục đích đề tài.
Nhằm hỗ trợ tích cực cho việc giảng dạy và học tập, qua đó sẽ tiết kiệm được thời gian
giảng dạy và việc tiếp thu của sinh viên có hiệu quả hơn.
2.2: Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu và thiết kế bản vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống sản suất ethanol và các thiết bị
phụ.
Nghiên cứu khả năng ứng dụng của phần mềm Macromedia Director trong mô phỏng các
ảnh động.
Kết hợp với kinh nghiệm vận hành hệ thống tác giả mô phỏng nguyên lý làm việc của hệ
thống ethanol bằng phần mềm Macromedia Director MX.
2.3: Nội dung nghiên cứu.

2.3.1: Tổng quan.
Nhu cầu sử dụng năng lượng trên thế giới ngày càng tăng, trong lúc đó nguồn
năng lượng truyền thống (năng lượng hóa thạch) ngày càng cạn kiệt, bên cạnh sự ô nhiễm
gây ra khi sử dụng những nguồn năng lượng này đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến môi
trường sống của chúng ta.
Chủ trương khuyến khích đưa vào sử dụng xăng sinh học (pha ethanol vào xăng)
không ngoài mục đích để giải quyết những vấn đề trên.
Trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam, đã có khá nhiều các hội thảo về “ sử dụng và
phát triển nhiên liệu sinh học”. Từ những năm 2009 các nước trên thế giới đã sản xuất
một lượng ethanol đạt khoảng 74 tỷ lít, một số quốc gia đã tiên phong trong việc dùng
xăng sinh học như: Mỹ, Brasil, Thụy Điển, Ấn Độ , Thái Lan…Trong dó Mỹ, Brasil,
Thái Lan có tỷ lệ dùng xăng sinh học lên tới (20 - 25) %, E.20, E.25, thậm chí có nơi lên
tới (85 %), E.85.
Ở Việt Nam bước đầu đã và đang dùng xăng E.5 kể từ tháng 8 năm 2010, phạm vi
ứng dụng chưa được rộng khắp, người dân còn dè dặt với nhiều lý do khác nhau. Đặc biệt
là sản lượng ethanol sản xuất trong nước còn rất hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu khi
xã hội đồng tình tham gia.


3

Bộ công thương đã có một dự thảo về việc sử dụng xăng sinh học trên cả nước kể
từ năm 2015. Theo đó các nhà phân phối kinh doanh xăng dầu bắt buộc phải phối trộn
nhiên liệu sinh học vào xăng dầu với tỷ lệ từ (4-10) % (E.4 đến E.10).
Từ những bối cảnh trên việc đưa phần mềm mô phỏng hệ thống thiết bị sản xuất
ethanol dùng làm phương tiện để giảng dạy, qua đó sinh viên dễ dàng tiếp thu, tạo một sự
hưng phấn góp phần xây dựng và thúc đẩy các nhân tố tích cực cho việc sử dụng, sản
xuất một nguồn nhiên liệu mà chúng ta đang hướng tới.
2.3.2: Phần mềm Macromedia Director MX
2.3.2.1. Phạm vi ứng dụng

Trước hết chúng ta cũng biết rằng để thực hiện được việc mô phỏng một dự án, một chi
tiết đơn giản hay một hệ thống nào đó thì chúng ta có rất nhiều phần mềm khác nhau để
thực hiện tùy thuộc vào sở thích và khả năng sử dụng của chúng ta về phần mềm đó. Các
phần mềm này có thể so sánh như những con dao mà tùy thuộc vào mục đích sử dụng nó
để làm việc gì cho phù hợp. Ví dụ như khi xắt hành chúng ta nên dùng dao nhỏ, không
nên dùng dao lớn mặt dù vẫn có thể làm được điều đó.
Hiện nay có rất nhiều các phần mềm có thể ứng dụng để mô phỏng sự hoạt động của hệ
thống xản xuất ethanol. Sau khi nghiên cứu các phần mềm khác nhau tác giả chọn phần
mềm Macromedia Director MX vì nó phù hợp cho dự án này.
2.3.2.2. Cài đặt và khởi động chương trình Macromedia Director MX
a. Cài đặt
Việc cài đặt cũng tương tự như các phần mềm ứng dụng khác.
Bước 1: Chạy file cài đặt “Director_8.5_Installer.exe” sẽ xuất hiện hộp thoại sau:


4

Bước 2: Nhập tên và số Serial vào hộp thoại trên rồi chọn OK (Số serial trong file
“Serial.txt”).
Bước 3: Chọn “Next” sẽ xuất hiện hộp thoại mới ta chọn “Yes” tiếp tục xuất hiện hộp
thoại nữa ta chọn “Instal Now” sẽ xuất hiện hộp thoại sau:

Bước 4: Chọn đường dẫn cài đặt rồi chọn “Next” sẽ xuất hiện các hộp thoại khác và tiếp
tục chọn “Next” cho đến khi xuất hiện hộp thoại sau:
Chương trình sẽ chạy cài đặt trong vòng 15 giây. Sau đó xuất hiện hộp thoại mới ta
chọn “Finish” sự cài đặt kết thúc.

b. Khởi động chương trình Macromedia Director
Để khởi động cửa sổ chương trình này ta vào “Start\All Programs\Macromedia
Director 8.5\ Driector 8.5” như hình sau



5

Giao diện đầu tiên khi khởi động chương trình lên sẽ có dạng

2.3.2.3. Cách sử dụng các cửa sổ của phần mềm Macromedia Director
Trong phần mềm Macromedia Director có rất nhiều cửa sổ cùng điều khiển một diễn
viên. Sau đây là các cửa sổ đầu tiên khi khởi động phần mềm.


6

Cửa sổ diễn
viên

Sân khấu

Cửa sổ thuộc
tính

Cửa sổ tiến
trình

Các cửa sổ khác dùng để tạo ra các diễn viên.

Cửa sổ Paint

Cửa sổ Vector


Cửa sổ Text


7

a. Cửa sổ thuộc tính “Property Inspector”
Cửa sổ thuộc tính vừa thể hiện và điều khiển thuộc
tính của các cửa sổ khác, các diễn viên. Cửa sổ này được
thể hiện dưới 2 dạng sau:
- Dạng danh sách và dạng liệt kê.

Thay đổi chế độ

Dạng danh sách

Dạng liệt kê

Ở mỗi cửa sổ hoặc mỗi diễn viên đều có các thuộc
tính khác nhau. Vì thế cửa sổ thuộc tính này thay đổi
theo các cửa sổ hoặc diễn viên khác nhau. Để mở cửa sổ này lên các bạn có thể thực hiện
bằng 3 cách

Cách 1:

Cách 2: Click vào biểu tượng được khoanh tròn
Cách 3: Ấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + S
b. Sân khấu:
Sân khấu là nơi mà diễn viên ra trình diễn,
như chúng ta cũng biết thực tế ngoài cuộc
sống khi các bạn đi xem kịch tại các rạp hát

thì trên cùng một đoạn phim hay một vở kịch


8

thì không thể chiếu trên 2 sân khấu, chỉ có các màng và cảnh sẽ thay đổi. Do đó, trước
khi bắt đầu xây dựng một đoạn phim công việc đầu tiên là phải chọn kích thước sân khấu.
Kích thước sân khấu có thể do ta nhập vào hoặc chọn từ các kích thước chuẩn được
định trước. Mở cửa sổ thuộc tính (Property).

Kích thước sân khấu
Vị trí sân khấu xuất hiện trên màng hình
Màu nền sân khấu
Để mở cửa sổ sân khấu đơn giản ta chọn vào biểu tượng được khoanh tròn như sau.

c. Cửa sổ diễn viên
Cửa sổ này chứa đựng tất cả các diễn viên trong đoạn phim, cửa sổ này cũng có 2 chế
độ thể hiện như sau:

Thay đổi chế độ thể hiện

Diễn viên

Khi ta đưa một diễn viên mới vào cửa sổ diễn viên ta phải thực hiện 2 bước:
- Bước 1: Chọn nhóm phù hợp
- Bước 2: Đặt tên cho diễn viên


9


Trong cửa sổ diễn viên chúng ta cũng có thể xác lập thuộc tính và viết lập trình cho
diễn viên bằng cách double-click vào các biểu tượng trong cửa sổ này.
Xác lập thuộc
tính cho diễn
viên
Viết lập trình
cho diễn viên
Tạo 1 nhóm mới
viên
Tên diễn viên

Để di chuyển một diễn viên từ vị trí này đến vị trí khác ta có thể dùng chuột rê chúng
đến vị trí mong muốn hoặc click phải chuột chọn “cut cast members” rồi “paste” chúng
vào vị trí mong muốn.
Để mở cửa sổ diễn viên ta click chuột vào biểu tượng được khoanh tròn như sau.

d. Cửa sổ tiến trình
Cửa sổ tiến trình qui định thời gian diễn viên ra diễn trên sân khấu. Trên cửa sổ tiến
trình có một đầu
đọc màu đỏ, khi
trình chiếu 1 đoạn
phim thì đầu đọc
này sẽ di chuyển từ
frame

này

đến

frame khác. Ví dụ

đoạn phim có 32
frame (từ frame 1
đến frame 32) thì
dầu đọc sẽ di chuyển từ frame 1 đến frame 32 rồi quay lại frame 1 cứ thế đầu đọc di
chuyển liên tục.


10

Mở cửa sổ tiến trình ta click chuột vào biểu tượng được khoanh tròn như sau.

1. Kênh tốc độ đoạn phịm
Các kênh hiệu
ứng của một
đoạn phim

2. Kênh chế độ màu
3. Kênh hiệu ứng chuyển đổi (cảnh trong đoạn phim)
4. Kênh âm thanh (2 kênh)
Các frame trên cửa
sổ tiến trình

Các kênh chứa
đựng thời gian
diễn viên trên
sân khấu

5. Kênh lập trình cho frame
Đầu đọc


Màu của kênh diễn viên

 Sử dụng kênh tốc độ (nhịp độ)
- Khi đoạn phim được trình chiếu thì đầu
đọc sẽ di chuyển từ frame này đến frame khác
trong một khoảng frame mà ta qui định cho
đoạn phim. Đầu đọc di chuyển đến đâu, thì dây
tóc của đầu đọc sẽ quét tất cả các kênh trên cửa
sổ tiến trình, gặp diễn viên nào thì diễn viên đó
ra diễn. Nếu đoạn phim có nhiều diễn viên thì
chương trình sẽ nặng và đầu đọc sẽ di chuyển
với tốc độ chậm còn ít diễn viên thì đầu đọc sẽ
di chuyển với tốc độ nhanh.
- Tuy nhiên, tốc độ này phụ thuộc chủ yếu
vào cấu hình của máy. Vì thế phải hiệu chỉnh

Cho biết vị trí đầu đọc hiện tại
đang ở frame nào


11

tốc độ di chuyển của đầu đọc cho phù hợp với mục đích của đoạn phim. Để khi trình
chiếu đoạn phim này trên một máy khác có cấu hình mạnh hơn cũng sẽ không làm thay
đổi tốc độ, không làm sai lệch mục đích xây dựng đoạn phim.
Cách hiệu chỉnh tốc độ:
Bước 1: Mở cửa sổ tiến trình
Bước 2: Click vào biểu tượng hình mũi tên 2 chiều được khoanh tròn, cửa sổ tiến
trình sẽ thay đổi như hình bên:
Bước 3: Double - Click vào frame cần hiểu chỉnh tốc độ sẽ xuất hiện hộp thoại Tempo

như sau:
Đầu đọc sẽ đợi khi ta
click chuột hoặc ấn
phím nào đó

Đầu đọc sẽ dừng lại và đợi
sau 1 thời gian (s) rồi mới
di chuyển tiếp

fps được hiểu là số frame mà
đầu đọc di chuyển trong 1 giây

Xuất
hiện

Double Click vào đây

Đợi một diễn viên
âm thanh trình
diễn xong


12

 Cách sử dụng kênh màu
Kênh này cho phép thiết lập chế
độ màu của palette
Double click vào frame trong
kênh này xuất hiện hộp thoại như
hình bên và ta hiệu chỉnh chế độ

màu.
 Cách sử dụng kênh hiệu ứng chuyển đổi
Kênh này được sử dụng khi cần chuyển đổi từ màng này sang màng khác hoặc từ
cảnh này sang cảnh khác trong cùng đoạn phim.
Cách sử dụng:
Bước 1: Double click và frame cần chuyển đổi, xuất hiện hộp thoại Trasition.

Bước 2: Chọn hiệu ứng chuyển đổi và cho trình chiếu thử đến khi thấy phù hợp.
 Cách sử dụng kênh âm thanh
Trên cửa sổ tiến trình có 2
kênh âm thanh cho phép chèn
âm thanh vào cho một đoạn
phim.
Ta double click vào frame


13

âm thanh, xuất hiện hộp thoại để hiệu chỉnh thuộc tính của âm thanh.
Để đưa một diễn viên âm thanh từ cửa sổ diễn viên lên kênh âm thanh, ta chọn diễn
viên âm thanh trong cửa sổ diễn viên rồi rê chuột kéo đến frame cần thiết của đoạn phim.

Kéo rê chuột
Diễn viên âm
thanh

 Thuộc tính của một diễn viên trên sân khấu và cửa sổ tiến trình
Khi đưa một diễn viên lên sân khấu, thì ngay lập tức sẽ xuất hiện một đoạn kênh diễn
viên trên cửa sổ tiến trình ngay vị trí đầu đọc hiện tại. Nếu chưa đúng vị trí mong muốn
chúng ta có thể dùng phím mũi tên trên bàn phím hoặc dùng chuột để di chuyển chúng

hoặc có thể vào cửa sổ Properties để hiểu chỉnh.

Frame đầu
và frame
cuối của
diễn viên

Chế độ màu
tương phản
của diễn
viên với sân
khấu
Màu diễn viên
Màu nền diễn viên

Vị trí diễn
viên trên
sân khấu

Tỉ lệ
diễn
viên


14

e. Cửa sổ Paint
Để mở cửa sổ Paint ta click vào biểu tượng được khoanh tròn

Cửa sổ này sử dụng để tạo ra các diễn viên đơn giản hoặc có thể được dùng để chỉnh

sửa hay tô màu cho một diễn viên.
Tạo một diễn
viên mới

Tên diễn viên

Tâm
diễn viên

Chế độ tô màu
cho diễn viên

Lập trình cho
diễn viên


15

f. Cửa sổ Vector
Click vào biểu tượng được khoang tròn để mở cửa sổ Vector

Công dụng của cửa sổ này cũng giống như cửa sổ Paint, nó được sử dụng để tạo ra
diễn viên. Tuy nhiên sự khác biệt của 2 của sổ này là cửa sổ Paint cho ta hình ảnh dạng
Bitmap, còn cửa sổ này cho ta hình ảnh dạng Vector.

Chế độ tô màu

g. Công cụ tạo diễn viên trên sân khấu
Để mở thanh công cụ này từ menu chính chọn
Window\Tool Palette hoặc click phải vào bất kỳ

biểu tượng nào trên thanh công cụ và chọn Tool
Palette.
Thanh công này này giúp ta tạo diễn viên trực
tiếp trên sân khấu.


16

2.3.2.4. Cách tạo chuyển động cho một đoạn phim
a. Các bước tạo chuyển động cho một diễn viên
Bước 1: Đưa diễn viên lên sân khấu
Bước 2: Tạo chuyển động cho diễn viên (xác định vị trí frame đầu và frame cuối của diễn
viên trên sân khấu, cũng có thể thực hiện cho từng key frame)
Bước 3: Cho trình chiếu thử
- Nếu chưa đạt yêu cầu thì ta hiệu chỉnh lại (bước 2)
- Nếu đạt yêu cầu, thì ta tiếp tục đưa diễn viên khác lên cho đến khi hoàn tất đoạn
phim.
2. Tạo một số chuyển động cơ bản
Tạo một diễn viên hình quả bóng và cho nó chuyển động từ trái sang phải.
Bước 1: Dùng cửa sổ Paint vẽ
hình một quả bóng
- Mở cửa sổ Paint
- Click vào biểu tượng vẽ vòng
tròn.
- Chọn màu tô

Xuất
hiện
Click và giữ chuột sẽ xuất hiện chế độ
tô phủ màu như hình trên



17

Bước 2: Đưa diễn viên quả bóng lên sân khấu
- Mở cửa sổ tiến trình và chọn kênh 1 và frame 1 như hình sau

Click vào kênh 1 frame 1

- Mở cửa sổ sân khấu, click chọn diễn viên và kéo rê chuột lên sân khấu

Chọn và rê chuột

Ngay sau khi rê chuột đưa diễn viên lên sân khấu lập tức trên cửa
sổ tiến trình xuất hiện kênh diễn viên.

Bước 3: Tạo chuyển động cho quả bóng (Xác định vị trí frame đầu và frame cuối của
diễn viên trên sân khấu)
- Click vào frame đầu (frame 1) của diễn viên quả bóng trên cửa sổ tiến trình
- Click vào diễn viên trên cửa sổ sân khấu và kéo kê về phía bên trái sân khấu.


18

Rê chuột đến vị trí

- Trên cửa sổ tiến trình ta click chọn frame cuối (frame 28).
- Trên cửa sổ sân khấu ta click vào diễn viên và kéo rê chuột về phía bên phải sân
khấu tại vị trí mong muốn. Đồng thời sẽ xuất hiện đường đặt tính của diễn viên. Trên
đường này thể hiện 28 nốt đó là các vị trí tâm của diễn viên, nó tương ứng với 28 frame

trên cửa sổ tiến trình. Như vậy, khi đầu đọc di chuyển từ frame thứ 1 đến frame thứ 28 thì
diễn viên sẽ xuất hiện tại các vị trí mà có tâm trùng với vị trí các nốt này.

Nốt thứ i, tương ứng với
frame thứ i

Vị trí frame 28 được chọn

Biểu tượng trình chiếu


19

Bước 4: Click vào biểu tượng trình chiếu xem thử sự di chuyển của diễn viên

- Hoặc chúng ta có thể kéo rê đầu đọc từ frame 1 đến frame 28 để xem sự di chuyển
của diễn viên.
- Sau khi chúng ta cho trình chiếu thử và thấy rằng tốc độ diễn viên di chuyển quá
nhanh. Ta vào cửa sổ tiến trình để hiểu chỉnh thời gian di chuyển của đầu đọc cho phù
hợp. Để thực hiện điều này ta nhìn vào các bước sau:

Bước 3: Tăng hoặc
giảm thời gian di
chuyển đầu đọc trong 1
giây

Bước 1: Click vào đây để
cửa sổ tiến trình mở thêm
các kênh hiệu ứng
Bước 2: Double Click

Xuất hiện hộp thoại Tempo
như trên

- Thử trình chiếu lại với thời gian đã hiệu chỉnh, nếu chưa đạt thì hiệu chỉnh lại cho
đến khi phù hợp.


20

2.3.3: Qui trình sản xuất ethanol tinh khiết.

2.3.3.1: Men giống
Men từ phòng thí nghiệm cung cấp phải thuần chủng, khỏe mạnh, không lẫn các
tạp khuẩn khác.
2.3.3.2: Quá trình nhân giống
Dịch ở quá trình nhân giống là rỉ đường được pha loãng, lọc các tạp chất và được
thanh trùng cẩn thận, để men phát triển tốt, quá trình nhân giống oxy được cung cấp một


21

cách thường xuyên, ngoài ra còn bổ sung một số dưỡng chất cần thiết để sự phát triển của
men được tốt hơn.
2.3.3.3: Quá trình ủ men
Khi men đã phát triển đến một mật độ cần thiết, từ bồn nhân giống dịch men được
chuyển sang các bồn ủ men để thực hiện quá trình lên men chính.
Kích cỡ, thể tích, số lượng bồn lên men hoàn toàn phụ thuộc vào công suất thiết bị
sản xuất ethanol. Ở đây, đường được pha loãng có nồng độ khoảng 10 độ đường (10bé),
quá trình ủ men là quá trình yếm khí, thời gian này men giống ngừng sinh sản, chủ yếu
tham gia vào việc sản sinh ethanol đồng thời thải một lượng CO2 nhất định (CO2 được

chuyển đến một hệ thống thu hồi riêng).
Sau một thời gian lượng đường trong bồn được men tiêu thụ hoàn toàn. Cuối cùng
các thành phần trong bồn lúc này gồm có : ethanol, xác men, cặn bã của đường, một số
tạp chất khác… .Người ta gọi hỗn hợp này là dấm chín, sẵn sàng được chuyển sang hệ
thống chưng cất.
2.3.3.4: Quá trình chưng cất
Chưng cất là quá trình tách hỗn hợp nhiều cấu tử thành các cấu tử riêng biệt bằng
cách dựa vào nhiệt độ bay hơi khác nhau (nhiệt độ sôi) của chúng, bằng cách thực hiện
nhiều lần các quá trình bay hơi và ngưng tụ để đạt được một cấu tử thuần chất.
Để có được một sản phẩm tinh khiết (ethanol tinh khiết) quá trình chưng cất phải
trải qua nhiều giai đoạn, thực hiện trên các hệ tháp từ thô chế, trung gian và cuối cùng là
tinh chế.
Ở mỗi tháp có rất nhiều đĩa, được sắp xếp từ đáy cho đến đỉnh. Trên mỗi đĩa xảy
ra quá trình chuyển khối giữa pha lỏng và pha hơi, một phần cấu tử dễ bay hơi chuyển từ
lỏng sang hơi, các cấu tử khó bay hơi sẽ chuyển biến ngược lại, quá trình lặp lại nhiều lần
bốc hơi và ngưng tụ để cuối cùng ta nhận được sản phẩm có nồng độ ethanol cao nhất.


×